Nguồn: baodatviet.vn
Cập nhật lúc :10:44 AM, 16/06/2011
(ĐVO) Những ngày qua, trong khi người đọc Việt Nam được cung cấp rất nhiều thông tin về Công ước luật biển 1982, vùng đặc quyền kinh tế biển cùng các tài liệu lịch sử về Trường Sa, Hoàng Sa... thì phần lớn người đọc Trung Quốc chỉ biết mù mờ về những điều này.
Chỉ có thông tin... một chiều
Không chỉ ở các tờ báo lớn như Thời báo Hoàn Cầu, Quang Minh nhật báo, đài truyền hình Phượng Hoàng... thông tin phiến diện về tình hình Biển Đông còn tràn ngập trên các diễn đàn mạng Trung Quốc như: http://club.china.com; http://junshi8888.blog.china.com, sina, http://economy.caixun.com, http://mil.huanqiu.com/…
Do những bài báo ở các tờ báo trên không cung cấp thông tin chi tiết về Công ước của LHQ về Luật biển 1982, Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) ở thềm lục địa, dân mạng Trung Quốc chỉ biết được những thông tin "như đúng rồi" kiểu Tàu hải giám Trung Quốc xua đuổi tàu Việt Nam thăm dò dầu khí phi pháp; Việt Nam khoa chân múa tay ở vùng lãnh hải của Trung Quốc; Sức chịu đựng của Trung Quốc có hạn; Đã đến lúc Trung Quốc cần ra tay với Việt Nam và Nhật Bản; Việt Nam có ý đồ gây hấn trên biển Đông; Trung Quốc không thể cứ tự kiềm chế mãi”…
Thiếu thông tin, rất nhiều dân mạng Trung Quốc đã bị kích động. Theo thống kê của trang tìm kiếm Baidu (Trung Quốc), từ sau sự kiện 26/5 đến nay, trên các diễn đàn mạng của Trung Quốc đã có hàng nghìn comment (bình luận), trong đó có hàng trăm comment được xem là hiếu chiến, kêu gọi chiến tranh. Một số comment ở diễn đàn trên trang club.china.com viết: “Hãy dạy cho Việt Nam bài học thứ 2”; “Hãy tiêu diệt Việt Nam đi”; hay là “Mao Trạch Đông, ông ở đâu, Đặng Tiểu Bình, ông ở đâu, còn ai dám vung đao không?”.
Không chỉ thiếu thông tin, dân mạng Trung Quốc còn bị tiếp cận những thông tin bị bẻ cong và cắt xén. Hôm 4/6 China Daily phiên bản tiếng Anh của Trung Quốc đưa tin về cuộc gặp giữa bộ trưởng quốc phòng hai nước Trung Quốc và Việt Nam bên lề Đối thoại Shangri-La 2011. Báo này viết: “Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh hôm 3/6 phát biểu rằng, tranh chấp với Trung Quốc ở biển Hoa Nam (biển Đông) cần phải được giải quyết mà không có sự tham gia của một bên thứ ba nào”.
Trước đó, cũng chính tờ báo này đã từng đưa tin rằng, trong cuộc gặp song phương với Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo bên lề Cấp cao ASEAN 17, nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đồng ý với cách tiếp cận song phương của Trung Quốc trong việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.
Bên cạnh đó, ngay sau vụ việc xảy ra, một số đài truyền hình Trung Quốc tổ chức các chương trình toạ đàm trực tuyến, khách mời là những chuyên gia nổi tiếng. Những chương trình này tác động rất lớn đến tâm lý người dân.
Ngày 30/5 đài truyền hình Phượng Hoàng (Hongkong) tổ chức chương trình tọa đàm trực tuyến với một số chuyên gia như bà Pham Kim Nga, chuyên gia về các vấn đề Việt Nam thuộc viện Khoa học xã hội Trung Quốc và ông Kim Vĩnh Minh, giáo sư thuộc Viện khoa học xã hội Thượng Hải để phân tích những phản ứng của Việt Nam trước hành động vi phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam của tàu Hải giám Trung Quốc.
