++ Hãy đến với nhau bằng tấm lòng trung thực!++

Thứ Tư, 22 tháng 6, 2011

Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc: TQ không chịu trách nhiệm trong việc gây ra tranh chấp ở Biển Đông

Trung Quốc phủi trách nhiệm trong tranh chấp Biển Đông


Trước sự cảnh báo và chỉ trích từ nhiều nước về cách hành xử gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông thời gian gần đây, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải đã tuyên bố rằng, nước ông không chịu trách nhiệm trong việc gây ra tranh chấp trong vùng biển biển này.



Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải Ảnh: THX


Theo đài Phượng Hoàng, Hong Kong, tuyên bố mà ông Thôi đưa ra nhằm trả lời các câu hỏi về thông điệp mà Trung Quốc sẽ mang tới vòng tham vấn đầu tiên về các vấn đề châu Á – Thái Bình Dương giữa Mỹ và Trung Quốc. Cuộc tham vấn sẽ bắt đầu vào thứ Bảy này ở Honolulu, Hawaii.


"Vấn đề Biển Đông không nằm trong lịch trình tham vấn. Nhưng nếu phía Mỹ đề cập, Trung Quốc sẵn sàng tiếp tục xác định lập trường của mình – đó là chúng tôi không phải là phía tạo ra tranh chấp”, ông Thôi nhấn mạnh. “Mặc dù có một số xu hướng đảo lộn trong khu vực, nhưng không phải do Trung Quốc gây ra, chúng tôi không thay đổi quan điểm trong vấn đề này. Chúng tôi hy vọng các nước khác có thể kiềm chế, có trách nhiệm và xây dựng vấn đề cùng với chúng tôi. Nếu tất cả chúng ta có thể làm vậy, vấn đề sẽ giải quyết dễ dàng hơn”.


Vị thứ trưởng Trung Quốc khẳng định: "Chúng tôi không muốn những tranh chấp này ảnh hưởng tới ổn định khu vực hay mối quan hệ giữa các nước liên quan”. 


Ông Thôi và Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell sẽ đồng chủ trì cuộc tham vấn này, hai bên sẽ trao đổi các quan điểm về tình hình trong khu vực và những vấn đề cùng quan tâm khác. 

Báo Trung Quốc lên giọng răn đe

Cùng lúc đó, tờ Nhật báo Trung Quốc hôm nay (22/6) đã đăng bài bình luận đổ lỗi cho gốc rễ tranh chấp Biển Đông đang diễn ra là từ các hành động đơn phương của Việt Nam và Philippines. Bài báo viết, hai nước đã tăng cường các nỗ lực khai thác tài nguyên, chiếm một số phần của quần đảo Tây Sa và Nam Sa (cách Trung Quốc gọi tên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa), tháo dỡ các dấu mốc mà Trung Quốc dựng nên ở quần đảo Trường Sa để đánh dấu biên giới hàng hải.

Đề cập đến vai trò của Mỹ, bài báo lớn tiếng nói Mỹ dù không phải là một phần trong khu vực nhưng đã “đổ thêm dầu vào lửa” bằng cách yêu cầu tự do hàng hải và tiến hành các cuộc tập trận trong vùng biển.

Dù bị cáo buộc vi phạm Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS) cũng như không tuân thủ Tuyên bố Hành xử của các bên ở Biển Đông (DOC), tờ báo Trung Quốc vẫn không ngại ngần mà kêu gọi rằng, để đảm bảo trật tự và không làm tình hình xấu hơn, các bên liên quan tới tranh chấp cần tuân thủ UNCLOS và DOC.

Miệng kêu gọi tuân thủ UNCLOS và DOC nhưng một tờ báo chính thống khác của Trung Quốc, tờ Thời báo Hoàn cầu ngày hôm qua (21/6) đã đăng bài bình luận sặc mùi hiếu chiến. Tờ báo này kêu gọi Trung Quốc "sử dụng mọi biện pháp cần thiết, kể cả quân sự"để bảo vệ lợi ích của Trung Quốc ở biển Hoa Nam".

"Tùy tình hình diễn biến như thế nào, Trung Quốc phải sẵn sàng cho hai kế hoạch: thương lượng với Việt Nam về một giải pháp hòa bình, hoặc đáp trả sự khiêu khích bằng những trận đánh trả vào chính trị, kinh tế hoặc thậm chí cả quân sự. Chúng ta phải nói rõ về khả năng lựa chọn thứ hai, để cho Việt Nam giữ đúng mực về vấn đề biển Hoa Nam.

