Nguồn: Blog giangnamlangtu
1. Với nhà báo Quý Thanh (có lẽ Hữu Ước)
Nhớ lại chuyện cũ. Một tháng sau ngày xử sơ thẩm tiến sĩ CHHV, ông mới viết được bài "Về sự ngộ nhận của GS Ngô Bảo Châu" để phê phán bài “Về nỗi sợ hãi” do GS Ngô Bảo Châu viết. Bình luận thời sự mà chậm hiểu. chậm viết như vậy thì thật đáng buồn cho một nhà báo (nhật báo, tuần báo). Tôi đã viết bài “Không thể ngờ được, Quý Thanh…” để bàn luận về nghệ thuật nghị luận của ông (xin xem bài đó tại đây:
http://tuanvannguyen.blogspot.com/2011/05/khong-ngo-uoc-quy-thanh.html. Sau đó đã có nhiều trang WEB, blog đăng lại.
Do đó, hôm nay tôi không còn bất “ngờ” khi đọc bài của ông nữa.
Bởi vì tôi đã hiểu ông rồi. Tôi hiểu rõ kiến thức nhà báo của ông quá bất cập. Lối viết văn của ông quá “sến” (nói theo kiểu miền Nam chúng tôi). Cụ thể là văn ông viết kiểu uốn éo, đa ngôn, như dân gian mắng là “già mồm”, “Hoạn thư luận”. Ông nghênh ngang kiểu tiểu nhân đắc thế, khua môi múa mép đứng trước một người tù trong xiềng xích mà trỏ mặt xỉ vả họ, bởi chẳng sợ họ có thể phản kháng. Văn ông Quý Thanh vẫn là bản cũ soạn lại, gia giảm ít nhiều. Như vậy ông thu hoạch nhuận bút rất lời lãi rồi.
Đó là nhận xét chung về bài viết “Cù Huy Hà Vũ một chiêu bài nhân cách” của Quý Thanh.
Lần này tôi chỉ bàn về khái niệm “nhân cách” ông sử dùng. Tôi chắc rằng ông chả hiểu gì về khái niệm này. Hoặc giả, ông hiểu biết rất nông cạn như một người ít học.
Khái niệm nhân cách là ý niệm tổng hợp về tư cách, phẩm chất của một con người, chủ yếu là người đã trưởng thành. Nhân cách là toàn bộ ứng xử của một con người đối với tự nhiên, cộng đồng xã hội và với bản thân mình.
Rất tiếc Quý Thanh chỉ hiểu phiến diện “nhân cách là lối ứng xử với gia đình và cơ quan”.
Ông Thanh dẫn ra những chuyện lặt vặt, nhỏ nhặt trong mâu thuẫn nhất thời của một gia đình, để kết tội CHHV. Người Anh có câu “Làm sao biết được bộ xương trong tủ nhà người khác” (ý nói mỗi nhà có bí mật riêng), các cụ Việt Nam nói đơn giản hơn “Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”.
Ông Thanh lại đưa chuyện lĩnh lương ở cơ quan Bộ ngoại giao. Xin hỏi lại một câu: Cơ quan Bộ ngoại giao khù khờ tới mức nào mà phát lương cho một người không làm việc suốt 25 tháng trời ? Hẳn là ở đây có uẩn khúc chi đó. Ông phải đi tìm hiểu trước khi viết bài mới phải. Nghiệp vụ an ninh của ông chỉ có đi dò la đời tư của người ta như vậy mà chưa trọn vẹn?…
Bàn về những quan điểm cải cách Hiến pháp của CHHV thì ông Thanh chưa đủ tầm đánh giá những đóng góp về mặt này. Thủ đoạn quen thuộc của Quý Thanh vẫn là né tránh những vấn đề cơ bản.
Quý Thanh viết “Một kẻ phản bội lại chính bố mình thì có gì mà không dám phản bội?”. Ông còn trách thiên hạ sao lại đưa CHHV “trở thành vầng dương”, “người phi thường”.
