Nguồn: Beenet.vn
28/06/2011 07:26:10
Tôi hẹn gặp anh vào một buổi chiều trước ngày cơn bão số 2 đổ bộ vào đất liền, khi mà các tỉnh đang lần lượt công bố điểm thi tốt nghiệp THPT. Trông anh già đi nhiều với mái tóc bạc quá nửa. Vẫn cách nói chuyện tưng tửng pha chút hài hước, anh trải lòng về công việc hiện tại, về cuộc sống gia đình, những trăn trở của mình.
5 năm rồi, chẳng thí sinh nào phải sợ tôi!
Hẳn nhiều độc giả còn nhớ, hồi tháng 5/2010, báo chí rộ lên thông tin thầy giáo Đỗ Việt Khoa nộp đơn xin thôi việc. Rồi sau đó ít lâu lại có thông tin anh chuyển về công tác tại trường THPT Nguyễn Trãi. Nay gặp, hỏi anh chuyện công việc, anh cười thông báo: "Tôi chuyển về trường THPT Thường Tín từ ngày 1/1/2011 rồi, nghĩa là sau 7 tháng hưởng lương mà không phải lao động ở trường cũ (THPT Vân Tảo - PV)".
Hỏi ra mới hay, anh nộp đơn xin thôi việc từ tháng 5. Sau nhiều lần thông báo sẽ giải quyết cho anh nghỉ việc, mãi đến cuối tháng 8, Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội điều động anh về công tác tại trường THPT Nguyễn Trãi, cách nhà ngót chục cây số nhưng anh không đồng ý, yêu cầu giải quyết đơn. Đầu năm học 2010 - 2011, khi phân lịch giảng dạy, anh không hề có tên trong giáo viên đứng lớp. "Thế là đến hết tháng 12, nghĩa là cả học kỳ một, tôi vẫn nhận lương và 30% phụ cấp đứng lớp đều đặn dù họ không phân công dạy một buổi nào. Họ còn cấm tôi vào trường!", anh cho hay.
Ngày 23/12, sau nhiều lần Sở thuyết phục, hứa hẹn, anh tạm nhận điều động về trường THPT Thường Tín để chờ giải quyết tiếp vụ việc. Môi trường mới khác hẳn nơi cũ cũng đem lại cho anh phần nào niềm an ủi. Nhiều người thở phào vì thầy Khoa vẫn có cơ hội được gắn bó với sự nghiệp trồng người đã ngót hai chục năm theo đuổi.
Dẫu vậy, có một điều đôi lúc khiến anh phải chạnh lòng. "Từ sau vụ tôi tố cáo chuyện tiêu cực thi tốt nghiệp, học sinh mà nhìn thấy tôi coi thi thì sợ lắm. Nhưng thật may cho các em là 5 năm rồi chả em nào phải sợ tôi nữa, vì tôi có được làm giám thị đâu! Có một lần hồi năm 2008, tôi được cử làm giám thị biên tới 5 môn. Trong quy định, "giám thị biên không được đến gần phòng thi" thì coi như cũng chẳng phải là đi coi thi rồi".
Tin đồn xấu về tôi nhiều lắm!
Thầy Khoa cho tôi hay: Từ ngày "bất đắc dĩ nổi tiếng", anh nhận được rất nhiều những sự sẻ chia, mong được chỉ giúp của các bạn đồng nghiệp. Nói khác đi, anh trở thành "biểu tượng" của sự không ngại đấu tranh trong con mắt nhiều người. "Hầu như không ngày nào tôi không nhận được thư từ, đơn tố cáo của các bạn đồng nghiệp trong cả nước nhờ góp ý".
Thế rồi, lại có một dạo sau đó, thông tin về Đỗ Việt Khoa tiếp tục được đăng tải trên báo chí khi anh lại... làm đơn tố cáo những tệ nạn mới, tạo ra những luồng dư luận trái chiều. Nhiều người bảo anh là "khùng", là "thích kiện cáo", là "chập mạch".
