++ Hãy đến với nhau bằng tấm lòng trung thực!++

Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2011

Carlyle A. Thayer: Viễn cảnh xung đột vũ trang tại Biển Đông

Nguồn: Ba Sàm
Carlyle A. Thayer

Biển Đông: Viễn cảnh xung đột vũ trang

28-06-2011
Về các vụ xung đột gần đây ở các khu vực tranh chấp trên biển Đông như quần đảo Trường Sa, xin ông vui lòng cho biết đánh giá của ông về những điều sau đây:
Hỏi: Có phải các cuộc chạm trán gần đây liên quan đến Trung Quốc ở một bên và Philippines và Việt Nam ở phía bên kia trong các khu vực tranh chấp trên biển Đông, đặc biệt là ở quần đảo Trường Sa, một sự bùng nổ khác đến hẹn lại lên (seasonal) chúng ta đã thấy trong quá khứ và điều này cuối cùng sẽ bớt căng thẳng? Hay là một sự leo thang nguy hiểm lên một mức độ khác, có thể đưa khu vực đến gần hơn các triển vọng cho một cuộc xung đột vũ trang lớn ở đó, có lẽ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ? Điều đó có thể là một kịch bản?

 
Đáp: Ba sự cố lớn đã xảy ra trong năm nay liên quan đến các tàu Trung Quốc phá vỡ các hoạt động thương mại của Philippines và các tàu thăm dò dầu khí Việt Nam, thể hiện sự leo thang về sự quyết đoán của Trung Quốc. Các sự cố này không phải đến hẹn lại lên (seasonal), mà đặc biệt nhắm vào việc tước đoạt các hoạt động của các con tàu này. Các hành động của Trung Quốc gần như là một sự đụng độ.

Chỉ có một sự cố liên quan đến việc bắn đạn thật trong năm nay liên quan đến một tàu khu trục nhỏ của Hải quân Trung Quốc (PLAN). Tin tức cho biết, họ đã bắn ba phát đạn, rơi cách một tàu đánh cá của Philippines khoảng 550 mét hồi tháng 2.

Không chắc Trung Quốc sẽ sử dụng các lực lượng vũ trang hay kích động một cuộc xung đột vũ trang lớn. Ngoại trừ việc bắn đạn thật hồi tháng 2, tất cả các sự cố khác có liên quan đến các tàu dân sự thuộc Cơ quan Giám sát Hàng hải Trung Quốc.

Xung đột vũ trang giữa Trung Quốc và Mỹ rất khó có thể là kết quả của những căng thẳng hiện nay trên biển Đông. Các viên chức quân sự Mỹ nhận thấy, các sự cố liên quan đến các tàu giám sát Hoa Kỳ ít hơn. Mỹ và Trung Quốc đã nối lại quan hệ quân sự và các cuộc thảo luận đang được tiến hành. Tuy nhiên, Trung Quốc không hợp tác cho lắm.

Hoàn toàn không rõ liệu Trung Quốc sẽ kiên trì với sự quyết đoán của họ hay không. Chắc chắn họ đã nhận được các phản ứng ngoại giao dữ dội. Tôi có thể nói sự quyết đoán của Trung Quốc tạm thời sẽ giảm.

Hỏi: Có sự khác biệt nào về việc Trung Quốc khẳng định các yêu sách của họ trong khu vực tranh chấp hiện giờ so với những năm qua? Một số người cho rằng, gần đây họ ngày càng hung hãn hơn.

ĐÁP: Tôi đã mô tả đặc trưng các hành động của Trung Quốc trong năm nay là quyết đoán, vì hai sự cố cắt cáp liên quan đến Việt Nam. Sự việc đầu thì khá rõ ràng. Tàu Trung Quốc cố ý và mưu tính trước sử dụng vũ lực để làm gián đoạn các hoạt động làm ăn hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Vụ việc thứ hai thì chưa rõ lắm nhưng đã có sự quấy nhiễu tàu thăm dò Viking 2 trước đó, trong tuần trước khi sự cố cắt cáp bị cáo buộc đã diễn ra.