Xin thưa, chúng ta đều biết, có người con bất hiểu đã trờ thành “vầng dương chói lọi, bậc anh hùng” đấy. Nhân dân không chê trách người ấy khi tin rằng người ấy đã lập công tích lớn cho dân tộc. Người ấy bỏ cha bỏ mẹ ra đi giang hồ, lập được sự nghiệp lớn. Người ấy phạm tội bất hiếu bởi làm trái đạo đức Nho giáo (theo quan niệm truyền thống dân tộc-phương Đông: “phụ mẫu tại, bất viễn”(cha mẹ còn sống, không đi xa) theo Luận ngữ- Khổng tử.
Nếu theo đạo đức truyền thống thì biết bao người xa rời cha mẹ đi công tác xa, làm ăn xa đều là vi phạm đạo đức “bất hiếu”, một phần của nhân cách hay sao ?
Vậy thì, nhân cách xét theo tiêu chí nào – đó mới là vấn đề.
Nhà báo Quý Thanh đến bây giờ vẫn chỉ lặp lại thủ đoạn cũ, không thể tiến bộ được nữa rồi, hỏng thật rồi.
2. Với tướng Nhanh
Ông tuyên bố với báo giới “Không chủ trương đàn áp biểu tình yêu nước”. Chúng ta biết công an và người lính phải coi “quân lệnh như sơn” (quân lệnh như núi, không lay dịch được). Hàng trăm lính sắc phục và thường phục của ông đua nhau đàn áp thô bạo các cuộc biểu tình, có hình ảnh bằng chứng còn đầy, nhân chứng sống còn đó, đài nước ngoài đưa tin kể cả Trung Quốc, đường links còn đó. Lẽ nào đám lính của ông dám qua mặt ông để lập công. Họ đâu có ngu đến nỗi tự ý làm không công cho ông để ông thi hành kỷ luật họ hay sao ? Nếu sự thật là ông không chủ trường đàn áp biểu tình như đã tuyên bố phủi trách nhiệm chối tội, sao không thấy ông điều tra xem thuộc hạ đã tự tung tự tác như thế nào, mà chỉ thí bỏ một con tốt đen tên Minh (là đại úy thì cũng chỉ là con tốt so với cấp tướng) ở mức tạm đình chỉ.
Ông tuyên bố với báo giới “Không chủ trương đàn áp biểu tình yêu nước”. Chúng ta biết công an và người lính phải coi “quân lệnh như sơn” (quân lệnh như núi, không lay dịch được). Hàng trăm lính sắc phục và thường phục của ông đua nhau đàn áp thô bạo các cuộc biểu tình, có hình ảnh bằng chứng còn đầy, nhân chứng sống còn đó, đài nước ngoài đưa tin kể cả Trung Quốc, đường links còn đó. Lẽ nào đám lính của ông dám qua mặt ông để lập công. Họ đâu có ngu đến nỗi tự ý làm không công cho ông để ông thi hành kỷ luật họ hay sao ? Nếu sự thật là ông không chủ trường đàn áp biểu tình như đã tuyên bố phủi trách nhiệm chối tội, sao không thấy ông điều tra xem thuộc hạ đã tự tung tự tác như thế nào, mà chỉ thí bỏ một con tốt đen tên Minh (là đại úy thì cũng chỉ là con tốt so với cấp tướng) ở mức tạm đình chỉ.
Có lẽ chờ ít lâu dư luận nguôi ngoai thì ông lại vỗ vai an ủi đại úy và có cách bù đắp cho anh ta.
Chẳng lẽ không có lệnh của ông, công an thường phục và sắc phục đủ loại nghênh ngang dàn trận thiên la địa võng như vậy mà ông không biết ?
Đúng như người xưa nói “Chốn quan trường hiểm ác, biết đâu mà lường”.
3. Với tổng giám đốc VTV Trần Bình Minh
Đài VTV không có một lý tưởng cụ thể và cương lĩnh nhất định.
VTV bỏ công phu dàn dựng cảnh chia tay sướt mướt với nữ hoàng sex HTL từ bỏ series phim đang đóng dở dang cho thiếu niên.
VTV được lệnh đánh CHHV và các trang mạng tự do tiêu biểu là Boxitvn, phóng viên hăm hở làm phóng sự theo lối chụp giựt, quay lấy được, nói lấy được.
