Nguyễn Hữu Quý
Hy vọng Chủ tịch Trương Tấn Sang biết phải làm gì để đi vào lịch sử dân tộc như một ngôi sao sáng nhất kể từ ngày Đất nước thống nhất đến nay!
Là một người yêu nước chân chính, mặc dù vậy, ban đầu tôi không có ý định chú ý đến kỳ họp thứ nhất của QH lần này; bởi vì ngay từ mấy ngày đầu, sau khi đọc tin trên mạng thì được biết, QH sẽ dành 11 ngày cho công tác nhân sự, trong khi đó, QH chỉ dành ra có một giờ rưỡi để các ĐBQH nghe báo cáo về tình hình Biển Đông. Do đó, kỳ họp này tôi cũng xem như đây là một cuộc bầu bán, chia nhau chức quyền, theo kiểu “Đảng cử dân bầu” như mọi người Việt Nam đã biết; Vốn là như lâu nay, Đảng muốn ai ở vị trí nào mà chẳng được… chính vì thế mà ở nước ta, như đã thành lệ từ mấy chục năm nay, mới có chuyện chạy chức, mua quan…, có thể nói là “chạy đủ thứ”…
Ngay cả việc QH chỉ đề cử một ứng viên duy nhất cho các vị trí chủ chốt của QH, như là Chủ tịch QH, Chủ tịch nước, TT Chính phủ, rồi sau đó bỏ phiếu tín nhiệm, đây cũng đã là việc làm khác thường trong quy luật phổ biến về bầu cử để chọn người tài xứng đáng với vị trí được giao như thế giới văn minh họ vẫn làm như vậy.
Chúng ta đều biết, trong “Phép biện chứng duy vật” có một cặp phạm trù, đó là: CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG, trong đó, nói về sự phụ thuộc lẫn nhau thì CÁI CHUNG lại nằm trong CÁI RIÊNG.
Tôi viết đôi điều cảm nhận về bài phát biểu của tân Chủ tịch Trương Tấn Sang cũng xuất phát từ suy nghĩ này. Trong trường hợp này, có nghĩa là, cái chung của Đất nước lại nằm (và phụ thuộc) vào cái riêng của mỗi con người trong chúng ta; và đó là điều tôi hy vọng ở vị Chủ tịch mới của Đất nước.
Còn nhớ, cách đây hơn hai tháng, trong một lần tiếp xúc với cử tri ở TP HCM với tư cách là ứng cử viên ĐBQH, ông Trương Tấn Sang có phát biểu, đại ý: 'Một con sâu đã nguy hiểm huống gì một bầy', phải nói rằng, hôm đó ông phát biểu rất chân thành, và những ngày sau đó qua báo chí mọi người đều biết, nhân dân đánh giá rất cao tấm lòng của ông, và đặt nhiều kỳ vọng vào ông.
Và ngay từ hôm đó, bản thân tôi rất thiện cảm với ông, với hy vọng nếu ông giữ một trong các trọng trách cao nhất của Đất nước (tất nhiên là sau chức TBT vì đã có ông Nguyễn Phú Trọng), thì chắc chắn rằng, ông sẽ làm được một điều gì đó, thậm chí sẽ là rất vĩ đại, có thể thay đổi hẳn bước ngoặt lịch sử dân tộc.
Chính vì thế, tôi bỏ qua tất cả các đánh giá khác về ông; bởi tôi biết rằng, tất cả các vị lãnh đạo nói chung ở Việt Nam hiện nay và mọi người được gọi là “có chức, có quyền”, không ai có thể “mười phân vẹn mười” được; bởi cái cơ chế độc đảng lãnh đạo trong gần một thế kỷ, thì tự nó ắt sẽ sinh ra độc quyền, độc đoán, chuyên quyền.
Trong cái mà ta hay gọi là “cơ chế” ấy, con người ta dù có tốt đến đâu thì trước sau cũng bị cám dỗ bởi quyền lực và tiền tài… vì như một câu ngạn ngữ trong tiếng Nga đã nói: “Con người vẫn là con người” (hơn 30 năm trước, các trường đại học đều học tiếng Nga nên tôi nhớ được câu này).
