++ Hãy đến với nhau bằng tấm lòng trung thực!++

Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011

Bạn đọc viết: Vài suy nghĩ nhỏ về bài viết "Phải cảm ơn thương nhân Trung Quốc" của giáo sư Võ Tòng Xuân.

T.s Đoàn Phú Hòa


Czech Republic



Tuy rất tôn trọng G.S Võ Tòng Xuân nhưng tôi không thể đồng ý với quan điểm của G.S là “Chúng ta nên cám ơn thương nhân Trung Quốc đã tiêu thụ nông sản cho nông dân ta trong khi các thương nhân và doanh nghiệp Việt Nam quá thụ động.  

Điều này chỉ đúng có một vế là trước mắt trong vòng một vài năm là nông dân bán được nông sản với giá có thể cao hơn một chút so với giá thu mua của các doanh nghiệp trong nước nhưng GS không nghĩ đến cái hậu quả lâu dài của nó cho nền nông nghiệp Việt Nam mà theo tôi là ở những điểm sau : 

1. Bằng cách này vô hình chung nông dân Việt Nam đã tự đưa mình vào con đường phụ thuộc các thương gia T.Q (mà biết đâu bọn chúng chẳng được chỉ đạo từ Bắc Kinh?). Việt Nam mình đã bị phụ thuộc trong quá nhiều lĩnh vực rồi, nhất là trong kinh tế, chủ yếu là trong công nghiệp mà giờ lại bị phụ thuộc nữa về nông nghiệp thì làm sao có thể phát triển được? 

2. Các thương nhân T.Q thu gom nông sản ở VN để rồi chuyển về nước theo con đường tiểu ngạnh tức là không hề có bất kỳ một hợp đồng chính thức, các cơ quan chức năng VN không thể kiểm soát được vì các thương nhân T.Q thường mua nông sản qua hệ thống đầu nậu của mình, những “lái buôn” người Việt chứ không mua trực tiếp từ nông dân và như vậy họ thể lật lọng nông dân bất kỳ lúc nào. Đã là doanh nghiệp thì mục tiêu chính và cũng có thể nói là mục tiêu duy nhất của họ là lãi xuất nên khi đã làm chủ được thị trường mua - bán thì dứt khoát họ sẽ tìm cách dìm giá bán thậm chí họ có thể tự đặt giá mà lúc đó nông dân không còn con đường nào khác là phải chấp thuận (tương tự như giá vải thiều đã diễn ra trong thời gian qua trên biên giới phía Bắc là một ví dụ). 

Theo tôi nghĩ thì không thể để các doanh nghiệp T.Q  tự do lũng đoạn thị trường VN được. Vấn đề quan trọng và cũng là con đường đúng đắn nhất để giải quyết được tình trạng hiện nay là nhà nước VN phải có trách nhiệm, không để các doanh nghiệp VN làm ăn theo kiểu thụ động, chụp dật và đồng thời tạo điều kiện cho nông dân VN có khả năng bán được sản phẩn của mình mà không bị các đầu nậu ép giá. Cho đến thời điểm này thì VN vẫn là nước nông nghiệp. Nếu để bất kỳ nước ngoài nào thâu tóm được thị trường này mà nhà nước mất hết quyền quản lý thì đó là hành động tự sát. 

Giáo sư Võ Tòng Xuân, người từng đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng của các tổ chức, dự án quốc tế và quốc gia về lĩnh vực nông sản nên hoàn toàn có thể tác động đến lãnh đạo các Bộ NN-PTNT và Bộ Công Thương vận động các doanh nghiệp Việt Nam đặt quan hệ mua bán sòng phẳng và trực tiếp với các nơi sản xuất, người dân có thể bán nông sản của mình với giá cao hơn và các doanh nghiệp vẫn có thể mua được với giá thấp hơn so với giá phải mua lại từ các đầu nậu. Để xẩy ra hiện tượng này là khuyết điểm của các cơ quan chức năng nhà nước, từ TW đến địa phương.  Nông nghiệp cũng như công nghiệp, ở lĩnh vực nào cũng phải có kế hoạch để không dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu. Cứ như giáo sư chỉ ngồi vỗ tay ủng hộ việc làm của các thương nhân T.Q mà không hề vạch ra cho người dân lao động cùng các cơ quan nhà nước có những biện pháp sửa sai tích cực và kịp thời thì tôi sợ rằng một ngày không xa, người nông dân sẽ phải ngồi khóc trên núi sản phẩm của mình vì không biết bán cho ai.

31.7.2011



------------------
*****


4 nhận xét:

  1. Thông Thương Binhlúc 08:24 1 tháng 8, 2011

    Tôi thấy thương gia TQ thu mua nông sản của ta lợi ít thiêt cho ta nhiều
    1-làm giá cả thị trương trong nước tăng, lạm phát tăng theo.
    2-Ta thất thu các loai thuế một lương rất lớn
    3-Tiền măt ở đâu mà thương nhân tQ tung ra nhiều thế, có phải tiền giả không ? hay ngân hàng của ta đổi cho họ làm cho lương tiền măt tung ra thị trường rất lớn càng gây lạm phát thêm.

    Trả lờiXóa
  2. Tiên trách kỷ hậu trách nhân.

    Trả lờiXóa
  3. Đây cũng là "Nỗi đau của nước Việt" bác Quý ạ.
    Phải nói rằng, người Việt chúng ta làm kinh tế theo kiểu chụp giật là phổ biến kể cả người sản xuất và người mua hàng. Do đó giữa người bán và người mua ít có quan hệ lâu dài, bền vững. Tính cộng đồng không có nhiều như người TQ.
    Người TQ mua hàng của Việt Nam có tính hai mặt: làm cho hàng hóa tiêu thụ được, người sản xuất bán được hàng, thúc đẩy sản xuất của người Việt phát triển. Mặt tiêu cực đó là họ có những thủ đoạn trong kinh doanh, gian dối trong giao nhận, thanh toán...Điều này cũng có cái lợi của nó là làm cho "trình độ" của người Việt nâng lên qua những lần thất bại.
    Vấn đề ở chỗ là làm sao "quản lý" được kinh doanh của người TQ trên đất Việt theo đúng luật pháp Việt. Điều này thì tôi nghĩ là người quản lý không làm được.

    Trả lờiXóa
  4. Đồng ý với giáo sư Xuân. Nông dân ta được lợi trước mắt còn hơn bị bọn tư bản đỏ cùng bọn thương lái ăn non bóc lột. Nếu TS Đoàn Phú Hòa nên tuyên truyền trực tiếp cho người nông dân thì tốt hơn

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm Blog này