Chín cuộc biểu tình hừng hực lòng yêu nước của nhân dân HN và SG không hề lọt vào ống kinh VTV (chúng tôi phải dò kênh truyền hình Bắc Kinh trên internet để xem). Thực là cảnh tượng bưng tai bịt mắt của các nhà báo truyền hình. Chẳng hiểu họ có phải cắn răng nín nhịn hay không khi bị cấm tác nghiệp?
Sự việc phó tổng giám đốc VTV tự nguyện rút lui khỏi Đài để là làm kinh tế tư nhân báo hiệu một mâu thuẫn không phải nhỏ trong việc điều hành quản lý của Đài truyền hình to nhất nước, tiêu tốn biết bao nhiêu ngân sách nhà nước.
Kinh khủng thật, than ôi nhân cách của nhà báo truyền hình !
4. Với GS Trần Chung Ngọc
Chúng tôi không rõ ông Trần là “giáo sư” về ngành khoa học nào?
Giáo sư viết lách làm sàm quá nhiều, xin ông hãy đọc 164 lời bình luận của thiên hạ trang web anhbasam. mà lọc lấy những gì cần thiết. Tôi chỉ bàn một điểm thôi. Ông viết “Nhưng thử hỏi, không có Đảng Cộng sản Việt Nam thì chế độ nô lệ thực dân Pháp có cáo chung không?”
GS Ngọc mới chỉ chạm vào ngón chân của môn triết học lịch sử thôi. Xin dẫn chúng: ông Mahatma Gandhi lãnh tụ Ấn Độ đã dùng phương pháp đấu tranh bất bạo động giảnh lại độc lập cho đất nước mình khỏi ách cai trị của người Anh. Thái Lan đã kí hiệp ước hữu nghị và thương mại với Anh năm 1826 và với Mỹ năm 1833, nhờ đó thoát khỏi ách thuộc địa của các nước đế quốc lúc bấy giờ đang tranh giành nhau vùng Đông Nam Á. Thái Lan cũng đã kí hiệp định phân định biên giới sông Mekong với Pháp và tránh né được xung đột với thực dân Pháp vào cuối thế kỷ 19. Trong Thế chiến thứ 2, Thái Lan là đồng minh lỏng lẻo của Nhật Bản, tránh được tại họa chiến tranh … Tóm lại, bàn cờ lịch sử có nhiều nước đi, chọn đi nước nào hay hơn, hay nhất là do người cầm quân quyết định.
Nếu không đủ sáng suốt nhận định về lịch sử thì ông cũng nên thận trọng hơn. Nếu bất lực khi giải thích lịch sử thì tôi khuyên ông nên đọc tiểu thuyết “Chiến tranh và hòa bình” của Lev Tolstoi để thấy rằng, bàn về lịch sử không phải trò chơi. Thiên tài vĩ đại Tolstoi bất lực khi giải thích lịch sử đã viết đại ý rằng “Chiến tranh hay hoà bình, thắng hay bại, đều do Chúa Trời quyết định”.
Xin có lời khuyên GS Trần Chung Ngọc: Bất khả tri thì thà rằng sa vào duy tâm chủ nghĩa về lịch sử còn hơn nói theo “khẩu hiệu”.
Phùng Hoài Ngọc
-------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------
SATURDAY, MAY 14, 2011
Không thể ngờ được, Quý Thanh …
Xin giới thiệu một bài viết của tác giả Phùng Hoài Ngọc ở An Giang (cách quê tôi khoảng 70 km) bàn về bài viết của tác giả Quý Thanh đang gây ra làn sóng tranh cãi gần đây. Trong bài này, tác giả Phùng Hoài Ngọc nhận xét về những sai sót trong văn hóa tranh luận. Trong những sai sót đó, có một sai sót rất phổ biến trong tranh luận trên báo chí Việt Nam: đó làad hominem mà trang web này đã đề cập đến trong một bài về thói ngụy biện ở người Việt trước đây. Xin mời các bạn theo dõi. NVT
Trước hết là những sai lầm cơ bản trong tranh luận:
1/ Sai lầm về kiến thức. GS Châu gọi đúng ba người Hector, Turnus, Kinh Kha là “những huyền thoại”, còn Quý Thanh gọi nhầm là ba anh hùng trong lịch sử nhân loại. Thực ra họ chỉ là ba nhân vật văn học có nguyên mẫu, được hư cấu như là ba biểu tượng anh hùng thôi. Quý Thanh có lẽ không đọc hay đọc mà không hiểu kỹ về lịch sử và văn học thế giới, nên mới phạm một sai lầm cơ bản như thế.
