Nguồn: Beenet.vn
24/06/2011 10:49:49
Dù giữ lập trường không đứng về bên nào trong các tranh chấp tại Biển Đông nhưng Mỹ có nghĩa vụ bảo vệ Phillipines nếu xảy ra xung đột do những hiệp định đã ký.
Các quan chức Philippines ngày 22/6 cho biết, theo một Hiệp định phòng vệ song phương ký kết giữa Mỹ và Philippines năm 1951, các lực lượng Mỹ phải có nghĩa vụ bảo vệ binh lính, tàu bè và máy bay Philippines nếu họ bị tấn công trên Biển Đông.
Với Philippines, Hiệp định được ký kết ngày 30/8/1951 quy định mỗi quốc gia sẽ hỗ trợ bảo vệ quốc gia kia chống lại một cuộc tấn công của kẻ địch từ bên ngoài vào lãnh thổ của họ hoặc khu vực Thái Bình Dương.
Trong một văn bản chính sách, Bộ ngoại giao Philippines nói rằng Hiệp định yêu cầu Mỹ giúp bảo vệ các lực lượng vũ trang Philippines nếu họ bị tấn công trên đảo Trường Sa. Văn bảy này viện dẫn các thông điệp ngoại giao của Mỹ đã xác định khu vực Thái Bình Dương gồm cả Biển Đông thuộc phạm vi Hiệp định. Tuy nhiên, Biển Đông không được đề cập cụ thể trong Hiệp định này.
Các quan chức Philippines ngày 22/6 cho biết, theo một Hiệp định phòng vệ song phương ký kết giữa Mỹ và Philippines năm 1951, các lực lượng Mỹ phải có nghĩa vụ bảo vệ binh lính, tàu bè và máy bay Philippines nếu họ bị tấn công trên Biển Đông.
Với Philippines, Hiệp định được ký kết ngày 30/8/1951 quy định mỗi quốc gia sẽ hỗ trợ bảo vệ quốc gia kia chống lại một cuộc tấn công của kẻ địch từ bên ngoài vào lãnh thổ của họ hoặc khu vực Thái Bình Dương.
Trong một văn bản chính sách, Bộ ngoại giao Philippines nói rằng Hiệp định yêu cầu Mỹ giúp bảo vệ các lực lượng vũ trang Philippines nếu họ bị tấn công trên đảo Trường Sa. Văn bảy này viện dẫn các thông điệp ngoại giao của Mỹ đã xác định khu vực Thái Bình Dương gồm cả Biển Đông thuộc phạm vi Hiệp định. Tuy nhiên, Biển Đông không được đề cập cụ thể trong Hiệp định này.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Bộ trưởng ngoại giao Philippines Albert del Rosario |
Bộ trưởng ngoại giao Philippines Albert del Rosario gần đây cũng phát biểu rằng các quan chức Mỹ đã nói rõ, Washington sẽ phản ứng trong trường hợp các lực lượng vũ trang Philippines bị tấn công ở Biển Đông.
Trao đổi qua điện thoại từ Washington, ông Del Rosario cho biết ông sẽ thảo luận các tranh chấp ở Trường Sa cùng với các vấn đề liên quan đến Hiệp định phòng vệ năm 1951 cũng như các mối lo ngại an ninh khác với Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton khi họ gặp nhau vào thứ Năm ngày 23/6.
Trong khi đó, Đại sứ quán Mỹ tại Manila từ chối bình luận chi tiết về việc khi nào sẽ áp dụng Hiệp định. “Là một đồng minh chiến lược, Mỹ tôn trọng Hiệp định phòng vệ song phương với Philippines”.
Alan Holst, quyền Trưởng Phòng thông tin văn hóa tại Đại sứ quán Mỹ nói, “chúng tôi sẽ không tham dự thảo luận những tình huống giả định”.
Liên quan tới sự việc này, ngày 22/6, Trung Quốc đã yêu cầu Mỹ tránh xa các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Trung Quốc cho rằng những tranh chấp này nên được giải quyết thông qua các cuộc đàm phán song phương. Thứ trưởng Bộ ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân nói, Washington sẽ chuốc lấy rủi ro nếu tham gia vào một cuộc xung đột trong trường hợp các căng thẳng khu vực tiếp tục leo thang.
Hiệp định phòng vệ, có hiệu lực năm 1952, định nghĩa một cuộc tấn công được coi là tấn công vũ trang nếu nhằm vào “lãnh thổ đất liền của các bên” hoặc “các lực lượng vũ trang, tàu bè hoặc máy bay tại Thái Bình Dương”. Văn bản của Philippines nói: “Hiệp định có thể diễn nghĩa là bất cứ cuộc tấn công nào vào tàu bè, các lực lượng vũ trang hay máy bay ở Trường Sa thì có thể áp dụng Hiệp định và theo đó buộc Mỹ phải hành động để đối phó với các mối đe dọa chung”. Philippines gần đây cáo buộc Trung Quốc, kể từ tháng Hai, ít nhất 6 lần đã xâm nhậm vào các khu vực mà Manila tuyên bố chủ quyền. Trong đó nghiêm trọng nhất là vụ ngày 25/2 tàu hải quân Trung Quốc đã nổ súng xua đuổi ngư dân Philippines khỏi Jackson Atoll, khu vực mà Manila tuyên bố chủ quyền. |
Minh Phạm (Theo AP, The Washington Post)
------------------
*****
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét