Nguồn: nguoilaodong.com.vn
Thứ Sáu, 17/06/2011 15:41
(NLĐO)- Trung Quốc đang ồ ạt gia tăng sự hiện diện trên nhiều vùng biển. Sau khi thao diễn quy mô lớn ở Tây Thái Bình Dương – khu vực tập trận truyền thống của Mỹ và Nhật vào đầu tháng 6, Trung Quốc tuyên bố tiếp tục tập trận hải quân “theo thường lệ” cũng ở vùng biển này vào cuối tháng 6.
Quy mô lớn chưa từng thấy
Trong một thông báo ngắn trên trang web chính thức, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết: "Một đội tàu của Hải quân Trung Quốc sẽ tập trận ở vùng biển quốc tế trên Tây Thái Bình Dương vào cuối tháng 6. Đây là cuộc tập trận theo thông lệ đã được lên kế hoạch hằng năm, tuân thủ luật pháp quốc tế và không nhắm vào quốc gia cụ thể cũng như có mục đích đặc biệt nào”.
Trái với lời lẽ mang tính trấn an trên, hoạt động của Hải quân Trung Quốc gần đây gây nhiều lo ngại cho các quốc gia khác trong khu vực.
Gần đây nhất, Hải quân Trung Quốc đã phô diễn lực lượng rầm rộ tại vùng biển ngoài khơi phía Đông Đài Loan trên vùng biển Tây Thái Bình Dương vào ngày 8 và 9-6 – được đánh giá là lớn nhất cả về số lượng tàu cũng như khả năng tác chiến.
Chỉ trong hai ngày này, 11 tàu chiến Trung Quốc, bao gồm 3 tàu khu trục lớp Modern do Nga sản xuất, đã chia làm 3 tốp diễu qua đảo Ryukyu của Nhật Bản.
Đây cũng lần đầu tiên tàu cứu nạn có trang bị tàu ngầm của Trung Quốc được huy động tham gia tập trận, khiến chính quyền lãnh thổ Đài Loan phỏng đoán có nhiều tàu ngầm cùng theo huấn luyện. Tuy nhiên, nhiều nguồn tin quân sự đặt nghi vấn: Nếu chỉ là cuộc huấn luyện cứu hộ tàu ngầm như phía Trung Quốc tuyên bố thì cả một đội tàu hùng hậu kéo ra tận Thái Bình Dương để làm gì?
Hiện thời, Trung Quốc có 4 tàu khu trục lớp Modern và tất cả được biên chế vào hạm đội Đông Hải. 3 trong số này, gồm tàu 136 Hàng Châu, 137 Phúc Châu và tàu hiện đại nhất 138 Thái Châu, có mặt trong cuộc tập trận ngày 8 và 9-6.
“Trong lịch sử quân giải phóng Trung Quốc, hiếm khi xuất hiện cùng lúc 3 tàu chiến hoành tráng như vậy trong một cuộc tập trận đơn lẻ” – một quan chức quân sự nhận xét trên tờ China Times của Đài Loan.
Tàu 136 Hàng Châu...
Cuộc tập trận quy mô lớn bất thường trên vùng biển tập trận truyền thống của Mỹ và Nhật Bản khiến Mỹ rất lo ngại, bởi lẽ các tàu khu trục lớp Modern đều được trang bị tên lửa siêu thanh chống hạm SS-N-22 có khả năng tiêu diệt các tàu sân bay.
Bên cạnh Mỹ và Nhật, lãnh thổ Đài Loan cũng theo dõi sát sao sự kiện trên. Theo dự báo của Đài Loan, một số tàu chiến của Trung Quốc sau khi chấm dứt cuộc tập trận này sẽ đi vòng qua Đài Loan xuống phía Nam để tiến vào biển Đông. Để đối phó, Đài Loan đã phát triển hệ thống tên lửa đất đối hạm Hùng Phong III dọc theo bờ biển phía Đông.
