++ Hãy đến với nhau bằng tấm lòng trung thực!++

Thứ Tư, 6 tháng 7, 2011

Những cái “nhất” của Việt Nam

Nguyễn Hữu Quý


Theo dõi tình hình đất nước trong những năm qua, chủ Blog tôi thử đưa ra những cái “nhất” của người Việt; mà theo người viết, đó là nguyên nhân góp phần “làm nghèo đất nước”. 

1. Bất cứ ai cũng có thể làm Tổng Bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch nước… miến là được một số phe nhóm thỏa hiệp, sau đó được đưa vào diện “cơ cấu” trong một Đại hội, thông qua một nghị quyết, hoặc thông qua bỏ phiếu nội bộ. 

2. Tương tự như thế; Bất cứ ai cũng có thể làm được Bộ trưởng, hoặc đứng đầu một ngành, một lĩnh vực… không nhất thiết phải có chuyên môn theo yêu cầu của ngành, miễn rằng được một số ít người hoặc các nhóm thỏa hiệp với nhau (tình trạng này rất phổ biến ngay sau ngày thống nhất, về sau này và bây giờ tuy có đỡ hơn, nhưng vẫn đang là phổ biến). Thậm chí mấy năm gần đây có thể dùng tiền để mua được. 

Trước đây, ta hay thấy những người làm công tác tổ chức trong các cơ quan (từ Trung ương xuống các địa phương; sở, ngành…), thường chỉ là bộ phận đánh máy các quyết định bổ nhiệm, phân công công tác v.v.. theo yêu cầu của lãnh đạo; nhưng sau này những người làm công tác tổ chức cũng “biết làm kinh tế”, thậm chí “kinh doanh” không cẩn phải bỏ ra một đồng vốn nào; nói ra thì dài, nhưng có thể tóm tắt (đại ý): Họ gọi điện thoại đến nhiều người cùng có khả năng vào vị trí đó, thế là có một cuộc “ma ra tông” mua – bán giữa những người này; cuối cùng, tiền mất tật mang mà chẳng dám kêu; bởi vì, chức thì chỉ có một, trong khi kẻ bỏ tiền ra mua thì nhiều. Đây là trường hợp rất phổ biến hiện nay ở mọi cấp, mọi ngành. Bất kỳ một vị trí “cơ cấu” nào cũng đều “có giá” của nó. 

Đến nỗi, người ta còn nghĩ ra mẹo “sáp nhập, tách chia”; mở ra các cục, vụ, viện; phân chia các địa danh hành chính v.v… để có nhiều vị trí mới cần bố trí cán bộ, qua đó có cơ hội “làm kinh tế”. 

3. Sau 65 năm thành lập, nhưng Quốc hội Việt Nam (QH) chưa bao giờ hoạt động đúng nghĩa là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nhân dân, đại diện cho ý chí và quyền làm chủ của nhân dân. Chính vì vậy, vừa rồi, không úp mở nữa, báo QĐND đã khẳng định “Quốc hội của Đảng và cũng là của dân”. 

Vì vậy, giữa QH và Ban chấp hành Trung ương, trong việc giải quyết các vấn đề của đất nước chắc là chỉ khác nhau cái tên gọi giữa hai tổ chức này. Thậm chí, kể cả hai tổ chức này, trong nhiều vấn đề hệ trọng cũng chẳng được biết đến. 

Việc “không kỷ luật ai” trong vụ Vinashin là một ví dụ điển hình cho tính hình thức (thậm chí là thừa) của cả hai tổ chức này. 

4. Cũng sau 65 năm thành lập, lần đầu tiên QH mới có buổi làm việc với Thống đốc Ngân hàng nhà nước để bàn về lãi suất và lạm phát; nghĩa là mảng Kinh tế, tài chính trong suốt 65 năm qua, QH không hề kiểm soát vì không có chuyên môn. Điều này khẳng định một lần nữa rằng, lãnh đạo các cơ quan của Việt Nam, cho dù là Hành pháp, Lập pháp hay Tư pháp không nhất thiết là phải có nghiệp vụ chuyên môn như đã nói trên. 