Xin nhắc lại, hôm qua GS Nguyễn Văn Tuấn đã chỉ ra một sai lầm về trích dẫn. Nhưng theo tôi đó là một sai lầm khác do hụt hẫng về kiến thức.
2/ Trốn tránh luận điểm. Tác giả Quý Thanh tránh né tranh luận trực tiếp về những luận cứ cơ bản mà GS Ngô Bảo Châu đã nêu nhằm phê phán Tòa án Hà Nội. Thay vào đó, tác giả sử dụng những ngôn từ hoa mỹ để đánh lạc hướng vấn đề sang chuyện cá nhân, như bao nhiêu năm sống ở nước ngoài không hiểu tình hình trong nước. Cách viết đó thể hiện một sự thiếu tự tin về luận điểm và đánh tráo vấn đề.
3/ Ngụy biện. Thay vì tranh luận về vấn đề và luận điểm, Quý Thanh lại sỉ nhục đời tư cá nhân Cù Huy Hà Vũ. Quý Thanh không dám đề đề cập những thành tích chống tiêu cực của ông vốn đã được báo chí lề phải đưa tin rộng rãi. Tấn công cá nhân (ad hominem) là một ngụy biện phổ biến của những người không đủ kiến thức để tranh luận và phải dùng những chiêu thức thấp kém, phi chính thống.
4/ Hoạn Thư luận. Quý Thanh viết bài theo phương pháp Hoạn thư luận, tức là “Nói điều ràng buộc thì tay cũng già”. Phương pháp này đã lạc hậu trong thời đại ngày nay. Nó chứng tỏ tác giả còn quá non nớt trong tranh luận, đến nỗi phải dựa vào một kiểu tranh luận phi chính thống.
Những sai lầm cơ bản trên chứng minh rằng Quý Thanh là một nhà báo (?) tắc trách. Có thể ông/bà chỉ mong hoàn thành nhiệm vụ được giao mà không tính đến phản ứng dữ dội của bạn đọc.
Xét thấy bài viết của Quý Thanh có thể sử dụng làm một trường hợp nghiên cứu (case study) để dạy sinh viên, tôi xin phép báo An ninh Thế giới (ANTG) mượn bài văn của Quý Thanh cho sinh viên Ngữ văn phân tích mổ xẻ như là một bài văn nghị luận chất lượng kém, hầu giúp các em sau này viết tiểu luận bút chiến có chất lượng hơn.
Sau cùng tôi có một đề nghị nhỏ: Tôi xin phép mượn lời GS Ngô Bảo Châu gửi đến Báo ANTG “rất nên tạo điều kiện cho ông/bà Quý Thanh chuyển sang công tác khác, phù hợp hơn”.
Không thể ngờ được, Quý Thanh …
Nhân đọc bài viết của tác giả Quý Thanh trên An ninh Thế giới về GS Ngô Bảo Châu, tôi thấy không thuyết phục. Không thuyết phục vì bài viết có nhiều sai lầm cơ bản trong văn chương chính luận. Trong bài này, tôi muốn chỉ ra những sai lầm và có vài đề nghị cụ thể.
1/ Sai lầm về kiến thức. GS Châu gọi đúng ba người Hector, Turnus, Kinh Kha là “những huyền thoại”, còn Quý Thanh gọi nhầm là ba anh hùng trong lịch sử nhân loại. Thực ra họ chỉ là ba nhân vật văn học có nguyên mẫu, được hư cấu như là ba biểu tượng anh hùng thôi. Quý Thanh có lẽ không đọc hay đọc mà không hiểu kỹ về lịch sử và văn học thế giới, nên mới phạm một sai lầm cơ bản như thế.
