Nguồn: Vitinfo
Khu trục hạm USS Chung-Hoon tham gia tập trận cùng Philippines. |
Hiện tại, có rất nhiều quốc gia lên tiếng phản ứng lại trước những hoạt động ngang ngược của Trung Quốc tại biển Đông. Có thể thấy rằng Trung Quốc hiện đang không dành được sự ủng hộ của các nước trên thế giới, cùng lúc đó Ấn Độ cũng tuyên bố sẽ "đáp lại" sức mạnh quân sự của Trung Quốc.
Tờ báo Nga “Pioneer” dẫn lời Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh phát biểu trong một cuộc họp báo đưa tin, mặc dù với nguồn lực hạn chế, Ấn Độ đang cố gắng bắt kịp Trung Quốc về sức mạnh quân sự.
"Người Trung Quốc đang vượt trước chúng tôi. Họ đang hướng ra Thái Bình Dương và thực tế đã chế tạo tàu sân bay đầu tiên.-. Thủ tướng Ấn Độ nói – “Để đối phó, Ấn Độ phải tiến hành các biện pháp đáp trả cần thiết”.
"Người Trung Quốc đang vượt trước chúng tôi. Họ đang hướng ra Thái Bình Dương và thực tế đã chế tạo tàu sân bay đầu tiên.-. Thủ tướng Ấn Độ nói – “Để đối phó, Ấn Độ phải tiến hành các biện pháp đáp trả cần thiết”.
Theo Thủ tướng Singh, mặc dù nguồn lực có hạn, Ấn Độ đang tiến hành việc hiện đại hóa lực lượng vũ trang, bao gồm lực lượng Hải quân và Không quân. Lần đầu tiên trong nhiều năm, quân số trong quân đội Ấn Độ đã tăng thêm một số lượng tương đương với hai sư đoàn. Ấn Độ cũng đang nỗ lực phát triển cơ sở hạ tầng trên vùng biên giới giáp với Trung Quốc.
Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh
Ngày 29/6 đài Truyền hình NHK của Nhật Bản cũng dẫn lời các quan chức cao cấp trong chính phủ và quân đội Philippines cho biết, 1 tàu hải quân Trung Quốc đã bắn cảnh cáo tàu đánh cá Philippines đang hoạt động trên Biển Đông.
Cùng với cáo buộc nói trên, cùng ngày, Philippines tuyên bố sẽ cấp nhiều giấy phép hơn cho các công ty tư nhân thăm dò dầu khí trên vùng biển tranh chấp ở Biển Đông. Bộ Năng lượng Philippines không cho biết chi tiết về vị trí các lô thăm dò mà chỉ nói rằng vùng được phân lô này bao gồm khu vực Đông Palawan, thuộc Biển Đông, cũng như khu vực Tây Bắc Palawan và vùng biển Sulu.
Bản thông cáo xác định kế hoạch này nhằm thu hút đầu tư vào hoạt động thăm dò dầu khí, góp phần thực hiện mục tiêu nâng mức tự chủ năng năng lượng của Philippines lên ngưỡng 60%. Thông cáo viết: “Các công ty dầu khí lớn của quốc tế... đã bày tỏ sự quan tâm đến việc đấu thầu khai thác các lô khác nhau”.
Theo các nhà quan sát, quyết định mời nhiều tập đoàn quốc tế tham gia thăm dò dầu khí ngoài khơi Philippines có thể được xem là phản ứng cứng rắn của Manila sau một loạt hành động hù dọa của Bắc Kinh.
Trong khi đó, vào ngày 25/06, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương Kurt Campbell phát biểu trước báo giới: “Chúng tôi rất quan tâm tới tình hình căng thẳng tại biển Đông. Mỹ có những nguyên tắc bất di bất dịch về tự do hàng hải, giao thương cũng như duy trì hòa bình, ổn định và hy vọng các bên liên quan tự kiềm chế”. AFP cũng dẫn lời ông Campbell khẳng định: “Mỹ sẽ giúp tìm cách giảm căng thẳng và không có ý định thêm dầu vào lửa ở biển Đông”.
Tuyên bố này dường như nhằm đáp trả phát biểu bị cho là hăm dọa của Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải hôm 22/6.
Hôm 23/6, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng phản ứng phát biểu của ông Thôi bằng tuyên bố kêu gọi các bên kiềm chế và giải quyết mâu thuẫn theo luật pháp quốc tế.
Việt Nam hiện vẫn tỏ ra bình tĩnh và kiềm chế trước các sự kiện vừa qua tại Biển Đông. Tuy nhiên, sức chịu đựng nào cũng có giới hạn của nó. Lịch sử đã nhiều lần chứng minh Việt Nam luôn biết cách đứng vững. Nếu ai đó hy vọng vào sự yếu mềm của Việt Nam thì họ đã nhầm.
------------------
*****
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét