++ Hãy đến với nhau bằng tấm lòng trung thực!++

Thứ Năm, 30 tháng 6, 2011

Tư liệu lịch sử: Cuộc đời thứ phi Mộng Điệp của cựu hoàng Bảo Đại

Nguồn: vnexpressnet

Cuộc đời thứ phi Mộng Điệp của cựu hoàng Bảo Đại

Ngày 26/6 tại Pháp, bà Mộng Điệp, thứ phi của vua Bảo Đại đã qua đời, thọ 87 tuổi. Dù có 3 người con với Bảo Đại, nhưng những năm cuối đời, bà thứ phi phải sống trong cô quạnh nơi đất khách.
> Người phụ nữ may gối cho vua Bảo Đại/ Cung nữ cuối cùng của triều Nguyễn

*Ảnh: Cuộc đời bà Mộng Điệp
Là người chuyên nghiên cứu về triều Nguyễn, nhà nghiên cứu Huế Nguyễn Đắc Xuân đã nhiều lần sang Pháp tìm gặp bà Mộng Điệp.
"Bà Mộng Điệp còn lưu giữ nhiều tài liệu quý về cựu hoàng Bảo Đại. Dù xa quê hương bà vẫn lo hương khói cho Đức Từ Cung và vua Bảo Đại trong chính căn nhà của mình trên đất Pháp", ông Xuân nói.
Mong Diep
Chân dung bà thứ phi Mộng Điệp. Ảnh tư liệu: Nguyễn Đắc Xuân.
Theo ông Xuân, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời cựu hoàng Bảo Đại ra Hà Nội làm cố vấn cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Một trí thức ở đây đã sắp xếp cho bà Mộng Điệp gặp Bảo Đại.
Sinh năm 1924 tại Bắc Ninh, bà Điệp từng có một đời chồng, một con trai. Nhưng nhan sắc mặn mà của người phụ nữ Kinh Bắc đã khiến cựu hoàng vội quên lời hứa "một vợ một chồng" với hoàng hậu Nam Phương. Lời hứa này đã được ông thực hiện suốt thời gian ngồi trên ngai vàng (1932-1945).
Cựu hoàng và bà Mộng Điệp về chung sống tại căn hộ số 51 đường Trần Hưng Đạo. Tháng 3/1946, cựu hoàng Bảo Đại được Hồ Chủ tịch cử sang Trung Quốc và lưu lại nước ngoài trong một sứ mệnh ngoại giao. Ở Hà Nội bà Mộng Điệp sinh hoàng nữ Phương Thảo.
Bà đã cùng bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đem tiền vàng sang Hong Kong cho Bảo Đại tiêu dùng và về lại Việt Nam trong hoàn cảnh chuẩn bị chiến tranh. Khi Pháp chiếm Hà Nội bà bị bắt, nhưng nhờ sự phản đối của cựu hoàng Bảo Đại ở nước ngoài nên bà được trả tự do.
Bà Mộng Điệp và Cựu hoàng Bảo Đại khi ở Hà Nội. Ảnh tư liệu: Nguyễn Đắc Xuân.
Ở nước ngoài, không chịu được thử thách của hoàn cảnh Bảo Đại trở lại cộng tác với Pháp năm 1948, làm Quốc trưởng Chính phủ Quốc gia. Năm 1949, bà Mộng Điệp được đón lên Đà Lạt, rồi lên Buôn Mê Thuột giúp tổ chức đời sống cho cựu hoàng ở Tây Nguyên.
Quãng thời gian ở Buôn Mê Thuột (1949-1953) là những tháng ngày bà Mộng Điệp và cựu hoàng Bảo Đại sống hạnh phúc nhất. Nhờ tài tổ chức đời sống, tháo vát, biết lái xe hơi, cưỡi voi, đi săn nên bà rất hợp với ông vua thích săn bắn.
Mặc dù làm vợ thứ và không được tổ chức cưới xin nhưng nhờ chăm lo việc thờ cúng tổ tiên của hoàng tộc rất chu đáo nên bà Mộng Điệp luôn được Đức Từ Cung quý mến. Bà cũng được ban áo mũ để thay mặt Hoàng hậu Nam Phương trong các cuộc tế lễ (vì bà Nam Phương là người theo Thiên Chúa giáo).
Năm 1953, bà được Bảo Đại giao nhiệm vụ mang cặp ấn kiếm và một số báu vật của triều Nguyễn qua Pháp giao cho Hoàng hậu Nam Phương. Hoàn thành nhiệm vụ nhưng do chiến tranh ác liệt, bà ở lại luôn bên đó.
Trên đất Pháp, bà tiếp tục có với Bảo Đại hai người con trai, đặt tên là Bảo Hoàng (sinh được một năm thì mất) và Bảo Sơn. Cuộc sống nơi đất khách có lúc khó khăn về kinh tế nhưng bà sống tự lập, không nhờ vả đến sự giúp đỡ của chính phủ Pháp.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân hỏi chuyện bà Mộng Điệp khi còn sống.
Khi cựu hoàng Bảo Đại đi theo những tình nhân và những cuộc vui thì chính các con là nguồn hạnh phúc lớn nhất với bà. Thế nhưng Bảo Sơn, người con bà Mộng Điệp yêu quý và tự hào nhất khi tốt nghiệp các trường mũi nhọn kỹ thuật của Pháp lại bị tai nạn năm 1987, khi mới ngoài 30 tuổi. Con gái Phương Thảo thì bị bệnh tim, suýt chết nhiều lần.
Trong phòng khách của bà ở quận 12, Paris lúc nào cũng được trang trí một bức tranh lớn do họa sĩ người Pháp vẽ vua Bảo Đại khi ông mới lên làm vua cùng nhiều đồ cổ của nhà Nguyễn. Trên bàn thờ tổ tiên, ở vị trí trung tâm, bà Mộng Điệp dành thờ bà Từ Cung, vua Bảo Đại và hai người con trai của mình. Nhưng quan trọng nhất là tờ giấy quy y Phật giáo của vua Bảo Đại (quy y tại chùa Bảo Quốc Huế).
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cho biết, những năm tháng cuối đời, bà Mộng Điệp sống trong cô quạnh. Bà từng mong được về sống tại quê nhà để khi khuất núi sẽ được táng gần lăng mộ Đức Từ Cung ở Huế, nhưng cuối cùng không thực hiện được.
Mới đây, bà bị ngã gây chấn thương ở cổ. Khi phẫu thuật tại Bệnh viện Saint Antoine, các bác sĩ phát hiện bà bị bệnh tim nên cuộc phẫu thuật không thành công. Bà qua đời lúc 12h trưa chủ nhật 26/6, thọ 87 tuổi. Bà sẽ được an táng tại nghĩa trang Thiais ở Paris, nơi có mộ phần của hai người con trai vào sáng 1/7.
Tại Việt Nam, vào 10h sáng mai, Phủ Kiên Thái Vương (Huế) sẽ tổ chức lễ cầu siêu cho bà.
Văn Nguyễn

------------------
*****


»» xem thêm

Ông Nguyễn Phú Trọng: Chuẩn bị tốt cho việc sửa đổi Hiến pháp

Nguồn: tienphong.vn
07:51 | 30/06/2011 
 
 Bao giờ Hiến pháp mới là... Hiến pháp?

Tổng Bí thư, Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng:
Chuẩn bị tốt cho việc sửa đổi Hiến pháp

TP - Dự kiến, chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2012 (trình UBTVQH ngày 29-6), gồm 52 dự án (47 dự án luật, 5 dự án pháp lệnh), trong đó có 33 dự án chính thức và 19 dự án thuộc Chương trình chuẩn bị. 

