++ Hãy đến với nhau bằng tấm lòng trung thực!++

Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2011

Nỗi đau nước Việt: "Ém" tin về Biển Đông, trách nhiệm thuộc về ai?

Nguồn: VnExpress

"Ém" tin về Biển Đông, trách nhiệm thuộc về ai? 

 

Ông Lê Văn Nghiêm, Cục trưởng Thông tin đối ngoại cho rằng "Trong mọi trường hợp, chúng ta cần chủ động thông tin. Vì nếu chúng ta không thông tin, hoặc thông tin không kịp thời, không đầy đủ thì coi như nhường trận địa thông tin cho đối phương." -- Vậy trong việc "đảo ngũ" nhiều năm, khiến cho sự kiện Biển Đông ngày càng trầm trọng có thể dẫn đến chiến tranh này, trách nhiệm thuộc về ai? 
 
Trả lời phóng vấn báo điện tử VnExpress xung quanh quan điểm thông tin về sự kiện biển Đông, ông Lê Văn Nghiêm, Cục trưởng Thông tin đối ngoại cho rằng: "Thông tin đối ngoại của chúng ta còn hạn chế về ngôn ngữ. Rất cần những thông tin, bài báo Việt Nam chuyển ngữ sang tiếng Trung và các thứ tiếng khác. Những việc này tuy không quá tốn kém nhưng lâu nay chưa được coi trọng lắm".

Trong vấn đề Biển Đông, lập trường của Việt Nam thường xuyên được khẳng định lại, đó là Việt Nam có đầy đủ bằng chứng pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

"Qua các thông tin rộng rãi trên báo chí Việt Nam và các nước, các học giả, dư luận quốc tế đã lên tiếng đồng thuận, ủng hộ lập trường chính nghĩa của Việt Nam".

Mặc dù vậy, trên thực tế thực hiện, chúng ta chưa tổ chức tốt việc đưa ra các bằng chứng và lập luận một cách đầy đủ, có hệ thống và liên tục để người dân trong nước cũng như người Việt Nam ở nước ngoài biết. Chúng ta cũng chưa giới thiệu nhiều bằng các thứ tiếng nước ngoài để cộng đồng quốc tế được biết. Đó là hạn chế trong công tác thông tin đối ngoại của chúng ta.

Tuy nhiên, sau các sự kiện vừa qua ở Biển Đông, khi báo chí của chúng ta lên tiếng mạnh mẽ, thì báo chí nước ngoài cũng nói rất nhiều. Các cơ quan báo chí, thông tấn lớn trên thế giới như BBC, Reuters, AFP... đưa tin nhiều về vấn đề này khiến dư luận quốc tế hiểu hơn về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông. Điều đáng mừng là qua các thông tin rộng rãi trên báo chí Việt Nam và các nước, các học giả, dư luận quốc tế đã lên tiếng đồng thuận, ủng hộ lập trường chính nghĩa của Việt Nam.

Nhiệm vụ của thông tin đối ngoại Việt Nam bây giờ là nói rõ cho dư luận trong và ngoài nước hiểu về chủ quyền của Việt Nam, về lập trường chính nghĩa của Việt Nam. Chúng ta có chính nghĩa, có cơ sở pháp lý, có bằng chứng lịch sử rõ ràng về việc quản lý Hoàng Sa và Trường Sa từ cách đây nhiều thế kỷ. Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 cũng đã nói rõ về chủ quyền của các nước ven biển. Còn yêu sách của Trung Quốc thể hiện tập trung ở bản đồ đường lưỡi bỏ là hoàn toàn phi lý, không có căn cứ pháp lý và không có căn cứ lịch sử.


Đối với người dân Trung Quốc thì thông tin của chúng ta đến được với họ và làm cho họ hiểu là tương đối khó khăn do nhiều năm nay họ gần như chỉ nghe một chiều khiến người dân họ hiểu nhầm. Phải làm thế nào để họ nhận thức lại là nhiệm vụ rất khó khăn. Cái khó nhất của chúng ta là chuyển thông tin trực tiếp đến người Trung Quốc.

Thông tin đối ngoại của chúng ta còn hạn chế về ngôn ngữ. Rất cần những thông tin, bài báo Việt Nam chuyển ngữ sang tiếng Trung và các thứ tiếng khác. Những việc này tuy không quá tốn kém nhưng lâu nay chưa được coi trọng lắm.

Theo ông Nghiêm, Việt Nam cũng có thể có nhiều cách như qua các phương tiện truyền thông đại chúng của nước ngoài, của chính Trung Quốc. Vừa rồi đài truyền hình Phượng Hoàng có phỏng vấn nhà nghiên cứu Việt Nam, Tiến sĩ Vũ Cao Phan. Học giả này đã trình bày vấn đề tranh chấp Biển Đông rất thuyết phục, mềm mỏng, chuẩn xác, đúng nguyên tắc, coi trọng tình hữu nghị với Trung Quốc. Đồng thời ông đã nói ra được những cái dở, cái sai trong thông tin tuyên truyền Trung Quốc.

Đây là một bài học cho thông tin đối ngoại của Việt Nam. Trong mọi trường hợp, chúng ta cần chủ động thông tin. Vì nếu chúng ta không thông tin, hoặc thông tin không kịp thời, không đầy đủ thì coi như nhường trận địa thông tin cho đối phương.

Trong thời gian qua, chủ trương của Việt Nam luôn là thông qua đàm phán, giải quyết một cách hoà bình mọi tranh chấp trên cơ sở luật pháp và thực tiễn quốc tế.

Đối với Trung Quốc, Việt Nam tăng cường nhịp độ đàm phán, phối hợp giải quyết thoả đáng các vấn đề nảy sinh trên tinh thần láng giềng hữu nghị, đồng chí anh em, không làm phức tạp thêm tình hình.

So với báo chí của Trung Quốc, báo chí Việt Nam kiềm chế hơn, không có lời lẽ khiêu khích, xúc phạm nước bạn. Kể cả khi họ nói sai và vu cáo chúng ta thì chúng ta cũng trao đổi lại ôn hòa, có lý có tình, có sức thuyết phục.

Trên thực thế, những chủ trương chính sách của Việt Nam đang được sự đồng thuận của dư luận quốc tế và phần nào làm giảm bớt căng thẳng ở biển Đông.

------------------
*****


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm Blog này