Ví dụ điển hình cho các trường hợp này, đó là sự đổ bể của Vinashin, hay như việc cho Tập đoàn Innov Green thuê đất rừng Biên giới trong 50 năm v.v.. đều nằm ngoài sự quản lý và kiểm soát của QH; chỉ đến khi báo chí lên tiếng thì QH mới biết, nhưng đã muộn. 

Chắc chắn rằng, trên thế giới này không có QH nào như thế, trừ những nước chỉ có chế độ độc Đảng cộng sản lãnh đạo. 

5. Điều hành quốc gia thiên về thực hiện lý tưởng hơn là dựa vào các quy luật vận động của tự nhiên và xã hội (cơ chế thị trường tự do chính là một quy luật như thế, nhưng đang cố tình bóp méo, chính trị hóa… bằng cách thêm “Định hướng XHCN”). 

Ban bí thư, gồm những người chủ yếu có xuất phát điểm có trình độ chuyên môn về lý luận Mác-Lênin (chính quy, tại chức) nhưng lại điều hành và vận hành cả một quốc gia. 

Dự án khai thác Bô xít Tây Nguyên là ví dụ điển hình cho lối làm việc này; tức là bất chấp các điều kiện về kinh tế, khoa học công nghệ, môi trường… nhưng vì “Đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước” cho nên cứ thế theo lao, bất châp hậu quả, mặc dù đã được giới khoa học cảnh báo. 

6. Vì ai cũng có thể làm được Bộ trưởng, đứng đầu ngành… cho nên, việc chọn cán bộ tham mưu cũng theo lối phe nhóm…, hậu quả là đời sống văn hóa, giáo dục, xã hội Việt Nam đã bị suy đồi. Được “cơ cấu” ngồi vào vị trí rồi thì mới nói đến chuyện “phổ cập” bằng cấp để củng cố quyền lực, là nguyên nhân của nạn chạy bằng cấp ở nước ta. Căn bệnh này thực tế rất khó chữa, bởi vì không thể có một ông “bằng đểu” ở cấp trên lại đi xử lý một ông “bằng giả” ở cấp dưới (he he!). 

Còn rất nhiều những cái “nhất” mà trong 65 năm “xây dựng chế độ mới” và xây dựng “con người mới XHCN” đã tạo ra trên khắp các mặt của đời sống, kinh tế, chính trị, xã hội… Việt Nam được tóm tắt bằng một câu trong bài trả lời phỏng vấn của nhà sử học Dương Trung Quốc, rằng “Thế hệ chúng ta mất gốc hoàn toàn”. 

Cũng có thể nói, “thành quả” của 65 năm “xây dựng chế độ mới” và xây dựng “con người mới XHCN” mà Việt Nam đã đạt được, đó chính là: “Thế hệ chúng ta mất gốc hoàn toàn”. 

Bao giờ cho đến… ngày xưa! 

Giữa lúc “giặc trong, giặc ngoài” mà ta hiếm thấy trong lịch sử đất nước như giai đoạn hiện nay; Nhân đây, tôi muốn nói hình ảnh đẹp nhất, đến độ tinh khiết khi nói về một con người, đó là Hồ Giáo, người được hai lần phong tặng anh hùng về chăn nuôi bò, sau đây là một câu trả lời của người anh hùng trong một bài báo: 

..."Mỗi người làm một việc, hãy làm đúng khả năng của mình. Anh tưởng người ta không gợi ý tôi làm giám đốc chắc? Có đấy. Nhưng tôi chối từ vì nghĩ rằng mình chỉ biết mỗi việc nuôi bò. Đừng ham những gì mà khả năng mình không có, điều đó chỉ làm khổ mình thôi”. 

Lại cũng là một cái nhất khi nói về ông: 

Trong một thời gian quá dài từ thuở đôi mươi đến bây giờ, ông vẫn mải miết đi với đàn bò qua những cánh đồng, những thảo nguyên mà không hay biết quanh ông bao vô cảm, bao tranh giành, bao đố kị, bao ích kỷ, bao trục lợi, bao ngạo mạn, bao thù hận… đang tua tủa mọc lên như gai sắc, như nấm độc. Con đường ông đã đi là con đường của một vẻ đẹp tinh khiết và dâng hiến. 

Ôi, bao giờ cho đến… ngày xưa! 

