++ Hãy đến với nhau bằng tấm lòng trung thực!++

Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2011

Trung Quốc Sẽ Tấn Công Việt Nam?

Nguồn: banbecuatoicom

Chiến lược bành trướng CS Trung Quốc, 2002
Chiến lược bành trướng CS Trung Quốc, 2002

Bài viết sau đây sẽ điểm ảnh các sự kiện quân sự, bối cảnh kinh tế và những nước cờ chính trị liên quan đến tình hình căng thẳng ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc vùng biển Nam Hải. Các hình ảnh và sự kiện sẽ giúp bạn giải thích và dự đoán các khả năng có thể xảy ra: Tại sao và khi nào Trung Quốc tấn công Việt Nam? Việt Nam sẽ làm gì để đối đầu với TQ?
___________________________________________________
TQ Tăng Cường Quân Sự
Năm 1955, Mao Trạch Đông tuyên bố, “Chúng ta không chỉ cần nhiều máy bay và pháo binh, chúng ta cũng cần cả bom nguyên tử. Trong thế giới này ngày hôm nay, để tránh bị bắt nạt, chúng ta không thể không có nó.”
Không dừng ở chiến lược phòng thủ, quá trình hiện đại hóa quân sự TQ còn nhắm vào khả năng tấn công. Ngân sách quốc phòng TQ đạt đến 91.5 tỷ USD cho năm 2011, chiếm 1.4% GDP. Trên thực tế, các chuyên gia quân sự cho là ngân sách quốc phòng TQ thực tế có thể hơn 150 tỷ USD. Với chiến lược “phòng thủ tấn công”, TQ đang tập trung phát triển và hiện đại hóa hải quân, không quân và tên lửa. Với quân đội khổng lồ (1.6 triệu quân), trong kho vũ khí của mình, TQ có số lượng lớn 8000 xe tăng, khoảng 2200 máy bay chiến đấu, và 60 tàu ngầm.

Các sự kiện quân sự giữa TQ và VN

Chúng ta không chỉ cần nhiều máy bay và pháo binh, chúng ta cũng cần cả bom nguyên tử. Trong thế giới này ngày hôm nay, để tránh bị bắt nạt, chúng ta không thể không có nó. ~Mao Trạch Đông, 1955
Trong vòng 65 năm (1946-2011), TQ đã có gần 20 cuộc chiến, xâm lược và sự kiện lớn nhỏ với láng giềng và khá gắn bó với tên tuổi Việt Nam:
  1. 1946-1954: Chiến tranh Việt-Pháp. TQ gởi 15,000 lính, cố vấn và & vũ khí cho VN
  2. 1949: Trận chiến giữa Đài loan-Trung quốc
  3. 1950-1951: Xâm lược Tây Tạng
  4. 1950-1954: Korean War (TQ gởi 700,000 lính, cố vấn và & vũ khí cho Bắc Hàn chống UN)
  5. 1954-1955: Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần 1
  6. 1956: TQ bí mật chiếm đảo Phú Lâm, Hoàng Sa
  7. 14/09/1958: Phạm Văn Đồng gởi công hàm “ngoại giao” công nhận Hoàng Sa & Trường Sa thuộc TQ
  8. 1958: Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần 2
  9. 09/1962-11/1962: Chiến tranh TQ-Ấn Độ
  10. 1967: Chạm trán Chola với Ấn Độ
  11. Mỹ càng gởi quân đến VN, chúng tôi (TQ) càng hạnh phúc hơn, chúng tôi sẽ uống máu chúng…Chúng nó càng ở gần tầm tay của TQ và sẽ là con tin của chúng tôi. ~Chu Ân Lai nói với Nasser, 1965
    1965-1970: Chiến tranh Viêt-Mỹ: TQ gởi 320,000 lính, cố vấn và & vũ khí cho VN
  12. 1969-1978: Xung đột biên giới TQ-Liên Sô
  13. 1974: Hải chiến Việt (VNCH)-Trung (TQ chiếm Hoàng Sa)
  14. 1979: Chiến tranh Việt-Trung
  15. 1988: Hải chiến Việt-Trung (TQ chiếm bãi đá ngầm Gạc Ma, Trường Sa)
  16. 1989: Thảm sát Thiên An Môn
  17. 1994: TQ xâm chiếm bãi đá Vành Khăn (trong khu đặc quyền KT của Philippines)
  18. 1995-1996: Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần 3
  19. 2011: Binh Minh2 & Viking 2: TQ xâm nhập khu đặc quyền KT của VN
Hải Chiến với Việt Nam
  1. 21/02/1956: TQ bí mật chiếm đảo Phú Lâm, Hoàng Sa
  2. 19/01/1974: TQ xâm chiếm và làm chủ hầu như toàn bộ quần đảo Hoàng Sa (phía đông QNĐN)
  3. 17/02/1979: TQ tấn công VN trên đất liền để “dạy VN bài học”, 1 phần là do tranh cãi hải đảo
  4. 14/03/1988: TQ xâm chiếm bãi đá ngầm Gạc Ma, 1 phần đảo Trường Sa

TQ Tăng Cường Lực Lượng Hải Quân

TQ tiết lộ (9/6/2011) sẽ có tàu sân bay đầu tiên hoạt động trong thời gian rất gần. Theo BBC, tàu sân bay gây lo ngại cho Mỹ và Anh nhưng TQ tuyên bố chỉ sử dụng cho việc phòng thủ và đối phó với các căng thẳng ở các vùng biển Nam Hải, Đài loan,…Hải quân TQ dự tính sẽ phát triển 6 tàu sân bay trong vòng 10 năm tới.
Tàu sân bay TQ (Chinese Aircraft Carrier). June 9, 2011
Tàu sân bay TQ (Chinese Aircraft Carrier). June 9, 2011