Một số ĐB đề nghị tập trung vào các Luật công đoàn sửa đổi, Pháp lệnh về người có công (mở rộng về đối tượng TNXP, dân công hỏa tuyến), Luật Biển… và đặc biệt là Luật sửa đổi bổ sung Hiến pháp năm 1992. “Cần đưa Luật Biển vào chương trình năm 2012 và có thể thông qua tại kỳ họp thứ hai (QH khóa XIII). Bởi, cho đến nay chúng ta chưa có Luật Biển là quá chậm trễ” - Phó Chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn nói. 

Tổng Bí thư, Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, việc sửa đổi Hiến pháp là nhiệm vụ rất quan trọng. Trong 5-10 năm tới, chúng ta tập trung đột phá vào thể chế kinh tế thị trường, tạo động lực, nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội, kiện toàn bộ máy nhà nước…Do đó phải chuẩn bị chương trình xây dựng luật, pháp lệnh phù hợp, tăng tính định hướng, chứ không làm dàn trải. Ngay kỳ họp thứ nhất phải có Nghị quyết thông qua chủ trương và lập Ủy ban về sửa đổi Hiến pháp. Cùng đó, phải tiến hành việc tổng kết Hiến pháp 1992 để đến giữa năm 2012 có định hướng sửa và trình dự thảo ra QH. Như vậy, nếu nhanh thì đến cuối 2013 mới thông qua được Hiến pháp sửa đổi. “Phải đầu tư thỏa đáng công sức, trí tuệ cho công tác xây dựng luật và phải đặt chương trình năm 2012 trong tổng thể 5 năm. Ưu tiên những vấn đề nóng bỏng của cuộc sống, tránh tình trạng luật vừa ra đã phải sửa như Luật thuế Thu nhập cá nhân vừa qua”- Tổng Bí thư, Chủ tịch QH nói.

Nguyễn Tuấn

------------------
*****


»» xem thêm

Càng nhân nhượng, Trung Quốc càng lấn tới

Càng nhân nhượng, Trung Quốc càng lấn tới

(PL&XH)-Theo nhà báo Mỹ David Brown, việc Việt Nam tham gia các cuộc “đàm phán song phương” với Trung Quốc, “có vẻ như là một bước lùi” sau hàng tháng nhấn mạnh rằng mọi cuộc thương thuyết nên được tiến hành trong khuôn khổ Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).


Ngày 28/6 vừa qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã kêu gọi Việt Nam thực hiện đầy đủ thỏa thuận trong vấn đề Biển Đông mà hai bên vừa đạt được. Theo giới quan sát, tuyên bố này mang ý nghĩa là một hành động gây sức ép của Bắc Kinh sau khi Việt Nam tỏ dấu hiệu hòa hoãn. 
 
Theo đại diện Trung Quốc, cả hai nước đều “phản đối những thế lực bên ngoài can dự vào tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam cũng như cam kết sẽ tích cực định hướng công luận và ngăn ngừa những lời bình luận hoặc hành động làm tổn hại tới tình hữu nghị, sự tin cậy giữa nhân dân hai nước”. 

Đối với giới quan sát, lời kêu gọi của Bắc Kinh là một hành động gây sức ép mới, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã có những dấu hiệu được coi là nhún nhường, cho dù đã liên tiếp bị Trung Quốc bức bách ngay tại vùng biển vốn thuộc vùng đặc quyền kinh tế của mình trong thời gian gần đây.

Một trong những điểm mà Trung Quốc muốn Việt Nam thực hiện là đẩy mạnh các cuộc đàm phán song phương với họ để giải quyết tranh chấp, một điều mà bộ máy tuyên truyền của Bắc Kinh trong những ngày qua không ngừng nêu bật khi cực lực chỉ trích ý định của Mỹ muốn can dự vào vấn đề Biển Đông.
Trung Quốc đang thể hiện sự ngang ngược bằng cả hành động trên Biển Đông
và trong các tuyên bố ngoại giao

Theo nhà báo Mỹ David Brown, nguyên là một nhà ngoại giao, việc Việt Nam tham gia các cuộc “đàm phán song phương” với Trung Quốc, “có vẻ như là một bước lùi” sau hàng tháng nhấn mạnh rằng mọi cuộc thương thuyết nên được tiến hành trong khuôn khổ Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Một điểm khác mà Bắc Kinh muốn Việt Nam thực hiện là ngăn cản các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, vốn không tốt cho hình ảnh của Bắc Kinh trên trường quốc tế.

Câu hỏi mà giới quan sát đặt ra là áp lực của Trung Quốc lúc này liệu có hữu hiệu hay không, khi mà trong thời gian gần đây, Bắc Kinh đã nhiều lần tuyên bố thiện chí, nhưng ngay sau đó lại có những hành động hù dọa. Ví dụ gần đây nhất là vụ tàu Viking II bị tàu cá Trung Quốc sách nhiễu, chỉ vài ngày sau phát biểu có vẻ hữu hảo của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt tại cuộc Đối thoại An ninh Shangri La ở Singapore  hồi đầu tháng 6. 

Tham vọng của Bắc Kinh trước sau như một. Ngày 28/6, Tân Hoa Xã đã lại rêu rao một cách trắng trợn rằng Bắc Kinh có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo ở Biển Đông. Rõ ràng, Trung Quốc đang cho thấy bản chất ngang ngược và xảo quyệt qua cách hành xử “mềm nắn rắn buông” trong vấn đề Biển Đông. Nhiều chuyên gia đã nhận định rằng, trong vấn đề chủ quyền Biển Đông, càng nhân nhượng thì Trung Quốc càng lấn tới!

Thảo Hương

------------------
*****


»» xem thêm

Tổ đỉa

Lẩn Thẩn
(Báo Lao Động ngày 28.6.2011 đưa tin : UBMTTQ tỉnh Kiên Giang vận động được hơn 6 tỷ đồng cứu trợ đồng bào bị lũ lụt Miền Trung-Tây Nguyên thì họ chi 1,5 tỷ đồng, còn lại…chi cho mục đích cá nhân những người có quyền hành tại cơ quan này)

Vậy có thơ rằng:
 
Ôi Mặt trận gọi là Tổ Quốc
Đại diện cho dân tộc hùng anh
Một bọn tổ đỉa tung hoành
Hút máu hút mủ dân lành tang thương
Lũ lụt đau đớn bao đường
Sáu tỷ dân góp cho phường lưu manh
Quan trên cùng bọn chức danh
Chia nhau chấm mút đành hanh nhiều bề
Tỷ rưỡi gửi về dân quê
Còn lại gưỉ về địa chỉ các quan
Chúng làm Tổ quốc tan hoang
Một bọn sâu mọt đang làm hại dân
Xử lý ngay chớ lần khân
Nghiêm khắc kiểm điểm tưởng nhầm thuốc tiên
Dân quê lắm chuyện ưu phiền
 
28-6-2011   Lẩn Thẩn

------------------
*****


»» xem thêm

Phát hiện vỉa dầu lưu lượng lớn gần mỏ Bạch Hổ

Nguồn: TTXVN

  
Vận hành khai thác dầu thô tại mỏ Bạch Hổ. (Ảnh: Hà Thái/TTXVN)
 
Ngày 29/6, ông Trần Hồi - Phó Tổng giám đốc địa chất Liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro cho biết ngày 27/6, khi thử vỉa ở tầng cát kết tuổi Mioxen ở độ sâu 3.377-3.396m, đơn vị này đã phát hiện dòng dầu tự phun khá mạnh với lưu lượng khoảng 4.560 thùng/ngày.

Vị trí vỉa dầu này thuộc lô 09-1 ở phía Tây Bắc mỏ Bạch Hổ. Đây là vỉa dầu mới và hoàn toàn độc lập mỏ Bạch Hổ đang được khai thác.


Việc phát hiện vỉa dầu mới đúng vào dịp Liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro tròn 30 năm thành lập đã trở thành một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt.


Cũng theo ông Trần Hồi, gần sát vỉa dầu mới được phát hiện này đã có một giàn khoan cố định hiện hữu. Vì vậy, chỉ cần khoan xiên là có thể đưa ngay vỉa dầu mới này vào khai thác, giảm bớt chi phí.


