Nguyễn Hữu Quý
Chừng nào chưa có một bản Hiến pháp, theo đó, đặt lợi ích dân tộc là tối thượng, thì mọi cải cách, đổi mới... chỉ là vòng luẩn quẩn, vô nghiã
Mấy hôm trước, tôi đã lạm bàn đến Những cái “nhất” của người Việt, hôm nay xin lạm bàn thêm về Hai sai lầm chính của người Việt (hay là Những cái "ngu" của người Việt).
Nói về “những thói xấu của người Việt” thì đã có rất nhiều nhà nghiên cứu văn hóa đề cập đến; thậm chí có những trang mạng còn đặt thành chuyên mục “người Việt xấu xí”, tất cả không nhằm ngoài mục đích để mỗi người trong chúng ta tự rút ra bài học cho mình, tiến tới xây dựng một cộng đồng và hơn hết là từng bước xây dựng lại một văn hóa Việt, hay sâu xa hơn nữa là một minh triết Việt.
Sở dĩ nói rằng, đây là "Hai sai lầm chính" vì theo tôi, nó vượt lên thói xấu thông thường trong mỗi cá nhân; nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của cả dân tộc Việt Nam.
Hai sai lầm chính, đó là:
1. Không chịu rút ra bài học thất bại và cay đắng từ quá khứ.
Lịch sử Việt Nam không thiếu những thời cơ bị bỏ lỡ trong quá khứ, chính vì thế mà phải trải qua các cuộc chiến tranh làm hy sinh hàng triệu người, kinh tế nghèo nàn, lạc hậu… là cơ sở để ngoại bang thèm muốn, thôn tính. Bài học hôm nay, khi China muốn độc chiếm Biển Đông là một ví dụ.
Bài học phụ thuộc vào China để đi đến sai lầm trong cải cách ruộng đất vẫn chưa chịu rút ra, để hôm nay còn lún sâu hơn trong vòng tay cương tỏ của họ; như vậy, rồi đây hậu quả sẽ lớn hơn những sai lầm trong cải cách ruộng đất trước đây. Và chắc chắn oan khuất sẽ được chất đầy.
Chính vì thế, trong bài viết “Tâm sự của bác Đoàn Phú Hòa”, TS Đoàn Phú Hòa có nói đến một đoạn như sau:
Tổ tiên chúng ta chỉ phải lo đánh giặc Phương Bắc chứ chưa bao giờ phải lo đến giặc bên trong, kể cả Hán lẫn Việt và cũng chưa bao giờ các Cụ bị lệ thuộc kinh tế, văn hóa. Ngẫm nghĩ mãi mà mình không thấy có gì có thể gọi là "thiên thời, địa lợi" cho dân tộc mình ngoài lòng yêu nước của nhân dân. Lãnh đạo không tin dân thì làm sao dân có thể tin vào lãnh đạo được. Khi mà đảng (bất kỳ đảng nào) đưa quyền lợi của đảng trên quyền lợi của dân tộc thì làm sao có thể có đường lối đúng đắn cho đất nước?
2. Biết sai mà không sửa.
Tất cả những gì đang hiện hữu trên đất nước ta hôm nay đó chính là hậu quả của những sai lầm từ quá khứ, và rất tiếc hiện tại đang trượt dài trên những sai lầm.
Biết sai mà không sửa có thể sẽ trở thành tội ác. Hôm nay chúng ta có thể bịt mắt, bịt tai… để làm ngơ, nhưng chắc chắn chỉ một thời gian ngắn nữa thôi, một vài thế hệ tiếp theo sẽ đánh giá khách quan đối với những sai lầm của ngày hôm nay.
Có thể mai này, không xa nữa, con cháu chúng ta sẽ phải đặt ra câu hỏi, rằng “tại sao cha anh mình biết sai lầm như thế mà không tìm cho dân tộc một hướng đi khác, một cách giải quyết khác?”.
Tôi đã đọc được ở đâu đó rằng, các nhà “Việt Nam học” của thế giới, khi được hỏi về những điều đáng tiếc đối dân tộc Việt Nam, thì họ rút ra 3 nội dung chính sau:
- Sự kiện cướp ngôi của Hồ Quý Ly khi ở giai đoạn cuối thối nát của triều Trần, và đặc biệt là những cải cách của cha con Hồ Quý Ly đã không được nhân dân ủng hộ; và vì thế, triều nhà Hồ chỉ tồn tại được tám năm ngắn ngủi, từ 1400-1408, và sau đó cả triều đình bị nhà Minh bắt và đưa sang phương Bắc.