TQ có ít nhất 1 tàu ngầm nguyên tử dạng 093 hoạt đông ở vùng biển Nam Hải từ năm 2006. Tàu ngầm 093 được cho là tương đương với tàu ngầm Victor III của Nga. Cuối năm 2008, TQ nâng cấp lên dạng 094, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Việc triển khai đặc biệt gây mối lo ngại cho các nước trong vùng Đông Nam Á và Ấn Độ. Ngoài ra, TQ xây dựng căn cứ tàu ngầm ở sâu dưới mặt nước (2002) ở căn cứ Hải Nam.
Tàu ngầm nguyên tử tấn công 093 hoạt đông ở biển Nam Hải
Tàu ngầm nguyên tử tấn công 093 hoạt đông ở biển Nam Hải

Tàu ngầm 093 ở căn cứ  Hải Nam (Hainan)
Tàu ngầm 093 ở căn cứ Hải Nam (Hainan)

Tàu ngầm nguyên tử mang đầu đạn nguyên tử 904
Tàu ngầm nguyên tử mang đầu đạn nguyên tử 904

Căn cứ tàu ngầm nguyên tử, đảo Hải Nam (Hainan)
Căn cứ tàu ngầm nguyên tử, đảo Hải Nam (Hainan)

Căn cứ Haikou ở đảo Hải Nam
Căn cứ Haikou ở đảo Hải Nam


Hải Quân VN và Đơn Đặt Hàng Từ Nga

Ngân sách quốc phòng VN chiếm 1.8% GDP, tăng 70% năm 2011 so với 2010, đạt 2.6 tỷ USD. Mặc dầu con số thực tế có thể gấp đôi, nhưng ngân sách quốc phòng VN vẫn quá nhỏ so với người hàng xóm khổng lồ TQ. Mỗi lần thấy đàn anh TQ giận dữ sắp lên lớp, VN lại tìm đến người thầy cũ, nước Nga.

Tại Hội nghị An ninh châu Á lần thứ 10 (Đối thoại Shangri-La 10, 6/2011) tổ chức tại Singapore, bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh công khai Việt Nam đã ký hợp đồng mua của Nga 6 chiếc tàu ngầm loại Kilo 636. Tổng trị giá ước tính khoảng 2 tỷ USD, giao mỗi chiếc 1 năm. Tàu ngầm Kilo 636 là loại tàu ngầm chạy bằng nhiên liệu điện-hóa thạch, có sức chứa 50-60 thủy thủ. TQ có 2 tàu loại này. Indonesia cũng đặt hàng từ 2 đến 8 chiếc.
VN mua 6 tàu ngầm của Nga, Russia Kilo Class Type 636
VN mua 6 tàu ngầm của Nga, Russia Kilo Class Type 636

Ngày 18/3/2011 VN đã nhận chiếc tàu ngầm Kilo 636 đầu tiên. Thêm vào đó, ngày 5/3/2011, Nga giao hàng cho Hải quân VN gồm 2 chiếc tàu chiến chống tên lửa hạng trung Gepard, đặt tên là Đinh Tiên Hoàng. VN cũng đặt Nga 12 phản lực Sukhoi Su-30MK2, trị giá 600 triệu USD.
12 phản lực Sukhoi Su-30MK2 trị giá 600 triệu USD (2012-2014)
12 phản lực Sukhoi Su-30MK2 trị giá 600 triệu USD (2012-2014)

Ngoài người bạn Nga chí thân, VN thường dựa vào để chống lại TQ, VN cũng đặt 6 chiếc máy bay DHC-6 Twin Otter Series 400, trị giá 6 triệu USD, từ hãng Viking Air, Canada. Đơn hàng ước tính sẽ tiếp nhận 2012-2014. Đây là lần đầu tiên VN sắm máy bay từ phương Tây.
Tàu chiến tàu chiến chống tên lửa hạng trung Gepard, Gerpard (Nhận 18/3/2011)
Tàu chiến tàu chiến chống tên lửa hạng trung Gepard, Gerpard (Nhận 18/3/2011)


Biển Nam Hải (South Sino Sea)

Vị Trí Chiến Lược Biển Nam Hải

Vùng biển đông Việt Nam đã từng được biết đến là một trong những vị trí chiến lược kinh tế và quân sự của Đông Nam Á. Đối với TQ, để chiếm đoạt lại Đài Loan và đảo Sakaku từ Nhật trong một tương lai gần, thì quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là căn cứ địa để cắt đứt sự yểm trợ từ các thế lực thù địch từ phương Nam. Đây cũng là căn cứ quân sự quan trọng để tấn công Việt Nam, Philippines và các nước Đông Nam Á một cách dễ dàng và nhanh chóng nhất nếu cần.

Thêm vào đó, mọi vận chuyển xuất nhập khẩu giữa TQ và châu Phi, châu Âu, Trung Đông và một phần của châu Á đều phải đi qua Ấn Độ, Malaysia,  Indonesia, Phillipines và cuối cùng là cửa nhà (quần đảo TS & HS) của VN.

