Nguồn: VNN
Cột mốc chủ quyền
Tác giả: Cẩm Thúy
Đây là Tổ quốc, là đất đai hương hỏa của ông cha, dù chỉ có đá sỏi gió cát thế này ta cũng phải canh giữ, một tấc không đi, một li không rời, dẫu có phải đổi bằng xương máu...
22 năm qua tại vùng biển của Tổ quốc, những cơn sóng cao từ 13m đến 15m, có sức tàn phá khủng khiếp đã đánh đổ, nhấn chìm 5 nhà giàn, 1 tàu trực. 13 cán bộ chiến sĩ chốt giữ nhà giàn đã anh dũng hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ. Nhiều người phải lênh đênh trôi dạt trên biển hàng chục giờ trong cái nắng cháy da, cái đói, cái rét thấu xương. Thế nhưng, nhà giàn này đổ lại có nhà giàn khác được xây lên, lớp trước ngã xuống lại có lớp sau tiếp bước. Đó là sự hình dung ngắn gọn nhất về những nhà giàn DK1 ở vùng biển thềm lục địa - những cột mốc chủ quyền của Tổ quốc trên Biển Đông.
22 năm qua, với việc dựng lên những nhà giàn DK1 hiên ngang giữa trùng khơi sóng gió, người Việt hôm nay tiếp tục dựng lên những cột mốc chủ quyền mà mọi thế hệ người Việt đã dựng xây và gìn giữ. Lòng yêu nước của người Việt xuyên qua mọi thời gian, chưa bao giờ vơi cạn.
Ở vào thời điểm này, càng thấy ý nghĩa cực kỳ quan trọng của dấu mốc. Ngày 5-7-1989 - ngày Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ký Quyết định dựng nhà giàn. Quyết định đó đã thể hiện tầm nhìn xa trong việc xác lập chủ quyền của Tổ quốc.
22 năm qua tại vùng biển của Tổ quốc, những cơn sóng cao từ 13m đến 15m, có sức tàn phá khủng khiếp đã đánh đổ, nhấn chìm 5 nhà giàn, 1 tàu trực. 13 cán bộ chiến sĩ chốt giữ nhà giàn đã anh dũng hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ. Nhiều người phải lênh đênh trôi dạt trên biển hàng chục giờ trong cái nắng cháy da, cái đói, cái rét thấu xương. Thế nhưng, nhà giàn này đổ lại có nhà giàn khác được xây lên, lớp trước ngã xuống lại có lớp sau tiếp bước. Đó là sự hình dung ngắn gọn nhất về những nhà giàn DK1 ở vùng biển thềm lục địa - những cột mốc chủ quyền của Tổ quốc trên Biển Đông.
22 năm qua, với việc dựng lên những nhà giàn DK1 hiên ngang giữa trùng khơi sóng gió, người Việt hôm nay tiếp tục dựng lên những cột mốc chủ quyền mà mọi thế hệ người Việt đã dựng xây và gìn giữ. Lòng yêu nước của người Việt xuyên qua mọi thời gian, chưa bao giờ vơi cạn.
Ở vào thời điểm này, càng thấy ý nghĩa cực kỳ quan trọng của dấu mốc. Ngày 5-7-1989 - ngày Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ký Quyết định dựng nhà giàn. Quyết định đó đã thể hiện tầm nhìn xa trong việc xác lập chủ quyền của Tổ quốc.
"Tư lệnh đưa mắt nhìn suốt rẻo cát trống trơn, rồi lại nhìn cái lều bạt dã chiến cứ hộc lên trong gió tựa hồ một con ngựa bất kham, đang lồng lộn như muốn rứt tung mấy sợi xích sắt căng ghì xuống đảo mà phóng đi cùng bầy gió hoang dã.