Vì vậy, chỉ có là bậc thánh minh thì may ra mới giữ mình được trong cái cơ chế ấy. Chẳng nói đâu xa, bao nhiêu người đã từng chịu tù đày, hiên ngang bất khuất một thời trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhưng cuối cùng đã không giữ được mình khi được đặt lâu trong quyền lực, tiền tài… vì không có ai kiểm soát, hoặc do cơ chế tự nó đã làm vô hiệu hóa sự kiểm soát.
Như lịch sử của nhân loại cũng cho thấy, tất cả các triều đại phong kiến xưa kia, cũng vì do độc quyền, độc đoán, chuyên quyền rồi dần dần dẫn đến xa dân và cuối cùng là sụp đổ. Đó cũng là quy luật do bản thân chế độ độc quyền, độc tài sinh ra.
Hiện nay, trong lúc lòng dân không yên, thì bài phát biểu của ông Trương Tấn Sang, ngay sau khi ông được các ĐBQH bầu làm Chủ tịch nước, bản thân tôi thấy có rất nhiều hy vọng mới, mà với cương vị của ông được lịch sử giao phó, tôi tin rằng ông có thể làm được, và đặc biệt kỳ vọng, ông sẽ đi vào lịch sử dân tộc như là một ngôi sao sáng nhất kể từ ngày thống nhất đất nước đến nay.
Nói như vậy là bởi vì, thời điểm lịch sử hiện tại, với tất cả các yếu tố bên trong và bên ngoài (tình hình đất nước, yếu tố thời đại, và đặc biệt là sự hung hăng của Trung cộng… làm cho lòng người Việt Nam đoàn kết và thể hiện tinh thần yêu nước hơn bao giờ hết…) cho phép tạo nên anh hùng; miễn là người đó có đủ tố chất và nắm bắt được thời cơ trăm năm có một đang diễn ra.
Tôi đánh giá rất cao bản thân ông, vì trong bài phát biểu được cho là quan trọng, ông Trương Tấn Sang đã đề cập đến hầu như tất cả vấn đề cốt tử của Đất nước.
Không tiện nhắc lại tất cả những nội dung mà vị tân Chủ tịch nước đã nêu ra trong bài viết quan trọng này; bởi vì, nội dung nào cũng cấp thiết, bức bách… tựa như người bệnh Việt Nam đang mang trong mình bách bệnh, mà bệnh nào cũng đã trở thành khối ung thư, có thể làm cho người bệnh bị bại liệt rồi từ đó đi đến tử vong.
Nhưng nếu phải tìm ra một căn bệnh được cho là “nguyên nhân của mọi nguyên nhân”, thì theo tôi, không khó để đoán ra đó là căn bệnh: HIẾN PHÁP!
Rất may, trong bài phát biểu của Chủ tịch nước có nội dung về “sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992”.
Hôm qua 25/7, trong một bài viết được đăng trên báo Đất Việt có tựa đề “Sửa Hiến pháp theo quy trình đặc biệt”, đọc bài báo này tôi không khỏi buồn lòng cho giới khoa bảng nước nhà.
Theo ông TS Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, “nếu muốn tổng kết kỹ để đi đến sửa đổi cơ bản thì phải có thời gian, phải mất vài năm”; than ôi, có gì mà phức tạp đến thế!
Lần giở lại quá khứ 66 năm trở về trước, ta biết rằng (theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia):
Ban dự thảo Hiến pháp (Tiểu ban Hiến pháp) được Quốc hội bầu ra ngày 2 tháng 3 năm 1946 gồm có 11 thành viên;
Bản hiến pháp được Quốc hội thông qua vào ngày 9 tháng 11 năm 1946, tại kỳ họp thứ 2, với 240 phiếu tán thành trên tổng số 242 phiếu.
Như vậy, chỉ sau 10 tháng, trong một hoàn cảnh hết sức ngặt nghèo của Đất nước ngày đó; với 11 vị và không thấy có ai được giới thiệu là GS-TS cả, các vị đáng kính của dân tộc Việt Nam đã lập nên một bản Hiến pháp, theo đó được TS Nguyễn Sĩ Dũng đánh giá là: “bản hiến pháp dân chủ, tiến bộ không kém bất kỳ bản hiến pháp nào trên thế giới".
Vậy thì lý do nào mà lớp lang các vị GS-TS thời nay, kể ra có cả hàng vạn người, phải đến hai năm mới làm mỗi một việc được gọi là… tổng kết?!
Hy vọng, Chủ tịch Trương Tấn Sang, với quyền lực chính trị của mình, ông sẽ chọn đúng thời cơ lịch sử đã chín muồi để làm nên lịch sử bằng cách sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992, thậm chí thay đổi toàn bộ bằng một bản Hiến pháp mới như là bản Hiến pháp 1946.
Bởi vì, sau ông là cả dân tộc Việt Nam gồm gần 90 triệu người dân đồng tình ủng hộ, và không có bất kỳ một thế lực nào có thể ngăn chặn việc làm rất xứng đáng đó, nếu như ông muốn thực sự đặt lợi ích đất nước lên vai mình mà hôm nay lịch sử đã giao phó cho ông.
Vài điều còn “lăn tăn” trong bài phát biểu của ông, như là: “Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa…”, hy vọng rằng ông sẽ biết nhìn nhận lại vấn đề này, vốn đã gây rất nhiều tranh cãi, vì nó không phù hợp với quy luật phát triển như thực tiễn cuộc sống đã chứng minh. Học tập Trung cộng một cách mù quáng ắt sẽ thất bại thảm hại.
Hy vọng là như thế!
Vai trò của cá nhân trong lịch sử được THỜI, THẾ sinh ra được hiểu là như thế!
26.7.2011
Ngay cả việc QH chỉ đề cử một ứng viên duy nhất cho các vị trí chủ chốt của QH, như là Chủ tịch QH, Chủ tịch nước, TT Chính phủ, rồi sau đó bỏ phiếu tín nhiệm, đây cũng đã là việc làm khác thường trong quy luật phổ biến về bầu cử để chọn người tài xứng đáng với vị trí được giao như thế giới văn minh họ vẫn làm như vậy.
Chúng ta đều biết, trong “Phép biện chứng duy vật” có một cặp phạm trù, đó là: CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG, trong đó, nói về sự phụ thuộc lẫn nhau thì CÁI CHUNG lại nằm trong CÁI RIÊNG.
Tôi viết đôi điều cảm nhận về bài phát biểu của tân Chủ tịch Trương Tấn Sang cũng xuất phát từ suy nghĩ này. Trong trường hợp này, có nghĩa là, cái chung của Đất nước lại nằm (và phụ thuộc) vào cái riêng của mỗi con người trong chúng ta; và đó là điều tôi hy vọng ở vị Chủ tịch mới của Đất nước.
Còn nhớ, cách đây hơn hai tháng, trong một lần tiếp xúc với cử tri ở TP HCM với tư cách là ứng cử viên ĐBQH, ông Trương Tấn Sang có phát biểu, đại ý: 'Một con sâu đã nguy hiểm huống gì một bầy', phải nói rằng, hôm đó ông phát biểu rất chân thành, và những ngày sau đó qua báo chí mọi người đều biết, nhân dân đánh giá rất cao tấm lòng của ông, và đặt nhiều kỳ vọng vào ông.
Và ngay từ hôm đó, bản thân tôi rất thiện cảm với ông, với hy vọng nếu ông giữ một trong các trọng trách cao nhất của Đất nước (tất nhiên là sau chức TBT vì đã có ông Nguyễn Phú Trọng), thì chắc chắn rằng, ông sẽ làm được một điều gì đó, thậm chí sẽ là rất vĩ đại, có thể thay đổi hẳn bước ngoặt lịch sử dân tộc.