Trên tuyến đường trọng yếu này hiện chỉ có đối thủ đáng gờm Ấn Độ, tuy nhiên TQ đang tiếp cận với Pakistan và Sri Lanka để tạo liên minh phòng thủ. Duy chỉ có VN thuộc quyền kiểm soát của TQ về chính trị lẫn kinh tế (mậu dịch thâm hụt 12.7 tỷ USD trong năm 2010). Tuy nhiên, con cờ VN không bảo đảm sự an ninh mãi mãi cho TQ, nên một lần nữa, thôn tính Trường Sa để xây dưng địa bàn ứng cứu các tàu hàng TQ trong khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ Dương là điều mà TQ phải thực hiện bằng mọi giá.
Hành trình vận chuyển dầu & hàng hóa của TQ với Trung Đông và Châu Á, Phi, Âu
Hành trình vận chuyển dầu & hàng hóa của TQ với Trung Đông và Châu Á, Phi, Âu

“Nếu TQ là người bạn láng giềng thật sự tốt bụng, thì VN có rất ít cơ hội chiến thắng Pháp và Mỹ”. ~ Tướng Mỹ Wesmoreland đã ngậm ngùi sau cuộc chiến
Vị trí chiến lược biển Đông VN cũng là lý do tại sao Mỹ lún sâu vào chiến tranh VN để ngăn chặn ảnh hưởng của Chủ Nghĩa Cộng Sản ở Đông Nam Á. Khi mà TQ trở nên đối đầu với Liên Sô (1969-1978), khi mà Mỹ đã tạo được liên minh chặt chẽ với Nhật, Nam Triều Tiên, Đài Loan, Philippines, Singapore (về sau này) và đặc biệt sau chuyến thăm TQ của Nixon 1972, Mỹ đã rút khỏi VN 1973. Cuộc chiến VN là thất bại lớn của Mỹ về người, của, mặc dầu đối với họ sự thất bại không ảnh hưởng đến cán cân chính trị và quân sự trên thế giới.

Tuy nhiên, kể từ đây, giấc mơ xâm chiếm biển Hải nam  của TQ đã trở thành hiện thực. TQ tranh thủ xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974, trong khi đó Mỹ làm ngơ, thậm chí tàu Mỹ không cứu vớt các chiến binh hải quân VNCH, mà để cho TQ bắt làm tù binh.

TQ Đang Khát Dầu

TQ khát dầu
TQ khát dầu
Ngoài vị trí chiến lược của quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, với tình hình chính trị bất ổn (đòi tự do dân chủ?) ở châu Phi và Trung Đông, cảng Hồng Kông không hoạt động hiệu quả như mong đợi, TQ không thể nhập đủ nguồn năng lương dầu, thì việc TQ xâm chiếm vùng biển lưỡi bò là một hệ quả tất yếu để bổ sung thêm nguồn năng lượng thiếu hụt.
Năm 2011, TQ chỉ sau Mỹ về lượng tiêu thụ dầu (9 triệu thùng/ngày) để đáp ứng cho việc phát triển kinh tế (tăng trưởng 10%) và nhiên liệu cho xe hơi (lượng xe hơi tăng 19%). Từ 1990, TQ trở thành nước nhập khẩu dầu, mặc dù cũng tự khai thác với nguồn dầu mỏ rất nhỏ. Hiện nay, TQ phải phụ thuộc vào nhập dầu với 60% dầu từ Trung Đông, phần còn lại từ Iran, Venezuela, Lybia,..Để khỏi phụ thuộc vào lượng nhập khẩu, TQ đầu tư vào việc khai thác và tìm kiếm các mỏ dầu ở biển Tây Hải (East China Sea, tranh chấp với Nhật), biển Nam Hải (South China Sea, tranh chấp với VN, Malaysia, Philippines, Taiwan, Brunei),…

Tài Nguyên Biển Nam Hải

Vùng Biển Nam Hải được xác định có trữ lượng dầu khí vô cùng lớn: 1.2 km3 (7.7 tỷ thùng), và thẩm định có thể lên đến 4.5 km3 (28 tỷ thùng). Lượng dầu khí lên đến 7,500 km³ (266 trillion cubic feet).
Biển Nam Hải - Chiếm cứ, Cảng và vị trí khai thác dầu khí
Biển Nam Hải - Chiếm cứ, Cảng và vị trí khai thác dầu khí

Bản đồ chiếm cứ quần đảo Trường Sa
Bản đồ chiếm cứ quần đảo Trường Sa


Kế Hoạch lần thứ 12: Khai thác dầu khí biển Nam Hải

Chiến lược biển Nam Hải được TQ nâng cao lên tầm quan trọng hàng đầu quốc gia, bên cạnh 2 vấn đề nổi cộm khác là Tây Trạng và Đài Loan. TQ đã đầu tư 30 tỷ USD cho kế hoạch lần thứ 12 (2011-2015) tập trung vào việc khai thác tiềm năng dầu và khí đốt. Kế hoạch sẽ tăng gấp 3 lần sản lượng khai thác dầu và khí đốt ở vùng biển Nam Hải trong vòng 10 năm 2011-2021. TQ đang đầu tư nhắm đến sản lượng 500,000  thùng dầu mỗi ngày (bpd) vào 2015, và 1 triệu bpd vào 2020. Hiện tại TQ đang gặp khó khăn trong nhập cảng khí đốt từ Úc, Indonesia, mặc dù với khối lượng nhỏ so với dầu thô. Vì vậy việc khai thác dầu vùng lưỡi bò trở nên vô cùng cấp thiết.
China - Sản lượng thùng dầu mỗi ngày
China - Sản lượng thùng dầu mỗi ngày (bpd)