...Nếu Việt Nam tiếp tục khiêu khích Trung Quốc trong khu vực này, trước hết, Trung Quốc sẽ sử dụng lực lượng cảnh sát biển để đối phó với họ, và nếu cần, sẽ dùng lực lượng hải quân tấn công lại."

Thời gian gần đây đã có nhiều diễn biến căng thẳng trên Biển Đông liên quan tới hành động của các tàu thuyền Trung Quốc tại khu vực thuộc chủ quyền của Philippines và Việt Nam.

Ngày 26/5 và 9/6, các tàu Trung Quốc đã hai lần cắt cáp tàu thăm dò Việt Nam khi tàu thăm dò hoạt động trong phạm vi chủ quyền Việt Nam. Quan chức Philippines cho biết, trong năm nay, Trung Quốc ít nhất đã sáu lần xâm nhập vùng biển của họ. M ột trong những vụ việc nghiêm trọng nhất là tàu Trung Quốc đã bắn vào ngư dân Philippines, và vụ tàu Trung Quốc tháo dỡ vật liệu xây dựng, dựng cột trụ và thả phao ở vùng biển mà Manila tuyên bố chủ quyền.
Trước tình hình này, nhiều nước khác đã lên tiếng cảnh báo Trung Quốc có thể gây bất ổn cho an ninh khu vực.

Singapore đã kêu gọi Trung Quốc làm rõ các tuyên bố của họ ở Biển Đông sau những diễn biến căng thẳng gần đây giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines.  Singapore cho rằng, “sự mơ hồ” của Trung Quốc đã khiến cộng đồng quốc tế lo ngại. Singapore không tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhưng khẳng định, họ quan tâm “tới bất kỳ điều gì ảnh hưởng đến tự do hàng hải trong các tuyến đường biển quốc tế”.

Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Mỹ - Nhật cũng kêu gọi Trung Quốc thể hiện sự kiềm chế; rằng thực lực quân sự của Trung Quốc có thể làm mất ổn định tình hình an ninh khu vực, đồng thời hai nước cần hạn chế Bắc Kinh trong việc theo đuổi các đòi hỏi chủ quyền của họ.

Chiều ngày 20/6 (giờ địa phương), Thượng nghị sĩ John McCain đã có bài phát biểu tại hội nghị “An ninh hàng hải trên Biển Đông” tại Washington. Ông nhấn mạnh Mỹ cần giúp Đông Nam Á tăng cường sức mạnh hải quân trước một Trung Quốc "hành xử hiếu chiến, yêu sách tham lam, thiếu căn cứ" trên Biển Đông.

Cũng tại Washington ngày 17/6, sau cuộc Đối thoại về chính trị-an ninh-quốc phòng Việt-Mỹ lần thứ tư, hai bên đã cùng nhau kêu gọi tự do hàng hải và bác bỏ sử dụng vũ lực ở Biển Đông. Tuyên bố sau cuộc hội đàm này có đoạn: "Phía Mỹ lần nữa khẳng định rằng, những sự việc gây phiền hà trong vài tháng gần đây không thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực”.

Trước đó, một số nghị sĩ Mỹ đã trình lên Thượng viện nghị quyết lên án các hành động của Trung Quốc. Nghị quyết ủng hộ việc tiếp tục các hoạt động của lực lượng Mỹ nhằm bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông và thúc giục Mỹ tạo điều kiện cho một tiến trình đa phương để giải quyết tranh chấp lãnh thổ.
·         Thái An
--------------------------------------------------
Xem thêm:
Nguồn: BBC 
Cập nhật: 10:37 GMT - thứ tư, 22 tháng 6, 2011

TQ yêu cầu Mỹ không can thiệp vào Biển Đông

Tàu Hải Tuần của Trung Quốc
Trung Quốc đã tăng cường tàu ra Biển Đông trong thời gian gần đây
Trung Quốc đã đưa ra cảnh báo trực tiếp với Washington rằng sự can thiệp của họ ở Biển Đông có thể làm tình hình xấu thêm. 

