Nguồn: Blog nguoilotgach
Báo Trung Quốc: Bước phát triển của hải quân Việt Nam sau khi có tàu hộ vệ Gepard 3.9
Tạp chí Bình luận Quân sự Hán Hòa số tháng 1/2011 bình luận vào tháng 8/2010, hải quân Việt Nam đã nhận được chiếc tàu hộ vệ Gepard 3.9 thứ hai. Đây là lần đầu tiên hải quân Việt Nam sở hữu những chiếc tàu mặt nước có lượng giãn nước trên 2.000 tấn. Nhờ đó, hải quân Việt Nam đã tạm biệt thời đại hoạt động ven bờ, chuyển sang giai đoạn hoạt động ở khu vực biển gần.
Theo kế hoạch hiện đại hóa hải quân cả gói, bước đầu tiên, Việt Nam sẽ nhận được 2 chiếc Gepard 3.9, tiếp đó Việt Nam sẽ tự chế tạo thêm ít nhất 2 chiếc Gepard 3.9. Vấn đề đặt ra là vũ khí đi cùng những chiếc tàu này có sự thay đổi nào không? Câu trả lời rằng việc này đang trong quá trình xem xét. Nhưng nếu phân tích kỹ, với việc được trang bị hệ thống vũ khí tính năng cao của Nga, thậm chí là hệ thống vũ khí do Ấn Độ chế tạo, có thể thấy từ nay về sau hải quân Việt Nam đủ sức hình thành ưu thế phi đối xứng đối với hải quân Trung Quốc trên cơ sở sử dụng những chiếc Gepard 3.9.
Gepard 3.9 có lượng giãn nước tối đa là 2.100 tấn, tốc độ tối đa đạt 28 hải lý/giờ (hơn 45 km/giờ), tốc độ tiết kiệm nhiên liệu là 18 hải lý/giờ (gần 29 km/giờ) và hành trình tác chiến tối đa lên tới 5.000 hải lý (hơn 8.000 km). Vì thế nhờ được trang bị Gepard 3.9, phạm vi tuần tra của hải quân Việt Nam có thể bao phủ toàn bộ Biển Đông.
Xem xét khía cạnh hỏa lực tiến công, những chiếc Gepard 3.9 mà Nga chế tạo cho Việt Nam là phiên bản thời bình, được bố trí 8 quả tên lửa hạm đối hạm Kh35, dẫn đường bằng quán tính và rađa chủ động, với tầm bắn tối đa 130 km và tốc độ bắn tối đa là 0,9 Mach. Theo kế hoạch sơ bộ, những chiếc Gepard 3.9 thuộc giai đoạn tiếp sẽ được trang bị tên lửa hạm đối hạm siêu âm, có tầm bắn trên 290 km. Điều này giúp lực lượng tên lửa hạm đối hạm của hải quân Việt Nam chiếm được ưu thế rất lớn về kĩ thuật trong khu vực.
Nhược điểm chủ yếu của Gepard 3.9 nằm ở năng lực phòng không. Do được trang bị hệ thống pháo Kashtan-M (tàu khu trục tên lửa 956EM của Trung Quốc chỉ được trang bị hệ thống pháo Kashtan thời kỳ đầu), 2 giàn pháo 6 nòng GSh-30k, mỗi phút có thể bắn 1.000 quả đạn và 32 quả tên lửa hạm đối không 9M311 (SA-N-14) có tầm bắn 8 km, nên Gepard 3.9 chỉ có thể đáp ứng được nhu cầu phòng không mang tính cứ điểm. Trong giai đoạn đầu, Gepard 3.9 chủ yếu được sử dụng trong khu vực tác chiến của Việt Nam để bảo vệ khu vực biển có chiều sâu phòng thủ khoảng 150 km, nơi có thể nhận được sự bảo vệ của cả những quả tên lửa đất đối không tầm xa thuộc hệ thống S300PMU1 đặt căn cứ trên bờ. Để tăng cường năng lực phòng không của Gepard 3.9, hiện nay phương án lợi dụng không gian còn lại ở boong trước để lắp đạt tên lửa hạm đối không phóng theo chiều thẳng đứng Klinok có tầm bắn 12 km đã hoàn thành.