Biển Nam Hải, Deep water drilling, March 2011

Giàn Khoan CNOOC981

TQ đã đầu tư 1 tỷ USD để phát triển dàn khoan CNOOC981 khổng lồ (31000 tấn). Dàn khoan hạ thủy ngày 23/5/2011, sẽ được đưa vào Trường Sa biển Hải Nam để hoạt động theo kế hoạch lần thứ 12 của chính phủ TQ, 2011-2015. Nam Triều Tiên và Singapore dẫn đầu Thế giới về phát triển dàn khoan dầu, nhưng lần này TQ đã qua mặt về khả năng khoan dầu ở độ sâu 10,000 feet, độ dài 39,000 feet.
Giàn Khoan CNOOC981 hạ thủy ngày 23/5/2011
Giàn Khoan CNOOC981 hạ thủy ngày 23/5/2011

Giàn Khoan CNOOC981

Giàn Khoan CNOOC981
Giàn Khoan CNOOC981

Giàn Khoan CNOOC981
Giàn Khoan CNOOC981

Giàn Khoan CNOOC981
Giàn Khoan CNOOC981

Giàn Khoan CNOOC981
Giàn Khoan CNOOC981

China Oilfield Services Limited - COSL720
China Oilfield Services Limited - COSL720


TQ và Bàn Cờ Chính Trị

Nhận thấy chính quyền Obama đang đương đầu khắc phục kinh tế quốc nội, đang gồng gánh 2 cuộc chiến Afghanistan, Iraq và khủng bố, TQ đã đi nước cờ bang giao quân sự với Mỹ trước khi nhà Trắng có thể lại đổi chủ vào năm tới. (Cuộc chiến Iraq đã tiêu tốn Mỹ 806 tỷ, Afghanstian 444 tỷ, so với VN  648 tỷ USD - tương đương tỷ giá năm 2008).

TQ một mực khẳng định là việc tăng cường quân sự chỉ nhằm mục đích hòa bình, phù hợp với lý thuyết Trung Hoa vươn lên vì hòa bình – phát triển và phục vụ vì hòa binh thế giới (Peaceful rise of China). TQ cam kết hợp tác, không va chạm và thay đổi hiện trạng của Mỹ, nhưng bỏ qua Nhật. TQ đã ký kết các hiệp ước hòa bình với Liên hiệp châu Âu, Nga, Ấn Độ; thực thi chính sách “láng giềng tốt” vùng châu Á Thái bình Dương. Do vậy, về những căng thẳng leo thang HS-TS gần đây, Obama phát biểu là ông tin rằng TQ sẽ giải quyết mâu thuẩn bằng phương pháp hòa bình và bình đẳng!
Hội thảo với Mỹ. May 9, 2011
Hội thảo với Mỹ. May 9, 2011
Deputy Chief of the General Staff of the Chinese PLA Ma Xiaotian shakes hands with Vice Chairman of the U.S. Joint Chiefs of Staff James Cartwright in Washington, D.C. on May 10
Deputy Chief of the General Staff of the Chinese PLA Ma Xiaotian shakes hands with Vice Chairman of the U.S. Joint Chiefs of Staff James Cartwright in Washington, D.C. on May 10
SINGING FOR PEACE? Joint concert by the PLA Military Band and the U.S. Army Band at the UN headquarters in New York City on May 20
SINGING FOR PEACE? Joint concert by the PLA Military Band and the U.S. Army Band at the UN headquarters in New York City on May 20


TQ và Những Mặt Trái

Về kinh tế, trong 30 năm qua, từ năm 1978, TQ đi theo mô hình kinh tế Tư Bản Nhà Nước, tập trung vào công nghiệp hóa để phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân trong thời gian ngắn nhất. TQ năm 2010 có bước nhảy ngoạn mục về tổng sản lượng quốc gia (GDP), vượt qua Nhật để soán ngôi vị thứ 2 trên thế giới, mặc dầu binh quân đầu người vẫn còn ở vị trí khiêm tốn trên thế giới, 98/191.
Tuy nhiên bức tranh hồng kinh tế vĩ mô TQ lại che dấu những thực tế phũ phàng, quan liêu hối lộ tham nhũng tràn lan, nuôi dưỡng thị trường hàng giả thế giới (trong năm 2006, ước tính 8% GDP TQ, 200 tỷ đô-la, tạo ra bởi hàng giả), bật đèn xanh cho thiểu số được làm giàu, khoảng cách chênh lệch giàu nghèo rất lớn (theo Gini index), các làng quê vẫn còn nghèo nàn như ở thế kỷ 19.
Dân nghèo làng quê TQ
Dân nghèo làng quê TQ

TQ - Bỏ làng đi tìm việc
TQ - Bỏ làng đi tìm việc

Về mặt xã hội, rất khó cho giới trẻ vươn lên trong nấc thang xã hội TQ. Mâu thuẩn đất đai triền miên giữa dân và chính quyền do thu đất bất công để xây dựng công trình. Tăng chi cho an ninh quốc nội do chính quyền không tin vào dân mà chỉ tin vào lực lương an ninh để trấn áp, ngăn cấm tự do báo chí, internet, blog, và hạn chế truyền thông nước ngoài, bắt bớ cầm tù các trí thức, nhà báo và những tiếng nói tự do đối lập (xin đừng lẫn lộn những mặt trái của TQ với VN, mà nếu lẫn lộn cũng không sao).

