++ Hãy đến với nhau bằng tấm lòng trung thực!++

Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2011

Kính thưa các loại… “kính mong”!

Nguyễn Hữu Quý


Như đã thành thuộc tính ngấm vào máu thịt của người Việt Nam, đã từ rất lâu, ta hay quen với các cụm từ “Kính mong”, “mong lắm thay”, “nhờ ơn Đảng, Nhà nước”… của tầng lớp trí thức Việt Nam đăng trên các diễn đàn, báo chí chính thống… khi muốn đề đạt, góp ý một vấn đề gì đó trước thực trạng của đất nước.

Hôm qua, 13/8 mặc dù trên trang Ba Sàm có điểm bài  Mong Tổng Bí thư thể hiện dấu ấn cá nhân”, của GS Chu Hảo; và mặc dù đã từ lâu tôi rất kính trọng GS, nhưng tôi không thể đọc bài viết, vì ngay ở tiêu đề bài viết, như đã thành quen, tôi lại thấy giới trí thức hàng đầu vẫn chưa tự mình thoát ra được thân phận của người thấp kém, luôn luôn phải nài nỉ, van xin…, dẫu là chuyện của đất nước, mà không phải “xin” cho riêng mình.

Cũng ngay trong buổi tối ngày hôm qua, tôi chú ý đến một bài viết có tựa đề “Đừng tin bọn trí thức hương nguyện và giả cầy!” đăng trên Blog Đông A; tiêu đề bài viết này tạo cho tôi ấn tượng và tìm đến; và sau khi có một comment hỏi Đông A rằng:

Bác cho định nghĩa về trí thức hương nguyện và giả cầy cái?

Thì được Đông A trả lời:

@Linh: Trí thức giả cầy có 2 loại: một loại giả hoàn toàn theo tiêu chuẩn học thuật, và loại thứ 2 là giả theo mục đích, tức là bọn mượn học thuật làm con đường tiến thân chính trị.

Trí thức hương nguyện là loại gần giống với loại thứ 2 của trí thức giả cầy, nhưng bọn này không hẳn vứt học thuật, mà lấy học thuật để che đậy mục đích chính trị, luôn nói những lời a dua hoặc theo bọn chính khách, hoặc theo số đông theo một nghĩa nào đấy.

Cũng đã từ rất lâu, trên truyền hình, khi Nhà nước đầu tư vào vùng sâu, vùng xa một con đường, dẫu chỉ là con đường đất, nhưng khi được trả lời phỏng vấn, ta đều nghe các bậc già làng, trưởng thôn trả lời, rằng “Nhờ ơn Đảng, ơn Nhà nước…”. Thậm chí vay tiền ngân hàng trả lãi (như là vay vốn để xóa đói, giảm nghèo), ở nhiều nơi ta thấy trên tuyền hình, những người đi vay, khi được hỏi đều trả lời “nhờ có ngân hàng cho vay vốn” v.v… và v.v…

Hẳn mọi người, đặc biệt là những người có tuổi trên 50, chúng ta rất quen với bài hát “Em đi làm tín dụng” (sáng tác của Nguyễn Văn Tý, năm 1971), bài hát rất hay với những ca từ:

Bản làng ta luôn vẫn nói đến công ơn Đảng, ơn Chính phủ
Đã giúp ta xây dựng cuộc đời

Ai xây nên mái ngói đỏ như son
Ai cho con em ta đến với trường

Đối với “dân đen” thì như vậy; còn đối với tầng lớp là Cán bộ, công chức thì ta cũng hay thấy, cứ mỗi khi một phong trào, hoặc một sự kiện nào đó “thành công”, ta lại nghe nói “Nhờ sự quan tâm của cấp ủy đảng, và chính quyền, cho nên…”; hoặc “Nhờ sự chỉ đạo sát sao của chi bộ và ban giám đốc…”, có nghĩa là không thoát ra khỏi tư duy đã được giáo dục rằng, mọi thứ trên đất Việt có được là… công ơn Đảng, ơn Chính phủ!

