Nguồn: Blog giangnamlangtu
Phùng Hoài Ngọc
(Th.s văn học China)
Tâm sự với ông chủ Quý-blog về chuyến đi thăm Hà Sĩ Phu
18 Tháng 7 2011 Để lại phản hồi
in Ghi chép
(Tâm sự kỳ 1)
Tôi đọc bài “Thăm bác Hà Sĩ Phu” của Nguyễn Hữu Quý viết thứ ba, ngày 12 tháng bảy năm 2011, rất cảm động, thao thức mãi.
Thấy mình cũng có cùng tâm trạng với Hữu Quý, ước ao đến thăm những con người nổi tiếng và đáng kính mà mình cảm phục, nhưng không dễ có điều kiện mà đi. Anh Quý đã làm được điều đó với chuyến xe gian nan từ Daklak đến thành phố Đà Lạt.
Tôi hiểu đó là sức mạnh của óc liên tài.
Liên tài vốn là từ Hán cổ (không liên quan đến đám lãnh đạo cộng sản Tàu ngày nay) có nghĩa thương người tài. Nhớ xưa nàng Thúy Kiều đi tảo mộ đầu xuân, chợt nhìn thấy một ngôi mộ “sè sè nấm đất bên đường/ rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh” không có ai dọn cỏ và hương khói. Nàng hỏi em trai Vương Quan, cậu em thư sinh kể vanh vách lai lịch con người hồng nhan bạc mệnh. Kiều thắp nhang, cảm hứng một bài thơ tặng ĐạmTiên rút cây trâm trên đầu vạch lên vỏ cây trong nghĩa địa… Đêm ấy, Đạm Tiên hiện về trong giấc mơ sau khi đã dò tìm số mệnh Thúy Kiều trong sách trời và cũng nảy sinh cảm hứng liên tài, nàng báo trước số phận hẩm hiu cho Kiều biết (và suốt 15 năm sau, Kiều ra sức chống lại cái số mệnh ác nghiệt ấy, chứ không cam chịu). Hai nữ nhân tài ấy gặp nhau vài lần trong suốt Truyện Kiều, một tình bạn lạ lùng giữa người sống với hồn ma.
Quay lại với Hữu Quý và Hà Sĩ Phu, đó chính là một câu chuyện liên tài thời hiện đại, đầu thế kỷ 21. Anh Quý cũng nhìn thấy gần đúng xuất thân của Hà phu nhân, chị ấy quê Hà Đông nhưng cũng chẳng khác mấy người Hà Nội, vì Hà Đông và Hà Nội là láng giềng gần gũi suốt nghìn năm rồi.
Cảm nghĩ ngổn ngang về tình bằng hữu- óc liên tài ngày nay, viết ra chẳng hết. Nhưng cần phải cảm ơn Internet, tức là cần cảm ơn các nhà khoa học Mỹ đã giúp cho chúng ta gặp nhau và óc liên tài mới phát triển được.
Chả biết kết thúc bài viết lan man bùi ngùi này thế nào nữa…
Hi vọng Hữu Quý tiếp lời với tôi.
P.H.N
------------------
*****
<Cái Tâm người Trí thức
Trả lờiXóaChia s ẻ … s ớm
Tôi đọc bài chủ, rồi theo link đọc bài gốc; Rồi lại về Trang nhà Nguyễn Hữu Quý coi chung để đợi có ý kiến nhận xét nào thì xem và học tập. Trong khi đang viết đây thì vẫn chưa thấy, nên gọi là “sớm”. Cái khó “nhận xét” là bài viết rất ý vị, trong khi đó còn có: “phần 1; còn tiếp”; Thành ra bạn đọc có ý đợi chăng? Tôi mạo muội phản hồi (“Nhận xét” quan trọng hơn chăng?) vì tôi rất quý trọng hai bác Hà Sỹ Phu và Nguyễn Hữu Quý.