- Cái chết của vua Quang Trung – Nguyễn Huệ quá đột ngột, làm cho những dự tính lớn lao của một bậc thiên tài và tương lai Đại Việt thời bấy giờ cũng đi theo cái chết của ông.
Triều Nguyễn sau này, tuy có công thống nhất đất nước và mở cõi về phương Nam như ngày nay…; nhưng nếu như Quang Trung đòi về Lưỡng Quảng, và như thế China ngày nay lấy đâu ra mặt biển phía Nam để có cơ hội vẽ nên lưỡi bò phi pháp? Ấy là chưa nói đến ông sẽ tràn qua Cao Miên, ngược lên Xiêm La (Thái Lan) để “hỏi tội” vì đã giúp Nguyễn Ánh, mà trận Rạch Gầm-Xoài Mút vẫn vang vọng mãi trong lịch sử Đại Việt.
- Những bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ (1828-1871) bị đám gian thần và triều đình nhà Nguyễn bỏ ngoài tai; để đất nước lỡ dịp canh tân chìm sâu trong sự đô hộ của thực dân Pháp và tạo cơ hội cho người Mỹ sau này vào Việt Nam bằng... súng đạn.
Nhắc đến Nguyễn Trường Tộ, ta lại nhớ đến các bản Kiến nghị mà một số nhân sỹ, trí thức gửi đến lãnh đạo và Quốc hội, đang rất nóng hổi của ngày hôm nay. Liệu bài học này có được rút ra?
Nếu như hôm nay, người Việt Nam có thể không trách cha ông mình nhiều, do yếu tố lịch sử, thời đại ngày ấy; nhưng liệu rằng, con cháu chúng ta, những người viết sử sau này có “thông cảm” với thế hệ hôm nay khi mà bối cảnh lịch sử hoàn toàn thuận lợi?
Được biết, tới đây Quốc Hội sẽ thành lập Ủy ban sửa Hiến Pháp, mong rằng không có những hội thảo, hội nghị được tổ chức vô bổ, chỉ để mất thời gian, tốn kém… Muốn vậy, mong rằng các GS-TS liên quan đến sự kiện trọng đại này, mang danh là những trí thức… hãy nói lên tiếng nói của những con người, mà không phải là đám cừu, ngựa quen bị dẫn dắt… để có cơ hội sửa chữa sai lầm.
Năm 2010 tôi có đọc một bài báo về “Xây dựng tiêu chí, phương pháp tổng kết Hiến Pháp 1992”, thú thực, mới đọc cái tựa đề bài viết tôi đã thấy nó tối om, vô bổ và phi khoa học rồi. Không có lẽ trình độ của các nhà lập pháp chỉ đến như vậy? nó khó đến mức phải cần đến cả một Hội thảo chỉ để “xây dựng tiêu chí”, rồi đến “phương pháp tổng kết”...
Hay là ở Việt Nam ta vì quá nhiều GS-TS cho nên nó thế? Chắc là vậy.
Trở lại với nội dung chính của bài này, thiết nghĩ chỉ cần nêu 2 sai lầm nổi bật như trên, mà tôi cho là nó quyết định đến tiền đồ của cả dân tộc. Còn đối với những thói xấu khác thì chỉ ở góc độ cộng đồng nhỏ, hoặc chỉ là thói quen (dẫu đã ăn sâu vào tiềm thức và đã tạo thành văn hóa của người Việt).
Mong sao, việc sửa đổi Hiến Pháp lần này để không lặp lại điều mà trước khi vĩnh biệt cõi đời này, cụ Nguyễn Trường Tộ đã phải nuối tiếc mà than rằng:
"Một lỡ bước đi, muôn thuở hận
Ngoảnh đầu nhìn lại đã trăm năm".
15.7.2011
15.7.2011
------------------
*****
Bài nầy không có một chữ "Trung quốc", chỉ Chi-na.
Trả lờiXóaCám ơn tác giả. Nếu mọi người Việt nam cùng làm như thế thì thật tuyệt vời.
Ta thử so sánh ba trường hơp sau đây:
Trả lờiXóa- Tần Thủy Hoàng đốt các loại sách đã có từ trước đến lúc bấy giơ.
- Lê nin đuổi hơn 200 tri thức ra nươc ngoài mà người dân nói là đó là những viên kim cương mà nước Nga phải trải qua hàng nghìn năm mới có được.
- Ở VN ngày nay bỏ ngoài tai tất cả những ý kiến của các nha trí thưc thứ thiệt chỉ nghe theo những trí thức bằng giả.