Liên hệ với giải thích của Đông A về “trí thức hương nguyện và giả cầy”; Hôm nay, chúng ta thấy không hiếm các vị “miệng có gang có thép” một thời, trước khi về hưu đã đặt con cháu vào các vị trí chủ chốt ở tầm quản lý Đất nước; Vi la, nhà lầu, xe hơi… đã đầy đủ, dư thừa; đưa con cháu đi học ở nước ngoài, có đô la, tài khoản, thậm chí có khi là mua đất bên Âu, Mỹ… thì nay, các vị mới lên tiếng, rằng “phải thế nọ, phải thế kia” v.v..

Thực sự, đấy mới là bọn giả cầy, rất đáng khinh bỉ!

Chẳng biết rồi những năm tới đây lại có tổ chức “Học tập và làm theo tấm gương và đạo đức Hồ Chí Minh” như đã từng tổ chức rất rầm rộ, tốn kém kéo dài trong mấy năm nữa hay không; nhưng điều đơn giản nhất như cụ Hồ đã nói “việc gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh”; nhưng chẳng có ai học và làm cả, bởi vì gắn với quyền lực là tiền (chưa dám nói đến cái “danh”, vì hôm nay có thể gọi là “danh”, nhưng sau này chưa chắc đã phải là danh; đến bia đá ở Văn Miếu mà ông cha ta còn đục bỏ nữa cơ mà).


Vậy thì ta trông đợi gì với hàng trăm lời "mong", “kính mong”... mà bao năm qua các nhà khoa học, giới trí thức và nhân dân đã đề đạt?!

Lại nhớ đến một đoạn trong Blog của GS Ngô Bảo Châu, vốn đã rất nổi tiếng trong nền báo chí nước ta trong năm 2010.

“Bám theo lề là việc của con cừu, không phải là việc của con người tự do”.

Tiếc thay, giới trí thức mà môt phần trong số đó được xã hội tôn vinh là tầng lớp tinh hoa, có vinh dự và chịu trách nhiệm hướng dẫn xã hội đến với những điều tốt đẹp; nhưng đã một thời chỉ biết quay mặt để phò chính thống, tìm đường tiến thân, để được tôn vinh là với đủ các danh hiệu, mà suy cho cùng, đến hôm nay rất nhiều trong số đó đã trở nên vô nghĩa; để rồi, sản phẩm của nó còn đọng lại đến hôm nay là:

Kính thưa các loại… kính mong!

 

Trí thức Việt là những chú vẹt, hót theo & chỉ để làm cảnh, ăn hại...?!


Xin có thơ vui rằng:

Kính thưa các loại… kính mong!
Vì đâu nên nỗi, các ông, các bà?
Bao nhiêu năm, kiếp trâu bò
Quen người dẫn dắt bây giờ… kính mong?!
Kính mong… người có nghe không?
Xin hoài, mong mãi… mà lòng tái tê!

Có thể nhiều người sẽ không đồng ý với tôi qua bài viết này, nhưng không thể nói khác!

14.8.2011



------------------
*****



11 nhận xét:

  1. Tôi hoàn toàn đồng ý với suy nghĩ của chủ blog N.H.Q và Bọ Lập về điểm này.
    Kính mong thật sự chỉ là một cách viết lịch sự khi một ai đó có thân phận thấp hơn muốn van xin hoặc nhờ vả về một việc gì đó cho bản thân hay cho người thân trong gia đình. G.S Chu Hảo, dù chỉ là một người dân bình thường quan tâm đến việc nước. Đó là việc của toàn dân, từ người nông dân chân lấm, tay bùn đến những người ngồi ở vị trí lãnh đạo cao nhất nên dù G.S có viết thư cho ai đi chăng nữa cũng không phải viết chữ kính mong làm gì. Giá thay vì hai chữ kính mong bằng hai chữ HY VỌNG thì tốt hơn. Người dân có quyền hy vọng (và cũng có quyền thất vọng) vào những người đại diện của họ.
    Hỏi nhỏ ông Đông A một chút : ông tự xếp mình vào loại trí thức nào, giả cầy hay là cầy thật???

    Trả lờiXóa
  2. Cuối tháng bác Hòa có về nước không đấy?

    Trả lờiXóa
  3. Nước ta có 370 giáo sư và phó giáo sư, trong đó theo tôi chỉ có 50 giáo sư nva2 phó giáo sư thật còn lại toàn giả cầy hết, bác thấy thế nào ?