Khuya 05.7.2011 

Xem thêm: Anh hùng Hồ Giáo


------------------
*****


14 nhận xét:

  1. Thiếu: tham nhũng phá hoại nhất, ngu nhất, độc quyền nhất, đểu giả nhất và dâm dục nhất.

    Trả lờiXóa
  2. Còn nữa: hèn nhất.

    Trả lờiXóa
  3. 1.Báo điện tử Chính phủ hân hoan thông báo: Cả nước tiết kiệm hơn 3.800 tỷ đồng chi thường xuyên. Báo chính phủ còn minh họa hình ảnh :”Nhiều cơ quan đã tận dụng tối đa ánh sáng và thông gió tự nhiên”, để tiết kiệm điện. Mừng quá là mừng, cơ này tiến lên thiên đường đến nơi. Chỉ băn khoăn không biết 3.800 tỉ nhờ tiết kiệm những việc đại loại như “tận dụng tối đa ánh sáng và thông gió tự nhiên” không biết chạy đi đâu. Hay cũng giống như dân nhậu, tiết kiêm được một bữa cơm nhà lại tiêu hao ba bữa nhậu quán. Tiết kiệm cho vợ được một lon gạo thì khoe ầm ầm, uống cả két bia thì im re, chuyện nhỏ la lối làm gì, thế mới gọi dân nhậu là đám vina … say!
    2. Chiều 16-6, một người đàn ông đi xe máy gặp cướp ngay vòng xoay ngã năm An Dương Vương (TP.HCM). Không giằng được túi xách, hai tên cướp tẩu thoát bỏ lại nạn nhân với chiếc túi rách toạc, tiền bay tung tóe ra đường. Những người quanh đó và nhiều người đi đường đã dừng xe, thay vì đuổi cướp hoặc cứu giúp người gặp nạn họ đã ồ ạt “hôi của” và số tiền rơi ra đường đã biến mất chỉ sau 2 phút trước ánh mắt bất lực của nạn nhân.
    Báo Luật pháp tp HCM cho rằng Khi đạo đức đi vắng. Đi vắng rồi có ngày trở về, chỉ sợ đạo đức biến chất mới nguy. Chủ nghĩa Mackeno hơn nửa thế kỉ nay đã thấm sâu vào máu, chữ Nhân rỉ rét mục ruỗng mất rồi. Bác Đỗ Trung Quân có nhắc lời than của ai đó, rằng ” Mấy chục năm qua chúng ta ra sức xây dựng con người mới XHCN, và khủng khiếp thay chúng ta đã thành công” Than ôi!
    Theo “ http://quechoa.info/2011/06/19/tren-ban-nh%E1%BA%ADu-tu%E1%BA%A7n-qua-s%E1%BB%91-17/

    Trả lờiXóa
  4. Cũng chẳng buồn làm gì. Đây là kết quả tất yếu của công cuộc "trăn năm trồng người đó".

    Trả lờiXóa
  5. Bat cu ai...bat cu ai ,dung ,nhung chua du ,ngoai cai thu tuc ..."dau tien" con co mot cai dau tien nua la :dang vien dang cong san ,chu chang phai :bat cu ai ...bat cu ai...

    Trả lờiXóa
  6. Những tóm tắt của anh Quý cơ bản là đúng. Nhưng tôi không đồng ý khi anh cho rằng đó là nguyên nhân "góp phần" làm nghèo đất nước. Theo tôi đó là nguyên nhân trực tiếp, chủ yếu làm nghèo đất nước chứ không phải chỉ là "góp phần". Mặt khác, nguyên nhân của mọi nguyên nhân, đó "LỖI HỆ THỐNG". Do nguyên nhân này mà dẫn tới 10 nguyên nhân anh Quý đã tổng kết.

    Trả lờiXóa
  7. Để nhân dân mất lòng tin thì mất tất cả

    Trả lờiXóa
  8. NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH MỌI THẮNG LỢI LÀ SỰ LÃNH ĐẠO TÀI TÌNH CỦA ĐẢNG.VẬY KẾT QUẢ VIẾT NAM ĐẠT NHỮNG CÁI NHẤT RÕ RÀNG CŨNG CÔNG LAO CỦA ĐẢNG NONG SAO CÁC NHÀ TRÍ THỨC ĐỪNG XÍ VÔ KẾT QUẢ CÁC CÁI NHẤT ĐÓ

    Trả lờiXóa
  9. "NHẤT" HÀ TĨNH
    (Hà tịnh mình thương)

    Tui đây người Hà Tĩnh
    Xin hỏi bạn gần xa
    Tỉnh bà tui đây mà
    Trước đây cò tám huyện
    Trăm năm cò tám huyện.