Ba thứ ây thứ nào dã man hơn.Xin đừng đổ cho VN ta không có nhân tài và dân trí thấp.
Đối với một nhóm người đây là cái "khôn" đấy bác ợ !
Trả lờiXóaCác bọ ơi hãy yên tâm. Giúp việc cho lãnh đạo của chúng ta hiện nay không có những vị chuyên gia, chuyên viên, chuyên ngành ... đâu. Toàn giáo sư ( Phó GS ). Tiến sỹ khoa học ( Tiến sỹ ) cả.
Trả lờiXóaBác cứ yên tâm đi: .... lúc nào nào tôi đi viện "42" tôi sẽ sửa
Trả lờiXóaĐCS đến giờ đã gần như trở thành "dụng cụ" (tool) cho vài nghìn anh ở VN chăn dắt dân Việt.
Trả lờiXóacái tool này vẫn mang lại mỗi năm vài tỷ USD, thế nên đòi hỏi cái tool này thay đổi là hơi khó.
Ái dà! Các bạn cứ ngậu xị lên! Thời điểm này là thời điểm quá độ lên CNXH nên còn nhiều thứ lộn xộn lắm! Vì vậy phải vừa làm vừa sửa chứ! E hèm! KHỔ!
Trả lờiXóa"Lãnh đạo không tin dân thì làm sao dân có thể tin vào lãnh đạo được. Khi mà đảng (bất kỳ đảng nào) đưa quyền lợi của đảng trên quyền lợi của dân tộc thì làm sao có thể có đường lối đúng đắn cho đất nước?"
Trả lờiXóaKhi tổ quốc lâm nguy, đảng cũng như một só vương triều trước thà giữ chế độ của mình, sẵn sàng bán rẻ giang sơn, bán nước cầu vinh. Đó chưa hẳn là "ngu", chỉ những kẻ trung với đảng kiểu này mới thực là "ngu trung".
Thảo dân
Anh Quý nói vậy là không đúng, người việt không có hai cái ngu như anh nói đâu. Chỉ có 3 triệu đảng viên đảng cộng sản mới có 2 cái ngu đó
Trả lờiXóacung may la ko den 3 trieu dv cs co cai ngu do ma chi vao khoang 1 trieu dv cs co quyen luc co 2 cai ngu do thoi con chung toi mac bay yeu nuoc ma hoa thanh cs thi khac day ,cam phan lam nhung chua lam gi duoc cho to quoc nen thuc bung chung toi rat dau don
Trả lờiXóa(Cố) Góp Vui
Trả lờiXóaThưa Trang chủ và quý vị,
Tôi rất ngán chữ “ngu” mà tiêu đề lại ghi “những cái ngu” thì thấy ... oải quá, nên đã (lỡ) bỏ qua!
Đọc TTX Ba Sàm thấy có trích câu của Cụ Nguyễn Trường Tộ và có nguồn dẫn trở lại đây thì quay về đọc và ... hối hận.
Vậy xin góp mấy ý; Vì cũng đã là ... “ngày mai” rồi, bác Quý ạ! :-).
*
Câu:
“Nhất thất túc, thành thiên cổ hận,
Tái hồi đầu, thị bách niên cơ.”
[Tàu không biết chấm phẩy, hết đoạn thì cho cái khuyên tròn; Nên “phẩy” vào cho nhấn mạch.]
Tôi muốn diễn thế này:
Một bước sa cơ, ngàn kiếp hận,
Ngoảnh đầu ngó lại: Nghiệp tiêu vong.
“Bách niên” là “trăm năm”, là một đời người (Kiều: Trăm năm trong cõi người ta, ...). Qua một “trăm năm” là hết một đời người, là chết (chắc có GHẾ bằng vàng cũng không mang theo được!); cho nên muốn viết là “nghiệp (cơ) tiêu vong”.
*
Chuyện “Trung Quốc” hay “China” cũng xin góp vui:
“Trung Quốc” tất nhiên là do người nước này tự đặt cho mình, cho nó (được tự) ... suớng; còn “China” là do người Âu (ngoại nhân) gọi nước này theo triều đại đầu tiên của các hắn là “Tần (thủy hoàng)”. “Tần” được phiên viết thành “Chin” nên Tây gọi nước và người ở đây là “nước Tần, China”, “người nước Tần, Chinese”.