Bà Phan Kim Nga cho rằng gần đây xu thế tranh chấp ở biển Đông gia tăng là do Việt Nam và Trung Quốc đã giải quyết xong tranh chấp biên giới trên đất liền và vịnh Bắc Bộ, biển Đông sẽ trở thành chủ đề nóng trong quan hệ hai nước. Mặt khác, do sự điều chỉnh chiến lược của Mỹ, Nga, Ấn Độ chuyển trọng tâm về khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là quan hệ Trung - Mỹ có ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh khu vực biển Đông.
Bà Phan cũng cho rằng, phản đối của Bộ Ngoại giao Việt Nam là nhằm gây sự chú ý của cộng đồng ASEAN và các nước lớn về vấn đề biển Đông khi thời điểm diễn ra hội nghị an ninh ASEAN tại Singapore đã cận kề.
Còn giáo sư Kim Vĩnh Minh thuộc Viện khoa học xã hội Thượng Hải nhận định “không loại trừ việc Việt Nam dùng biện pháp quân sự” để bảo vệ chủ quyền, đồng thời lên tiếng kêu gọi Trung Quốc cũng cần “chuẩn bị tốt” để đối phó với khả năng này.
Cái kim trong bọc
Cho đến nay, Trung Quốc vẫn khẳng định các tàu nước này đã “hoạt động trong vùng biển chủ quyền của Trung Quốc”. Nơi mà Trung Quốc coi là “vùng biển chủ quyền của Trung Quốc” lại nằm sâu trong vùng kinh tế đặc quyền 200 hải lý của Việt Nam.
Tuy nhiên, trong tất cả các bài báo, Trung Quốc không hề nhắc tới kinh độ, vĩ độ vị trí xảy ra va chạm, mà chỉ nói rằng thuộc vùng biển chủ quyền của Trung Quốc.
Tuy nhiên, nếu tinh ý dân mạngTrung Quốc vẫn có thể nhận ra bản chất của những sự kiện vừa qua trên chính báo chí nước mình. Ví dụ, tờ China Daily ngày 8/6 viết: Trung Quốc là nước lớn nhưng chưa phải là một siêu cường biển.
Mặc dù có thềm lục địa và đặc quyền kinh tế rộng, bờ biển đất liền và đảo dài nhưng phần đóng góp của biển với GDP còn nhỏ. Chỉ với một số ít các đảo đang tranh chấp nằm dưới sự kiểm soát của mình, Trung Quốc không có đường để nối biển với đại dương. Thứ hai, không có một lực lương hải quân mạnh và sự chú trọng các quyền lợi biển, Trung Quốc vẫn ở vị thế không thuận lợi.
Muốn trở thành một siêu cường có ảnh hưởng, Trung Quốc buộc phải chuyển từ “cường quốc đất liền” sang “siêu cường biển”. Tranh chấp biển Đông là phép thử thực tế cho việc đạt được mục tiêu đó. Với bước đi là, biến các khu vực không tranh chấp thành các khu vực tranh chấp để yêu cầu cùng phân chia phần tài nguyên trên thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của các nước có tranh chấp với một chủ trương đầy tính hoà bình là “gác tranh chấp cùng nhau khai thác”.
Theo bình luận của hãng tin Asahi Shimbun (Nhật Bản), cách làm này của Trung Quốc không mới và sẽ còn được sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, “cộng đồng quốc tế sẽ không tin Trung Quốc, nếu họ vẫn hành xử như vừa qua”, Asahi Shimbun nhận xét.