    Trả lờiXóa
  4. Tôi cũng nhất trí với bài viết về vấn đề này.
    Tôi cũng đã đọc bài của GS Chu Hảo,tôi thấy GS hay có câu"Thiết tha mong muốn".
    Theo tôi hiểu thì GS dùng câu này chưa chắc đã là hạ mình xuống để nài nỉ,mà là câu dùng cho những người vì sức ỳ lâu quá nên người khác phải nhấn mạnh để nhắc nhở hãy thực hiện việc này nọ đi.Nó gần giống câu"Xin lạy hồn"nhưng nghĩa lại không phải là lạy.

    Trả lờiXóa
  5. Dân tộc mình quả là một dân lầm than cơ cực. Hy sinh biết bao nhiêu triệu người, rồi thành quả giành được, cũng chỉ là một cuộc cách mạng ... đánh tráo. Ngựa vẫn hoàn ngựa, trâu vẫn hoàn trâu. Thực ra, bản chất xã hội VN hiện giờ, cũng vẫn chỉ là xã hội “thần dân” quan hệ “Vua – Tôi”. Cứ thử nhìn cung cách “tấu trình” của các vị gặp mặt đó là biết ngay. Sự ban phát xin cho đang còn tàn phá, ngự trị ở cái chế độ này. Mà đó là những vị “đạo cao đức trọng” đã nghỉ hưu rồi mà còn vậy, huống hồ chi, mà đang còn hưởng lộc chúa ...thì kiếp trâu ngựa cũng đúng thôi.
    Chỉ còn chờ dân nổi can qua, các Vua thất … thế thì dân mới… hy vọng.

    Trả lờiXóa
  6. Người ta lớn bởi vì ngươi cúi xuống
    Hỡi nhân dân hãy đứng thẳng lên!
    ....
    Jean - Paul Marat

    Trả lờiXóa
  7. @Quý: Sẽ thông báo sau khi biết được lịch chính thức. Thú thật là cũng mong được ngồi nhâm nhi chút rượu và tán gẫu với chủ nhân blog lắm rùi.

    Trả lờiXóa
  8. Em đang rất mong để được gặp bác cho vui; tất nhiên là bác gái mong hơn cả nghìn lần, he he!

    Trả lờiXóa
  9. Đại diện cho loại trí thức kính mong, có hai ông được thưa và cả 2 không ngây thơ đến nổi tin điều mình nói là hiện thực. Triều đình có coi mấy vị là cái đinh gì, họ thừa biết rằng đám trí thức chỉ cần đưa chỗ ngồi và cho ăn no là im như cái nhíp. ú a ú ơ cho vui!
    CA đàn áp biểu tình, nếu bản thân họ thực lòng tin điều họ làm là đúng còn có chỗ thông cảm.
    Ông Dũng mâm nào cũng có và ông Chu Hảo mũ cao áo dài đều biết là nói chẳng ai nghe vẫn nói. Nói để tồn tại và thiên hạ thấy mình vẫn là giáo sư. Chả có gì mới, tâm huyết cái khỉ mốc, nhiều nói được và có khi còn hay hơn, ăn nhau ở cái mũ mà thôi.
    Tháng 3, nghe Ông Hảo đề nghị cần có ngày dành cho trí thức nghe muốn lộn mửa.
    Lỗi hệ thống: Không chấp nhận sửa chỉ được phép vá, vá chằng vá đụp cũng được. Các ông chấp nhận làm miếng vá kiếm cơm đi, oa oe làm gì để người ta chửi "trí thức hương nguyện và giả cầy" đau lắm thay!

    Trả lờiXóa
  10. Bài hay như vầy mà sao chỉ có 9 còm thôi bác nhỉ

    Trả lờiXóa
  11. Chúng ta phải học tập người Nhật và người Đức. Cần xé toạc và may áo mới. Bao nhiêu năm nay vá chồng vá đụp rồi mà rách vẫn hoàn ... rách. Càng về sau càng rách ... to hơn. Thực ra họ biết cả đấy. Nhưng chỉ vì cái quyền và cái túi không thể chia được ...
    Chỉ chết dân đen. Chết dân tộc này.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm Blog này