Đẹp, nền nếp. Đúng quân phong quân kỷ. Ở đây mà giữ được như thế này là tốt lắm rồi - Giọng Tư lệnh bỗng bùi ngùi - Tất nhiên là vất vả! Chúng mày rất vất vả! Tao biết! Nhưng khổ nỗi đây lại là Tổ quốc, là đất đai hương hỏa của ông cha, dù chỉ có đá sỏi gió cát thế này ta cũng phải canh giữ, một tấc không đi, một li không rời, dẫu có phải đổi bằng xương máu..."
Đoạn văn trên được trích từ cuốn Đảo Chìm của nhà thơ Trần Đăng Khoa và vị Tư lệnh được nhắc đến trong đó là Tư lệnh Giáp Văn Cương - Tướng chỉ huy Hải quân duy nhất cho đến nay được phong hàm Đô đốc ở Việt Nam và là người mà khi nhắc đến những cột mốc chủ quyền trên Biển Đông không thể không nhắc đến tên ông. Cũng như trong ký ức của rất nhiều người, ông là "vị tướng của Trường Sa", của Nhà giàn.
Nhiều người đã nói đến "tầm nhìn Giáp Văn Cương", "ý chí Giáp Văn Cương" trong việc phòng thủ Trường Sa và khai sinh những nhà giàn DK1 ngày đêm bảo vệ thềm lục địa phía Nam.
Theo đánh giá của Thiếu tướng Lê Kế Lâm (nguyên Tham mưu phó tác chiến Quân chủng Hải quân): "Nếu không có tầm nhìn và sự quyết đoán trong hành động của Đô đốc Giáp Văn Cương, Trường Sa có thể khó khăn hơn bây giờ, không toàn vẹn như bây giờ".
Ở vào thời kỳ ấy, vị Tư lệnh với tầm nhìn của mình đã sớm dự báo: "Trong tương lai gần, vùng biển khu vực Trường Sa không được bình yên và sẽ là chiến trường chính của hải quân Việt Nam".
Và kế hoạch bảo vệ chủ quyền Việt Nam ở Trường Sa trong 2 năm 1986 - 1987 mà ông đề xuất với Bộ Chính trị là nhanh chóng dốc toàn lực, đặc biệt là công binh, ra Trường Sa để tăng cường, củng cố tất cả đảo nổi, đảo chìm mà quân dân VN đang đồn trú và sinh sống bao đời nay, đưa quân ra những đảo chìm thuộc chủ quyền VN nhưng chưa có quân đồn tru, và cùng với đó là các nhà giàn ra đời.
22 năm qua, bao thế hệ cán bộ chiến sĩ đã sống trong những nhà giàn chỉ vài chục đến 100 m2, thiếu thốn đủ bề, gian khổ đủ bề. Không ai quên trận bão số 8 năm 1998, Nhà giàn DK1 cụm Phúc Nguyên bị bão cuốn phăng, 9 chiến sĩ bị cuốn trôi giữa biển, tàu trực chiến chỉ cứu được 6 người, 3 chiến sĩ chìm vào biển cả... Có một nhà văn bảo rằng có một Nghĩa trang ở trong lòng biển, không tượng đài, bia mộ. Rộng dài hàng trăm hải lý, hồn thiêng các anh qui tụ ở chỗ nào?
Trên một vùng thềm lục địa thiêng liêng đã được xác lập chủ quyền của Tổ quốc, đang hiên ngang những cột mốc mang tên Nhà giàn DK1. Và cũng như mọi cột mốc chủ quyền ở khắp các dải biên cương, những người lính vẫn đang trụ bám, trông coi, gìn giữ. Họ - những người lính hải quân quanh năm sống trong những nhà giàn DK1 vài chục m2, xung quanh là trời, là biển, là kẻ thù nhòm ngó, là gió, là bão, là bất kể lúc nào cũng có thể hi sinh... Cho nên, giá mà bớt cho họ những thiếu thốn không đáng có khác như thiếu nước ngọt, thiếu rau xanh thì tốt biết bao nhiêu. (Gần đây nhờ chương trình Chung tay thắp sáng Nhà giàn DK1 do báo Tuổi trẻ khởi xướng nên các nhà giàn không còn cảnh thiếu điện suốt đêm).
