Nguồn: baodatviet.vn
Đôi lời:
Theo ông TS này nói "nếu muốn tổng kết kỹ để đi đến sửa đổi cơ bản thì phải có thời gian, phải mất vài năm", có phải vì VN lắm TS đểu nên cần thời gian lắm thế?
Biết đâu, Hiến Pháp sau khi được sửa đổi lại có hẳn một điều về "Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN" cho chắc ăn, để khỏi ai phản đối?!
Nói chung, đội ngũ khoa học của nước nhà xung quanh việc sửa đổi Hiến pháp là rất xoàng xĩnh, chỉ bao gồm các loại trí trá và trí ngủ...
Sửa Hiến pháp theo quy trình đặc biệt
Cập nhật lúc :9:14 AM, 25/07/2011
(Đất Việt) Sửa hiến pháp là công việc vô cùng hệ trọng nên phải làm theo một quy trình đặc biệt. Hiện nay Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mới chỉ quy định về trình tự, thủ tục lập pháp chứ chưa quy định về lập hiến.
Đó là một trong những nội dung được TS Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đề cập khi trao đổi với Đất Việt xunsg quanh việc sửa đổi Hiến pháp. Theo dự kiến, kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII sẽ thảo luận về chủ trương nghiên cứu, sửa đổi Hiến pháp năm 1992; xem xét thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
"Việc sửa đổi Hiến pháp sẽ là tiền đề để tiến hành xây dựng, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật khác"- TS Đinh Xuân Thảo. |
Việc sửa đổi Hiến pháp sẽ là tiền đề để tiến hành xây dựng, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật khác. Thuận lợi là chúng ta đã trải qua 25 năm đổi mới, 20 năm thực hiện Cương lĩnh 1991 và 20 năm thực hiện Hiến pháp... Đó là thời gian đủ dài để tổng kết, tìm ra cái gì là phù hợp, cái gì không phù hợp. Đó là về mặt thực tiễn. Còn về lý luận, các nhà khoa học cũng có nhiều đề tài nghiên cứu và đang tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này. Hiến pháp là bản văn mang tính chính trị và pháp lý. Về góc độ chính trị, trong Cương lĩnh của Đại hội Đảng lần thứ XI cũng như Chiến lược phát triển KT-XH 2011 - 2020 cũng xác định rất rõ từng lĩnh vực từ kinh tế, xã hội, quyền công dân, quyền con người... Đó là những căn cứ quan trọng để thể chế hóa quan điểm, định hướng của Đảng. Thật ra việc nghiên cứu, sửa đổi Hiến pháp đã được Quốc hội khóa XII đặt ra từ đầu nhiệm kỳ, nhưng nếu làm lúc đó thì chưa thuận lợi lắm.
Về khó khăn, nếu muốn tổng kết kỹ để đi đến sửa đổi cơ bản thì phải có thời gian, phải mất vài năm. Nhưng thực tiễn đặt ra không thể trì hoãn, kéo dài được vì nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII làm sao phải sửa Hiến pháp và các luật liên quan để đến Quốc hội khóa XIV phải thực thi theo Hiến pháp mới. Như vậy, khó khăn ở đây là áp lực thời gian. Một bên là muốn chuẩn bị tổng kết sâu sắc, kỹ lưỡng với một bên là có kết quả nhanh để trình ra Quốc hội thông qua. Đó là cái khó khăn nhất.
Theo ông, việc chậm sửa đổi, bổ sung Hiến pháp sẽ ảnh hưởng như thế nào tới việc xây dựng, thực thi pháp luật trong thực tiễn?
Việc sửa đổi Hiến pháp sẽ liên quan đến những luật cụ thể cần ban hành sớm, vào năm 2012, chẳng hạn như Luật Tổ chức bộ máy nhà nước, Luật Thủ đô, Luật Đất đai..., tất cả đều liên quan đến Hiến pháp. Nếu Hiến pháp chưa sửa thì những luật liên quan chặt chẽ đến Hiến pháp, muốn ban hành sớm cũng sẽ khó khăn vì chưa biết được nguyên tắc của Hiến pháp có sửa đổi hay không. Nhưng nếu chờ có Hiến pháp mới ban hành luật thì chậm, vì những có những cái rất cấp bách mà Quốc hội đặt ra. Điều này đòi hỏi giải pháp kết hợp đồng thời, khi có chuẩn bị sửa Hiến pháp thì đồng thời cũng tổng kết để sửa đổi những luật liên quan. Như vậy có thể đáp ứng được cái lâu dài và cái trước mắt.
Thưa ông, dự kiến, Hiến pháp sẽ tập trung sửa đổi những điểm gì cơ bản?
