++ Hãy đến với nhau bằng tấm lòng trung thực!++

Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2011

Nỗi đau dưới mộ của người anh hùng Út Tịch

Nguồn: danviet.vn

Đôi lời với bạn đọc: 

Đọc bài này từ báo Dân Việt, trong tôi láng máng về chị Út Tịch; vào Google kiểm tra lại thì có thông tin về chị (được phong tặng Anh hùng LLVT) như sau: 

Câu hỏi được đặt ra là: những người còn sống, thậm chí là kể cả đồng đội của chị, đã "trả nghĩa" cho người anh hùng như thế này chăng? 

Thời gian chưa dài để ta gọi là... quá khứ; nhưng những kẻ vô ơn đã bắn vào hiện tại bằng đại bác, thì họ sẽ nhận được ở tương lai những điều khủng khiếp.

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Út Tịch hay Nguyễn Thị Út (1931 - 1968) người làng Tích Thiện, quận Trà Ôn, tỉnh Cần Thơ.
Út Tịch và hai chị của mình (chị Hai Keo, chị Ba Cao) sinh ra và lớn lên trong nhà địa chủ Hàm Giỏi. Cuộc đời của ba chị em, vì thế không thể vượt qua số kiếp cực khổ. Ngay từ nhỏ, họ phải làm việc cho địa chủ để mưu sinh, hết Hàm Giỏi đến con ông ta là Hội đồng Thanh.
Tháng 12 năm 1949, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mở chiến dịch Cầu Kè, Út Tịch đảm trách công tác giao liên, trinh sát của tổ chức Công an xung phong do ông Chín Luông chỉ huy. Bà theo dõi, nắm vững tình hình quân đội PhápQuân đội Quốc gia Việt Nam, báo tin kịp thời với lực lượng quân sự địa phương và bộ đội chủ lực để hiệp đồng tác chiến (trận Rạch Cách, trận bót Bến Cát) gây nhiều tổn thất cho thực dân PhápQuốc gia Việt Nam.
Đầu năm 1950, Nguyễn Thị Út xây dựng gia đình với ông Lâm Văn Tịch (người Việt gốc Khmer) cũng là chiến sĩ trong lực lượng vũ trang địa phương.

Chuyện buồn ở nhà chị Út Tịch: Ăn nhờ ở đậu... trên quê hương


(Dân Việt) - 36 năm sau giải phóng, Lâm Thanh Hiển và em trai Lâm Thanh Hùng vẫn sống tại quê nhà. Thế nhưng cả hai đều được coi là ở “lậu” bởi có nhà nhưng không có đất.



Dù đất mà hai người con chị Út Tịch ở ổn định, không ai tranh chấp đã hàng chục năm qua nhưng vẫn không được cấp sổ đỏ…

Đôi mắt u buồn, anh Hiển hồi tưởng: “Hồi đó má tui như mèo tha con đi gởi khắp nơi. Mấy chị em tui cứ sống lăn lóc như củ khoai lang thả dưới đất. Tôi không nhớ nổi mình có bao nhiêu bà nội, bà ngoại mà mình từng chịu ơn vì đã cưu mang chị em tui”.
Anh Hiển và các con thắp hương cho chị Út Tịch.
Tuổi thơ dữ dội

Cùng hoàn cảnh như Hiển, Hùng cũng được gửi và phải bú nhờ hàng chục bà mẹ khác nhau cho tới lúc biết ăn giặm, ăn độn. “Tui thì được đưa đi hết nhà này tới nhà khác, nửa đêm thức dậy có người đưa xuống xuồng đi nơi khác. Một lần đang ở nhà má Năm tận Kiên Giang, ba tui ghé thăm, bồng ôm một cái, ba khóc rồi đi. Tui hỏi má Năm tại sao anh bộ đội khóc? Tui không biết đó là ba mình” - anh Hùng chùng giọng, kể.

Chỉ tay ra dòng sông Cầu Kè đang chảy lững lờ, anh Hiển bồi hồi nhớ lại: “Ba hay bốn tuổi gì đó tui đã biết đeo cứng má “như băng đạn trên thắt lưng”, má vắng nhà là tui nhớ chịu không nổi. Lần đó, hai má con ngủ chung đến nửa đêm, má lén dậy hun tui một cái rồi nhẹ nhàng lấy đai thắt lưng, cắp súng nhảy xuống vỏ lãi.

Tôi tỉnh dậy, chạy băng băng theo bờ kinh đón đầu. Đến cây cầu khỉ, tui nắm hai tay vào thanh cầu, thả người thòng xuống kinh. Khi vỏ lãi vừa lướt tới, tui buông tay rớt cái bịch xuống sàn vỏ lãi.

Hai má con ôm nhau khóc suốt, rồi má dỗ dành, năn nỉ con ngủ để má đi đánh giặc, mấy hôm lại về. Ai ngờ đó cũng là lần cuối cùng, mẹ ra đi vĩnh viễn không bao giờ về nữa…” - kể đến đây, đôi mắt của Hiển đỏ hoe.

Sau khi mẹ hy sinh, anh em Hiển được gửi nhờ khắp nơi, không ai gặp mặt ai. Năm 1970, Hiển và Kim Anh được Quân khu 9 bí mật đưa ra Hà Nội. Do hai chị em đều được tổ chức đưa đi riêng rẽ nên mãi đến khi tập trung tại Trường Học sinh miền Nam số 8 ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc), hai người mới gặp nhau.