    Bởi thời buổi xoay chuyển
    Cán bộ đẻ nhiều con
    Rể, du(dâu) lại cả đoàn
    Muốn mần to chức cả
    Muốn chia quyền chức cả.

    Hồng Lịnh thị xạ(xã) đẻ
    Đó là công "Thại" "Đàn"
    Nứt thêm huyện Vụ Quang
    (Ăn toàn lương miền núi)
    Đồng bằng ăn miền núi.

    Rừng hết rồi biển gọi
    Cu cháu đi Nhật về
    Sáu xạ nhúm một nia
    Lộc Hà thành ra huyện
    Dân mấy nghìn cũng huyện.

    Nghe đâu kế hoạch đến
    Cắt mấy xã miền rừng
    Hương Khê và Hương Sơn
    Huyện "Biên Cương" sẽ mở
    Con cháu nhiều phải mở.

    Thật đau lòng tui kể
    Đất đai hết mất rồi
    Chỉ còn núi với đồi
    Ruộng đồng còn mô nựa(nữa)
    Xây hết còn mô nựa.

    Từ Cày đến Họ Độ
    "Dự án" chia hết rồi
    Nay vượt Cầu Phủ thôi
    Đồng xanh xây trường học
    Ăn bầy theo trường học.

    Xót lòng dân tui khóc
    Một mỏ sắt Thạch Khê
    (quặng nỏ có tỉ mô)
    Thế mà xây với dựng
    Vẽ ra xây với dựng.

    Làm đường vòng bờ biển
    Nghe nói rộng thênh thang
    Thạch Khê vào Vụng Ang
    Khu vành đai công nghiệp
    Dân tỉnh Hà thất nghiệp.

    Đi qua Voi thì biết
    Cơ cấu đang vươn lên
    "Cự" cũng đầu tư tiền
    "Chất" kinh doanh du lịch
    "Đàn" đã mần du lịch.

    Mà đây mô là đích
    Cốt là ra trung ương
    Không "bộ" cũng "vụ" xoàng
    Có tiền là ra được
    Tiền nhiều mua là được.

    "Đàn" ra Hà Nội trước
    "Sơn" cũng ôm gói theo
    (sau khi đẻ con nhiều)
    Bỏ mơ làm chủ tịch
    "Cự" "Chất" ngồi cầm trịch.

    Nói rứa tui cụng thích
    Cán bộ biến hết đi
    Để khi bạo lụt về
    Có vài đồng cứu trợ
    Không thằng mô liếm nựa
    Nỏ thằng mô bớt nựa.

    Trả lờiXóa
  10. Trời ơi, bác "Cầu rác" có bài vè hay quá! Đậm chất dân ca Nghệ tĩnh quá.

    Đọc mà nhớ quê mình quá bác ơi. Thương quê mình quá bác ơi

    Trả lờiXóa
  11. Cám ơn anh Quý.
    Bài viết rất hay

    Trả lờiXóa
  12. Bài vè của bác Cầu Rác không chỉ mô tả tình cảnh của riêng Hà Tĩnh đâu.
    Đấy còn là hình ảnh của nước VNXHCN đầu thế kỷ XXI, phải không các vị?

    Trả lờiXóa
  13. Với đà phát triển, tăng dân số,thì cũng phải tăng cán bộ, tăng số lương thôn, xã, thị trấn, thị tứ, huyện, tỉnh v.v...Môt xã hội bình đẳng và ưu việt thì tất cả mọi bổng lộc, quyền lợi phải được phân phối đồng đều. Đó là thể hiện tính hơn hẳn của chế độ ta.

    Trả lờiXóa
  14. cảm ơn anh Quý viết hay quá
    anh nên viết lên báo nhân dân cho đảng viên đọc

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm Blog này