Chính vì thế, tôi bỏ qua tất cả các đánh giá khác về ông; bởi tôi biết rằng, tất cả các vị lãnh đạo nói chung ở Việt Nam hiện nay và mọi người được gọi là “có chức, có quyền”, không ai có thể “mười phân vẹn mười” được; bởi cái cơ chế độc đảng lãnh đạo trong gần một thế kỷ, thì tự nó ắt sẽ sinh ra độc quyền, độc đoán, chuyên quyền.
Trong cái mà ta hay gọi là “cơ chế” ấy, con người ta dù có tốt đến đâu thì trước sau cũng bị cám dỗ bởi quyền lực và tiền tài… vì như một câu ngạn ngữ trong tiếng Nga đã nói: “Con người vẫn là con người” (hơn 30 năm trước, các trường đại học đều học tiếng Nga nên tôi nhớ được câu này).
Vì vậy, chỉ có là bậc thánh minh thì may ra mới giữ mình được trong cái cơ chế ấy. Chẳng nói đâu xa, bao nhiêu người đã từng chịu tù đày, hiên ngang bất khuất một thời trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhưng cuối cùng đã không giữ được mình khi được đặt lâu trong quyền lực, tiền tài… vì không có ai kiểm soát, hoặc do cơ chế tự nó đã làm vô hiệu hóa sự kiểm soát.
Như lịch sử của nhân loại cũng cho thấy, tất cả các triều đại phong kiến xưa kia, cũng vì do độc quyền, độc đoán, chuyên quyền rồi dần dần dẫn đến xa dân và cuối cùng là sụp đổ. Đó cũng là quy luật do bản thân chế độ độc quyền, độc tài sinh ra.
Hiện nay, trong lúc lòng dân không yên, thì bài phát biểu của ông Trương Tấn Sang, ngay sau khi ông được các ĐBQH bầu làm Chủ tịch nước, bản thân tôi thấy có rất nhiều hy vọng mới, mà với cương vị của ông được lịch sử giao phó, tôi tin rằng ông có thể làm được, và đặc biệt kỳ vọng, ông sẽ đi vào lịch sử dân tộc như là một ngôi sao sáng nhất kể từ ngày thống nhất đất nước đến nay.
Nói như vậy là bởi vì, thời điểm lịch sử hiện tại, với tất cả các yếu tố bên trong và bên ngoài (tình hình đất nước, yếu tố thời đại, và đặc biệt là sự hung hăng của Trung cộng… làm cho lòng người Việt Nam đoàn kết và thể hiện tinh thần yêu nước hơn bao giờ hết…) cho phép tạo nên anh hùng; miễn là người đó có đủ tố chất và nắm bắt được thời cơ trăm năm có một đang diễn ra.
Tôi đánh giá rất cao bản thân ông, vì trong bài phát biểu được cho là quan trọng, ông Trương Tấn Sang đã đề cập đến hầu như tất cả vấn đề cốt tử của Đất nước.
Không tiện nhắc lại tất cả những nội dung mà vị tân Chủ tịch nước đã nêu ra trong bài viết quan trọng này; bởi vì, nội dung nào cũng cấp thiết, bức bách… tựa như người bệnh Việt Nam đang mang trong mình bách bệnh, mà bệnh nào cũng đã trở thành khối ung thư, có thể làm cho người bệnh bị bại liệt rồi từ đó đi đến tử vong.
Nhưng nếu phải tìm ra một căn bệnh được cho là “nguyên nhân của mọi nguyên nhân”, thì theo tôi, không khó để đoán ra đó là căn bệnh: HIẾN PHÁP!
Rất may, trong bài phát biểu của Chủ tịch nước có nội dung về “sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992”.
Hôm qua 25/7, trong một bài viết được đăng trên báo Đất Việt có tựa đề “Sửa Hiến pháp theo quy trình đặc biệt”, đọc bài báo này tôi không khỏi buồn lòng cho giới khoa bảng nước nhà.
Theo ông TS Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, “nếu muốn tổng kết kỹ để đi đến sửa đổi cơ bản thì phải có thời gian, phải mất vài năm”; than ôi, có gì mà phức tạp đến thế!