Bên cạnh đó, Gepard 3.9 được trang bị 1 chiếc trực thăng chống ngầm Ka28 (tiên tiến hơn loại Ka28 mà Nga bán cho Trung Quốc, nhờ có thêm hệ thống kết nối thông tin với tàu); hệ thống sonar MGK-335EM-03 có góc quét 260 độ, phát hiện được tàu ngầm ở bán kính từ 10 đến 12 km và thủy lôi ở cự ly 2 km (tương đương hệ thống sonar 1135.6 mà Nga bán cho Ấn Độ để lắp đặt trên tàu khu trục 4.000 tấn) và hai thiết bị phóng ngư lôi cỡ nòng 533 mm. Do vậy, những chiếc Gepard 3.9 không chỉ giúp hải quân Việt Nam kinh nghiệm đầu tiên về việc sử dụng hệ thống sonar cũng như trực thăng chống ngầm trên tàu, mà còn nâng khả năng chống ngầm biển gần của hải quân Việt Nam lên tầm cao mới. Nó cũng cho thấy hải quân Việt Nam coi trọng việc chống ngầm.
Điều thu thút sự chú ý nhất là Gepard 3.9 sử dụng hệ thống chỉ huy, kiểm soát Sigma-E loại mới nhất của Nga, nên những chiếc tàu này đã nhất thể hóa được việc kiểm soát hệ thống hỏa lực. Ngoài ra, nhờ được trang bị hệ thống trinh sát, gây nhiễu điện tử thế hệ mới MP-407E, nên Gepard 3.9 sẽ giúp hải quân Việt Nam nâng cao đáng kể năng lực tác chiến điện tử.
Tuy nhiên, hiện nay người ta vẫn không biết hải quân Việt Nam sẽ bố trí Gepard 3.9 ở đâu. Qua phân tích ảnh vệ tinh, người ta thấy rằng vịnh Cam Ranh (đã có 2 cầu tàu: một dài 200 m, 1 dài 160 m) và Đà Nẵng (Jian Gang) sở hữu những điều kiện tốt nhất để bố trí Gepard 3.9, hơn nữa vị trí lại nằm ở miền Trung. Do đó, rất có khả năng Gepard 3.9 sẽ được bố trí ở cảng biển thuộc hai nơi này.
Nói tóm lại, cùng với tàu ngầm Kilo 636, máy bay chiến đấu đa năng Su30MK2 và tên lửa chống hạm siêu âm Yakhont có tầm bắn 300 km đặt trên bờ, Gepard 3.9 sẽ giúp lực lượng vũ trang Việt Nam chính thức có được năng lực tiến công đa năng 3 trong 1 (trên không, dưới nước và trên mặt nước) ở khu vực biển gần, đặc biệt là việc nâng cao đáng kể khả năng chống ngầm. Đồng thời, với sự phối hợp đó, lực lượng vũ trang Việt Nam cũng cơ bản hình thành được năng lực phòng thủ biển gần tương đối hiệu quả. Năng lực kiểm soát và tấn công của hải quân Việt Nam sẽ mở rộng từ phạm vi 100 km trước đây lên 150-300 km. Nhưng hải quân Việt Nam vẫn thiếu các hệ thống chống ngầm, chống hạm và tác chiến phòng không biển xa./.
http://nghiencuubiendong.vn/tin-ncbd/1240-bao-trung-quoc-bc-phat-trien-cua-hai-quan-viet-nam-sau-khi-co-tau-ho-ve-gepard-39
==========================================================
Hội thảo quốc tế về Biển Đông tại Philippines
Làm thế nào để tránh căng thẳng leo thang xung quanh vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông? Đó là điều mà các nhà phân tích chính trị khu vực chia sẻ trong Hội thảo quốc tế về Biển Đông tại Philippines.