Không chỉ ở các tờ báo lớn như Thời báo Hoàn Cầu, Quang Minh nhật báo, đài truyền hình Phượng Hoàng... thông tin phiến diện về tình hình Biển Đông còn tràn ngập trên các diễn đàn mạng Trung Quốc như: http://club.china.com; http://junshi8888.blog.china.com, sina, http://economy.caixun.com, http://mil.huanqiu.com/…
Do những bài báo ở các tờ báo trên không cung cấp thông tin chi tiết về Công ước của LHQ về Luật biển 1982, Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) ở thềm lục địa, dân mạng Trung Quốc chỉ biết được những thông tin "như đúng rồi" kiểu Tàu hải giám Trung Quốc xua đuổi tàu Việt Nam thăm dò dầu khí phi pháp; Việt Nam khoa chân múa tay ở vùng lãnh hải của Trung Quốc; Sức chịu đựng của Trung Quốc có hạn; Đã đến lúc Trung Quốc cần ra tay với Việt Nam và Nhật Bản; Việt Nam có ý đồ gây hấn trên biển Đông; Trung Quốc không thể cứ tự kiềm chế mãi”…
Thiếu thông tin, rất nhiều dân mạng Trung Quốc đã bị kích động. Theo thống kê của trang tìm kiếm Baidu (Trung Quốc), từ sau sự kiện 26/5 đến nay, trên các diễn đàn mạng của Trung Quốc đã có hàng nghìn comment (bình luận), trong đó có hàng trăm comment được xem là hiếu chiến, kêu gọi chiến tranh. Một số comment ở diễn đàn trên trang club.china.com viết: “Hãy dạy cho Việt Nam bài học thứ 2”; “Hãy tiêu diệt Việt Nam đi”; hay là “Mao Trạch Đông, ông ở đâu, Đặng Tiểu Bình, ông ở đâu, còn ai dám vung đao không?”.
Hàng trăm comment kêu gọi chiến tranh chống Việt Nam ở trang http://club.china.com. |
Không chỉ thiếu thông tin, dân mạng Trung Quốc còn bị tiếp cận những thông tin bị bẻ cong và cắt xén. Hôm 4/6 China Daily phiên bản tiếng Anh của Trung Quốc đưa tin về cuộc gặp giữa bộ trưởng quốc phòng hai nước Trung Quốc và Việt Nam bên lề Đối thoại Shangri-La 2011. Báo này viết: “Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh hôm 3/6 phát biểu rằng, tranh chấp với Trung Quốc ở biển Hoa Nam (biển Đông) cần phải được giải quyết mà không có sự tham gia của một bên thứ ba nào”.
Trước đó, cũng chính tờ báo này đã từng đưa tin rằng, trong cuộc gặp song phương với Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo bên lề Cấp cao ASEAN 17, nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đồng ý với cách tiếp cận song phương của Trung Quốc trong việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.
Ngày 30/5 đài truyền hình Phượng Hoàng (Hongkong) tổ chức chương trình tọa đàm trực tuyến với một số chuyên gia như bà Pham Kim Nga, chuyên gia về các vấn đề Việt Nam thuộc viện Khoa học xã hội Trung Quốc và ông Kim Vĩnh Minh, giáo sư thuộc Viện khoa học xã hội Thượng Hải để phân tích những phản ứng của Việt Nam trước hành động vi phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam của tàu Hải giám Trung Quốc.
Bà Phan Kim Nga cho rằng gần đây xu thế tranh chấp ở biển Đông gia tăng là do Việt Nam và Trung Quốc đã giải quyết xong tranh chấp biên giới trên đất liền và vịnh Bắc Bộ, biển Đông sẽ trở thành chủ đề nóng trong quan hệ hai nước. Mặt khác, do sự điều chỉnh chiến lược của Mỹ, Nga, Ấn Độ chuyển trọng tâm về khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là quan hệ Trung - Mỹ có ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh khu vực biển Đông.
Bà Phan cũng cho rằng, phản đối của Bộ Ngoại giao Việt Nam là nhằm gây sự chú ý của cộng đồng ASEAN và các nước lớn về vấn đề biển Đông khi thời điểm diễn ra hội nghị an ninh ASEAN tại Singapore đã cận kề.