Xin nhắc lại, hôm qua GS Nguyễn Văn Tuấn đã chỉ ra một sai lầm về trích dẫn. Nhưng theo tôi đó là một sai lầm khác do hụt hẫng về kiến thức.
2/ Trốn tránh luận điểm. Tác giả Quý Thanh tránh né tranh luận trực tiếp về những luận cứ cơ bản mà GS Ngô Bảo Châu đã nêu nhằm phê phán Tòa án Hà Nội. Thay vào đó, tác giả sử dụng những ngôn từ hoa mỹ để đánh lạc hướng vấn đề sang chuyện cá nhân, như bao nhiêu năm sống ở nước ngoài không hiểu tình hình trong nước. Cách viết đó thể hiện một sự thiếu tự tin về luận điểm và đánh tráo vấn đề.
3/ Ngụy biện. Thay vì tranh luận về vấn đề và luận điểm, Quý Thanh lại sỉ nhục đời tư cá nhân Cù Huy Hà Vũ. Quý Thanh không dám đề đề cập những thành tích chống tiêu cực của ông vốn đã được báo chí lề phải đưa tin rộng rãi. Tấn công cá nhân (ad hominem) là một ngụy biện phổ biến của những người không đủ kiến thức để tranh luận và phải dùng những chiêu thức thấp kém, phi chính thống.
4/ Hoạn Thư luận. Quý Thanh viết bài theo phương pháp Hoạn thư luận, tức là “Nói điều ràng buộc thì tay cũng già”. Phương pháp này đã lạc hậu trong thời đại ngày nay. Nó chứng tỏ tác giả còn quá non nớt trong tranh luận, đến nỗi phải dựa vào một kiểu tranh luận phi chính thống.
Những sai lầm cơ bản trên chứng minh rằng Quý Thanh là một nhà báo (?) tắc trách. Có thể ông/bà chỉ mong hoàn thành nhiệm vụ được giao mà không tính đến phản ứng dữ dội của bạn đọc.
Xét thấy bài viết của Quý Thanh có thể sử dụng làm một trường hợp nghiên cứu (case study) để dạy sinh viên, tôi xin phép báo An ninh Thế giới (ANTG) mượn bài văn của Quý Thanh cho sinh viên Ngữ văn phân tích mổ xẻ như là một bài văn nghị luận chất lượng kém, hầu giúp các em sau này viết tiểu luận bút chiến có chất lượng hơn.
Sau cùng tôi có một đề nghị nhỏ: Tôi xin phép mượn lời GS Ngô Bảo Châu gửi đến Báo ANTG “rất nên tạo điều kiện cho ông/bà Quý Thanh chuyển sang công tác khác, phù hợp hơn”.
PHÙNG HOÀI NGỌC
An Giang------------------
*****
Tác giả đính chính:
Trả lờiXóa1. "Đài VTV không có một lý tưởng cụ thể và cương lĩnh nhất định".
2. "ông mới viết được bài "Về sự ngộ nhận của GS Ngô Bảo Châu" để phê phán bài “Về nỗi sợ hãi” do GS Ngô Bảo Châu viết”.
Xin cáo lỗi với bạn đọc
Phùng Hoài Ngọc
Quy oı mınh dang o Istanbul - Tho nhı kı, dı cong tac ca tuan, ban nhıeu vıec qua, khong co thoı gıan, bay gıo moı tranh thu vao mang ngo qua tınh hınh, chua doc duoc nhıeu, nhung baı nay thı tuyet voı qua, tren ca tuyet voı.
Trả lờiXóaXın cam on tac gıa, cam on Quy.
Ngo Trao Nha
Chúc bác Ngo Trao Nha có chuyến công tác thành công!
Trả lờiXóaChủ Bog đã sửa lại theo ý tác giả Phùng Hoài Ngọc rồi,trong khi mang về Blog trước đó, đã có sửa vài lỗi chính tả nhỏ nữa nhé.
Trả lờiXóaCám ơn tác giả, định còm ở bên Blog của bác, nhưng ngại nên lại thôi.
Nghe phân tích của nhà giáo Phùng Hoài Ngọc mà thấy đầu óc sáng suốt hẳn.Xin cảm ơn blog Quý đã chọn đăng các bài viết này
Trả lờiXóa