Hội thảo quy tụ nhiều chuyên gia về vấn đề Đông Nam Á thuộc các trường Đại học tên tuổi trong khu vực. Tổng thống Philippines Aquino cũng đến dự.
Các quan chức an ninh và các chuyên gia quan hệ quốc tế cho rằng, về vấn đề Biển Đông, Trung Quốc và các nước ASEAN cần phải thống nhất về một Bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc pháp lý cao hơn trong những tranh chấp tại Biển Đông. Đây là điều cốt lõi để tránh căng thẳng leo thang.
Đến từ Việt Nam, Tiến sỹ Trần Trường Thuỷ, Giám đốc Viện nghiên cứu ASEAN (Học viện quan hệ quốc tế) cho rằng, Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông cần quy định rõ mọi hành động mà mỗi bên có thể tiến hành ở Biển Đông.
Tiến sỹ Trần Trường Thuỷ, Giám đốc Viện nghiên cứu ASEAN, Học viện quan hệ quốc tế Việt nam cho rằng: “Tình hình căng thẳng lúc leo thang, lúc lại hạ nhiệt và đã nhiều lần như thế này rồi. Chúng ta cần có một Bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc hơn để điều chỉnh hành vi của các nước tại vùng Biển Đông. Bộ quy tắc này cần phải đề cập mọi hành động của tất cả các bên, không chỉ là bên tuyên bố chủ quyền, mà mọi bên có liên quan”.
Ông Trần Trường Thuỷ cho rằng, một thoả thuận pháp lý ràng buộc mạnh hơn cũng là mong muốn của các nước liên quan như Nhật Bản, Mỹ, Australia, và Ấn Độ - những nước muốn bảo vệ một tuyến hàng hải tự do và muốn bảo vệ những hoạt động kinh tế tuân thủ theo luật pháp ở vùng Biển Đông.
Còn Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia về các vấn đề Đông Nam Á ở trường ĐH New South Wales thì cho rằng, tình hình hiện nay đang rất cấp bách.
“Tôi có thể nói rằng, tình hình hiện nay đang rất cấp bách, bởi nếu vấn đề này không được giải quyết, chúng ta có thể sẽ thấy căng thẳng trên biển leo thang hơn nữa. Trung Quốc cần phải quyết định, liệu có hợp tác với các nước ASEAN hay không” - Giáo sư Carlyle Thayer nói.
Về phần mình, Tổng thống Philippines cho rằng, nước này muốn giải quyết tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc một cách hoà bình, nhưng sẽ không để nước mình bị lấn lướt.
Dự kiến, Ngoại trưởng Philippines sẽ đưa vấn đề Biển Đông ra bàn thảo trong cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc khi ông tới Bắc Kinh trong tuần này.
Tác giả : Hương Linh
http://www.vtv.vn/Article/Get/Hoi-thao-quoc-te-ve-Bien-Dong-tai-Philippines-143bb96e35.html
==================================================================
Hồi tưởng lại sự việc ngày 7/11, khi tàu đánh cá Trung Quốc cố ý va chạm với tàu tuần duyên Nhật Bản. Sự việc này đã buộc Mỹ phải bảo đảm với Nhật rằng Hiệp ước An ninh và Hợp tác chung Mỹ - Nhật năm 1960 sẽ áp dụng đối với quần đảo Điếu Ngư (Senkaku). Lại một lần nữa vào tháng 12/2010, xung đột lại nổ ra giữa các tàu đánh cá Trung Quốc và tàu tuần duyên Hàn Quốc tại Biển Hoàng Hải. Các tàu đánh cá Trung Quốc đã bị bắt sau khi cố tình đâm vào tàu Hàn Quốc và 2 thủy thủ Trung Quốc đã thiệt mạng. Tiếp theo tháng 3/2011, Philippines đã phàn nàn việc hải quân Trung Quốc liên tục xâm phạm các đảo ở Trường Sa và sau đó Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng một số căn cứ tại Bãi Amy Douglas Bank, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines (EEZ) - một hành động rõ ràng vi phạm DOC năm 2002 mà Trung Quốc ký với các nước ASEAN. Đáng chú ý là gần đây nhất, hai vụ việc xảy ra vào cuối tháng 5 giữa tàu thăm dò dầu khí Việt Nam và tàu đánh cá Trung Quốc đã khiến Việt Nam phản ứng đáp trả lại bằng các cuộc tập trận bắn đạn thật trên biển và đẩy mạnh nguy cơ tại Biển Đông.