Lãng phí trong đầu tư công vẫn tồn tại trong báo cáo mỗi năm, sao không đầu tư cho đời sống người lính ở những nhà giàn để bớt đi một phần thiếu thốn ấy?
Theo Đại Đoàn KếtĐẹp, nền nếp. Đúng quân phong quân kỷ. Ở đây mà giữ được như thế này là tốt lắm rồi - Giọng Tư lệnh bỗng bùi ngùi - Tất nhiên là vất vả! Chúng mày rất vất vả! Tao biết! Nhưng khổ nỗi đây lại là Tổ quốc, là đất đai hương hỏa của ông cha, dù chỉ có đá sỏi gió cát thế này ta cũng phải canh giữ, một tấc không đi, một li không rời, dẫu có phải đổi bằng xương máu..."
Đoạn văn trên được trích từ cuốn Đảo Chìm của nhà thơ Trần Đăng Khoa và vị Tư lệnh được nhắc đến trong đó là Tư lệnh Giáp Văn Cương - Tướng chỉ huy Hải quân duy nhất cho đến nay được phong hàm Đô đốc ở Việt Nam và là người mà khi nhắc đến những cột mốc chủ quyền trên Biển Đông không thể không nhắc đến tên ông. Cũng như trong ký ức của rất nhiều người, ông là "vị tướng của Trường Sa", của Nhà giàn.
Nhiều người đã nói đến "tầm nhìn Giáp Văn Cương", "ý chí Giáp Văn Cương" trong việc phòng thủ Trường Sa và khai sinh những nhà giàn DK1 ngày đêm bảo vệ thềm lục địa phía Nam.
Theo đánh giá của Thiếu tướng Lê Kế Lâm (nguyên Tham mưu phó tác chiến Quân chủng Hải quân): "Nếu không có tầm nhìn và sự quyết đoán trong hành động của Đô đốc Giáp Văn Cương, Trường Sa có thể khó khăn hơn bây giờ, không toàn vẹn như bây giờ".
Ở vào thời kỳ ấy, vị Tư lệnh với tầm nhìn của mình đã sớm dự báo: "Trong tương lai gần, vùng biển khu vực Trường Sa không được bình yên và sẽ là chiến trường chính của hải quân Việt Nam".
Và kế hoạch bảo vệ chủ quyền Việt Nam ở Trường Sa trong 2 năm 1986 - 1987 mà ông đề xuất với Bộ Chính trị là nhanh chóng dốc toàn lực, đặc biệt là công binh, ra Trường Sa để tăng cường, củng cố tất cả đảo nổi, đảo chìm mà quân dân VN đang đồn trú và sinh sống bao đời nay, đưa quân ra những đảo chìm thuộc chủ quyền VN nhưng chưa có quân đồn tru, và cùng với đó là các nhà giàn ra đời.
22 năm qua, bao thế hệ cán bộ chiến sĩ đã sống trong những nhà giàn chỉ vài chục đến 100 m2, thiếu thốn đủ bề, gian khổ đủ bề. Không ai quên trận bão số 8 năm 1998, Nhà giàn DK1 cụm Phúc Nguyên bị bão cuốn phăng, 9 chiến sĩ bị cuốn trôi giữa biển, tàu trực chiến chỉ cứu được 6 người, 3 chiến sĩ chìm vào biển cả... Có một nhà văn bảo rằng có một Nghĩa trang ở trong lòng biển, không tượng đài, bia mộ. Rộng dài hàng trăm hải lý, hồn thiêng các anh qui tụ ở chỗ nào?
Trên một vùng thềm lục địa thiêng liêng đã được xác lập chủ quyền của Tổ quốc, đang hiên ngang những cột mốc mang tên Nhà giàn DK1. Và cũng như mọi cột mốc chủ quyền ở khắp các dải biên cương, những người lính vẫn đang trụ bám, trông coi, gìn giữ. Họ - những người lính hải quân quanh năm sống trong những nhà giàn DK1 vài chục m2, xung quanh là trời, là biển, là kẻ thù nhòm ngó, là gió, là bão, là bất kể lúc nào cũng có thể hi sinh... Cho nên, giá mà bớt cho họ những thiếu thốn không đáng có khác như thiếu nước ngọt, thiếu rau xanh thì tốt biết bao nhiêu. (Gần đây nhờ chương trình Chung tay thắp sáng Nhà giàn DK1 do báo Tuổi trẻ khởi xướng nên các nhà giàn không còn cảnh thiếu điện suốt đêm).