Lần giở lại quá khứ 66 năm trở về trước, ta biết rằng (theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia):
Ban dự thảo Hiến pháp (Tiểu ban Hiến pháp) được Quốc hội bầu ra ngày 2 tháng 3 năm 1946 gồm có 11 thành viên;
Bản hiến pháp được Quốc hội thông qua vào ngày 9 tháng 11 năm 1946, tại kỳ họp thứ 2, với 240 phiếu tán thành trên tổng số 242 phiếu.
Như vậy, chỉ sau 10 tháng, trong một hoàn cảnh hết sức ngặt nghèo của Đất nước ngày đó; với 11 vị và không thấy có ai được giới thiệu là GS-TS cả, các vị đáng kính của dân tộc Việt Nam đã lập nên một bản Hiến pháp, theo đó được TS Nguyễn Sĩ Dũng đánh giá là: “bản hiến pháp dân chủ, tiến bộ không kém bất kỳ bản hiến pháp nào trên thế giới".
Vậy thì lý do nào mà lớp lang các vị GS-TS thời nay, kể ra có cả hàng vạn người, phải đến hai năm mới làm mỗi một việc được gọi là… tổng kết?!
Hy vọng, Chủ tịch Trương Tấn Sang, với quyền lực chính trị của mình, ông sẽ chọn đúng thời cơ lịch sử đã chín muồi để làm nên lịch sử bằng cách sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992, thậm chí thay đổi toàn bộ bằng một bản Hiến pháp mới như là bản Hiến pháp 1946.
Bởi vì, sau ông là cả dân tộc Việt Nam gồm gần 90 triệu người dân đồng tình ủng hộ, và không có bất kỳ một thế lực nào có thể ngăn chặn việc làm rất xứng đáng đó, nếu như ông muốn thực sự đặt lợi ích đất nước lên vai mình mà hôm nay lịch sử đã giao phó cho ông.
Vài điều còn “lăn tăn” trong bài phát biểu của ông, như là: “Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa…”, hy vọng rằng ông sẽ biết nhìn nhận lại vấn đề này, vốn đã gây rất nhiều tranh cãi, vì nó không phù hợp với quy luật phát triển như thực tiễn cuộc sống đã chứng minh. Học tập Trung cộng một cách mù quáng ắt sẽ thất bại thảm hại.
Hy vọng là như thế!
Vai trò của cá nhân trong lịch sử được THỜI, THẾ sinh ra được hiểu là như thế!
26.7.2011
Đã thức dậy rồi, hồn thiêng sông núi!
Nguyễn Hữu Quý
Hồn thiêng sông núi dậy rồi!
Mau mau thay đổi mới hồi được yên
Thế thời, thời thế tạo nên
Việt Nam một cõi vững bền từ đây!
Đông Tây Nam Bắc chung tay
“Lưỡi bò” cắt đứt China ngỡ ngàng
Việt Nam ơi, hãy sẵn sàng!
Hồn thiêng sông núi ngân vang đất trời.
26.7.2011
------------------
*****
Tôi đồng cảm với nhận định của bác Quí.Tôi cũng đặt hy vọng rất lớn vào Tân CT Sang.Tôi cũng có may mắn được có một ít thời gian làm việc trực tiếp với ông từ lúc còn ở TP HCM.Theo nhận xét của tôi Ông thuộc mẫu người khẳng khái và quyết đoán.Bài phát biểu nhậm chức của ông rất rõ ràng và chừng mực,thể hiện rõ sự cân nhắc rất kỹ khác xa cái bốc đồng dễ dải trong tính cách của người CT tiền nhiệm.
Trả lờiXóaVấn đề cốt lõi là Ông có sẳn sàng và đủ dũng khí đứng hẳn về phía 90 triệu dân mà cải tổ toàn cục các bất cập trong chính sách hiện tại hay không.
Tôi tin rằng hiện ông Sang đang có một sự hậu thuẩn rất lớn của lịch sử và thời đại giúp ông hoàn thành trách nhiệm lớn lao hiện nay.