Tranh chấp ảnh hưởng với Mỹ
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Toshimi Kitazawa cho biết hoạt động của tàu chiến Trung Quốc gần đảo Okinawa tăng đáng kể từ năm 2008. Vào tháng 4-2010, một đội tàu nhỏ của Trung Quốc đã lướt qua gần Okinawa với một trực thăng bay lượn chỉ cách tàu khu trục của Nhật Bản trên dưới 100m.
Tiếp đó, đến tháng 9-2010, Trung Quốc và Nhật nổ ra trận chiến ngoại giao dữ dội quanh vụ một tàu cá Trung Quốc tông vào 2 tàu tuần tra của Nhật gần quần đảo tranh chấp Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư).
Tuy không có chứng cứ khẳng định mối liên hệ giữa tàu cá này với Hải quân Trung Quốc nhưng các nhà phân tích cho rằng tàu dân sự Trung Quốc ngày càng hoạt động như thể nhận ủy quyền của hải quân trong các vùng biển có tranh chấp.
Tiềm lực hải quân Trung Quốc ngày càng được tăng cường khiến Mỹ cho rằng mục tiêu chính của Trung Quốc là tranh chấp ảnh hưởng tại vùng biển Tây Thái Bình Dương nằm bên ngoài “tuyến đảo thứ nhất” nối Kyushu của Nhật với Đài Loan và Philippines do Mỹ kiểm soát, theo tờ The New York Times.
“Bắt đầu từ năm 2010, tàu chiến Trung Quốc đã chọc thủng tuyến đảo thứ nhất để tổ chức các cuộc tập trận cỡ trung bình. Những hoạt động này sẽ ngày càng thường xuyên hơn, đặc biệt là sau khi Trung Quốc hạ thủy tàu sân bay đầu tiên” – Giáo sư Lyle Goldstein của Viện Nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc (Mỹ) trả lời The New York Times.
Liên tiếp “lộ hàng” bí mật quân sự
Mặc cho tuyên bố “Trung Quốc phát triển quân đội chỉ nhằm mục đích tự vệ và không đe dọa các quốc gia khác”, chi tiêu quốc phòng tăng chóng mặt của Bắc Kinh dường như chứng minh điều ngược lại. Năm 2011, ngân sách quốc phòng Trung Quốc tăng 12,7% so với năm 2010 với tổng kinh phí 601,1 tỉ nhân dân tệ.
Thêm vào đó, từ cuối năm 2010 đến nay, sức mạnh quân sự và vũ khí Trung Quốc được công khai ồ ạt. Chỉ trong vòng nửa năm, liên tiếp 3 bí mật quân sự của Trung Quốc đột ngột “lộ hàng” trên mặt báo chính thống, dẫn đầu là Tân Hoa xã và Thời báo Hoàn cầu (Global Times).
Đầu tiên là thông tin về tên lửa “sát thủ tàu sân bay” Đông Phương 21 với tốc độ gấp 10 lần âm thanh và tầm bắn 1.500km, đe dọa sự thống trị trên biển của Mỹ tại châu Á. Tiếp theo là “bật mí” về máy bay tàng hình J-20 tại sân bay Thành Đô ngay trước chuyến thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates.
Cuối cùng, cách đây không lâu, đích thân Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc Trần Bỉnh Đức xác nhận về sự hiện diện của tàu sân bay. Thường được gọi là Thi Lang, tàu sân bay này sẽ là bàn đạp cho các chiến đấu cơ J-15 (dựa trên thiết kế Su-33 của Nga).
“Trung Quốc không muốn khởi động cuộc chiến, chỉ muốn thổi phồng sức mạnh quân sự để ngăn chặn các phản ứng bất lợi đối với nước này” – Tiến sĩ Andrew Erickson của Học viện Chiến tranh hải quân Mỹ nhận xét trên BBC.
Trong một thông báo ngắn trên trang web chính thức, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết: "Một đội tàu của Hải quân Trung Quốc sẽ tập trận ở vùng biển quốc tế trên Tây Thái Bình Dương vào cuối tháng 6. Đây là cuộc tập trận theo thông lệ đã được lên kế hoạch hằng năm, tuân thủ luật pháp quốc tế và không nhắm vào quốc gia cụ thể cũng như có mục đích đặc biệt nào”.