Thầy Khoa cười, chua chát mà rằng: "Thôi thì, có phải ai cũng hiểu được cho mình! Nhưng hóa ra khùng cũng có cái hay của nó vì từ dạo đó, tôi ít nhận được thư nhờ tư vấn hơn". "Tự anh thấy, mình có "gàn" không?", tôi hỏi. Anh cười "tin đồn xấu về tôi nhiều lắm. Nhưng kệ họ, mình cứ làm những gì đúng với trách nhiệm của người thầy, không vì bản thân là được".
Sáng là thầy, chiều làm thợ
Câu chuyện giữa chúng tôi bị ngắt quãng bởi cơn mưa giông đón bão ầm ập đổ xuống mái tôn. Thầy Khoa vội vàng cáo lỗi chạy sang căn phòng bên cạnh. Chỉ tay lên mái nhà, thầy phân trần: "Phòng ngủ với phòng khách tôi đã chăng bạt nên không sao. Phòng bếp thì chưa nên cứ mưa to là dột ướt nhẹp, phải lấy chậu hứng nước cho đỡ trơn".
Thấy vẻ ái ngại của tôi, thầy Khoa tưng tửng: "Đồng lương của tôi bao năm nay vẫn chỉ ở mức trên ba triệu, có thấy thay đổi gì đâu? Làm thêm nữa cũng chỉ đủ để trang trải chi tiêu, lo cho hai đứa con học hành, chưa thể nói đến chuyện làm nhà cửa được. Để sau này hẵng hay".
Ở trường mới, mỗi tuần thầy chỉ lên lớp ba, bốn buổi. Thời gian còn lại, anh nhận sửa chữa cài đặt máy tính, làm ảnh photoshop vì nhà anh có nghề chụp ảnh. "Toàn là mày mò tự học cả đấy. Cứ túc tắc kiếm thêm mỗi chỗ một tí thì cuộc sống coi như tàm tạm".
Khi nghe tôi đặt vấn đề: "Đồng lương dù không nhiều nhưng cũng giúp vợ chồng anh trang trải chi tiêu. Anh thôi ý định bỏ nghề rồi chứ?", thầy Khoa lắc đầu nguầy nguậy: "Mình đang chờ Sở thực hiện một lời hứa rồi sẽ về nghỉ luôn. Không phải là mình chê tiền, chỉ là vì nghề không cho mình tình yêu được nữa rồi. Nơi đây là quê hương mình, học trò, đồng nghiệp của mình còn đó mà không bảo vệ được họ cũng buồn lắm. Cái xấu thì đắc thắng. Nhưng thôi thì...", anh bỏ lửng câu nói, không nhìn thẳng người đối diện là tôi mà hướng ánh mắt ra phía cửa. Ngoài kia, mưa giăng trắng trời.
TIN LIÊN QUAN |
---|
5 năm rồi, chẳng thí sinh nào phải sợ tôi!
Hẳn nhiều độc giả còn nhớ, hồi tháng 5/2010, báo chí rộ lên thông tin thầy giáo Đỗ Việt Khoa nộp đơn xin thôi việc. Rồi sau đó ít lâu lại có thông tin anh chuyển về công tác tại trường THPT Nguyễn Trãi. Nay gặp, hỏi anh chuyện công việc, anh cười thông báo: "Tôi chuyển về trường THPT Thường Tín từ ngày 1/1/2011 rồi, nghĩa là sau 7 tháng hưởng lương mà không phải lao động ở trường cũ (THPT Vân Tảo - PV)".