Tất cả những vụ va chạm này đều xảy ra trong vùng được công nhận EEZ, nếu không muốn nói là thuộc ranh giới lãnh thổ của các nước láng giềng của Trung Quốc . Những cơ chế pháp lý hiện nay không có vấn đề gì nhưng Trung Quốc tuyên bố chủ quyền lại dựa trên giả định về sự chiếm đóng của các chế độ Trung Quốc thời cận đại.
Trung Quốc cũng đã từng cam kết “khái niệm an ninh mới” khi tham gia vào tuyên bố DOC năm 2002 và Hiệp ước thân thiện và Hợp tác với ASEAN 2003. Các nhà ngoại giao và học giả Trung Quốc luôn giải thích về việc Trung Quốc trỗi dậy hòa bình thế nào và sử dụng các khái niệm an ninh và hợp tác chung để định hướng các tiến trình đa phương nhằm bảo đảm sự hài hòa của khu vực. Nhưng hiện nay, chính Trung Quốc lại đi theo cách thức gọi là “sử dụng cơ bắp đơn phương” nhằm bảo đảm lợi ích của chính mình bất chấp lợi ích của các nước nhỏ khác. Sự thay đổi lớn trong hành động của Trung Quốc có thể được giải thích bởi 4 đặc điểm cơ bản trong chiến thuật phát triển của Trung Quốc thập kỷ qua:
(1) PLA Trung Quốc đã cảm thấy đủ mạnh để tạo sự kiểm soát trong “chuỗi đảo thứ nhất”. Mục đích kiểm soát các vùng biển bên trong quần đảo phạm vi gồm có Nhật Bản, ĐL, Philippines và Indonesia. Theo tầm nhìn chiến lược của PLA, bước tiếp theo có thể kiểm soát vùng biển bên ngoài thậm chí xa hơn của “chuỗi đảo thứ 2”.
(2) Sau nhiều thập kỷ trở nên phồn thịnh do sự thành công của chính sách tăng trưởng, ĐCS Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng: (i) sự bất bình đẳng thậm chí còn tồi thệ hơn cả thời Trung Quốc trước Cách mạng, (ii) tham nhũng, (iii) ô nhiễm môi trường, (iv) sự bất bình của những người thất nghiệp trẻ và cả những người nông dân bị tước đất. Một trong số những người đó gần đây đã đánh bom tự sát để phản đối cách đối xử bất công của chính quyền. Tranh chấp tại Biển Đông có thể là lý do khiến người dân quên đi sự tức giận hiện nay và tập hợp liên minh xung quanh chính quyền nhằm bảo đảm danh dự và vị trí của Trung Quốc .
(3) Nguồn cung cấp năng lượng đang giảm dần là áp lực đẩy giá và lạm phát tăng cao của Trung Quốc, ảnh hưởng đến sự ổn định trong nước của Trung Quốc . Bắc Kinh cần các tài nguyên năng lượng dưới Biển Đông càng sớm càng tốt để cung cấp cho sự phát triển kinh tế.