Trái với lời lẽ mang tính trấn an trên, hoạt động của Hải quân Trung Quốc gần đây gây nhiều lo ngại cho các quốc gia khác trong khu vực.
Một tàu khu trục Trung Quốc (trên) và tàu cứu nạn đi ngang vùng biển
gần đảo Okinawa của Nhật ngày 8-6. Ảnh: KYODO NEWS
Gần đây nhất, Hải quân Trung Quốc đã phô diễn lực lượng rầm rộ tại vùng biển ngoài khơi phía Đông Đài Loan trên vùng biển Tây Thái Bình Dương vào ngày 8 và 9-6 – được đánh giá là lớn nhất cả về số lượng tàu cũng như khả năng tác chiến.
Chỉ trong hai ngày này, 11 tàu chiến Trung Quốc, bao gồm 3 tàu khu trục lớp Modern do Nga sản xuất, đã chia làm 3 tốp diễu qua đảo Ryukyu của Nhật Bản.
Đây cũng lần đầu tiên tàu cứu nạn có trang bị tàu ngầm của Trung Quốc được huy động tham gia tập trận, khiến chính quyền lãnh thổ Đài Loan phỏng đoán có nhiều tàu ngầm cùng theo huấn luyện. Tuy nhiên, nhiều nguồn tin quân sự đặt nghi vấn: Nếu chỉ là cuộc huấn luyện cứu hộ tàu ngầm như phía Trung Quốc tuyên bố thì cả một đội tàu hùng hậu kéo ra tận Thái Bình Dương để làm gì?
Hiện thời, Trung Quốc có 4 tàu khu trục lớp Modern và tất cả được biên chế vào hạm đội Đông Hải. 3 trong số này, gồm tàu 136 Hàng Châu, 137 Phúc Châu và tàu hiện đại nhất 138 Thái Châu, có mặt trong cuộc tập trận ngày 8 và 9-6.
“Trong lịch sử quân giải phóng Trung Quốc, hiếm khi xuất hiện cùng lúc 3 tàu chiến hoành tráng như vậy trong một cuộc tập trận đơn lẻ” – một quan chức quân sự nhận xét trên tờ China Times của Đài Loan.
Tàu 136 Hàng Châu...
...137 Phúc Châu...
... và 138 Thái Châu là 3 tàu khu trục lớp cùng xuất hiện trong cuộc tập trận ngày 8 và 9-6
138 Thái Châu hiện đại nhất trong số 4 tàu khu trục lớp Modern mà Trung Quốc sở hữu
Cuộc tập trận quy mô lớn bất thường trên vùng biển tập trận truyền thống của Mỹ và Nhật Bản khiến Mỹ rất lo ngại, bởi lẽ các tàu khu trục lớp Modern đều được trang bị tên lửa siêu thanh chống hạm SS-N-22 có khả năng tiêu diệt các tàu sân bay.
Bên cạnh Mỹ và Nhật, lãnh thổ Đài Loan cũng theo dõi sát sao sự kiện trên. Theo dự báo của Đài Loan, một số tàu chiến của Trung Quốc sau khi chấm dứt cuộc tập trận này sẽ đi vòng qua Đài Loan xuống phía Nam để tiến vào biển Đông. Để đối phó, Đài Loan đã phát triển hệ thống tên lửa đất đối hạm Hùng Phong III dọc theo bờ biển phía Đông.
Tranh chấp ảnh hưởng với Mỹ
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Toshimi Kitazawa cho biết hoạt động của tàu chiến Trung Quốc gần đảo Okinawa tăng đáng kể từ năm 2008. Vào tháng 4-2010, một đội tàu nhỏ của Trung Quốc đã lướt qua gần Okinawa với một trực thăng bay lượn chỉ cách tàu khu trục của Nhật Bản trên dưới 100m.