Hiện đơn vị đang tiến hành đánh giá trữ lượng vỉa dầu và xây dựng phương án khai thác./.

Đoàn Mạnh Dương (TTXVN/Vietnam+)
-------------------------------
Ghi thêm:
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
 
Bước tới: menu, tìm kiếm
Bạch Hổ là tên một một mỏ dầu đang khai thác của Việt Nam. Mỏ nằm ở vị trí đông nam, cách bờ biên Vũng tàu khoảng 145 km.Đây là mỏ cung cấp dầu mỏ chủ yếu cho Việt Nam hiện nay. Đơn vị khai thác mỏ này là Xí nghiệp liên doanh Dầu khí Việt-Xô thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Từ mỏ này có đường ống dẫn khí đồng hành vào bờ cung cấp cho nhà máy khí hóa lỏng Dinh Cố, nhà máy điện Bà Rịa và Trung tâm điện lực Phú Mỹ cách Vũng Tàu 40 km.Mỏ Bạch Hổ hiện đang khai thác bằng chế độ tự phun, góp phần không nhỏ cho nền kinh tế nước nhà.
 

------------------
*****


»» xem thêm

Nhà văn Phạm Viết Đào: Trung Quốc đang triển khai chiến lược độc chiếm Biển Đông như thế nào? (Phần 1)

Phúc Lộc Thọ.

Bài 1: Trung Quốc tìm cách bao vây, cô lập Việt Nam như thế nào? 


                              Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo thăm Anh...

Để hạ gục, thôn tính được Việt Nam bằng vũ lực, “bài toán” đầu tiên Trung Quốc phải giải đó là tìm cách bao vây cô lập Việt Nam với cộng đồng quốc tế…Quan sát những động thái gần đây của Trung Quốc, nhất là nửa đầu năm 2011, chúng ta dễ dàng nhìn thấy các động thái ngoại giao dồn dập, rõ như ban ngày này của Trung Quốc. Trung Quốc đã đang tiến hàng “bủa lưới”,giăng câu” để cô lập Việt Nam bằng các “ thế võ “ sau đây:

- Nắn gân Mỹ
Trung Quốc biết rõ cái ông em “đồng sàng cộng sản” với mình là Việt Nam nhưng lại “dị mộng”, chẳng đời nào chịu toàn tâm, toàn ý, chịu kìm kẹp một bề trong nách của cái “ông chồng bạo dâm” là Trung Quốc. Do đó mà việc đầu tiên Trung Quốc phải tính đó là phải nắn gân Mỹ. 
Còn Mỹ thì cũng không úp mở gì trong cái việc dính líu “tư tình” với vùng Biển Đông này. Mặc dù Mỹ tuyên bố trung lập trong quan hệ Trung-Việt nhưng lại công khai cho biết: Biển Đông gắn với quyền lợi chiến lược của Mỹ…Để nắn gân Mỹ, đầu năm 2011, Trung Quốc đã cử Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng Trung Quốc Trần Bỉnh Đức thăm Mỹ…Tuy nội dung của cuộc viếng thăm ít đưa ra công khai, nhưng sau chuyến thăm, Tướng Trần Bỉnh Đức đã hé lộ cho báo giới phương tây biết là Trung Quốc sắp có tàu sân bay như Mỹ, oai như Mỹ; cùng với thông tin tàu sân bay là thông tin được tung ra trước đó: Trung Quốc thí nghiệm thành công loại tên lửa có thể bắn được tàu sân bay Mỹ; một đòn bạo lực nhằm nắn gân, tỏ thái độ cho Mỹ biết Trung Quốc sẵn sàng ăn thua với Mỹ về “canh bạc Biển Đông”…
Cùng với việc công bố, vác dao kiếm ra múa dọa, Trung Quốc cử ông Tập Cận Bình đi thăm một số nước vùng châu Mỹ La tin để ngầm đánh tiếng với Mỹ, nếu Mỹ không biết điều, không biết nhường nhịn Trung Quốc thì Trung Quốc có khả năng chọc vào cả sân sau của Mỹ…


- Thăm dò Nga
 
Song song với việc cử quân nhân sang Mỹ để nắn gân, ông Hồ Cẩm Đào người lãnh đạo cao nhất Trung Quốc đã cầm đầu một phái đoàn sang thăm Nga và một số nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ. Danh nghĩa là để tăng cường hợp tác hữu hảo, làm ăn buôn bán với Nga, nhưng chắc chắn một trong những cái đích mà ông Hồ muốn dò la là thái độ của Nga đối với Việt Nam thế nào, nếu Trung Quốc “ chơi “ Biển Đông ?
Chuyến thăm Nga của ông Hồ Cẩm Đào được bố trí nhịp nhàng, không ngẫu nhiên với các sự cố tàu hải giám Trung Quốc nhảy vào cắt cáp của tàu của PETROVIETNAM đang hoạt động thăm dò sâu trong vùng lãnh hải của Việt Nam…Đây là một động thái rất tinh tế và tinh quái của Trung Quốc. Tuần trước cho tàu cắt cáp tàu thăm dò của Việt Nam mà thuyền trưởng là người Nga là Belov, tuần sau ông Hồ Cẩm Đào lên máy bay sang Nga để xem cái ông Medvedev và Putin có thái độ ra răng ?
Như các phương tiện thông tin đã đưa, trước khi ông Hồ Cầm Đào sang thăm Nga, thuyền trưởng người Nga Alexander Belov trong vụ tàu bị cắt cáp đã lên tiếng sỉ vả Trung Quốc là bọn tởm…Điều này cho thấy người Nga cũng không đứng ngoài cuộc, không động lòng gì với cái “cô nàng Biển Đông” kiều diềm, thơm tho, sẵn sàng chung chăn gối với cả làng…
Trước khi thăm Nga, Trung Quốc còn tỏ ra bốc rời, bỏ ra một lượng tiền lớn để mua một số giải đất “chó ăn đá gà ăn sỏi” của một nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ; động thái này chắc để đánh tiếng với Nga: Trung Quốc sẵn sàng ăn chia với Nga, xử đẹp với Nga, nếu Nga hẩu với Trung Quốc…Chuyện tiền nong với Trung Quốc là chuyện nhỏ…