Biểu tình ở China, 2011
Biểu tình ở China, 2011 - chinadigitaltimes.net/china/protests/2011

Biểu tình ở China do mâu thuẩn đất giữa CQ và dân, 2011
Biểu tình ở China do mâu thuẩn đất giữa CQ và dân, 2011


TQ luôn là tay mưu mô xảo quyệt và ngư ông thủ lợi trong ngoại giao. Tại châu Phi, TQ thường làm ngơ trước việc chính quyền địa phương sử dụng đồng tiền từ việc trao đổi dầu. TQ nhận dầu và đổi lại cung cấp vũ khí cho Sudan để kéo dài cuộc nội chiến đã 20 năm. TQ nổi tiếng với việc trao đổi kỹ thuật vũ khí giết người hàng loạt (WMD) cho Iran, Pakistan, North Korea, Syria, Libya, Saudi Arabia and Sudan.

“Ông không đếm xỉa Mèo Đen hay Mèo Trắng miễn là nó bắt được chuột (No matter if it is a white cat or a black cat; as long as it can catch mice, it is a good cat), vậy xin ông hãy lo cải cách triệt để nhà nước và ngừng xuất khẩu CNCS ở vùng ĐNA chúng tôi.”
  ~ TT Singapore Lý Quang Diệu khuyên Đặng Tiểu Bình (1978)
Tương tự  ở châu Á, TQ nuôi dưỡng chế độ diệt chủng Khmer đỏ, du kích Maoists ở Philippines. TQ ủng hộ chế độ độc tài quân sự Miến Điện – thể chế áp bức công dân, vi phạm nhân quyền và tham nhũng trầm trọng, dấy lên làn sóng lo ngại cho khối ASEAN. Nên nhớ rằng Miến Điện cũng không ưa TQ và không muốn bị TQ kèm tỏa. TQ cũng tích cực ủng hộ Cuba, nơi mà kinh tế yếu kém và là tù đày của các nhà báo thuộc hàng đầu thế giới (TQ dẫn đầu và VN “được” xếp hạng 6 thế giới năm 2010).

Chiến lược TQ dùng VN và Bắc Triều Tiên làm vùng đệm CS khá thành công do việc ủng hộ hết mình các cuộc chiến Triều-Mỹ và Việt-Mỹ. Hơn 50 năm qua, TQ tung hỏa mù lèo lái VN và Bắc Triều Tiên như những con cờ bị kìm hãm trong thiên đường Cộng Sản, bị cấm vận, cô lập về ngoại giao, không thể tự đột phá về kinh tế và khoa học kỹ thuật. Bắc Triều Tiên, cũng không ưa gì TQ và chơi trò đu dây giữa TQ và Liên Sô/ Nga, nhưng vẫn mê đắm trong đêm tối nghèo nàn, không thiếu tàn nhẫn, và dư hận thù. Bắc Triều Tiên hiện là con cờ chủ chiến trên bàn cờ chính trị – với lá bài vũ khí nguyên tử- của TQ.
Times Cover - March 9, 1979
Times Cover - March 9, 1979
Lợi dụng sự trợ giúp quân sự, TQ bắt chẹt lãnh đạo VN (Phạm Văn Đồng và Hồ Chí Minh) phải từ bỏ chủ quyền HS & TS qua công hàm 1958. Nhưng may thay, VN vẫn tốt số hơn Bắc Triều Tiên, là con cờ nửa mê nửa tỉnh. Một nữa mày mò trên con đường Tư Bản nguyên thủy mà tưởng mình đang sáng tạo Đổi Mới, một nữa vẫn còn bị trói buộc trong sợi dây thòng lọng Cộng Sản Mác-Lê-Mao.

Một nghịch lý buồn cười là những đất nước đã nuôi dưỡng và phát minh ra học thuyết CS (Anh, Đức, Liên Sô, kể cả TQ) đã trưng bày nó vào viện bảo tàng. TQ vẫn khá tài tình trong việc dùng ảnh hưởng tàn dư của học thuyết CS như một trường phái tôn giáo cực đoan, khiến VN và Bắc Triều Tiên như những con chiên ngoan đạo, thần thánh hóa lãnh đạo, đặt đức tin xa rời thực tế và lên trên lợi ích dân tộc.

Nếu, chỉ là giả tưởng, VN và Nam-Bắc Triều Tiên thống nhất đều hùng mạnh và dân chủ như Nhật, Nam Triều Tiên, Đài Loan hay Singapore, thì không biết TQ có hành xử lộng hành ở biển Đông Nam Á như bây giờ?

Bài Học Đài Loan Bảo Vệ Chủ Quyền Từ Tay TQ

Một học thuyết giá trị của phương Tây đáng ghi nhớ, các nước dân chủ không gây chiến tranh với nhau và luôn bảo vệ cho nhau. Ngược lại, các nước độc quyền, kể cả CS, luôn thù hằn và gây chiến lẫn nhau.
 
TQ vẫn luôn coi Đài loan thuộc chủ quyền của mình. Mặc dù Đài loan có diện tich rất nhỏ (nhỏ hơn 1/10 VN), dân số rất ít (23 triệu), lại ở bên sườn TQ, nhưng TQ vẫn cắn răng ngồi nhìn Đài loan trong thịnh vượng dân chủ. Cuộc tấn công vào Đài loan năm 2020 hiện chỉ dừng lại ở War Game. Cả TQ, Đài loan và Mỹ đều hiểu rằng đây là cuộc chiến đẫm máu được điều khiển từ xa, một cuộc chiến khốc liệt mà quân số không còn là yếu tố quyết định. Một trái tên lửa hành trình phóng của Đài loan vào đập nước 3 Gore Dam của TQ được cho là tương đương với quả bom nguyên tử. Nhưng điều quan trọng, là Đài loan nhận thức được sức mạnh phòng thủ của mình về mọi mặt, kinh tế, quân sự, ngoại giao, chính trị – rất cần sự ủng hộ của Mỹ, mà không cần phải phụ thuộc vào sự tham chiến của Mỹ.