Lãng phí trong đầu tư công vẫn tồn tại trong báo cáo mỗi năm, sao không đầu tư cho đời sống người lính ở những nhà giàn để bớt đi một phần thiếu thốn ấy?
------------------------------------------------------
Xem thêm:
DỰNG LẠI NHÀ GIÀN TRÊN THỀM LỤC ĐỊA
Nguồn: Blog Mai Thanh Hải
Mai Thanh Hải Blog - Từ đầu tháng 7-1989, khi Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt ký quyết định thành lập Cụm Kinh tế - Khoa học - Dịch vụ DK1 (thuộc Vũng Tàu - Côn Đảo), nằm trong thềm lục địa Việt Nam, hàng chục nhà giàn đã được xây dựng trên biển và được 1 đơn vị chuyên trách cấp Lữ đoàn của Hải quân Việt Nam đóng giữ, khẳng định chủ quyền Việt Nam.
Qua hơn 20 năm sừng sững canh giữ Biển Đông, hàng chục cán bộ - chiến sĩ Hải quân Vùng 2, Quân chủng Hải quân làm nhiệm vụ canh giữ biển trời trên các nhà giàn đã nằm xuống lòng biển trong khi làm nhiệm vụ. Cũng qua hơn 20 năm, một số nhà giàn đang đứng trước nguy cơ xuống cấp, phải tu bổ - sửa chữa và xây dựng lại (một số đã bị gãy, đổ bởi thiên tai khắc nghiệt, sóng to bão lớn...).
Việc xây dựng lại nhà giàn bây giờ, không quá vất vả - gian lao như hơn 20 năm trước, sử dụng sức người là chính với những trang thiết bị thô sơ - cũ kỹ, mà "nhàn hơn" bởi tàu thuyền, thiết bị nâng hạ, đóng cọc và máy móc hiện đại, chính xác và tuyệt đối an toàn.
Qua hơn 20 năm sừng sững canh giữ Biển Đông, hàng chục cán bộ - chiến sĩ Hải quân Vùng 2, Quân chủng Hải quân làm nhiệm vụ canh giữ biển trời trên các nhà giàn đã nằm xuống lòng biển trong khi làm nhiệm vụ. Cũng qua hơn 20 năm, một số nhà giàn đang đứng trước nguy cơ xuống cấp, phải tu bổ - sửa chữa và xây dựng lại (một số đã bị gãy, đổ bởi thiên tai khắc nghiệt, sóng to bão lớn...).
Việc xây dựng lại nhà giàn bây giờ, không quá vất vả - gian lao như hơn 20 năm trước, sử dụng sức người là chính với những trang thiết bị thô sơ - cũ kỹ, mà "nhàn hơn" bởi tàu thuyền, thiết bị nâng hạ, đóng cọc và máy móc hiện đại, chính xác và tuyệt đối an toàn.
Một bộ phận của nhà giàn mới |
Cần cẩu khổng lồ |
Vận chuyển |
"Nhà mới" ở cạnh "nhà cũ" |
Thiết bị cẩu di chuyển trên sà lan |
Xây dựng |
Miệt mài |
Cần mẫn |
Đế nhà giàn được lai dắt từ đất liền ra bằng tàu vận tải |
Tàu kéo, tàu kèm |
Xung quanh đều có các tàu bảo vệ, hỗ trợ |
Nhà cũ đây |
Hoàn thành "phần móng" cho nhà mới |
Công trường tấp nập |
Nhà cũ nghiêng nghiêng |
Toàn cảnh |
------------------
*****
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét