Nguồn: Bee.net.vn
Đôi lời với bạn đọc:
Lâu nay ta hay thấy các doanh nghiệp Việt Nam, kể cả các "quan" từ địa phương đến các Bộ, ngành... hay tổ chức đi "thăm quan, học hỏi kinh nghiệm", nhưng thực tế là đi để tiêu tiền chùa, và kết hợp để thưởng thức "của lạ".
Tình trạng bằng giả ở khu vực Đồng bằng sông Cửu long vừa rồi rộ lên như là một khu vực chiếm tỷ lệ cao nhất nước. Cứ nghĩ lớp lang các loại bằng giả từ Trung ương xuống địa phương như thế, thì lấy đâu ra người có tài, có tâm lo cho nông dân...
Tình trạng các doanh nghiệp Việt Nam để Trung cộng chiếm lĩnh thị trường là xuất phát từ cách làm cơ hội, chụp dựt... của Doanh nhân Việt Nam nói chung.
Chỉ biết than rằng, tại "thằng cơ chế" nó sinh ra như thế!
----------------------------------------------------------------------
"Phải cảm ơn thương nhân Trung Quốc"
30/07/2011 09:48:08
Chúng ta nên cám ơn thương nhân Trung Quốc đã tiêu thụ nông sản cho nông dân ta trong khi các thương nhân và doanh nghiệp Việt Nam quá thụ động.
Giáo sư Võ Tòng Xuân bác bỏ nguy cơ thao túng vùng nguyên liệu mà một số phương tiện truyền thông đưa ra gần đây có ý cảnh báo dư luận.
Thời gian vừa qua, hàng loạt phương tiện truyền thông đăng tải các ý kiến có ý cảnh báo dư luận về việc thương nhân Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư vào vùng chuyên canh khoai lang tại Vĩnh Long.
Việc thuê đất dài hạn, bao tiêu sản phẩm và đầu ra cũng dấy lên lo ngại về nguy dẫn đến tình trạng thao túng vùng nguyên liệu nông sản. Giáo sư nông nghiệp Võ Tòng Xuân- người từng đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng của các tổ chức, dự án quốc tế và quốc gia về lĩnh vực nông sản đã thẳng thắn đưa ra quan điểm trái ngược với dư luận hiện nay
Nông dân Vĩnh Long thu họach khoai bán cho thương nhân Trung Quốc (IE) |
Thưa giáo sư, ông có biết tình hình thương nhân Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào vùng chuyên canh khoai ở Vĩnh Long (thuê đất, thu gom, xuất khẩu…)?
Bây giờ có thương nhân Trung Quốc sang khoanh vùng ở Bình Minh và Bình Tân thuộc tỉnh Vĩnh Long – hai huyện nổi tiếng trồng khoai lang truyền thống để hợp đồng với nông dân trồng khoai lang, thậm chí có doanh nghiệp Trung Quốc mướn đất và mướn dân trồng khoai lang và họ bao tiêu đầu ra.
Việc này có thể dẫn đến nguy cơ thao túng vùng nguyên liệu nông sản như nhiều ý kiến cảnh báo không thưa giáo sư?
Đây là một thời cơ rất tốt cho nông dân Vĩnh Long của chúng ta được có thêm công ăn việc làm, có nơi tiêu tiêu thụ sản phẩm. Không thể nói là thương nhân Trung Quốc “thao túng vùng nguyên liệu”, vì thương nhân Việt Nam đâu cần mua khoai lang mà quan tâm và chịu chăm sóc nông dân Vĩnh Long như thương nhân Trung Quốc?
Như vậy, đã có một thời kỳ quá dài nông dân Vĩnh Long “chịu thiệt”?
Khó khăn lớn nhất của nông dân ở Vĩnh Long và nhiều tỉnh thành nước ta hiện nay là thị trường đầu ra. Bà con nông dân có thể sản xuất nông thủy sản hàng hóa theo mọi tiêu chuẩn, nhưng khi thu hoạch thì chỉ có thương lái với giá ép buộc, thường là bất lợi cho bên bán. Nông dân phần lớn chỉ lo trồng lúa, măc dù biết là trồng lúa không có lãi nhiều. Họ cũng muốn đa dạng hóa nông nghiệp, chuyển sang trồng cây khác hoặc nuôi con khác, nhưng không biết bán cho ai, ở đâu và giá bao nhiêu!
Nhiều ý kiến cho rằng khoai lang tại Vĩnh Long vào mùa thu hoạch có thể bị ép giá vì phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc. Theo giáo sư, chúng ta nên bắt đầu hóa giải sức ép này ra sao?
Đây là vai trò và trách nhiệm của chính quyền địa phương, phải lo bảo vệ nông dân Ủy ban nhân dân huyện phải quản lý các thương lái và thương nhân trên địa bàn của mình, nắm được lai lịch của họ, phải hướng dẫn nông dân đòi thương nhân phải hợp đồng trách nhiệm, kể cả giá cả phải được thỏa thuận từ đầu. Không thể vô trách nhiệm, làm lơ, để ai muốn làm gì thì làm.
Ở góc độ chuyên môn, giáo sư đánh giá thề nào việc chuyển hóa chuyên canh nông sản từ trồng lúa sang trồng khoai?
Trồng khoai lang trên đất lúa là một hệ thống canh tác rất bền vững, một hướng đa dạng hóa nông nghiệp độc canh cây lúa. Kinh nghiệm tại các vùng khoai - lúa tại Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long cho thấy lúa trồng sau khi thu hoạch khoai lang có năng suất cao hơn trồng lúa độc canh.
Ngoài tỉnh Vĩnh Long, một số địa phương tại nước ta hiện nay cũng xảy ra tình trạng thương nhân Trung Quốc chiếm vị trí độc tôn về một loại nông sản. Điều này có ảnh hưởng thế nào với cán cân điều tiết thị trường nông sản?
Chúng ta nên cám ơn thương nhân Trung Quốc đã tiêu thụ nông sản cho nông dân ta trong khi các thương nhân và doanh nghiệp Việt Nam quá thụ động, không giúp đỡ gì nhiều cho nông dân của mình. Đáng lẽ doanh nghiệp ta phải thật năng động, tung ra thế giới, nhất là sang Trung Quốc để nắm bắt được nhu cầu của họ rồi về hợp đồng cho nông dân ta sản xuất hàng hóa đúng nhu cầu ấy rồi đưa sang Trung Quốc bán cho họ.
Giáo sư có thể đánh giá cụ thể hơn về cách làm của các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh nông sản hiện nay?
Cho đến ngay nay chúng ta rất hiếm thấy nhiều doanh nghiệp xuống đến tận nông thôn cùng tính toán với nông dân để tổ chức sản xuất nông sản nguyên liệu. Các doanh nghiệp Việt Nam thường chỉ dùng đội quân thương lái thu gom hàng hóa nguyên liệu theo cơ hội, nhất là mặt hàng gạo, cho nên thành phẩm được chế biến không thể có thương hiệu mạnh.
Cả người nông dân, doanh nghiệp và đất nước đều chịu thiệt vì cách làm cơ hội này. Có thể nói, nông dân Việt Nam còn nghèo vì đất nước ta không có những doanh nghiệp biết kinh doanh.
Xin cảm ơn giáo sư!
Quốc Quang (theo VNN)
TIN LIÊN QUAN |
---|
------------------
*****
GS Võ Tòng Xuân là người luôn nghĩ tới nông dân chân lấm tay bùn,vì thương quá dân cực khổ quanh năm mà không giàu lên được nên những ai đem lại lợi ích thiết thực cho dân đó chính là tâm nguyện của GS. Xin cám ơn ý kiên của GS ,hy vọng những ý kiến của GS sẽ đánh thức những ai cố tình lờ đi hàng chục triệu nông dân cơ cực trên đất nước VN này.
Trả lờiXóaAnh Xuân mến !
Trả lờiXóaDạo rày cũng biết "hờn dỗi" nhỉ ?
Dân "Nông lâm" thì phát biểu theo "Lâm nông" cho nó lành ...
Gửi đến anh lời chúc sức khỏe bớt "trăn trở".
Nông dân làm cho lắm tắm cũng ở tr...ầ...n .
Thời gian qua nhờ việc tàu của các thương nhân Trung Quốc đến Xứ Dừa thu mua dừa trái nên giá dừa trái trong hai năm trở lại đây tăng khá cao, làm người nông dân trồng dừa vô cùng phấn khởi, đời sống phần nào được cải thiện nhờ thu nhập từ trái dừa, nhất là trong thời buổi củi quế gạo châu hiện nay. Đùng cái, mấy "ông nội" doanh nghiệp ngành dừa của địa phương vốn đã giàu xụ, nhà lầu, xe hơi...cho rằng doanh nghiệp của mình làm ăn khó khăn, không có....lãi nhiều do giá dừa nguyên liệu tăng cao. Trong một phiên họp hiệp hội ngành dừa cùa tỉnh này họ kiến nghị lãnh đạo tỉnh cần có biện pháp hạn chế xuất khẩu dừa trái, hạn chế việc người nông dân bán dừa cho thương nhân Trung Quốc bằng cách....đánh thuế xuất khẩu dừa trái sang Trung Quốc. Việc này xem ra có lợi cho những "ông nội" doanh nghiệp mà người chịu thiệt là.....nông dân. KHÔNG HIỂU NỔI.......
Trả lờiXóa