(4) Nhân tố mang tính kiềm chế Mỹ, nhân tố không rõ ràng và rắc rối nhất so với 3 nguyên nhân trên. Đánh giá những hành động của Mỹ hiện nay Trung Quốc có thể tin rằng Mỹ và các đồng minh có thể chỉ phản đối miệng và không có hàng rào nào không thể vượt qua trong việc thiết lập khả năng kiểm soát hiệu quả của Trung Quốc tại Biển Đông. Có một kịch bản mà Trung Quốc đang tin tưởng là: Trung Quốc có thể tin rằng Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia sẽ không chiến đấu với Trung Quốc vì lợi ích của Việt Nam hay Philippines. Các thành viên ASEAN cũng không muốn khiêu khích sự tức giận của Trung Quốc bởi họ có quan hệ kinh tế quá phụ thuộc vào Trung Quốc do đó hầu hết các thành viên này sẽ không tham gia trực tiếp vào xung đột. Đồng thời, Washington sẽ không thể tìm được bất kỳ nước nào tại châu Á (hoặc rất ít tại chính Mỹ) để yêu cầu họ chống Trung Quốc hay tham gia một cuộc chiến tranh với Trung Quốc .
Tuy nhiên, gần đây tại Đối thoại Shangri-La, BTrung Quốc P Mỹ Robert Gates đã nói các tranh chấp cần được giải quyết theo luật quốc tế và ông sẵn sàng cá cược rằng trong 5 năm tới Mỹ sẽ tiếp tục hiện diện mạnh mẽ tại khu vực CÁ - TBD. ASEAN sẽ tiếp tục phối hợp hành động và nếu không thể có điều đó thì Mỹ vẫn có một số đồng minh sẵn sàng đứng lên chống Trung Quốc .
Chỉ cần sự thay đổi một trong hai chính sách mang tính động lực của Trung Quốc có thể đủ để làm thay đổi quỹ đạo của các sự kiện hiện nay. Vấn đề tài nguyên mang tính cấp bách của Trung Quốc có thể được giải quyết bằng cách sử dụng cơ chế phát triển đa quốc gia đối với các đảo Trường Sa và Hoàng Sa đang được quản lý bởi các bên tranh chấp. Phiếu bầu đối với ban quản lý này sẽ được xác định bởi tỷ lệ tham gia góp vốn. Sức mạnh tài chính của Trung Quốc mang tính áp đảo về bản chất do đó sẽ có hẳn một chương nhằm bảo vệ quyền lợi của những nước nhỏ hơn để họ có lợi ích và thị phần trong khai thác tài nguyên vùng biển này. Việc cùng phát triển như vậy cần và có thể sẽ bắt đầu nhanh mà không phải giải quyết các quyền đánh bắt cá và hàng hải.
Minh Anh (gt)
http://nghiencuubiendong.vn/tin-ncbd/1757-chin-thut-quan-s-ca-trung-quc-ti-bin-ong
---------------------------------------------------------------------------------------http://nghiencuubiendong.vn/tin-ncbd/1757-chin-thut-quan-s-ca-trung-quc-ti-bin-ong
Khả năng Mỹ đưa quân trở lại Philippines
06/07/2011
Giới phân tích nhận định tình hình căng thẳng tại biển Đông có thể khiến Philippines cân nhắc khả năng đề nghị Mỹ đưa quân trở lại nước này.
Sau khi tuyên bố đang đề nghị Mỹ cung cấp thêm khí tài quân sự hiện đại, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin nhấn mạnh hy vọng sẽ nhận được các lô hàng đầu tiên trong năm nay để kịp thời đối phó với tình trạng căng thẳng tại biển Đông. AFP cũng dẫn lời ông Gazmin khẳng định không tìm kiếm quân cụ đã qua sử dụng mà muốn có trang thiết bị mới hoàn toàn. Mỹ sẽ nghiên cứu và xác định Philippines đang cần cũng như có thể sử dụng những vũ khí gì. Tuy nhiên, giới phân tích Philippines nhận định nước này hiện không đủ khả năng tài chính để mua sắm trang thiết bị quân sự hiện đại của Mỹ. Từ đó, nảy sinh ý kiến cho rằng Manila đang tính chuyện thuê khí tài và cả người vận hành chúng của Washington, mở đường cho lực lượng Mỹ quay lại Philippines.
Trước đó, Đài GMA News dẫn lời Phó tư lệnh hải quân Philippines Orwen Cortez tiết lộ kế hoạch về một thỏa thuận “thuê hoạt động quân sự”, tức lính Mỹ vận hành khí tài Mỹ vì lợi ích của Philippines. Tuy nhiên, nếu muốn áp dụng thỏa thuận này, Quốc hội Philippines phải thông qua dự luật mới cho phép Mỹ đưa quân trở lại các căn cứ cũ ở nước này, theo cây bút bình luận nổi tiếng Ellen Tordesillas của GMA News. Sau khi Thượng viện Philippines vào năm 1991 từ chối kéo dài Thỏa thuận về căn cứ quân sự Mỹ trên lãnh thổ nước này, quân đội Mỹ phải rút khỏi căn cứ tại tỉnh Tarlac, chấm dứt 100 năm hiện diện quân sự tại đây.
Trong một diễn biến khác, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario sẽ đến Trung Quốc vào ngày 7.7 nhằm tìm kiếm giải pháp cho cuộc tranh chấp ở biển Đông. AFP cũng dẫn lời Tổng thống Philippines Benigno Aquino II hôm qua cho hay ông cũng sẽ đến Bắc Kinh trong năm nay với mục tiêu tương tự.
http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110706/Kha-nang-My-dua-quan-tro-lai-Philippines.aspx
(NTB st)
------------------
*****
Chuyện Tếu:
Trả lờiXóaHum rùi anh Hồ và anh Đới nói ngoài lề
Hồ- Anh ah, thằng con nhà em hư quá; nó cứ chưởi em nhem nhẻm hoài ah!
Đới- Chú tưởng anh sướng lắm sao? Mấy thằng nghịch tử nhà anh nó đòi chia đất ăn riêng nên anh đang điên hết cả đầu đây nè!
Hồ- Úi cha! Rựa ha! Thệ thì anh em miền phải mần răng chứ bộ đệ chúng mần tợi thì chụng đâm cạ anh lận em đọ!
Đới (vỗ trán rồi cười)
Hồ- Anh cười chi mà cười lớn rựa?
Đới- Mi xoàng quạ! Tau nghị ra chừ!
Hồ- Mần răng?
Đới- Tau vợi mi gia bộ uýnh nhau. Rứa thì thằng con mi tượng tau đạnh chết mi, rứa hặn ra cứu mi; thằng con tau tượng mi đạnh chết tau rựa hặn ra cựu tau...
Hồ- Rựa thì... chệt em chớ?
Đới- Mần răng mi "no"?
Hồ-Con em thì ít, con anh thì nhiều; anh và các con anh to lừng lững nhữ con voi ở Đà Lạt hôm rồi .. Cứ nhìn thấy thế là bố con nhà em đã chết khiếp còn đánh ấm gì nữa! Thôi, em chẳng dám làm thế đâu!
Đới dỗ dành: Tàu đạ nói vợi mi chừ; Tàu vợi mi giả vờ tàu đạ nọi lục trược mừ. Tàu vợi mi là anh em ruột tàu lại lừa mi sao!!!
Hồ nghĩ ngợi. Ừ nghe cũng hay nghỉ-Thế là em lừa được con nhà em, anh lừa được con nhà anh. Thế thì anh em mình vẫn bình chân như vại. Được đó anh ạ!
Đới cười thầm "thằng ni dệ lừa tiệt"
Và cả hai cười khà khà hình như đã vơ được đầy đãy rôi!