5 năm rồi tôi không đi trông thi |
Hỏi ra mới hay, anh nộp đơn xin thôi việc từ tháng 5. Sau nhiều lần thông báo sẽ giải quyết cho anh nghỉ việc, mãi đến cuối tháng 8, Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội điều động anh về công tác tại trường THPT Nguyễn Trãi, cách nhà ngót chục cây số nhưng anh không đồng ý, yêu cầu giải quyết đơn. Đầu năm học 2010 - 2011, khi phân lịch giảng dạy, anh không hề có tên trong giáo viên đứng lớp. "Thế là đến hết tháng 12, nghĩa là cả học kỳ một, tôi vẫn nhận lương và 30% phụ cấp đứng lớp đều đặn dù họ không phân công dạy một buổi nào. Họ còn cấm tôi vào trường!", anh cho hay.
"Năm nay, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp rất cao. Một phần rất nhỏ do "đề dễ" như nhiều người nhận định. Nhưng tôi cho rằng, cái chính vẫn là vấn đề tiêu cực trong coi thi. Nó xuất phát từ tâm lý đã tồn tại hàng chục năm nay của giáo viên khi cho rằng thi tốt nghiệp cũng chỉ là một kỳ thi "tổng kết" sau mười mấy năm ăn học, thôi thì cho các em qua hết. Thứ hai là "thủ thuật" của một số địa phương khi lấy đa số giáo viên THCS làm giám thị. Chưa bao giờ tôi thấy họ coi thi đúng quy chế cả". Thầy Đỗ Việt Khoa |
Dẫu vậy, có một điều đôi lúc khiến anh phải chạnh lòng. "Từ sau vụ tôi tố cáo chuyện tiêu cực thi tốt nghiệp, học sinh mà nhìn thấy tôi coi thi thì sợ lắm. Nhưng thật may cho các em là 5 năm rồi chả em nào phải sợ tôi nữa, vì tôi có được làm giám thị đâu! Có một lần hồi năm 2008, tôi được cử làm giám thị biên tới 5 môn. Trong quy định, "giám thị biên không được đến gần phòng thi" thì coi như cũng chẳng phải là đi coi thi rồi".
Tin đồn xấu về tôi nhiều lắm!
Thầy Khoa cho tôi hay: Từ ngày "bất đắc dĩ nổi tiếng", anh nhận được rất nhiều những sự sẻ chia, mong được chỉ giúp của các bạn đồng nghiệp. Nói khác đi, anh trở thành "biểu tượng" của sự không ngại đấu tranh trong con mắt nhiều người. "Hầu như không ngày nào tôi không nhận được thư từ, đơn tố cáo của các bạn đồng nghiệp trong cả nước nhờ góp ý".
Thế rồi, lại có một dạo sau đó, thông tin về Đỗ Việt Khoa tiếp tục được đăng tải trên báo chí khi anh lại... làm đơn tố cáo những tệ nạn mới, tạo ra những luồng dư luận trái chiều. Nhiều người bảo anh là "khùng", là "thích kiện cáo", là "chập mạch".
Thầy Khoa cười, chua chát mà rằng: "Thôi thì, có phải ai cũng hiểu được cho mình! Nhưng hóa ra khùng cũng có cái hay của nó vì từ dạo đó, tôi ít nhận được thư nhờ tư vấn hơn". "Tự anh thấy, mình có "gàn" không?", tôi hỏi. Anh cười "tin đồn xấu về tôi nhiều lắm. Nhưng kệ họ, mình cứ làm những gì đúng với trách nhiệm của người thầy, không vì bản thân là được".
Sáng là thầy, chiều làm thợ
Câu chuyện giữa chúng tôi bị ngắt quãng bởi cơn mưa giông đón bão ầm ập đổ xuống mái tôn. Thầy Khoa vội vàng cáo lỗi chạy sang căn phòng bên cạnh. Chỉ tay lên mái nhà, thầy phân trần: "Phòng ngủ với phòng khách tôi đã chăng bạt nên không sao. Phòng bếp thì chưa nên cứ mưa to là dột ướt nhẹp, phải lấy chậu hứng nước cho đỡ trơn".