Hy vọng hão huyền khi chế độ cộng sản độc tài đảng trị vẫn còn đè đầu cưỡi cổ nhân dân Việt nam.
Trả lờiXóaChừng nào hợp nhất 2 chức danh Tổng Bí Thư và Chủ Tịch nước thì điều kỳ diệu mới có thể xảy ra.
Trả lờiXóaHãy đợi đấy!
Trả lờiXóaTa hãy đợi, bởi thời cơ và vận nước đã đến; hồn thiêng sông núi đã thức dậy rồi.
Trả lờiXóaBổ sung vào bài phân tích của chú Quý là tân chủ tịch nước có nêu một quan điểm mới mẻ là chấp nhận các điểm khác nhau nhưng không trái với lợi ích chung của dân tộc, ngoài các vấn đề về quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, chống tham nhũng... Điều này chứng tỏ ông Trương Tấn Sang có tư duy đổi mới và sẵn sàng đổi mới vì lợi ích chung của dân tộc. Chúc ngài chủ tịch thành công.
Trả lờiXóaNgoài ông Sang còn 13 ô/bà nữa ở trong cái ngai vàng tập thể là BCT thì làm thế nào để có số phiếu "thiểu số phải phục tùng đa số" cũng là vấn đề nan giải, một khi có kỳ vọng ở ô Sang như là một Gorbachov!
Trả lờiXóa"
Trả lờiXóaGóp gió thành bão thổi bay Tàu khựa ra khỏi Biển Đông!"
Hình như vua Quang Trung nói thế!
"...Như vậy, chỉ sau 10 tháng, trong một hoàn cảnh hết sức ngặt nghèo của Đất nước ngày đó; với 11 vị và không thấy có ai được giới thiệu là GS-TS cả, các vị đáng kính của dân tộc Việt Nam đã lập nên một bản Hiến pháp, theo đó được TS Nguyễn Sĩ Dũng đánh giá là: “bản hiến pháp dân chủ, tiến bộ không kém bất kỳ bản hiến pháp nào trên thế giới".
Trả lờiXóaVậy thì lý do nào mà lớp lang các vị GS-TS thời nay, kể ra có cả hàng vạn người, phải đến hai năm mới làm mỗi một việc được gọi là… tổng kết?! ...."
----------------
Hiện nay Vn rất nhiều GS-TS Rởm ( mua bằng, học gian lận...vv ), nhưng ho không biết xấu hổ.
Đã vậy thì dịp này bác Sang chơi tới bến luôn, khỏi sợ thằng cha nào cả, nếu ai trong Đảng mà cự lự với bác Sang thì bác nên công khia mọi chuyện luôn để dân biết.Dân ủng hộ mới quan trọng bác Sang à. Bác muốn đi vào lịch sử hay cũng chỉ tầm tầm cho hết thời gian rồi về nghỉ như mấy vị trước đây. Phải có cá tính bác Sang à.
Trả lờiXóaBoris Exin của Nga cũng nổi loạn vì thế Nga mới có được dân chủ như hiện nay
Trả lờiXóaTôi có cảm nhận rằng ở Việt Nam hiện nay người có quyền lực thực chất lớn nhất trong tay không phải là Tổng Bí Thư cũng không phải là Chủ Tịch Nước mà là Thủ Tướng.
Trả lờiXóaCũng như bác Quý, tôi rất ấn tượng với ông Sang, đặt nhiều hy vọng vào ông hơn bất cứ lãnh đạo nào hiện nay.
Trả lờiXóaTuy nhiên tôi cũng không dám tin rằng ông làm được những gi ông đã nói. Bởi vì, những người đang đi cùng ông trên con thuyền đâu phải cùng một chí hướng với ông. Tôi đang lo, ông đi tìm thuốc diệt sâu thì có kẻ khác lại cho sâu uống thuốc bổ.