Trong Văn kiện của Đảng chỉ nói khẩn trương tổng kết, nghiên cứu để sửa đổi bổ sung Hiến pháp. Như vậy, sửa cái gì phải qua tổng kết mới biết được. Nhưng văn kiện của Đảng quy định là một hướng mở, nghĩa là không giới hạn chỉ sửa một số điều hay vài điều mà nghiên cứu để sửa đổi bổ sung Hiến pháp thôi, có nghĩa là có thể nhiều, có thể ít, tùy vào hoạt động tổng kết. Điều đó đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ, vấn đề nào cũng cần được đặt ra.
Chẳng hạn như chế độ chính trị, chúng ta vẫn khẳng định xây dựng “nhà nước của dân, do dân, vì dân”, có sự tập trung, phân công phối hợp giữa 3 quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, nhưng sẽ nâng tầm lên để khẳng định lại điều đó. Rồi vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước cũng được đặt ra một cách toàn diện. Thứ hai, liên quan đến vấn đề kinh tế. Cá nhân tôi cho rằng đây là vấn đề trọng tâm, phải nghiên cứu bởi vì chúng ta đã có tổng kết thực tiễn 25 năm đổi mới và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là nền kinh tế đa thành phần, có nhiều hình thức sở hữu. Như vậy trong quy định phải thể hiện như thế nào cho phù hợp hơn. Trong sở hữu thì đây là phải xác định sở hữu nhà nước - sở hữu toàn dân - là vai trò chủ đạo, nhưng làm cho được thực sự phát huy hết và quản lý thật chặt nguồn lực sở hữu nhà nước.
Như hiện nay có một số lĩnh vực quản lý nhà nước chúng ta cũng buông lỏng, chẳng hạn đất đai sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý, nhưng các quyền nội hàm của sở hữu đã trao gần hết cho các tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng đất, nên Nhà nước bị mất, nhân dân không được lợi gì, chỉ có một số cá nhân cá biệt hưởng lợi. Cho nên phải tính toán lại sao cho quản lý nhà nước, nguồn lực của nhà nước không bị thất thoát…
Xin cảm ơn ông!
Về khó khăn, nếu muốn tổng kết kỹ để đi đến sửa đổi cơ bản thì phải có thời gian, phải mất vài năm. Nhưng thực tiễn đặt ra không thể trì hoãn, kéo dài được vì nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII làm sao phải sửa Hiến pháp và các luật liên quan để đến Quốc hội khóa XIV phải thực thi theo Hiến pháp mới. Như vậy, khó khăn ở đây là áp lực thời gian. Một bên là muốn chuẩn bị tổng kết sâu sắc, kỹ lưỡng với một bên là có kết quả nhanh để trình ra Quốc hội thông qua. Đó là cái khó khăn nhất.
Theo ông, việc chậm sửa đổi, bổ sung Hiến pháp sẽ ảnh hưởng như thế nào tới việc xây dựng, thực thi pháp luật trong thực tiễn?
Việc sửa đổi Hiến pháp sẽ liên quan đến những luật cụ thể cần ban hành sớm, vào năm 2012, chẳng hạn như Luật Tổ chức bộ máy nhà nước, Luật Thủ đô, Luật Đất đai..., tất cả đều liên quan đến Hiến pháp. Nếu Hiến pháp chưa sửa thì những luật liên quan chặt chẽ đến Hiến pháp, muốn ban hành sớm cũng sẽ khó khăn vì chưa biết được nguyên tắc của Hiến pháp có sửa đổi hay không. Nhưng nếu chờ có Hiến pháp mới ban hành luật thì chậm, vì những có những cái rất cấp bách mà Quốc hội đặt ra. Điều này đòi hỏi giải pháp kết hợp đồng thời, khi có chuẩn bị sửa Hiến pháp thì đồng thời cũng tổng kết để sửa đổi những luật liên quan. Như vậy có thể đáp ứng được cái lâu dài và cái trước mắt.
Thưa ông, dự kiến, Hiến pháp sẽ tập trung sửa đổi những điểm gì cơ bản?
Trong Văn kiện của Đảng chỉ nói khẩn trương tổng kết, nghiên cứu để sửa đổi bổ sung Hiến pháp. Như vậy, sửa cái gì phải qua tổng kết mới biết được. Nhưng văn kiện của Đảng quy định là một hướng mở, nghĩa là không giới hạn chỉ sửa một số điều hay vài điều mà nghiên cứu để sửa đổi bổ sung Hiến pháp thôi, có nghĩa là có thể nhiều, có thể ít, tùy vào hoạt động tổng kết. Điều đó đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ, vấn đề nào cũng cần được đặt ra.