Bài viết ý vị, theo tôi là ở chữ “TÀI” với liên hệ như khơi gợi mối tương giao Đạm Tiên – Thuý Kiều. Từ đây mà khởi hành thì phải đi sâu và đi xa lắm. Xin đợi đọc những phần kế tiếp vậy. Tôi trình bày ngắn về “tài” trong ý nghĩa “người trí thức”.
“Tài” theo ý nghĩa người trí thức là khả năng cảm thụ/nhận, cảm thức và năng lực hành động theo chính kiến cảm thức của mình. Xét Thúy Kiều chẳng hạn: Thi phú thì “một vẫy đủ mười khúc ngâm”, vân vân. Nhưng kết cục của Truyện Kiều thì Nguyễn Du lại viết: Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ tài. Với cái tâm của mình, trong trường hợp phải đắn đo “bên tình, bên nghĩa, bên nào nặng hơn”, nàng đã “quyết tình, nàng mới hạ tình”! ...
Phải khẳng định tài là thiên phú, quý giá và đáng trân trọng; Nhưng trong đánh giá con người thì bao giờ chữ tâm cũng được đánh giá ... nhỉnh hơn. Tâm là tình, trong đó tất nhiên có tình yêu; Trong tình yêu thì cái “yêu mình” cũng lại tất nhiên là phải có. Vậy mà những “người tài - trí thức chân chính” thì hình như không biết yêu mình chăng? Hãy thừa nhận một điều: Nếu những người trí thức chỉ biết yêu mình, họ có thể sống không phải khổ. Vậy mà đa phần những trí thức chính đính ngày nay không hề thấy họ có dáng dấp bệ vệ hay sang trọng. Chi tiết xúc động trong bài của bác Quý chính là những dòng nói về gia cảnh hiện thời của bác Hà Sỹ Phu ...
Một người vắt óc viết những điều mà cuộc sống đang chứng nghiệm dần; Một người thức khuya, dậy sớm tìm đọc và post các bài thời sự nóng hổi. Riêng chuyện thứ hai, tôi đã thấy phát khiếp vì mình cũng say đọc, say viết lắm, mà không làm được một phần như thế. Tôi rút ra khía cạnh của “tài” là “năng lực hành động theo chính kiến cảm thức của mình” là như vậy.
Người trí thức nặng về tâm nên nhiều khi chứng kiến hoàn cảnh của họ mà thấy thật đau thương. Tôi nhìn những khuôn mặt và những ánh mắt đầy âu lo của những nhà trí thức danh tiếng ngồi đợi thông tin về quốc gia đại sự trước cổng BNG (“cửa quan”) mà bồi hồi xúc động: Các ANH quên gian nan vất vả của mình để lo lắng những điều xa và rộng! (Chuyện tahm gia biểu tình cũng trong tinh thần đó, nhưng xin bàn sau.)
Chia sẻ thế này có ngoài lề chăng?
Thật không có gì cao cả hơn là cái tâm của người trí thức (“Nguyên khí quốc gia”!); Nhưng lịch sử cũng cho thấy không có gì bị đối xử phũ phàng và tệ bạc như cái tâm người trí thức đã và đang phải gánh chịu!
Thân kính.
Kính gửi bác Phùng Hoài Ngọc và bác Văn Đức.
Trả lờiXóaNgay sau khi đọc bài của bác Phùng Hoài Ngọc, ở câu cuối bác nói: "Hi vọng Hữu Quý tiếp lời với tôi".
Thực ra, em đã định có ý kiến ngay để đáp lời các Ngọc, rằng, bác Phu tặng em một cuốn sách, em định đọc xong cuốn sách sẽ viết một bài về bác Phu (như em đã cảm nhận về tướng Nguyễn Trọng Vĩnh), nhưng vì bận quá chưa đọc được.
Bác Văn Đức chia sẻ như vậy không có gì gọi là ngoài lề cả; rất cảm ơn bác!