Trường hợp tàu thăm dò của Philippines, ít nhất là một tàu Trung Quốc đã có thủ đoạn như thế, rằng hành động của họ được xem như là sự đe dọa để đâm vào [tàu Philippines]. Việc bắn vào các tàu đánh cá Philippines xem như một hành động hung hãn khác thường. Các ngư dân không có vũ trang và không hề là mối đe dọa cho tàu khu trục của Trung Quốc.

Ngoài các sự cố này, phản ứng của Trung Quốc đối với sự phản đối của Việt Nam và Philippines là thô bạo và gây chiến. Các hành động của Trung Quốc dựa trên sự tự nhận thức của họ, rằng họ có quyền “quản lý biển Đông” và thi hành “quyền tài phán” về lĩnh vực hàng hải. Việc Trung Quốc sử dụng lời lẽ mạnh bạo hơn là một đặc điểm mới và đáng lo ngại.

Hỏi: Động cơ đằng sau lập trường quyết đoán của Trung Quốc về các khu vực tranh chấp gần đây có thể là gì? Ông nghĩ rằng Trung Quốc sẽ đi bao xa trong việc khẳng định các tuyên bố của họ trên Biển Đông? Sự quyết đoán này của Trung Quốc có phải bị thúc đẩy bởi nhu cầu về tài nguyên khi họ bắt đầu trở thành cường quốc kinh tế chính trên thế giới? Có phải họ đối xử với Philippines, một đồng minh của Mỹ, cẩn thận hơn là các nước tranh chấp khác, như Việt Nam?

Đáp: Có ít nhất ba động cơ đằng sau hành vi của Trung Quốc. Thứ nhất, Trung Quốc cảm thấy bị bắt buộc phải thực hiện quyền tài phán ở biển Đông sau khi họ chính thức đệ trình bản đồ hình chín vạch hình chữ U lên Ủy ban Giới hạn Thềm lục địa Liên Hợp Quốc. Thứ hai, Trung Quốc tìm cách giành quyền kiểm soát nguồn dự trữ dầu được cho là ở khu vực Trường Sa. Trung Quốc thường xuyên cung cấp [lượng dầu] ước tính khoảng 8-9 lần nhiều hơn các công ty dầu hỏa phương Tây. Thứ ba, Trung Quốc phản ứng lại các hợp đồng thăm dò của Philippines và Việt Nam và bắt đầu các hoạt động thăm dò dầu mỏ.

Trung Quốc sẽ tiếp tục sử dụng một chính sách ngoại giao lẫn lộn và áp lực bạo lực để khẳng định tuyên bố chủ quyền của họ trên biển Đông trong các đường chín vạch. Trung Quốc sẽ tiếp tục khăng khăng đòi giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên cơ sở song phương với các nước tuyên bố chủ quyền có liên quan trực tiếp. Chính sách ngoại giao của Trung Quốc là nhắm tới việc làm cho một trong những nước đòi chủ quyền phải bỏ cuộc và làm trầm trọng thêm sự khác biệt trong ASEAN. Áp lực cơ bắp của Trung Quốc, nhắm làm các công ty dầu mỏ nước ngoài đánh giá lại rủi ro trong việc thăm dò dầu khí ở vùng biển tranh chấp. Áp lực cơ bắp cũng nhằm mục đích thuyết phục Manila và Hà Nội về cái giá phải trả khi chống lại Trung Quốc, lớn hơn cái lợi [mà hai nước này] có được. Cái lợi đang được nói đến là Trung Quốc tham gia vào khai thác chung.

Hỏi: Ông nghĩ gì về những ý định của Hoa Kỳ trong các tranh chấp trên biển Đông và làm thế nào ông nghĩ rằng Hoa Kỳ sẽ đóng vai trò nào đó?