Chẳng hạn như chế độ chính trị, chúng ta vẫn khẳng định xây dựng “nhà nước của dân, do dân, vì dân”, có sự tập trung, phân công phối hợp giữa 3 quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, nhưng sẽ nâng tầm lên để khẳng định lại điều đó. Rồi vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước cũng được đặt ra một cách toàn diện. Thứ hai, liên quan đến vấn đề kinh tế. Cá nhân tôi cho rằng đây là vấn đề trọng tâm, phải nghiên cứu bởi vì chúng ta đã có tổng kết thực tiễn 25 năm đổi mới và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là nền kinh tế đa thành phần, có nhiều hình thức sở hữu. Như vậy trong quy định phải thể hiện như thế nào cho phù hợp hơn. Trong sở hữu thì đây là phải xác định sở hữu nhà nước - sở hữu toàn dân - là vai trò chủ đạo, nhưng làm cho được thực sự phát huy hết và quản lý thật chặt nguồn lực sở hữu nhà nước.
Như hiện nay có một số lĩnh vực quản lý nhà nước chúng ta cũng buông lỏng, chẳng hạn đất đai sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý, nhưng các quyền nội hàm của sở hữu đã trao gần hết cho các tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng đất, nên Nhà nước bị mất, nhân dân không được lợi gì, chỉ có một số cá nhân cá biệt hưởng lợi. Cho nên phải tính toán lại sao cho quản lý nhà nước, nguồn lực của nhà nước không bị thất thoát…
Xin cảm ơn ông!
Hôm nay, bầu Chủ tịch nước, đề cử Thủ tướng Chính phủ Hôm nay (25/7), Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch nước. Sau khi Ban kiểm phiếu làm việc và công bố kết quả kiểm phiếu, Chủ tịch nước sẽ phát biểu nhậm chức. Ngay sau đó, Chủ tịch nước sẽ trình bày Tờ trình giới thiệu danh sách đề cử để Quốc hội bầu Phó chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng Viện KSND tối cao. Trước đó, ngày 23.7, ông Trương Tấn Sang, Thường trực Ban bí thư đã được đề cử làm Chủ tịch nước. |
------------------
*****
Phấn đấu bằng Hiến pháp 1946 là phúc cho người Việt lắm.
Trả lờiXóaMở cá độ hiến pháp 1000 ăn 1
Trả lờiXóaGiữ điều 4
Kiên định Mác-Lê và tư tưởng (là của mấy ông kia kìa) HCM
Về sở hữu, tay trái truyền qua tay phải, dân đứng ngó
C'est tout!
"Vì chưng bác mẹ tôi nghèo
Trả lờiXóaNên tôi cứ phải đâm bèo, thái khoai?!"
Ca dao xưa.
Ồ QH lần nầy lắm tượng gỗ đẹp hơn cả nàng Phương Nga bác Quý à. Mong rằng những con "mèo đẹp này bắt được chuột quanh quẩ đâu đó gần đó mừ!
Trả lờiXóa"Đất đai là thông thổ Quốc gia"
Trả lờiXóa(Người có quyền thích làm gì thì làm ư?)
Vậy còn gì để "người cày có ruộng"?
Ruộng nhà tôi họ cướp, họ bán đi rồi
Trâu nhà tôi cũng còn đâu nữa!
"Hợp tác xã" vào đi hỡi nông dân vừa được chia ruộng
Để bây giờ vật vạ kiếm ăn!?!?
Chỉ cần quay về Hiến pháp 1946 là phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và thông lệ Quốc tế rồi. Còn sửa mà giữ nguyên điều 4 và định hướng XHCN thì đừng sửa làm gì, tốn tiền, mất thời gian.
Trả lờiXóaSửa đổi Hiến pháp năm 1992 theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng. Vậy thì sửa làm éo gì.Bỏ mịa hiến pháp cho rồi cứ theo nghị quyết mà phang, khỏi mất thời gian của đại biểu quốc hội.
Trả lờiXóaVì không đi với nhân dân nên ông ta mới nói thế.Nếu đi với nhân dân thì "khó vạn lân dân liệu cũng xong" ông TS nửa mùa ( hay còn gọi là TS giấy)nên biết như vây.Đừng vì những lợi ich nào khác ngoài lợi ich của Nhân Dân của Tổ Quốc.
Trả lờiXóa"ĐI VỚI NHÂN DÂN NÊN THƠ KHÔNG THỂ KHÁC" (Thơ Ngô Minh)
Hoan toan nhat tri voi Y kien cac Ong tren.
Trả lờiXóa