Trả lời phỏng vấn của Reuters, Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải thúc giục Hoa Kỳ đứng bên ngoài các tranh cãi hiện nay và nói rằng Trung Quốc 'hết sức lo ngại' về sự 'khiêu khích' thường xuyên của các bên khác tại Nam Hải (Biển Đông).

Căng thẳng trên Biển Đông đã tăng lên trong tháng qua và một số nước trong khu vực lo ngại Trung Quốc đang ngày càng mạnh bạo trong việc tuyên bố chủ quyền với vùng biển mà người ta tin là có nhiều dầu và khí đốt.

Hiện Trung Quốc là nước đòi chủ quyền lãnh hải lớn nhất ở Biển Đông với đường hình chữ U họ vẽ trên bản đồ chiếm phần lớn diện tích 1,7 triệu km2 của vùng biển bao gồm cả hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

'Hành động quân sự'

Chủ đề Biển Đông cũng được đề cập tới trong cuộc họp an ninh giữa bộ trưởng ngoại giao và bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ và Nhật Bản tại Washington trong ngày hôm qua, theo báo Nhật Bấm Mainichi.

Tờ này nói các bộ trưởng thúc giục các nước đảm bảo an toàn hàng hải và an ninh dựa trên cơ sở tự do giao thông.
Nhật Bản và Hoa Kỳ quyết định lui lại sau 2014 kế hoạch dời đi căn cứ Mỹ ở Futenma trên đảo Okinawa

Theo báo Nhật, Ngoại trưởng Nhật Bản Takeaki Matsumoto và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đồng ý sẽ cùng giải quyết vấn đề tự do thông thương với các quốc gia Đông Nam Á.

Hai bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản và Hoa Kỳ cũng có mặt tại hội đàm về an ninh Mỹ - Nhật tại Washington 21/6 khi hai bên đồng ý về một chiến lược mới cho quốc phòng.

Một quan chức Nhật Bản được trích lời thuật lại rằng bà Clinton nói "hoạt động hải quân của Trung Quốc đang gây căng thẳng trong khu vực", gồm cả biển Hoa Đông và biển Nam Trung Hoa (Biển Đông).

Đặc biệt, các báo Nhật còn đưa tin Washington sẽ đồng ý bán ḥệ thống chống hỏa tiễn (missile interceptor) cho "quốc gia thứ ba" nếu Tokyo coi là việc đó ph̀ù hợp với an ninh của Nhật.

Người ta không nêu ra "các nước thứ ba" có nhu cầu mua hệ thống này của Mỹ là nước nào.

Trong ngày hôm qua các báo chí chính thống của Trung Quốc đã có những lời lẽ cứng rắn về căng thẳng mới đây trên Biển Đông.

Tờ Hoàn cầu Thời báo thậm chí nói Trung Quốc phải tính tới cả phương án có 'hành động quân sự' chống lại Việt Nam.

Báo chí Việt Nam cũng đăng lại tin này, một diễn biến cho thấy quan hệ giữa hai bên xấu đi trông thấy trong những tuần gần đây.
------------------
*****


1 nhận xét:

  1. Tàu Hải quân nhân dân Việt Nam thăm hữu nghị Trung Quốc
    21/06/2011 21:48:43
    Sáng 21/6, hai tàu Hải quân nhân dân Việt Nam mang số hiệu HQ375 và HQ376 đã cập cảng thành phố Trạm Giang (Quảng Đông, Trung Quốc), bắt đầu chuyến thăm hữu nghị và giao lưu với Hải quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc.
    Ra tận cảng đón tàu Hải quân nhân dân Việt Nam có Thiếu tướng Trương Văn Đán, Phó Tham mưu trưởng Hạm đội Nam Hải và Đại tá Hoa Tiểu Bình, Phó chánh văn phòng Bộ tư lệnh Hạm đội Nam Hải.
    Thay mặt Đoàn tàu Hải quân nhân dân Việt Nam thăm Trung Quốc, Đại tá Nguyễn Văn Kiệm, Phó tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân khẳng định: Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa, chính trị; nhân dân hai nước có truyền thống hữu nghị từ lâu đời, tình hữu nghị ấy đang được Đảng, Nhà nước và Quân đội, Hải quân hai nước giữ gìn, vun đắp để hy vọng phát triển tốt đẹp.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm Blog này