Quan hệ giữa TQ và Đài Loan
Quan hệ giữa TQ và Đài Loan

Chinese amphibious ship, type 068
Chinese amphibious ship, type 068



Bài Học Tranh Chấp Chủ Quyền Đảo giữa TQ và Nhật

Thông thường, lãnh đạo TQ thường làm giảm bức xúc và cơn giận lên chính quyền bằng cách chỉa vào những tên bạo chúa địa phương hay những tên phản động quốc tế (đặc biệt là Mỹ, Nhật và gần đây là Việt Nam). Mỹ là kẻ xúi giục dân chủ, gây bạo loạn ở Tân Cương và Đài loan. VN thường được nhắc đến như là đứa con đầy tớ phản bội, quên công sinh thành lại còn giành đất của người. Nhật là kẻ thù xâm lược không đội trời chung. Hơn nữa hiện nay Nhật đang nắm giữ quần đảo Sankaku mà TQ gọi là Diaoyu và cho rằng thuộc chủ quyền của mình.
Quần đảo Sankaku (Diaoyutai)
Quần đảo Sankaku (Diaoyutai)

Nhật chủ quyền Sankaku từ 1895 cho đến cuối chiến tranh Thế giới II. Mỹ quản lý và trao trả lại cho Nhật năm 1972. Kể từ 1971, TQ và Đài loan (Taiwan) đều tích cực lên tiếng đòi chủ quyền với lý do lịch sử là đã khám phá từ thế kỷ 14. Tuy nhiên, trong vòng 76 năm (1895-1971), cả TQ và Đài loan đều không phản đối việc chủ quyền của Nhật.

Tàu đánh cá TQ tấn công tàu tuần tra Nhật

Rất khó phân biệt giữa chính quyền TQ và ngư dân được dùng trong việc tranh chấp chủ quyền. Vào ngày 7/9/2010, TQ đã dùng tàu đánh cá đâm vào tàu tuần tra Nhật để gây hấn. Nhật đã bắt giữ thủy thủ đoàn và làn sóng phản đối bài Nhật lại bùng nổ ở TQ.

Biểu tình chống Nhật ở TQ

Biểu tình ở TQ luôn không được coi là hợp pháp, một mặt CQ ngầm đồng ý cho biểu tình diễn ra ở 1 số thành phố (Bắc Kinh, Thượng Hải), một mặt tung lực lượng cảnh sát dày đặc để giám sát biểu tình. Hệ thống truyền thông, do nhà nước độc quyền quản lý, thì chỉ thông tin một cách giới hạn về cuộc biểu tình trong nước, trong khi lại truyền thông vô cùng chi tiết cùng 1 sự kiện ở Nam Hàn. Rất nhiều đại học ra chỉ thị cấm học sinh sinh viên tham gia biểu tình. Hệ thống giao thông công cộng thì bị đóng cửa, trong khi ở Bắc Kinh thì xe bus được vận động để chuyên chở học sinh đi biểu tình. Một số SV cũng được nhận tin để tham gia biểu tình. Sau một thời gian ngắn thì CQ ra lệnh, “những cuộc biểu tình không được chuẩn thuận là bất hợp pháp”.

Thế hệ chúng ta không đủ khôn ngoan để tìm ra ngôn ngữ chung cho tranh chấp này. Những thế hệ tương lai chắc chắn sẽ khôn ngoan hơn để tìm giải pháp thích hợp cho các bên liên quan.
  ~ Đăng Tiểu Bình thú nhận
Các biểu ngữ, “Yêu nước không có tội” được sử dụng rầm rộ trong các cuộc biểu tình chống Nhật. Các nhà quan sát cho rằng TQ đã lợi dụng biểu tình để kích động chủ nghĩa dân tộc và cho mục đích chính trị. Tuy nhiên, TQ lại rất lấy làm lo âu về việc biểu tình vì sợ các phần tử “xấu” lợi dụng để bày tỏ phẫn nộ lên CQ, đặc biệt là vấn nạn tham nhũng. Vì vậy, các nhà hoạt động dân chủ của TQ đều bị giam giữ và cảnh báo không được tham gia biểu tình. Điều quan trọng nhất mà nhà cầm quyền lo sợ là đã không có hành động hữu hiệu để giành lại quần đảo tranh chấp từ tay Nhật.

Dù rằng hải quân TQ phát triển khá mạnh, nhưng giải pháp quân sự của TQ dường như là không khả thi. Sankaku được bảo vệ theo hiệp ước quân sự phòng thủ chung giữa Nhật và Mỹ. Cho nên, chính Đăng Tiểu Bình đã thú nhận sự thất bại, “Thế hệ chúng ta không đủ khôn ngoan để tìm ra ngôn ngữ chung cho tranh chấp này. Những thế hệ tương lai chắc chắn sẽ khôn ngoan hơn để tìm giải pháp thích hợp cho mọi bên liên quan.”