- Ve vãn Tây Âu
Sau chuyến thăm Nga, một hoạt động ngoại giao dồn dập khác nữa đó là việc Trung Quốc tiếp tục cử Thủ tướng Ôn Gia Bảo đi thăm Tây Âu. Ông Ôn kỳ này sang thăm Đức, Anh và một số nước Tây Âu mang theo mộc bọc tiền lớn và đánh tiếng: sẵn sàng mua lại những khoản nợ nào mà các bác Tây Âu trong đó kể cả Anh và Đức đang bí, chưa có nguồn trả…Hành động này chắc chắn không ngoài tính toán nhằm ve vãn Tây Âu để Tây Âu lờ đi cho Trung Quốc tác oai tác quái nơi khác…
Thế nhưng hành động vung tiền ra rải khắp Tây Âu đã không được các ông tây mũi lõ mặn mà đón nhận…Đường đường là Thủ tướng của một nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới, dẫn theo một đoàn doanh nghiệp mà sanh Anh chỉ ký được một lượng hợp đồng ít ỏi, nghe đâu chỉ ký được đâu có 1,6 tỷ EURO ?
Tại Anh ông Ôn còn cao giọng, xòe tiền ra để dụ dỗ Tây Âu:” Trung Quốc tiếp tục là nhà đầu tư dài hạn vào đồng tiền EURO…”
Với tất cả những động thái ngoại giao dồn dập trong nửa đầu năm 2011, cùng với những tuyên bố hùng hổ chực ăn tươi nuốt sống Biển Đông cho thấy: Trung Quốc đang “nóng máy” như thế nào về cơn khát nhiên liệu về vai trò sen đầm khu vực Biển Đông…
Tham vọng của Trung Quốc thì lớn, các đường đi nước bước được tính toán công phu, bài bản nhưng xem chừng Trung Quốc không đạt được điều mà họ mong muốn. Tìm cách dùng thế của kẻ lắm tiền vung ra để bủa vây, cô lập Việt Nam…
Sau chuyến đi Mỹ về, lập trường của Mỹ về Biển Đông vẫn không chùng xuống, thậm chí còn tuyên bố sẽ tham gia tập trận với Philippines và Việt Nam…Còn Nga thì gấp rút chuyển cho Việt Nam máy bay, tàu chiến mới…Tây Âu tuy chưa thấy tuyên bố gì nhưng cũng chưa bộc lộ gì cho thấy đang mặn mà gì hay đang “ cắn câu “  Trung Quốc…Tiền của Trung Quốc đối với mấy ông kễnh Tây Âu là cái đinh gì ? Thành ra hoạt động ngoại giao thì dồn dập, trống giong cờ mở nhưng theo dõi báo chí Trung Quốc và quốc tế thì thấy vai trò sen đầm quốc tế của Trung Quốc không thêm được bao lăm “chân kính”. Các ông nhớn Nga, Mỹ, Tây Âu…biết tỏng ông Tàu muốn gì, cần gì, họ đâu có dễ dáng mắc lỡm, cắn câu…
Chắc chắn sau hàng loạt các động thái ngoại giao nhằm bủa vây, cô lập Việt Nam bằng tiền không xong, Trung Quốc quay sang giở các trò mưu ma chước quỷ khác nhằm ép, dọa làm cho Việt Nam mất tinh thần, phân tâm, suy yếu tiến tới triệt hạ Việt Nam bằng vũ lực…
Những miếng võ cổ truyền mà Trung Quốc đang giở ra với Việt Nam là gì, xin hẹn kỳ sau viết tiếp…
(Còn nữa)
------------------------------------------------
Xem thêm: - Châu Âu dè dặt về thành tích nhân quyền của Trung Quốc  —  (VOA).
------------------
*****


»» xem thêm

Phần thưởng bạc tỷ cho những người giữ biển

Nguồn: danviet.vn
0/06/2011 | 11:30

Ngư dân miền Trung đánh bắt cá trúng lớn:

Phần thưởng bạc tỷ cho những người giữ biển

(Dân Việt) - Những ngày gần đây, ngư dân đánh bắt cá ở ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa liên tục trúng lớn, nhiều tàu thu được bạc tỷ sau mỗi chuyến ra khơi.

Những hiểm nguy của 2 ngư trường này không cản trở được ngư dân tìm đến đây để thể hiện chủ quyền lãnh hải và tìm kiếm nguồn thu dồi dào của biển cả.

Phần thưởng xứng đáng

Ngày 29.6, tại bãi neo đậu tàu thuyền sông Hàn, ông Lê Văn Tiến (phường Xuân Hà, Thanh Khê, Đà Nẵng) đang tất bật sửa soạn cho chuyến ra khơi tới đây. Sau hai tuần đánh bắt ở vùng biển Hoàng Sa, cách đây 4 hôm, tàu ông Tiến vào bờ với 17 tấn cá ngừ.

Ông Tiến cười tươi: “Nhờ cá được giá, 30.000 đồng/kg, nên tàu tui lãi ròng hơn 500 triệu đồng, mỗi ngư dân được chia mười mấy triệu đồng/người, mừng thiệt!”.
Ông Tiến cho biết, ra khơi mà gặp luồng cá đừng nói 2 tuần, chỉ cần 2 ngày là cá đầy tàu. Tàu ông khai thác ở vùng biển Hoàng Sa, cách đất liền 200 hải lý. Đây là “vị trí” lý tưởng để ông theo dõi mọi “động tĩnh” trên vùng biển xung quanh để báo với lực lượng Bộ đội Biên phòng thành phố, cũng như dễ dàng tránh mọi va chạm với “tàu lạ” và đánh bắt hải sản.Những ngư dân như ông Tiến - gắn bó chặt chẽ với Hoàng Sa - là những con “mắt biển” của lực lượng Biên phòng Việt Nam.
Cá ngừ đánh bắt tại ngư trường Hoàng Sa năm nay đạt năng suất cao, ngư dân thu bạc tỷ.
Thiếu tá Trần Hữu Thanh - Đồn trưởng Đồn BP 248 (Thanh Khê), cho biết, rất mừng là phần lớn tàu cá chúng ta đánh bắt ở Hoàng Sa trong những tháng qua đều trúng lớn. “Đó là phần thưởng xứng đáng cho những ngư dân Việt Nam kiên cường bám biển khơi Tổ quốc” - thiếu tá Thanh tâm sự.

Cũng theo thiếu tá Thanh, không chỉ có ngư dân đánh bắt ở Hoàng Sa mà cả ngư dân đánh bắt ở vùng biển Trường Sa thời gian qua cũng nhiều người trúng lớn.

Ông Hồ Văn Thọ (40 tuổi, Xuân Hà, Thanh Khê, Đà Nẵng) cũng vừa cho tàu cập bờ sau 2 tháng đánh bắt ở Trường Sa. “Chưa năm nào đánh bắt tại Trường Sa lại thuận lợi và năng suất cao như thời gian từ đầu năm đến nay. Hầu hết ngư dân ra đây đều trúng. Chuyến biển gần đây nhất của tôi (24.6) được 24 tấn mực, doanh thu 2,4 tỷ đồng. Cứ đà này, ngư dân chúng tôi sắm ô tô không mấy hồi”-ông Thọ cười sảng khoái.

Bạn của ông Thọ, ông Lê Văn Dần (51 tuổi, Xuân Hà, Thanh Khê) cũng vừa cập cảng Đà Nẵng sau chuyến đánh bắt Trường Sa với doanh thu 2,2 tỷ đồng. Riêng phần chủ tàu lãi 500 triệu đồng, còn các ngư dân, mỗi người được chia 35- 70 triệu đồng”.

Ngư trường của hôm nay và mai sau

Ông Nguyễn Đỗ Tám - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Đà Nẵng, cho hay, thành phố có 160 tàu thuyền đánh bắt xa bờ, chủ yếu là đánh bắt ở vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa. Hai ngư trường này không phải là không có rủi ro, nguy hiểm khi hành nghề nhưng hầu hết ngư dân đều không bỏ 2 ngư trường này.

Nguyên nhân, trước hết vì đây là vùng biển truyền thống của ngư dân. Những ngư trường này luôn được thành phố khuyến khích, tạo điều kiện đến đánh bắt. Ngư dân đến đây đều ra khơi với các mô hình tổ đội tương hỗ, giúp đỡ nhau, tạo điều kiện cho nhau, một người phát hiện luồng cá thì nhiều người cùng biết, ai bị rủi ro, tai nạn thì được đồng đội ứng cứu, giúp đỡ kịp thời.

Với ngư dân chúng tôi, ra Trường Sa, Hoàng Sa không chỉ để kiếm con cá, con mực mà còn để góp phần thể hiện vùng biển chủ quyền của đất nước.
 
Đã xác định hành nghề ở vùng này, tàu nào cũng có trang bị trang máy móc, thiết bị đầy đủ, khả năng phát hiện luồng cá nhanh, thông tin thời tiết tốt, thông tin thị trường, giá cả cũng nhanh nhạy... Nhờ vậy, nhiều chuyến biển, ngư dân 2 vùng biển này thu về bạc tỷ, chủ tàu lãi ròng 400 - 500 triệu đồng, ngư dân mỗi người vài chục triệu đồng.

Theo ông Tám, nguyên nhân khiến tàu cá trúng lớn là do thời tiết thuận lợi, trong khi đó giá hải sản liên tục tăng, mực từ 100 lên 150.000 đồng/kg, cá ngừ từ dưới 30.000 lên 40.000 đồng/kg...