Ngày 14.5.1974, Huyện đội phó Cầu Kè - anh Lâm Văn Tịch hy sinh tại quê nhà. Hiển và Kim Anh đang học ở Liên Xô không hay tin cha mất. Các người con khác ở quê nhà, gởi tứ tán các cơ sở nuôi nên cũng không biết tin cha hy sinh…

Ở “lậu” trên quê hương

Tháng 9.1975, Kim Anh và Hiển từ Liên Xô trở về. Mấy chị em gom nhau lại vì có người chưa nhớ, chưa biết mặt nhau bao giờ. Cuộc đời của nữ Anh hùng Út Tịch đi đánh giặc triền miên, đàn con tứ tán, tìm hơi ấm trong vòng tay những đồng chí, đồng đội.

Năm 1977, Hiển và Hùng tiếp tục học Trường Thiếu sinh quân Quân khu 9. Rời trường, Hiển về quân khu, rồi chuyển về làm Thuế vụ tỉnh Cửu Long (cũ). Ở cơ quan này không bao lâu, Hiển chuyển tiếp về Phòng Chính trị Tỉnh đội Trà Vinh, sau đó về làm Phó Công an thị trấn Cầu Kè. Năm 2000, sau một tai nạn suýt chết, Hiển nằm viện hơn hai tháng rồi nghỉ việc.

Tháng 9.1975, Kim Anh và Hiển từ Liên Xô trở về. Mấy chị em gom nhau lại vì có người chưa nhớ, chưa biết mặt nhau bao giờ. Cuộc đời của nữ Anh hùng Út Tịch đi đánh giặc triền miên, đàn con tứ tán, tìm hơi ấm trong vòng tay những đồng chí, đồng đội.
Dẫn chúng tôi đi thăm mảnh vườn rộng khoảng 2.000m2 đất ngay trước Nghĩa trang liệt sĩ huyện Cầu Kè (thị trấn Cầu Kè), anh Hiển kể: “Má và ba tui đều yên nghỉ nơi đây, ngày nào tui cũng có thể nhang khói. Miếng đất này, tui xin ở từ thời còn công tác ở Tỉnh đội, cất nhà ở khoảng năm 1988. Nhưng nhiều năm nay, tui vác đơn đi khắp nơi xin được cấp giấy đỏ nhưng cho đến nay không một ai trả lời, thành ra tôi coi như đang ở “lậu” trên mảnh đất này”.

Thì ra căn nhà mà anh Hiển đang ở chỉ là nhà tạm vì đất không có chủ quyền. Thương anh túng thiếu, những người thân trong gia đình giúp vốn để anh mở 5 phòng trọ bình dân. Dãy phòng trọ này cũng là cất lậu vì đất không có giấy!

Còn anh Lâm Thanh Hùng khoảng năm 1987 cũng về lại quê mẹ ở Tam Ngãi cất nhà sinh sống. Năm 1988, ngân sách địa phương hỗ trợ cất nhà làm nơi thờ cúng chị Út Tịch, anh Hùng là con trai út nên được các chị và anh trai “ưu tiên” cho ở căn nhà này. Cho đến nay, anh Hùng đã ở ổn định tại đây suốt 23 năm nhưng vẫn không được cấp sổ đỏ.

“Tui là người ăn nhờ ở đậu trên chính ngôi nhà của mình, vì làm đơn xin hợp thức hóa giấy tờ đất nhiều lần mà không được” - anh Hùng chua chát.

Trao đổi với Dân Việt, ông Huỳnh Văn Giàu - Chủ tịch UBND xã Tam Ngãi cho biết, đất mà anh Hùng đang ở đủ điều kiện cấp giấy, địa phương đã kiến nghị hợp thức hóa và đang chờ cấp trên xem xét. Trường hợp đất ở của anh Hiển, ông Lưu Văn Nhanh - Chánh Văn phòng UBND huyện Cầu Kè cho biết vẫn chưa thể trả lời chính xác là đất này có hợp thức hóa được hay không.

“Vừa qua, chúng tôi đã cho thành lập đoàn kiểm tra, khảo sát từng trường hợp xem ai đủ điều kiện thì hợp thức hóa. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có kết luận chính thức về việc này” - ông Nhanh nói.
(Còn nữa)
------------------
*****


4 nhận xét:

  1. Chị Hằng, chị Ngân vì mình hơn là vì sự công bằng, tiến bộ xã hội . Hãy chăm lo tới những người như chị Út Tịch và gia đình họ chứ chưa cần phải lo công nhận "mãi dâm là một nghề". "Uống nước nhớ nguồn" và "không đi hoang" là truyền thống , đạo đức văn hóa của dân tộc đấy, chị Ngân ạ.

    Trả lờiXóa
  2. Bất công quá tiên sinh ơi

    Trả lờiXóa
  3. Quá khứ hào hùng:
    "Chị Út Tịch lòng vui như mở hội
    Mỗi bận xung phong giệt giặc bên chồng
    Tình chung thủy hẹn hò nhau buổi cưới
    Gái cùng trai chung một gánh non sông..."(TH)
    Hiện tại xót xa:
    Dưới mồ giờ chị biết không
    Các con chị được đảng "bồng" ra sao
    Mảnh đất cắm dùi ước ao
    Ăn nhờ ở lậu trên quê của mình.

    Trả lờiXóa
  4. Cho cháu hỏi 4 câu đầu là bài thơ gì, của tác giả nào ạ?

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm Blog này