Riêng ta, các cụ xưa gọi là “Tàu”. Có nhiều thuyết cãi nhau; Tôi thì đồ rằng có liên quan với “Tần” (theo âm đọc), nhưng cũng bị cãi thật lực nên ... kệ xác nó. Tôi đã đọc và ngay đây xem lại cuốn “Việt Nam sử lược” của cụ Trần Trọng Kim thì thấy trong toàn bộ sách, cụ Trần dùng toàn chữ “Tàu”; Còn “khựa” thì thật cũng không biết đuôi đầu nó thế nào nên “cứ để đấy xem sao”!
*
Việc “ngu”, kể cũng quan trọng. Nhưng chính khi ta bàn về “ngu” đây, tức là đã thấy cái hại của nó và cùng nhau tìm cách làm sao cho nó đừng “ngơ ngơ” không coi ai, không coi lý lẽ phải trái ra gì, là được; là phấn khởi được rồi.
Có câu:
Khôn cũng chết, dại cũng chết;
Biết (là có cái “ngu” để sửa đi) thì sống.
Nếu đúng thế thì yên tâm xin phép đi nghỉ thôi, bác Quý ạ.
Thân mến.
Em chào bác Văn Đức.
Trả lờiXóaLúc đầu em để chữ "Ngu" đăng bài lên rồi thì khoảng hơn một tiếng sau em đi ngủ (ngủ sáng); vừa nằm xuống em không yên tâm, vì có vẻ hơi 'nặng', em lại ra mở máy và sửa lại thành "Hai sai lầm của người Việt"; sau khi sửa xong, em ghé sang Ba Sàm, ôi thôi, Ba Sàm đã điểm bài với tên như cũ, để thống nhất với bác Ba Sàm đã điểm, em lại quay lại Blog để sửa lại; cho nên đoạn đầu bài bị lủng củng ở ngay dòng đầu là vì vậy.
Em rất lấy làm thú vị với đoạn bác vừa Còm trên đây, để cho những ai chưa hiểu về chữ Chin (China), còn chữ "Khựa" theo em thì:
Em không biết một chữ Trung nào, nhưng nghe lõm bõm khi người đọc tiếng Trung phát ngôn Trung Quốc thành "Tung khủa", phải chăng chữ "khựa" là từ đây mà ra, em chắc chắn là như thế.
Tóm lại: Qua ý kiến của bác và của em, thì từ đây ta đã hiểu:
- Chin (china)
- Tàu (Tần mà ra)
- Khựa (từ chữ 'tung khủa' mà ra)
Kính!
Góp chơi, túm lại nghĩa phổ biến:
Trả lờiXóaTrung Quốc -Trung Hoa = Vùng đất ở giữa, tinh hoa vũ trụ.
China - Sino = Chỉ nước Tần.
Tàu - Tầu = Người Hoa đến Việt Nam bằng tàu thuyền.
Khựa = Tiếng lóng mới trên mạng từ Ttvnol, có nghĩa khắm + bẩn.
Hảo Hán = Người tốt.
Đại Hán = Háng rộng.
Mao chủ tịch: Mao chủ xị.
Nhân tiện úp sọt, bố cố với bà con:
Hôm nay coi lại cái bản tin "ngu ơi là ngu!" của TTXVN: Trung Quốc cử tàu ngư chính tuần tra Trường Sa.
Đã cắt bớt khúc ngu giữa, còn kiên định cái đầu đội nón và cái đuôi mèo.
http://www.vietnamplus.vn/Home/Trung-Quoc-cu-tau-ngu-chinh-tuan-tra-Truong-Sa/20117/96893.vnplus
Tôi dạo này thi thoảng hay nghĩ đến vấn đề thế này: Logic của người Việt nam là gì ? Người Việt nam ta căn cứ vào đâu để phân biệt đúng sai, xấu đẹp ? Căn cứ vào đâu để quyết định làm hay không làm ? (Có căn cứ vào đúng sai hay không ?)
Trả lờiXóaCó lẽ cũng như một ván cờ. Từng bước đi đều ảnh hưởng đến kết cục. Chưa nói đến vấn đề sử dụng thời gian của chúng ta nữa. Trong khi ta ngồi chờ mặc cả thì người ta đã đi trước hàng chục nước rồi.
Hiến pháp Hoa Kỳ máy trăm năm kể từ ngày lập quốc không thay đổi. Vậy hà cơ chi ta phải thay đổi nếu như hiến pháp năm 1946 đã là chuẩn rồi? Nếu bây giờ mà Quốc Hội duyệt chọn lại Hiến Pháp năm 1946 thì có khi cả thế giới sẽ ngưỡng mộ Quốc họi Việt Nam
Trả lờiXóa