“Với ngư dân chúng tôi, ra Trường Sa, Hoàng Sa không chỉ để kiếm con cá, con mực, mà còn để góp phần thể hiện vùng biển chủ quyền của đất nước. Những vùng biển giàu hải sản này mà còn thì không chỉ thế hệ ngư dân hôm nay sống được mà các thế hệ ngư dân con, cháu sau này cũng sống được. Chúng tôi bám biển hôm nay không những cho chúng tôi mà cho con cháu chúng tôi đời sau. Đừng nói năm nay được mùa mà nhiều năm trước, không đánh bắt trúng bằng năm nay, chúng tôi cũng không bao giờ bỏ ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa” - ngư dân Lê Văn Tiến nói.


------------------
*****


»» xem thêm

Báo chí trong dòng chảy bất tận của cuộc sống... & các bài đăng trên BVN ngày 30/6/2011

30/06/2011

Báo chí trong dòng chảy bất tận của cuộc sống

Tương Lai
imageNhà báo là người chấm ngòi bút vào nỗi đau của nhân loại”. Người viết câu ấy là một nhà báo đã từng có mặt ở những vùng nóng bỏng nhất trên hành tinh. Những “vùng đất chết chóc” Trung Đông: Iraq, Afganistan, Pakistan… và nay là Lybia, Yemen… Nỗi đau đang thấm đẫm trên “vùng đất chết chóc” nhưng vì sứ mệnh cao cả của báo chí, nhiều nhà báo vẫn đang dấn thân vào. Những ngòi bút ấy hiểu rất rõ rằng: “viết một bài báo dở, bạn có thể mất việc, viết một bài báo hay, bạn có thể mất mạng”.

Thế nhưng, đâu chỉ nơi “vùng đất chết chóc” ấy mới có nỗi đau. Ở khắp nơi trên trái đất này, nỗi đau của con người chẳng có lúc nào vơi. Mà nước mắt con người đều cùng có vị mặn, máu con người đều cùng màu đỏ! Ấy vậy mà, nguyên nhân làm cho nước mắt phải rơi, máu phải chảy, thì thiên hình vạn trạng, làm sao kể xiết. Và có lẽ người Việt Nam là người hiểu rõ vấn đề đó hơn ai hết trên trái đất này. Đơn giản chỉ vì họ sống trên một đất nước đã từng chịu đựng nỗi đau chiến tranh kéo dài non nửa thế kỷ! Vết thương của chiến tranh chống phát xít, chống thực dân, chống đế quốc chưa kịp hàn gắn thì ngay lập tức phải tiếp tục cầm súng chiến đấu chống bọn bành trướng phương Bắc cận kề.

Cuộc chiến đấu cận kề về thời gian cũng như về không gian ấy cũng là cuộc chiến đấu đầu tiên và triền miên trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc này kể từ thời Bà Trưng Bà Triệu cho đến Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Quang Trung. Trong cuộc chiến không cân sức đó phải luôn lưu giữ khí phách của một Trần Bình Trọng hiên ngang trước kẻ thù “Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”! Khí phách đó lưu chảy trong huyết quản của mỗi người Việt Nam. 

Phải như vậy vì đó là sự quy định nghiệt ngã về vị trí địa-chính trị của đất nước nằm bên bờ Biển Đông luôn trong thế “trứng chọi đá” với một nước khổng lồ mà những nhà cầm quyền từ Tần Hán cho đến Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh tiếp đến Mao, Đặng, chưa bao giờ từ bỏ mộng bành trướng về phương Nam mà Việt Nam thì như một cục xương mắc giữa họng, không cho họ nuốt trôi Đông Nam Á! Vì thế cái lưỡi bò của họ thè ra thèm thuồng muốn liếm trọn cái “Vịnh Ba Tư thứ hai”, như tờ báo Hoàn Cầu của họ thú nhận, nhằm thỏa mãn cơn khát năng lượng của một nước đang tích lũy tư bản theo màu sắc Trung Quốc để trở thành siêu cường với bất cứ giá nào.

Trong vị thế đó, từ bao đời ông cha ta thường xuyên răn dạy tinh thần cảnh giác trong mọi ứng xử với “thiên triều”, biết tiến, biết thoái, biết nhu, biết cương nhưng luôn giữ khí phách kiên cường, không bao giờ khuất phục. Điều răn ấy được tạc vào hình hài của đất nước bằng những truyền thuyết, những huyền thoại. Chẳng hạn như 99 ngọn núi ở vùng trung du được giải thích là tượng trưng cho 99 con voi và một tượng trưng cho con voi bị chém cụt đầu do quay về hướng Bắc! Hoặc câu chuyện được ghi vào sử sách về câu đối Đằng giang tự cổ huyết do hồng! (Sông Bạch Đằng từ xưa đỏ vì máu) của sứ thần Giang Văn Minh đáp lại thái độ ngạo mạn của Sùng Trinh, vua nhà Minh trong Đồng trụ chí kim đài dĩ lục! (Cột đồng xưa giờ đã rêu xanh)! Cọc gỗ Bạch Đằng vẫn mãi mãi trụ vững trong khí phách Việt Nam tự bao đời. 

Nên nhớ rằng, tuy có nhiều giải pháp và sách lược để duy trì mối quan hệ với đế chế Trung Hoa qua các triều đại, kể cả cử người đóng vai thay thế, nhưng về nguyên tắc thì không một vị vua Việt Nam nào chịu sang triều phục các hoàng đế Trung Hoa cả. Chẳng những thế, rời bỏ ngai vàng để lên núi Yên Tử dựng chùa, nghiền ngẫm về đạo Phật, mở ra một trường phái Thiền Trúc Lâm, Trần Nhân Tông vẫn không quên chuyện cảnh giác với kẻ thù. Vì thế mà trong Trúc lâm tông chỉ nguyên thanh, Ngô Thời Nhiệm đã có lời bình thâm thúy về chuyện này như sau: “Người ta thấy Điều Ngự đệ nhất tổ đến ở chùa Hoa Yên thì bảo Ngài xuất gia, ta biết rằng Đức Ngài lúc bấy giờ biết xem thiên hạ là công trong mối vô sự; nhưng ở phía Bắc vẫn có nước láng giềng mạnh mẽ, chưa được an âm. Cái ý ấy là không tiện nói ra, sợ người ta dao động, cho nên nhắm được núi Yên Tử là núi cao nhất, phía Đông nhìn về Yên Quảng, phía Bắc liếc sang hai tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, dựng nên ngôi chùa, thời thường dạo chơi để xem động tĩnh, cốt để ngừa cái mối lo nước ngoài xâm phạm. Thật là một vị Vô Lượng Đại Thế Chí Bồ Tát...”. Đang có nhiều bàn thảo về điều này, song ở đây, điều cốt yếu mang tính thời sự lại ở thông điệp của ông cha gửi cho hậu thế: ý thức thường trực cảnh giác là một đòi hỏi sống còn của dân tộc. Ông cha ta đã có đôi mắt xuyên suốt lịch sử.