Chẳng cần nói đến chuyện to tát. Ở Hà Nội, có chuyện thu tiền gửi xe cao hơn quy định. Cơ quan Đảng, chính quyền, cơ quan bảo về luật pháp, cơ quan chức năng...đều biết. Cả HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ biết có sự vi phạm đó và ai cũng kêu "nó vi phạm". Xét về bản chất hành vi, đó là sự chiếm đoạt tiền của người gửi xe công khai. Thế mà, HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ này đã bất lực, không trị được.
Vậy thì những vấn đề lớn hơn liệu có giải quyết được không nếu chỉ mỗi ông Sang muốn?
Thôi không tin thì ta hy vọng, cho đời nó vui, như ai đó nói!
"Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao". Chỉ khi nào Tổng Bí Thư, Chủ Tịch nước và Thủ Tướng đồng chí hướng thì mới có thể cùng nhau giải quyết những vướng mắc trong xã hội hiện nay để đưa Việt Nam phát triển theo đúng hướng và có kết quả như mong đợi của toàn dân được.
Trả lờiXóaTrước khi đặt thật nhiều hy vọng vào anh Tư Sang, mong các Bác nhớ lại nguyên tắc "tập trung dân chủ" dùm cho! Ông Tư Sang dù nói hay thế hay phát biểu thăng hoa hơn nữa thì cũng vậy thôi, nếu ông ta mà có một hành động nào đó "vượt lề" là bị tuýt còi ngay. Bằng chứng là trong quá khứ đã có nhiều đảng viên kỳ cựu của ĐCSVN bị tuýt còi khi dám có những quan điểm táo bạo trong điều hành đất nước như ông "bí thư tỉnh ủy" Kim Ngọc, tướng Trần Độ, ông Trần Xuân Bách...
Trả lờiXóaDo đó, tôi không mua một giấc mơ nữa, dù không mất tiền!
Bây giờ may mà còn có Ông Trương Tấn Sang mà còn hy vọng, nều không thì ...chỉ còn biết trong uất ức thôi và chờ đợi ... chứ niềm tin thi mất hết rồi!
Trả lờiXóaHy vọng Ông Sang sẽ làm thức tỉnh những người còn biết liêm sĩ trong chính quyền và loại bỏ những kẻ hủ bại bán nước ra khỏi giới lãnh đạo cho dân tộc nhờ!
Hãy đặt Giới Nhân sĩ trí thức ở trung tâm và xem đó là tinh hoa thật sự của đất nước! Để giới trẻ có điều kiện để noi gương!
Kính gửi Bác Quý!
Trả lờiXóaBài của Bác viết mộc mạc nhưng rất chân tình! Đó là lời khuyên và cũng là kỳ vọng của những Người Việt đang thổn thức với hôm nay! Nhưng với cá nhân tôi thì đấy là một điều cực kỳ khó khăn nếu như không nói đó là không tưởng! Chỉ có một cuộc cách mạng đân chủ thực sự thì đó mới là bến bờ hạnh phúc của Dân tộc VN!
Thân ái chào Bác!
Hoan hô tinh lạc quan cách mạng của bác Quý(chẳng biết có tếu hay không)nhưng không phải là những người hoài nghi cũng nên lưu ý còm của "nguoi con dat viet"17:26 !
Trả lờiXóaBác Quý kính !
Trả lờiXóaĐọc xong bài của bác tôi rất đồng tình và ủng hộ ý kiến, theo tôi ông Trương Tấn Sang là người miền nam ông ta có khí huyết và truyền thống anh hùng lắm đó, tôi tin tưởng 100% ông nầy có lòng tự trọng và xem danh dự là công sức mà cả đời ông không thể vì tiền mà bán rẻ, ông cũng muốn được ghi tên vào lịch sử cho con cháu noi theo chứ bản chất ông nầy cũng không muốn chôn vùi cuộc đời trong ô nhục, tôi đặt cả niềm tin vào sự thay đổi cách lãnh tụ của ông là người nhiều bản lĩnh-sẳn sàng hy sinh cho dân tộc, chắc chắn rằng một ngày không xa chúng ta cùng nhau xuống đường mang hình ảnh Trương Tấn Sang muôn năm !