Còn giáo sư Kim Vĩnh Minh thuộc Viện khoa học xã hội Thượng Hải nhận định “không loại trừ việc Việt Nam dùng biện pháp quân sự” để bảo vệ chủ quyền, đồng thời lên tiếng kêu gọi Trung Quốc cũng cần “chuẩn bị tốt” để đối phó với khả năng này.
Cái kim trong bọc
Cho đến nay, Trung Quốc vẫn khẳng định các tàu nước này đã “hoạt động trong vùng biển chủ quyền của Trung Quốc”. Nơi mà Trung Quốc coi là “vùng biển chủ quyền của Trung Quốc” lại nằm sâu trong vùng kinh tế đặc quyền 200 hải lý của Việt Nam.
Tuy nhiên, trong tất cả các bài báo, Trung Quốc không hề nhắc tới kinh độ, vĩ độ vị trí xảy ra va chạm, mà chỉ nói rằng thuộc vùng biển chủ quyền của Trung Quốc.
Tuy nhiên, nếu tinh ý dân mạngTrung Quốc vẫn có thể nhận ra bản chất của những sự kiện vừa qua trên chính báo chí nước mình. Ví dụ, tờ China Daily ngày 8/6 viết: Trung Quốc là nước lớn nhưng chưa phải là một siêu cường biển.
Giàn khoan khủng "981" được Trung Quốc kỳ vọng giúp "giải cơn khát" dầu của nước này |
Mặc dù có thềm lục địa và đặc quyền kinh tế rộng, bờ biển đất liền và đảo dài nhưng phần đóng góp của biển với GDP còn nhỏ. Chỉ với một số ít các đảo đang tranh chấp nằm dưới sự kiểm soát của mình, Trung Quốc không có đường để nối biển với đại dương. Thứ hai, không có một lực lương hải quân mạnh và sự chú trọng các quyền lợi biển, Trung Quốc vẫn ở vị thế không thuận lợi.
Muốn trở thành một siêu cường có ảnh hưởng, Trung Quốc buộc phải chuyển từ “cường quốc đất liền” sang “siêu cường biển”. Tranh chấp biển Đông là phép thử thực tế cho việc đạt được mục tiêu đó. Với bước đi là, biến các khu vực không tranh chấp thành các khu vực tranh chấp để yêu cầu cùng phân chia phần tài nguyên trên thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của các nước có tranh chấp với một chủ trương đầy tính hoà bình là “gác tranh chấp cùng nhau khai thác”.
Theo bình luận của hãng tin Asahi Shimbun (Nhật Bản), cách làm này của Trung Quốc không mới và sẽ còn được sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, “cộng đồng quốc tế sẽ không tin Trung Quốc, nếu họ vẫn hành xử như vừa qua”, Asahi Shimbun nhận xét.
------------------
*****
Đây là một mảng đấu tranh trên công luận mà Việt Nam ít quan tâm. Trangha có bài, không biết NHQ đăng chưa:
Trả lờiXóahttp://trangha.wordpress.com/2011/06/14/cuoc-chien-thong-tin/
Không trách họ được bác Quý ạ. Vào các diễn đàn trên mới thấy các bạn này bị nhồi sọ ghê gớm lắm, hết thuốc chữa rồi. Còn nhiều câu khó nghe hơn nhiều nhưng em không trích dẫn ra đây vì nó chỉ làm tăng thêm sự thù hằn dân tộc không đáng có giữa người dân thường ở 2 nước. Người TQ cũng yêu tổ quốc của họ chứ, yêu nước không kém người Việt chúng ta đâu và lòng yêu nước ấy sẽ bị lợi dụng (khi cần) bằng những thông tin một chiều sai sự thật hoặc bằng sự bưng bít thông tin. Sự bưng bít thông tin cộng với lòng yêu nước nồng nàn thật sự sẽ là một THẢM HỌA.
Trả lờiXóa