Thì đây, tuy chẳng hay ho gì, song vẫn buộc phải gợi lên những điều mà báo chí Trung Quốc mới đây đưa tin: “Ông Đặng năm đó đã nói một câu: trẻ con không nghe lời phải đét đít. Sau đó 10 vạn đại quân điều tới biên cương. Còn bây giờ thì sao? Trẻ con không những không nghe lời mà còn hoàn toàn không thèm để mắt tới người lớn. Ngang nhiên nói, tiến hành bầu cử quốc dân trên các đảo bãi xâm chiếm phi pháp tại Biển Đông, còn gào thét đó là công việc nội bộ của quốc gia, nói là, phải dùng vũ lực bảo vệ chủ quyền thần thánh không thể xâm phạm của đất nước mình. Điều đó chẳng phải là chống lại trời thì là cái gì. Liệu không thể đét đít chăng? Không cho bài học, từ nay trở đi liệu có ổn không? Không đánh bây giờ thì đợi đến khi nào?”. * 

Cũng là nhà báo đó thôi. Ở đây chúng cũng chấm ngòi bút của chúng vào “nỗi đau của nhân loại” đấy chứ. Chỉ có điều, đó là nỗi đau về những con người bị đầu độc bởi chủ nghĩa bành trướng Đại Hán đang ngậm máu phun người, ngông cuồng tự phong cho mình quyền “bình định thiên hạ”. Những ngòi bút ấy chắc không biết rằng, những ai có lương tri trên thế giới, trong đó có người Trung Quốc, đều không quên: kẻ xua 10 vạn quân xâm lược Việt Nam năm 1979 cũng chính là kẻ mười năm sau đó đã hạ lệnh cho xe tăng nghiến nát những thanh niên ưu tú Trung Quốc đấu tranh đòi tự do dân chủ trên quảng trường Thiên An Môn, gây nên một trong những sự kiện thảm khốc và ô nhục nhất trong lịch sử Trung Quốc, một nỗi đau lớn của dân tộc Trung Hoa! 

Những người có lương tri trên thế giới, trong đó tất nhiên là có người Trung Quốc vẫn còn lưu giữ trong tim mình hình ảnh "Người biểu tình vô danh", đứng chặn một đoàn xe tăng tại Bắc Kinh trong hơn nửa giờ ngày 5 tháng 6 năm 1989 do nhà báo Jeff Widener (Associated Press) chụp:
clip_image002
Nếu nói tư tưởng một khi thâm nhập được vào quần chúng sẽ trở thành một lực lượng vật chất, thì tấm hình này đang nói về hai “lực lượngvật chất” ấy đang đối diện nhau. 

Người thanh niên Trung Quốc mặc áo trắng đứng đơn độc trước đoàn xe tăng cũng do những người Trung Quốc cầm lái [chắc cũng là thanh niên] đang sẵn sàng nghiến nát mình! Con người được gọi là “vô danh” đó đi vào lịch sử như một anh hùng, đại diện cho một khát vọng cao cả ngàn đời của con người, khát vọng dân chủ và tự do, đang thách thức một “lực lượng vật chất” sẵn sàng nghiến nát khát vọng cao cả ấy. Bốn chiếc xe tăng, không hiểu thuộc bình đoàn 27 hay 38 được điều từ vùng “viễn biên” hay “vùng sâu, vùng xa” nào đó về Băc Kinh với sứ mệnh dẹp tan bọn phản động, chắc cũng sẽ “đi vào lịch sử”, nhưng theo một hướng khác. 

Rồi từ một tấm hình khác, cũng do một nhà báo chụp nói về Triệu Tử Dương dùng loa để nói với các sinh viên vào ngày 19 tháng 5 năm 1989. Đằng sau ông (người thứ hai từ bên phải, mặc áo đen) là Ôn Gia Bảo. Đây là lần xuất hiện cuối cùng của Triệu Tử Dương trước công chúng Sau đó ông bị quản thúc tại gia đến khi chết:
clip_image004
Cho đến nay, tại Trung Quốc, những tấm hình này vẫn đang bị ca3Q. Sự kiện Thiên An Môn vẫn là điều cấm kỵ với báo chí nước này, báo chí phải dành cho những trang viết như vừa dẫn ở trên. Thế nhưng, trong trái tim chính trực và nóng bỏng khát vọng tự do của những người Trung Quốc chân chính, những người vẫn cháy bỏng trong tâm hồn mình hình tượng bất tử của Khuất Nguyên trên dòng sông Mịch La thuở nào trong lịch sử văn hóa Trung Hoa thì khát vọng về công lý, về tự do dân chủ vẫn là ngọn lửa không bao giờ tắt. 

Vừa rồi, vào ngày 5.6.2011, trên các trang mạng đã tràn ngập hình ảnh và bình luận về sự kiện Thiên An Môn. Tại Hồng Kông, hàng ngàn người đốt đuốc để “canh giữ ngọn lửa Thiên An Môn”. Và trong trái tim của loài người, ngọn lửa ấy chẳng bao giờ tắt. Hình ảnh dưới đây là một trong những ví dụ: Một đài kỷ niệm đã được dựng lên tại thành phố WrocławBa Lan với hình ảnh một chiếc xe đạp bị phá hỏng và một vệt xích xe tăng – biểu tượng của những cuộc phản kháng trên quảng trường Thiên An Môn:
clip_image006
Liệu những hình ảnh vừa gợi ra có nói lên tư tưởng không? Và nếu có thì bằng cách nào để tư tưởng thâm nhập được vào quần chúng? 

Có nhiều cách, nhiều kênh để thâm nhập, nhưng có lẽ báo chí là cách cập nhật nhất, rộng rãi nhất và cũng tiện lợi nhất để thực hiện điều đó. Kênh báo chí truyền thông là kênh thông tin trực tiếp nhất đưa những tư tưởng lớn, những tình cảm lớn đến tận hang cùng ngõ hẻm. Báo chí vốn đã có chức năng và lợi thế khó có gì so sánh được, chức năng và lợi thế đó lại tăng lên bội phần với công nghệ thông tin, kỹ thuật truyền tin của thế kỷ XXI. Báo chí đã làm cho một tư tưởng lớn trong đầu óc của một người đến được với nhiều người, chuyển thành sức mạnh “tức nước vỡ bờ” trong hành động của quần chúng nhân dân

Thế nhưng, đừng quên một sự thật oái oăm mà bức ảnh “người biểu tình vô danh” ở trên đã chuyển tải: những thanh niên Trung Quốc lái những chiếc xe tăng kia chẳng nhẽ lại không có “tư tưởng” sao? 

Có chứ. Họ cũng được “giáo dục” kỹ là đằng khác để nhằm thực hiện lời thề bảo vệ những cái mà vì chúng mà họ tồn tại. Họ làm sao biết được những sự thật khủng khiếp về những tội ác đã được gây nên trên đất nước họ. Xin chỉ trích ra đây vài mẩu tin trong cuốn sách Mao Trạch Đông – Ngàn năm công tội do đại tá Tân Tử Lăng, một nhà nghiên cứu và giảng dạy tại Học viện Quân sự cấp cao Trung Quốc mà Thông Tấn Xã Việt Nam đã xuất bản: Theo số liệu chính thức do Bộ Chính trị Trung Quốc giải mật tháng 9-2005, sau 4 năm Mao phát động “cao trào xã hội chủ nghĩa ở nông thôn” có tới 37,55 triệu người chết đói. Cuộc Cách mạng văn hóa kéo dài 10 năm đã lấy thêm sinh mạng của gần 20 triệu người dân Trung Quốc. Cũng theo tài liệu “giải mật” này, những năm ấy Tín Dương có hơn một triệu người chết đói. Trịnh Đại Quân, một cán bộ Ban Công tác nông thôn huyện Sùng Khánh kể rằng, một đội sản xuất có 82 hộ, chỉ trong một năm, từ tháng 12-1959 đến 11-1960 có 48 bé gái 7 tuổi trở xuống bị người lớn làm thịt, chiếm 90% số bé gái cùng độ tuổi. Trịnh Đại Quân kể: người ta phát hiện ra vụ ăn thịt trẻ em đầu tiên do toán điều tra nhìn thấy “một làn khói mỏng tỏa ra từ mái nhà bần nông Mạc Nhị Oa”. Họ bao vây, vu hồi, rồi đồng loạt nhảy vào: “Nhà Nhị Oa tám nhân khẩu, đã chết đói hai, nhưng chỉ còn lại năm. Bé gái Thụ Tài đang bị luộc trong nồi. Trong lúc tổ tuần tra tìm dây trói can phạm, Nhị Oa và mấy đứa con lao vào cướp thịt Thụ Tài nhai ngấu nghiến”. Nạn ăn thịt trẻ con sau đó còn lan ra: “Kẻ nhẫn tâm thì ăn thịt con ngay tại nhà mình. Kẻ mềm yếu hơn thì gạt nước mắt đổi con với hàng xóm…”

Thế đấy! Đây chính là người Trung Quốc nói ra, đâu phải của “những lực lượng thù địch” muốn bôi nhọ đất nước vĩ đại của Khuất Nguyên, của Lỗ Tấn! 