Biểu tình chống Nhật ở TQ
Biểu tình chống Nhật ở TQ


Biểu tình chống TQ ở VN

Việt Nam đáng được khen thưởng trong học hỏi và áp dụng xuất sắc kinh nghiệm biểu tình của TQ. Những gì TQ thực hiện một cách bất lực trước Nhật, VN cũng rập khuôn nguyên mẫu cho các cuộc biểu tình chống TQ ngày 5/62011 và 12/6/2011, mà lẽ ra VN nên học từ Nhật và Đài Loan để làm sao bảo vệ hữu hiệu lãnh thổ đang làm chủ. Chính quyền VN hiện tại không can đảm nhận thất bại như Đăng Tiểu Bình, mà vẫn ca bài ca truyền thông cũ rích về bằng chứng lịch sử.
Biểu tình cho phép chống TQ Lần 1, 12-5-2011
Biểu tình cho phép chống TQ Lần 1, 12-5-2011


Biểu tình cho phép chống TQ Lần 2, 12-12-2011
Biểu tình cho phép chống TQ Lần 2, 12-5-2011

Chính quyền VN dùng bạo lực răn đe không nhắm vào kẻ thù, lại dùng để hủy hoại lòng yêu nước, tình yêu dân tộc, sự can đảm và tính độc lập của thế hệ trẻ. Chỉ có tình yêu nước, cá tính độc lập và trí tuệ của tuổi trẻ mới là vũ khí mạnh nhất của một dân tộc. Tuổi trẻ không những là vũ khí để bảo vệ chủ quyền đất nước, mà còn là sức mạnh duy nhất để đưa đất nước trở mình, vươn lên từ vũng sình đỏ, và là niềm hy vọng duy nhất trong tương lai có thể thu hồi lại tất cả những gì do cha ông đổ máu để lại và đã mất vào tay TQ.

Biểu tình chống TQ vượt quá giới hạn cho phép, 12-12-2011
Biểu tình chống TQ vượt quá giới hạn cho phép, 12-12-2011

Con Cờ Thí Việt Nam

Chiến Lược Đối Kháng TQ

Còn Tiếp…



------------------
*****


17 nhận xét:

  1. Đụ mạ Trung Quốc

    Trả lờiXóa
  2. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  3. Toàn mấy thằng phản động lưu vong theo nguỵ bán nước h còn "khoa tay múa mép". Tốt nhất cầm tiền mỹ ăn rồi ngậm mồm cho đến cuối đời. Hay chính bọn mày là "dao 2 lưỡi", đang theo Trung Quốc phá hoại Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  4. hòa binh mới tốt, chiến tranh là đau thương mất mát, Người Việt Nam biết rõ hơn ai hết về điều đó, nên chung ta làm mọi cách để tránh chiến tranh mà vẫn bảo vệ được Độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ! những kẻ theo ngoại bang, nói xấu đất nước mình và tuyên truyền luận điệu chiến tranh tâm lý se chẵng làm nên trò trống gì và Lịch sử sẽ phán xét họ.

    Trả lờiXóa
  5. trung quoc k nen lam nhu vay that la ho do nuoc song k pham nc gieng thi tai sao nc gieng lai pham toi nc song

    Trả lờiXóa
  6. tui bay muon xam luoc nc vn ta thi hay ve mo sach lich su ra xem coi ngay xua doi
    ong co to tui bay da bi danh duoi nhu the nao ma ngay nay con chau cua cac nguoi lai co the ung xu 1 cach ho do nhu vay chu ten thoat hoan am muu xao tra cung phai chui ong dong ma tron de 'lay cai mang cho cua han thi gio day cac nguoi cung phai nhin guong ma hoc hoi di chu khi nao muon xam lang nc ta thi hay ve ma lo chuan bi mo ,ma dat dai de lay dat ma chon k thoi den khi bi giet chety tren m,anh dat ma cac nguoi muon xam kang thi that la nhuc nha do .chuan bi di roi khi nao co muon xam lang thi phai lay du het can dam ma di dau tranh do k thoi wa toi day nc vn do se dai ra quan do .nho dem theo nhieu quan de con thay khi run so nua chu pye nghe cac con cho cvua ta

    Trả lờiXóa
  7. do di cho
    chat het di
    dung lam chuyen vo bo nua doi cua ong co tui bay da muon chiem nhung nuoc tao danh cho tuoc quan ma chay do khon kiem tui bay co hoc k niu co hoc thi nho hoc noi quy duong do nuoc chung tao k de cho tui bay chiem dau chung may that la tham lam do doc ac den noi mot em be chua biec gi ma cung giet tao nhac cho tui bay biec rang muon song thi dung mo dau qua day neu k thi biet tay voi nuoc tao do do khon khiep nho loi chi dang khong thoi moi mot hoi han khong khiep do nho chua do con cho mien con hoi sua ma danh danh nuoc tao do cho khon khiep chung bay chi duoc an xuong chu khong duoc an thit chao may cho con nghe .hihihihihi

    Trả lờiXóa
  8. neu nhu co du suc de choi thi viet nam cung khong phai ngai 1 dieu gi ca gio khong the biet truoc duoc dieu gi se say ra voi ai dau

    Trả lờiXóa
  9. neu nyhu du ban linh thi cu tho dau sang vn coi khi do xac cung khong co mang ve dau

    Trả lờiXóa
  10. Trung quốc đánh Việt nam là chắc
    Trung quốc đánh Việt nam là vấn đề có tính lịch sử; kể từ khi họ đặt cho cái tên An Nam đến nay họ vẫn coi nước Việt là một phần lãnh thổ phía “nam” của họ, không phục tùng thì họ “đánh”, chỉ một chữ “Nam” mà ra vậy, điều đó tưởng chơi mà thiệt.
    Tướng Bành Quang Khiêm tuyên bố rằng “Trung Quốc từng dạy Việt Nam một bài học và có thể cho Việt Nam bài học lớn hơn”.
    Trung Quốc từng dạy hay học? Xin ông Bành hãy xem lại sự kiện lịch sử: Đưa quân đánh biên giới Việt-Trung năm 1979 nhằm mục đích gì? Sau sáu mươi ngày đạo quân 60.000 rút êm về còn được mấy người?
    Trường sơn hẵn sẽ là “Bài học lớn hơn”, và Trường sơn chắc chắn là trận quyết chiến cuối cùng. Xin trích ra đây 4 câu mà cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm từng nói:
    Dục thức thánh nhân hương
    Quá kiều cư Bắc phương
    Danh vị Nguyễn gia tử
    Kim tịch sanh ngưu lang.
    Giải thích 2 từ:
    Kim 金 Vàng. Màu vàng. Bền, chắc. Sâu...
    Tịch 穸 Huyệt chôn người chết.