Đáp: Hoa Kỳ, cùng với tất cả các nước trên biển khác, có sự quan tâm trước mắt trong việc giảm căng thẳng và ngăn ngừa xung đột vũ trang xảy ra. Về lâu dài, Hoa Kỳ có mối quan tâm trực tiếp trong việc ngăn chặn Trung Quốc thiết lập quyền bá chủ, kiểm soát lĩnh vực hàng hải và các bãi đá, các đảo nhỏ trong đường chín đoạn.

Hơn nữa, Mỹ phải duy trì vị trí đứng đầu của họ khi đối mặt với các hành động của Trung Quốc. Mỹ phải hỗ trợ Philippines như một đồng minh [đã ký] hiệp ước. Nếu không, giá trị của một liên minh với Mỹ bị đánh giá thấp. Mỹ có ý định chứng minh rằng vai trò ổn định của họ sẽ tiếp tục. Mỹ sẽ triển khai các tàu chiến hải quân tới Biển Đông và đẩy mạnh các hoạt động hải quân.

Hoa Kỳ có ý định nhấn mạnh sự liên quan của họ đối với an ninh khu vực bằng cách đáp ứng lại các mối quan ngại của các nước trong khu vực trên cơ sở song phương, và thông qua sự hỗ trợ ASEAN trên cơ sở đa phương. Cuối cùng, ý định của Hoa Kỳ là thuyết phục một nước Trung Quốc đang trỗi dậy, rằng họ sẽ tốt hơn nếu biển Đông ổn định và an ninh, dựa trên luật pháp quốc tế, và rằng tốt nhất Trung Quốc nên hợp tác với Hoa Kỳ thay vì thách thức Mỹ.

Hoa Kỳ phải thực thi sự lãnh đạo của mình một cách khéo léo và hỗ trợ ASEAN. Hoa Kỳ không thể dẫn đầu, nếu không, sẽ bị xem như là một phần của vấn đề (tức là nước gây rắc rối). Mỹ phải cân bằng Trung Quốc nhưng đồng thời phải hỗ trợ ASEAN.

Hỏi: Philippines và Việt Nam từng nước riêng, hiện đang tiến hành thăm dò dầu khí tại các khu vực đặc biệt như Reed Bank cho Philippines, khiêu khích các hành động của Trung Quốc. Tình trạng này sẽ diễn ra như thế nào và nó nguy hiểm ra sao?

Đáp: Cả Philippines và Việt Nam cần khai thác nguồn tài nguyên dầu mỏ trong vùng đặc quyền kinh tế của mình để hỗ trợ phát triển quốc gia. Cả hai nước đều có lợi ích quốc gia quan trọng trong vấn đề này. Cho đến nay Trung Quốc đã phản ứng bằng lời nói. Trung Quốc hiện đang thực hiện kế hoạch gia tăng khả năng của các cơ quan dân sự của Trung Quốc để thực thi quyền tài phán. Điều này đã khiêu khích cả Việt Nam lẫn Philippines thực hiện các biện pháp “tự giúp đỡ” bằng cách tăng cường khả năng của hai nước để bảo vệ chủ quyền quốc gia. Trừ khi có thỏa thuận về các hướng dẫn thực hiện Tuyên bố Ứng xử giữa các bên trên Biển Đông năm 2002 (DOC), và thỏa thuận về một quy tắc ứng xử (COC) để điều chỉnh hành vi nhà nước, nếu không sự cố sẽ tiếp tục xảy ra.

Thời gian trong năm tháng sắp tới thì rất quan trọng, khi ASEAN được thiết lập để triệu tập hội nghị thượng đỉnh hàng năm và các cuộc họp liên quan, như Diễn đàn Khu vực ASEAN. Tới tháng 11 thì thoả thuận phải đạt được về các hướng dẫn thực hiện DOC và COC, khi triệu tập Hội nghị thượng đỉnh Đông Á hoặc Trung Quốc có khả năng làm nóng lên bằng cách triển khai các tàu chiến để bảo vệ các tàu các tàu ngư chính và các tàu giám sát dân sự. Trong tình huống này, khả năng xung đột vũ trang sẽ tăng lên.
 
------------------
*****


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm Blog này