++ Hãy đến với nhau bằng tấm lòng trung thực!++

Thứ Hai, 11 tháng 7, 2011

Bạn nghĩ gì về “Dư luận Trung Quốc tại Biển Đông”?

Nguyễn Hữu Quý 

Ngày 11/7/2011, Báo điện tử Tổ Quốc (thuộc Trung tâm Công nghệ Thông tin - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) trong bài viết Dư luận Trung Quốc tại Biển Đông, về tổng thể, bài báo cho rằng: 

Nếu Trung Quốc tiến hành một cuộc chiến quy mô nhỏ có giới hạn đối với Việt Nam hay Phillipines, bao nhiêu thành quả và công lao Trung Quốc gây dựng ở ASEAN trước đây sẽ “đổ xuống sông xuống biển”, đồng thời tạo cho Mỹ những lý do và điều kiện tuyệt vời để “trở lại châu Á”. 

Ngoài ra, theo Báo Thái Dương (Hồng Kông), ngày 7/7 còn nhận định: 

Nếu như đánh một trận là có thể giải quyết vấn đề một cách vĩnh viễn, như vậy còn có thể phải suy nghĩ lại. Vấn đề ở chỗ sau khi đánh xong và giành chiến thắng, quân lực Trung Quốc cũng không có cách nào để kiểm soát hoàn toàn Biển Đông, bởi Trung Quốc vẫn chưa có lực lượng hải quân và không quân đủ mạnh để kiểm soát hữu hiệu Biển Đông. Hơn nữa, khi xảy ra chiến sự ở Biển Đông, Mỹ chắc chắn sẽ thừa cơ can thiệp, Trung Quốc sẽ khó bề tiến thoái. 

Tuy nhiên, điều đáng chú ý trong bài Dư luận Trung Quốc tại Biển Đông, là bởi ngay từ đầu bài viết, bài báo có đoạn rất đáng chú ý như sau: 

Theo ông Su Hao, Giám  đốc Trung tâm Nghiên cứu Thái Bình Dương thuộc Đại học Ngoại giao Trung Quốc, đối thoại song phương như đã diễn ra giữa Việt Nam và Trung Quốc gần đây có thể được coi là hình mẫu để giải quyết những tranh chấp tương tự. “Trao đổi thông tin cấp cao góp phần giảm thiểu những hiểu lầm và ổn định tình hình để phục vụ lợi ích cơ bản của tất cả các bên. Đây là mô hình tốt có thể áp dụng trong giải quyết các tranh chấp tương tự”.  

Nếu một khi đã được phía Trung Quốc cho là “mô hình tốt có thể áp dụng trong giải quyết các tranh chấp tương tự”, thì người Việt Nam ta có thể khẳng định rằng: 

1. Chuyến công du đến Trung Quốc ngày 25/6/2011 với tư cách là “đặc phái viên của lãnh đạo cao cấp” của ông Thứ trưởng ngoại giao Hồ Xuân Sơn là rất bất lợi cho đất nước Việt Nam. 

Chính vì vậy, trên trang nhà của mình bloger culangcat đã thẳng thắn bày tỏ: 

Và tôi tự hỏi rằng, phải chăng ông là người bán đứng quyền lợi dân tộc Việt trên biển Đông? 

Phải chăng ông là người có quyền trục lợi thông tin cuộc trao đổi tại Trung Hoa đại lục? 

Phải chăng ông là giòng giống của Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc? 

Ông có phải là người bán nước? 

Cũng chính vì những mối nghi ngờ trong việc làm khuất tất giữa Việt Nam và Trung Quốc trong chuyến công du Trung Quốc của ông Hồ Xuân Sơn nói trên, mà giới nhân sĩ, trí thức Việt Nam đã kịp thời có bản kiến nghị vào ngày 02/7 yêu cầu Bộ Ngoại giao Việt Nam cung cấp thông tin về quan hệ với Trung Quốc và mọi người Việt Nam đang chờ đợi kết quả trả lời từ phía Bộ Ngoại giao. 

2. Rồi đây, Trung Quốc sẽ hành động và thực thi “thỏa thuận” trên như thế nào, sẽ là những sự thật lịch sử mà không ai có thể che đậy được. 

3. Vấn đề được đặt ra là: “Lãnh đạo cao cấp của Việt Nam” thì gồm những ai liên quan đến sự việc này; thiết nghĩ không ai khác, đó chính là các vị Ủy viên Bộ chính trị khóa XI này. Hy vọng, các vị không phải là những người mà culangcat đã đặt câu hỏi như đối với ông Hồ Xuân Sơn. 

Ngược lại, các vị mãi mãi sẽ bị lịch sử và nhân dân Việt Nam “điểm danh” là những tên bán nước. 