    Trả lờiXóa
  11. Trung quốc đánh Việt nam là chắc
    Trung quốc đánh Việt nam là vấn đề có tính lịch sử; kể từ khi họ đặt cho cái tên An Nam đến nay họ vẫn coi nước Việt là một phần lãnh thổ phía “nam” của họ, không phục tùng thì họ “đánh”, chỉ một chữ “Nam” mà ra vậy, điều đó tưởng chơi mà thiệt.
    Tướng Bành Quang Khiêm tuyên bố rằng “Trung Quốc từng dạy Việt Nam một bài học và có thể cho Việt Nam bài học lớn hơn”.
    Trung Quốc từng dạy hay học? Xin ông Bành hãy xem lại sự kiện lịch sử: Đưa quân đánh biên giới Việt-Trung năm 1979 nhằm mục đích gì? Sau sáu mươi ngày đạo quân 60.000 rút êm về còn được mấy người?
    Trường sơn hẵn sẽ là “Bài học lớn hơn”, và Trường sơn chắc chắn là trận quyết chiến cuối cùng. Xin trích ra đây 4 câu mà cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm từng nói:
    Dục thức thánh nhân hương
    Quá kiều cư Bắc phương
    Danh vị Nguyễn gia tử
    Kim tịch sanh ngưu lang.
    Giải thích 2 từ:
    Kim 金 Vàng. Màu vàng. Bền, chắc. Sâu...
    Tịch 穸 Huyệt chôn người chết.

    Trả lờiXóa
  12. Trung quốc đánh Việt nam là chắc
    Trung quốc đánh Việt nam là vấn đề có tính lịch sử; kể từ khi họ đặt cho cái tên An Nam đến nay họ vẫn coi nước Việt là một phần lãnh thổ phía “nam” của họ, không phục tùng thì họ “đánh”, chỉ một chữ “Nam” mà ra vậy, điều đó tưởng chơi mà thiệt.
    Tướng Bành Quang Khiêm tuyên bố rằng “Trung Quốc từng dạy Việt Nam một bài học và có thể cho Việt Nam bài học lớn hơn”.
    Trung Quốc từng dạy hay học? Xin ông Bành hãy xem lại sự kiện lịch sử: Đưa quân đánh biên giới Việt-Trung năm 1979 nhằm mục đích gì? Sau sáu mươi ngày đạo quân 60.000 rút êm về còn được mấy người?
    Trường sơn hẵn sẽ là “Bài học lớn hơn”, và Trường sơn chắc chắn là trận quyết chiến cuối cùng. Xin trích ra đây 4 câu mà cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm từng nói:
    Dục thức thánh nhân hương
    Quá kiều cư Bắc phương
    Danh vị Nguyễn gia tử
    Kim tịch sanh ngưu lang.
    Giải thích 2 từ:
    Kim 金 Vàng. Màu vàng. Bền, chắc. Sâu...
    Tịch 穸 Huyệt chôn người chết.

    Trả lờiXóa
  13. phải nói ngay nó là tàu cong,khong phải la tr q vĩ dai như chung ta thuong noi lầm danh từ, no chi la con ngao op,co gang phinh bung cho to bang con bo nhung cai bong bong cua no sap vo vi su ngao man coi troi bang vung ,nhung ma thung rong keu to ,cai dau bo ma cai oc ba dau cua no se tu no huy diet mot som mot chieu vi su kieu ngao ha muc vo nhan.ket luan cho no la cau noi bat hu:anh hung rom thuong dot dac can mai,hau qua thai do mat day cua no ra sao,moi nguoi da ro.

    Trả lờiXóa
  14. phải nói ngay nó là tàu cong,khong phải la tr q vĩ đại như chúng ta thường nói lầm danh từ, no chi la con ngao op,co gang phinh bung cho to bang con bo nhung cai bong bóng cua no sap vỡ vi su ngao man coi troi bang vung ,nhung ma thung rong keu to ,cai đầu bo ma cai oc ba dau cua no se tu no huy diet mot som mot chieu vi su kieu ngao hạ mục vô nhân.ket luan cho no la cau noi bat hu:anh hung rom thuong dot dac can mai,hau qua thai do mất dạy của nó ra sao,moi nguoi đã rõ.

    Trả lờiXóa
  15. muon khong bi TQ bat nat chi co mot con duong duy nhat la xay dung dat nuoc VN giau manh.Muon dat nuoc giau manh thi chi co thay doi the che de han che tham nhung,han che ngu dot cua cac cap lanh dao,han che doc quyen ,kim ham phat trien...

    Trả lờiXóa
  16. bai viet phan tich rat khach quan ! sao lai noi lung tung vay .

    Trả lờiXóa
  17. thằng chó trung quoc, ăn rồi tối ngày đi xâm lấn người khác.
    TQ cho chết.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm Blog này