Các tàu chiến Trung Quốc xuất hiện gần Okinawa của Nhật vào tháng 7-2010
Tiếp đó, đến tháng 9-2010, Trung Quốc và Nhật nổ ra trận chiến ngoại giao dữ dội quanh vụ một tàu cá Trung Quốc tông vào 2 tàu tuần tra của Nhật gần quần đảo tranh chấp Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư).
Tuy không có chứng cứ khẳng định mối liên hệ giữa tàu cá này với Hải quân Trung Quốc nhưng các nhà phân tích cho rằng tàu dân sự Trung Quốc ngày càng hoạt động như thể nhận ủy quyền của hải quân trong các vùng biển có tranh chấp.
Tiềm lực hải quân Trung Quốc ngày càng được tăng cường khiến Mỹ cho rằng mục tiêu chính của Trung Quốc là tranh chấp ảnh hưởng tại vùng biển Tây Thái Bình Dương nằm bên ngoài “tuyến đảo thứ nhất” nối Kyushu của Nhật với Đài Loan và Philippines do Mỹ kiểm soát, theo tờ The New York Times.
Tàu khu trục 136 Hàng Châu trong một cuộc tập trận năm 2008
“Bắt đầu từ năm 2010, tàu chiến Trung Quốc đã chọc thủng tuyến đảo thứ nhất để tổ chức các cuộc tập trận cỡ trung bình. Những hoạt động này sẽ ngày càng thường xuyên hơn, đặc biệt là sau khi Trung Quốc hạ thủy tàu sân bay đầu tiên” – Giáo sư Lyle Goldstein của Viện Nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc (Mỹ) trả lời The New York Times.
Liên tiếp “lộ hàng” bí mật quân sự
Mặc cho tuyên bố “Trung Quốc phát triển quân đội chỉ nhằm mục đích tự vệ và không đe dọa các quốc gia khác”, chi tiêu quốc phòng tăng chóng mặt của Bắc Kinh dường như chứng minh điều ngược lại. Năm 2011, ngân sách quốc phòng Trung Quốc tăng 12,7% so với năm 2010 với tổng kinh phí 601,1 tỉ nhân dân tệ.
Thêm vào đó, từ cuối năm 2010 đến nay, sức mạnh quân sự và vũ khí Trung Quốc được công khai ồ ạt. Chỉ trong vòng nửa năm, liên tiếp 3 bí mật quân sự của Trung Quốc đột ngột “lộ hàng” trên mặt báo chính thống, dẫn đầu là Tân Hoa xã và Thời báo Hoàn cầu (Global Times).
Đầu tiên là thông tin về tên lửa “sát thủ tàu sân bay” Đông Phương 21 với tốc độ gấp 10 lần âm thanh và tầm bắn 1.500km, đe dọa sự thống trị trên biển của Mỹ tại châu Á. Tiếp theo là “bật mí” về máy bay tàng hình J-20 tại sân bay Thành Đô ngay trước chuyến thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates.
Máy bay tàng hình J-20 đậu tại sân bay Thành Đô
Toàn cảnh tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc. Ảnh: TÂN HOA XÃ
Cuối cùng, cách đây không lâu, đích thân Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc Trần Bỉnh Đức xác nhận về sự hiện diện của tàu sân bay. Thường được gọi là Thi Lang, tàu sân bay này sẽ là bàn đạp cho các chiến đấu cơ J-15 (dựa trên thiết kế Su-33 của Nga).
“Trung Quốc không muốn khởi động cuộc chiến, chỉ muốn thổi phồng sức mạnh quân sự để ngăn chặn các phản ứng bất lợi đối với nước này” – Tiến sĩ Andrew Erickson của Học viện Chiến tranh hải quân Mỹ nhận xét trên BBC.
Hải Ngọc (Theo China Times, The New York Times, Mainichi)
------------------
*****
Cac dong chi "HQNDVN anh hung" da ganh ruou ,khieng de ra de khao thuong HQQDGPND Trung Quoc chua vay?
Trả lờiXóaNeu chua thi lam ngay di cho tham tinh huu nghi ,dong chi ,anh em.