Sự kiện đang còn nóng hổi và còn phải đợi kết quả từ buổi làm việc giữa Bộ Ngoại giao và nhóm trí thức kiến nghị ngày 02/7; xin được đưa ra danh sách các vị “Lãnh đạo cao cấp của Việt Nam” liên quan đến sự việc này như sau: 

Danh sách và tiểu sử 14 ủy viên Bộ Chính trị khóa XI

Nguồn: phapluattp.vn




1. Ông Nguyễn Phú Trọng - TBT


2. Ông Trương Tấn Sang, Thường trực Ban Bí thư; Uỷ viên Bộ Chính trị khoá VIII, IX, X.


3. Ông Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc Phòng; Ủy viên Bộ Chính trị khóa X.


4. Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng, Uỷ viên Bộ Chính trị khoá VIII, IX, X.


5. Ông Nguyễn Sinh Hùng,Phó thủ tướng, Ủy viên Bộ Chính trị khóa X.


6. Ông Lê Hồng Anh, Bộ trưởng Công an, Ủy viên Bộ Chính trị khóa IX, X.


7. Ông Lê Thanh Hải, Bí thư Thành ủy TP HCM, Uỷ viên Bộ Chính trị khoá X.


8. Ông Tô Huy Rứa, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Uỷ viên Bộ Chính trị khoá X.



9. Ông Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị khóa X.


10.Ông Trần Đại Quang, Thứ trưởng Bộ Công an.


11. Ông Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tịch Quốc hội.


12.Ông Ngô Văn Dụ, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.


13. Ông Đinh Thế Huynh, Tổng biên tập báo Nhân dân, Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam.


14. Ông Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
------------------
*****


4 nhận xét:

  1. Thật ra thì vị trí và vai trò của Hồ Xuân Sơn trong cuộc hội đàm với LĐ tầu khựa vừa qua cũng chỉ như là vị trí và vai trò của Nguyễn Phương Nga với các nhà báo mà thôi. HXS và NPN không thể và không bao giờ được phép nói quan điểm riêng của mình mà chỉ lặp lại những gì đã được chỉ đạo từ trước.
    Chỉ riêng việc Bộ CA có hai ghế trong BCT trong khi đó BQP chỉ có nhõn một ghế cũng có thể cho ta tự nhận thấy điều gì.

    Trả lờiXóa
  2. Haha!
    Dân Việt Nam bị lừa gần một thế kỷ nay rồi, chú có phải một hai hôm nay đâu mà các Bác cứ lo nhặng xị lên thế! "Đảng là đạo đức là văn minh", và thực tế là dân ta hoàn toàn tin tưởng vào sự lãnh đạo tài tình của đảng nên mới trao trọn vẹn quyền lực vào tay đảng, nên bây giờ đảng "múa gậy vườn hoang" thì còn biết trách cứ ai đây?

    Trả lờiXóa
  3. Nguyễn Phú Trọng: "sửa đổi Hiến pháp là công việc hệ trọng cần được tiến hành một cách chặt chẽ, khoa học DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG; có cơ chế bảo đảm sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân; chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền, BẢO ĐẢM ĐÚNG ĐỊNH HƯỚNG, không để các lực lượng thù địch lợi dụng chống phá, xuyên tạc."

    Thế mà từ trước đến giờ mình cứ nghĩ Đảng chỉ là quân sư, là cố vấn cho các cơ quan lập pháp và hành pháp chứ không nghĩ Đảng là cơ quan đẻ ra luật pháp và hiến pháp. Nếu vậy thì lấy ý kiến tham khảo của người dân làm gì cho mất thời gian. Như vậy thì Đảng đã đặt quyền lợi của mình lên trên quyền lợi của dân tộc, đất nước rồi còn gì. Đảng vì Đân hay Dân vì Đảng đây???????????????????????????????????????

    Trả lờiXóa
  4. Nguyễn Phú Trọng: "sửa đổi Hiến pháp là công việc hệ trọng cần được tiến hành một cách chặt chẽ, khoa học DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG; có cơ chế bảo đảm sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân; chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền, BẢO ĐẢM ĐÚNG ĐỊNH HƯỚNG, không để các lực lượng thù địch lợi dụng chống phá, xuyên tạc."

    Thế mà từ trước đến giờ tớ cứ tưởng Đảng chỉ là quân sư, cố vấn cho cơ quan hành pháp và cơ quan lập pháp chứ đâu có biết Đảng đẻ ra luật pháp và hiến pháp. Nếu vậy thì lấy ý kiến rộng rãi của dân làm gì cho mất thời gian khi Đảng đã tự cho mình cái quyền lực tối đa như vậy. Đảng vì Dân Tộc hay Dân Tộc vì Đảng đây?????????

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm Blog này