Thầy Khoa đang kèm con gái thi vào lớp 10 |
Thấy vẻ ái ngại của tôi, thầy Khoa tưng tửng: "Đồng lương của tôi bao năm nay vẫn chỉ ở mức trên ba triệu, có thấy thay đổi gì đâu? Làm thêm nữa cũng chỉ đủ để trang trải chi tiêu, lo cho hai đứa con học hành, chưa thể nói đến chuyện làm nhà cửa được. Để sau này hẵng hay".
"Mấy năm nay nếu để ý trên các báo sẽ thấy, nhiều người Việt học được lối sống im lặng trước mọi chuyện. Thấy sai phạm nhưng không dám lên tiếng, vì ai cũng muốn được yên thân. Thấy người ta bị tai nạn giao thông thì chỉ biết đứng nhìn. Rồi thì cảnh mấy chục con người nhảy vào tranh cướp tiền của một người khốn khổ vừa giật lại được túi xách từ tay bọn cướp... Cái gì đã tạo nên tâm lý không dám phát biểu, lối sống né tránh sự thật, làm ngơ trước cái xấu? Không hẳn do giáo viên chúng tôi mà còn do môi trường xung quanh. Chúng ta luẩn quẩn trong sự dối trá, bằng lòng với những điều xấu mới có chỗ để mà tồn tại". Thầy Đỗ Việt Khoa |
Như mọi năm, hè là thời gian thầy Khoa dành nhiều cho những công việc tay trái ấy, thu nhập cũng được cải thiện hơn chút đỉnh. "Nhưng năm nay, cô con gái lớn luyện thi vào lớp 10. Do vậy, tôi phải tập trung lo dạy kèm cho cháu".
Nhìn căn phòng học của hai bố con cũng chính là phòng làm việc của vợ anh rộng chưa đầy chục mét vuông, bày biện nào bảng đen, bàn, ghế, bộ đèn chụp ảnh, chỉ chừa lại một lối đi nhỏ vào bếp, thầy Khoa bảo: "Nhiều khi khách đến chụp hình, vợ chụp thì cứ chụp, còn con vẫn cặm cụi làm bài. Cũng bất tiện lắm nhưng biết làm sao. Cha mẹ khó khăn thì các con cũng phải hiểu và chấp thuận thôi".Khi nghe tôi đặt vấn đề: "Đồng lương dù không nhiều nhưng cũng giúp vợ chồng anh trang trải chi tiêu. Anh thôi ý định bỏ nghề rồi chứ?", thầy Khoa lắc đầu nguầy nguậy: "Mình đang chờ Sở thực hiện một lời hứa rồi sẽ về nghỉ luôn. Không phải là mình chê tiền, chỉ là vì nghề không cho mình tình yêu được nữa rồi. Nơi đây là quê hương mình, học trò, đồng nghiệp của mình còn đó mà không bảo vệ được họ cũng buồn lắm. Cái xấu thì đắc thắng. Nhưng thôi thì...", anh bỏ lửng câu nói, không nhìn thẳng người đối diện là tôi mà hướng ánh mắt ra phía cửa. Ngoài kia, mưa giăng trắng trời.
Thanh Thủy
------------------
*****
Chuyện của thầy Khoa đúng là nỗi hổ thẹn của nền giáo dục khi người ta chỉ biết học giả ăn thật. Một nền giáo dục chỉ biết học giả, biết dối lừa nhau, thầy không ra thầy thì chỉ có nước đi vào con đường mê lạc, ngu dân mà thôi. Người ta chống lại những gì thuộc về chính đáng, minh bạch và chỉ biết đào tạo những thế hệ con em to xác nhưng đầu óc trống rỗng. Người lớn cứ nói về học sinh với những gì xấu xa, tha hóa, trong khi chính người lớn đang tha hóa, xấu xa đến cùng cực.
Trả lờiXóaCả xã hội gần như đều mua quan bán chức,thầy Khoa động đến miếng cơm manh áo của họ nên kết cục là vậy.Nhưng chúng ta rất khâm phục suy nghĩ,ý chí và nghị lực của thầy.
Trả lờiXóa