Chao ôi, chẳng phải chính Lỗ Tấn đã từng lên án cái thứ “văn hóa ăn thịt người” trong Nhật ký người điên với nhân vật Ngụy Liên Thù in trong tập Gào thét đó sao? Chẳng phải vì muốn thức tỉnh người Trung Quốc mà nhà đại văn hào ấy đã phải chấm ngòi bút vào máu của mình để viết ra những tác phẩm bất hủ đó sao? Đừng quên rằng tác giả của A Q chính truyện trước khi bắt tay vào viết tác phẩm bất tử nhằm phê phán cái “quốc dân tính” lạc hậu này là một nhà báo với những chính luận vang dội một thời trên văn đàn. Dám đoan chắc rằng, người thanh niên đơn độc đứng hiên ngang trước đoàn xe tăng sẵn sàng nghiến nát kia đã từng đọc Lỗ Tấn, từng nuôi trong tim mình khát vọng của Lỗ Tấn, từng đọc những bài chính luận nảy lửa được lưu giữ trong những tuyển tập tác phẩm của đại văn hào Lỗ Tấn. Bởi vậy, cho dù phải nói đến sức mạnh của những “tư tưởng” mù quáng tượng trưng bởi những chiếc xe tăng ghê rợn kia thì rút cuộc thì vẫn phải nói về sức mạnh khôn lường của báo chí ở cái hướng thuận với bước tiến của lịch sử, cho dù lực lượng cản trở bước tiến của lịch sử vẫn đang hoành hành.

Ai đó đã gợi lên một ý thật đẹp: báo chí “là cái thế giới ý tưởng không ngừng trào ra từ thực tế hiện thực lại chảy trở về hiện thực như một dòng thác đầy sinh khí”**. “Dòng thác đầy sinh khí” ấy cuộn chảy trong mạch sống của xã hội, tiếp nhận được sức mạnh từ mạch sống ấy, góp phần nâng cao thêm, phát huy lên, rồi lại chuyển tải sức mạnh ấy đến từng con người, từng gia đình, từng cộng đồng. 

Bởi lẽ báo chí là một chỉ báo sống động về đời sống tinh thần của xã hội. Hiểu được như vậy để có đủ căn cứ mà tin thêm vào sức mạnh của báo chí khi “báo chí sống trong nhân dân và trung thực chia sẻ với nhân dân niềm hy vọng và nỗi lo lắng của họ, tình yêu và lòng căm thù của họ, niềm vui và nỗi buồn của họ”**. như vậy để những người đang chiến đấu trên trận địa báo chí dám trải lòng mình ra để tiếp nhận nghị lực và sức mạnh từ nguồn mạch cuộc sống của đông đảo quần chúng nhân dân, để mỗi nhà báo có thể “là con mắt sáng suốt của tinh thần nhân dân, là hiện thân sự tin cậy của nhân dân đối với bản thân mình”**.

Sức mạnh của báo chí chỉ có thể có khi, cùng với việc thực hiện chức năng chuyển tải những thông điệp từ trên xuống, phải biết cách chuyển tải những thông tin phản hồi từ dưới lên. Mà chuyển tải những thông tin phản hồi từ dưới lên trách nhiệm xã hội quan trọng nhất của báo chí. Báo chí thường xuyên gióng lên tiếng chuông cảnh báo về tâm trạng quần chúng, những bức xúc, băn khoăn, những khát khao, kỳ vọng, những buồn vui, phẫn nộ của những “con người bé nhỏ” đang lầm lũi, nhẫn nại và kiên cường trong cuộc mưu sinh cho mình, gia đình mình và góp phần thúc đẩy xã hội đi tới. Không làm được nhiệm vụ tạo nên một luồng chảy sống động của thông tin phản hồi từ cuộc sống "bên dưới", từ "phần chìm của tảng băng", báo chí sẽ tự đánh mất vai trò thật sự của mình. 

Trong Những người khốn khổ, Victor Hugo có viết một câu bất hủ: “Hãy nhìn vào dân chúng, bạn sẽ tìm thấy chân lý”. Quả thật, phải tìm chân lý từ trong nguồn mạch bất tận ấy, của dòng sông cuộc sống. 

Dòng sông ấy vẫn tuôn chảy không ngừng… Nương theo địa hình, có lúc tưởng như sông chảy ngược. Nhưng không, sông vẫn xuôi về biển cả. Tốc độ dòng sông được quyết định ở sức cuộn chảy từ bên dưới. 

Ở những đoạn nước xoáy, nơi những khúc sông rẽ ngoặt, sức cuộn chảy từ bên dưới đẩy những bèo bọt rác rưởi dồn lên, dạt vào hai bên bờ để dòng sông xuôi về biển lớn, vươn tới cái đích ở phía chân trời! Báo chí phải tắm mình vào dòng sông ấy mới có thể hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình.
clip_image008
Hịch Tướng sĩ” của Trần Hưng Đạo được khắc ghi trên phù điêu mới dựng tại công viên Bạch Đằng (Nha Trang). Trúc Nam Sơn.
T. L.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
_________________
* Đây là lời trích trong bài Liệu khi Trần Tổng Tham mưu trưởng trở về [tức là Trần Bỉnh Quốc vừa có chuyến công du đến Mỹ] có là lúc dạy cho An Nam bài học? (theo http://bbs.tiexue.net/bbs31-0-1.html ngày 22/5/2011).
**. C. Mác và Ph. Ăng-ghen Toàn tập. Tập I. NXBCTQG 1995, tr.99, tr.100, tr.237 .
----------------------------------------------------
------------------
*****


»» xem thêm

Thử so sánh về lợi ích trong các quan hệ giữa Việt Nam-Trung Quốc & Việt Nam-Mỹ.

Nguyễn Hữu Quý 


John McCain: nếu Hoa Kỳ và Việt Nam có thể cải thiện quan hệ... bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra.

Trong bài viết Tổ Quốc là trên hết của TS Hà Sĩ Phu đăng trên Bauxite Việt Nam ngày 29/6/2011, tôi rất tâm đắc với các nhận định sau đây của ông: 

Trong quan hệ với Hoa Kỳ hiện còn 2 dòng tâm lý rất trái ngược do lịch sử để lại. Nhiều người vẫn nhìn Hoa Kỳ với con mắt nghi kỵ như kẻ đầu sỏ của những “âm mưu diễn biến hoà bình”. Ngược lại không ít người được xếp vào xu hướng thân Mỹ thì luôn lấy Mỹ làm thần tượng, chờ đợi Mỹ như vị cứu tinh.  

Tôi dứt khoát không thuộc về 2 xu hướng cực đoan ấy. Trong các bài viết cũng như trả lời phỏng vấn tôi luôn nhìn Hoa Kỳ trong hai mặt đối lập. Hoa Kỳ là một (trong những) đỉnh cao của Dân chủ và văn minh, có ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt nhân loại. Đối nội họ đã có một nền dân chủ pháp trị mẫu mực, nhưng đối ngoại thì diễn biến khôn lường, rất thực dụng vì quyền lợi của quốc gia họ.  

Quan hệ của Hoa Kỳ với Việt Nam thế nào là do phẩm chất của Việt Nam quyết định, Việt Nam ở tầm nào Hoa Kỳ sẽ “chơi” ở tầm đó: nếu Việt Nam là một dân tộc văn minh, trung hậu Hoa Kỳ sẽ là người bạn lớn tuyệt vời, còn nếu Việt Nam không có phẩm chất ấy thì Hoa Kỳ sẽ đối xử tương xứng. Nếu dân chúng Việt Nam tự khẳng định mình chỉ là đàn vịt để Đảng chăn dắt thì bất cứ nước lớn nào cũng chỉ giao dịch với “ông chủ trại vịt” để cùng hưởng lợi trên lưng đàn vịt với giá rẻ nhất mà thôi. 

Còn đối với Trung Quốc thì sao? 

Thực trạng về đất nước hôm nay trong quan hệ “phương châm 16 chữ” và “4 tốt” đang diễn ra như thế nào, thì có lẽ không cần giải thích thêm, bởi sự thật đã được phơi bày. 

Mặc dù chỉ là công dân bình thường, không làm công tác nghiên cứu khoa học, trong đó nghiên cứu về Trung Quốc; nhưng khi nhìn nhận về Trung Quốc tôi thường thiên về góc nhìn của lãnh đạo Trung Quốc đối với chính nhân dân Trung Quốc. 

Qua sử sách ta biết rằng, dân tộc Trung Hoa thời nào cũng sinh ra bạo chúa, tàn ác dã man…; ra lệnh giết người, hoặc thực hiện các chủ trương mà theo đó có thể phải đổi sinh mạng của hàng triệu người thì họ vẫn quyết thực hiện bằng được. 

Vạn lý trường thành, có chiều dài khoảng gần 7000 km, bắt đầu xây dựng cách đây khoảng gần 3000 năm, một công trình vĩ đại đi giữa các đỉnh núi. Với những nơi rừng thiêng nước độc, lao động chân tay…, thì rõ ràng là, Vạn lý trường thành đúng ra là xây bằng xác người; nhiều khi tôi cứ tưởng tượng, mỗi một mét khối xây thành là một xác người, thì không biết bao nhiêu triệu người phải chết vì cái công trình ấy. 

Trong lịch sử hiện đại, Mao [Trạch Đông] là một trong những bạo chúa, đồ tể tàn ác, hoang dâm... như các triều đại Trung Hoa xưa, điển hình là Tần Thủy Hoàng. 

Trong một bài báo mới đây nhất “Điểm sách: Về đất nước Trung Hoa của Henry Kissinger”, trong đó, Mao có một câu nói xanh rờn, nghe phát ớn lạnh: 

“Nếu các nước đế quốc gây chiến tranh với chúng tôi,” Kissinger hồi tưởng lại lúc Mao nói, “chúng tôi có thể tổn thất hơn ba trăm triệu người. Thế thì đã sao cơ chứ? Chiến tranh là chiến tranh mà. Năm tháng sẽ qua đi rồi chúng tôi sẽ bắt tay vào việc sinh sản nhiều trẻ em hơn trước.” 

Còn sau đây là Phát biểu của tướng Trì Hạo Điền-Nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc 

… Chúng ta cần phải chuẩn bị sẵn sàng hai phương án. Nếu thành công trong việc sử dụng vũ khí sinh học bất ngờ tấn công nước Mỹ, chúng ta có thể giảm thiểu thiệt hại về người trong cuộc chiến tranh với Mỹ. Nếu trong trường hợp cuộc tấn công đó thất bại, và kích động một cuộc phản công bằng vũ khí hạt nhân từ nước Mỹ, Trung Quốc sẽ phải gánh chịu một thảm hoạ, trong đó  hơn một nửa dân số sẽ chết. Bởi vậy, chúng ta cần phải sẵn sàng với các hệ thống phòng không để bảo vệ các thành phố lớn và vừa của Trung Quốc" 

Riêng đối với dân tộc CamPuChia, chỉ trong vòng 4 năm từ 1975 đến 1978, chế độ diệt chủng do Trung Quốc dựng nên đã giết chết 2 triệu người, trên tổng số 7,10 triệu người CPC thời đó; tức là giết chết hơn 1/4 dân số của quốc gia CPC. Nó được nhiều học giả xem là một trong những chế độ hung bạo nhất trong thế kỷ 20.  

Hình ảnh về sự tàn bạo của Đảng CSTQ đối với chính nhân dân Trung Quốc trong lịch sử hiện đại, xin mời xem video (dưới đây) có tựa đề: Lịch sử giết chóc của Đảng cộng sản Trung Quốc. (bạn đọc cố gắng xem 15-20 phút, trong tổng thời lượng khoảng 40 phút, tôi đã gắng xem đến phút thứ 20). 

Với chính nhân dân Trung Quốc "lãnh tụ" của họ còn làm như vậy, thì với dân tộc CPC ta sẽ thấy được rằng, việc Trung Quốc thực hiện diệt chủng không có gì là lạ. 

Thật may mắn cho dân tộc Việt Nam, trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, dòng máu Lạc Hồng không có ông vua hoặc ông quan nào tàn ác như những người mang dòng Đại Hán đã nói trên (ngoại từ cách mạng Cải cách ruộng đất có sự “tư vấn” của chuyên gia đến từ Trung Quốc). 

Người Việt hôm nay phải làm gì? 

Đề cập đến các vấn đề trên không ngoài mục đích là để cả dân tộc ta phải thức tỉnh; nhằm tránh cho đất nước một thảm họa khi đã bị phụ thuộc vào Trung Quốc mà không còn cơ hội rút ra được. 

Từ những nhận định của TS Hà Sĩ Phu. Để dễ hiểu, tôi làm một phép so sánh về lợi ích trong các quan hệ giữa Việt Nam-Trung Quốc & Việt Nam-Mỹ, như đầu bài viết đã đặt ra như dưới đây. 

Trong khả năng có hạn, tôi chỉ đưa ra các tiêu chí có tính chất tổng quát để so sánh. 

MỌI NGƯỜI VIỆT NAM - HÃY TỰ CỨU MÌNH TRƯỚC KHI TRỜI CỨU!

TT
Các tiêu chí so sánh
Việt Nam-Trung Quốc
Việt Nam-Mỹ

1

Chủ quyền lãnh thổ
Bị gặm nhấm dần, có nguy cơ mất nước và đang trong thời điểm báo động
Chẳng những chả mất đi đâu mà còn được bảo toàn, bền vững

2

Văn hóa và giống nòi
Bị đồng hóa từng bước và có nguy cơ bị tiêu diệt như các dân tộc khác đã bị TQ xâm lược, thôn tính về lãnh thổ.
Người Mỹ không sang VN để định cư vì khác nhau về văn hóa; trong khi người Việt còn học, chắt lọc được tinh hoa văn hóa phương Tây; thực tế, nhân dân Mỹ rất đôn hậu.


3


Tài nguyên thiên nhiên
Bị khai thác cạn kiệt, tàn sát môi trường…, cố tình hủy hoại nòi giống VN như dưới các chế độ phong kiến TQ đã từng thực hiện
Văn hóa phương Tây tôn trọng và ưu tiên bảo vệ môi trường, công nghệ hiện đại, người Việt có thể tiếp thu, học hỏi mang lại lợi ích cho chính mình

4

Nhân quyền và phẩm giá con người
Cứ nhìn Bắc Kinh đối xử với nhân dân TQ thì biết, chẳng cần suy diễn thêm
Đỉnh cao của Dân chủ và văn minh, có ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt nhân loại… một nền dân chủ pháp trị mẫu mực (Hà Sĩ Phu).
5
Về giáo dục
Thực trạng giáo dục của TQ và VN hiện nay đã trả lời
Chỉ biết rằng, các “quan” ở nước ta, khi đã có chức, có quyền thì ắt có tiền… đều đưa con cái sang đây du học; thậm chí mua nhà, định cư luôn ở Mỹ… vì sao thế nhỉ?
6
Trí tuệ Việt Nam
cố tình hủy hoại nòi giống VN như thời phong kiến TQ đã từng thực hiện
Thành công của Việt kiều tại Mỹ và Việt kiều đang sống các nước dân chủ trên thế giới là câu trả lời chính xác.



Lịch sử giết chóc của Đảng cộng sản Trung Quốc
30.6.2011

------------------
*****


»» xem thêm

Tìm kiếm Blog này