++ Hãy đến với nhau bằng tấm lòng trung thực!++

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011

Những "quả bom" đại thảm họa đang treo trên đầu người dân Trung Hoa cộng sản (phần 1)



Nguyễn Vĩnh Long Hồ.
Tổng hợp các tài liệu, phân tách và nhận định...)

Cuộc phát triển thần kỳ của Trung Cộng trong thế kỷ XXI làm cho cả thế giới kinh ngạc. Bọn Trung Nam Hải thừa thắng xông lên với tham vọng thống trị thế giới bằng chủ nghĩa thực dân mới đã lỗi thời bị nhân loại vứt vào thùng rác lịch sử tiến hóa của nhân loại. Trung Cộng bây giờ ví như một cây cổ thụ khổng lồ mà cái tàng cây và các rễ phụ bò tràn lan trên mặt đất, trùm phủ lên trên một diện tích rộng của thế giới để thu hút các tài nguyên thiên nhiên nhằm thỏa mãn cơn khát quyền lực. Nhưng, cây cổ thụ không có rễ cái ăn sâu trong lòng đất để giữ cho gốc bền vững thì làm sao có thể chống lại những trận động đất, cuồng phong? Và bên trong thân cây cổ thụ khổng lồ nầy bị ruỗng nát bởi những loại mối mọt đụt khoét trong cốt lõi của nó? Đó chính là những đại thảm họa và nan đề sẽ hủy diệt tên thực dân mới Trung Cộng trong thập niên tới đây, một căn bệnh ung thư nan trị đang tàn phá cơ thể người khổng lồ Trung Cộng.
 
I.  NHỮNG ĐẠI THẢM HỌA CỦA TRUNG CỘNG:
MÔI SINH:
Một trong những ưu tư hàng đầu của thế giới hiện nay là làm sao cứu vãn và bảo vệ môi sinh hiện bị đe dọa trầm trọng trên địa cầu. Thật vậy, tại nhiều nước lương thực không kịp sản xuất để cứu đói, diện tích canh tác đang thu hẹp dần vì thiên tai, kỹ nghệ đang phát triển làm ô nhiễm bầu khí quyển, không kể trái đất trở nên quá tải vì bị khai thác quá mức. Trung Hoa Lục Địa ở vào một trong số quôc gia suy thoái nhất về môi sinh. Trong ba thập niên qua, Trung Cộng không chú trọng đến môi sinh mà chỉ chạy theo chỉ tiêu phát triên kinh tế, gây nên tình trạng ô nhiễm đến độ cực kỳ nguy hiểm.

Một viên chức môi sinh hàng đầu của Trung Cộng nói rằng, cuộc chiến chống nạn ô nhiễm kinh niên của nước ông đang gặp nhiều khó khăn vì tình trạng đô thị hóa và tăng trưởng nhanh chóng. Thứ Trưởng Bộ Môi Trường tên Trương Lập Quân phát biểu tại cuộc họp báo tháng 3/2011, số lượng các chất ô nhiễm ở Hoa Lục tiếp tục ở mức cao và một số khu vực không đạt được chỉ tiêu do chánh phủ đề ra. Các công nghiệp mới cũng tạo nhiều hóa chất nguy hiểm và các loại chất thải điện tử. Điều nầy tạo ra những vấn đề tác hại tới sức khỏe của nhân dân.

Theo báo cáo chính trị Đại Hội XVII, cái giá phải trả cho sự phát triển kinh tế thần kỳ của Trung Cộng trong ba thập niên qua: Nguồn nước bị ô nhiễm với nhiều mức độ khác nhau: 70% nước sông hồ và 90% nguồn nước ngầm đã làm cho hơn 10% cây công nghiệp bị nhiễm kim loại nặng:

SÔNG DƯƠNG TỬ (Yangtze): Mổi năm có khoảng 30 tỷ tấn nước ô nhiễm chưa xử lý đã thải ra sông hồ. Ngoài ra, sông Dương Tử còn phải gồng mình tiếp nhận 24 tỷ tấn chất phế thải công nghiệp.

SÔNG HOÀNG HÀ (Huanghe): Con sông nầy dài 4.666 km chảy qua miền cao nguyên đất vàng gọi là hoàng thổ độ dầy đến 100 thước tại vùng Thiểm Tây đem lại phù sa đất vàng phì nhiêu. Nhưng, vì sự sai lầm chết người của Mao Trạch Đông trong kế hoạch “đấp đập trị thủy” đem đại họa triền miên cho vùng Hoa Bắc, bởi mỗi khi đê vỡ, sông Hoàng Hà sẽ đổi dòng chảy vào Bột Hải. Mỗi lần đổi dòng làm nhà cửa ruộng vườn, đất đai canh tác bị tàn phá nặng nề làm hàng trăm người chết. Hoa Bắc ít mưa, nhưng sau trận lụt là hạn hán kéo dài 2, 3 năm, gây ra nạn đói triền miên. Rồi đến thời kỳ kỹ nghệ hóa, nạn đốn cây phá rừng bừa bãi để lấy đất canh tác theo phương pháp cũ, được giới chuyên gia kinh tế mệnh danh “Slash and burn farming”, xin đọc bài nghiên cứu “Cultivating trouble” của Murray Hiebert trong FEER, July, 1997.

BỘT HẢI: là nội hải của Hoa Lục vì phải chứa các nguồn nước ô nhiễm và chất phế thải công nghiệp nên đang đứng trước nguy cơ sẽ là “biển chết”.

THÁI HỒ: là hồ chứa nước ngọt lớn nhất ở Hoa Lục đã bị ô nhiễm tới mức chánh phủ phải bỏ ra 15 tỷ USD để cứu Thái Hồ trong vòng 10 năm. Chánh quyền phải đóng cửa 772 xí nghiệp hóa chất, 125 nhà máy chế tạo bình điện accu và 76 nhà máy giấy.

HẮC LONG GIANG (Heilóngjang): Chạy dọc theo biên giới Nga – Hoa là dòng sông ô nhiễm nhất Hoa Lục. Nhiều khúc sông dài cả trăm cây số, nước đen ngòm vì chất thải kỹ nghệ. Dân Nga ở phía bên kia biên giới, hàng ngày phải vớt hàng ngàn thùng hóa chất bằng nhựa do dân Tàu quăng xuống dòng Hắc Long Giang một cách vô trách nhiệm.

THAN ĐÁ: Năng lượng chính của Hoa Lục sử dụng đến 3.000 triệu tấn than đá/ năm đạt tới 70%, cộng thêm khói và bụi của hàng chục ngàn nhà máy công kỹ nghệ, hàng trăm triệu chiếc xe hơi và xe có động cơ thải ra hàng ngày đã làm cho Hoa Lục trở thành nước có số lượng khí thải CO2 lớn nhất thế giới. 60% dân các thành phố Hoa Lục phải thở bầu không khí ô nhiễm cao hơn 5 lần tiêu chuẩn của WHO ấn định. Mỗi Năm có khoảng 750.000 người chết vì thở không khí ô nhiễm.

RÁC RƯỞI: Hoa Lục coi như là quốc gia bị rác rưởi bao vây nghiêm trọng nhất thế giới. Trong hơn 600 đô thị lớn nhỏ của Trung Cộng thì có tới 2/3 thành phố bị rác rưởi bao vây. Tổng số lượng rác thải ra trong các thành phố nầy hàng năm lên tới 150 triệu tấn.

Xin liệt kê vài thành phố điển hình:

BẮC KINH: Thủ đô Bắc Kinh có khoảng 14 triệu người sinh sống trong cơn sốt xây dựng cao ốc, nhà cửa, công thự…chỗ nào cũng thấy xe trộn xi măng, xe cầu cẩu hoạt động rầm rộ. Một hình ảnh tương phản là những công nhân xây dựng vẫn còn sử dụng cuốc xẻng thô sơ để xúc cát đá vào những các ki đan bằng tre, phải chăng để giải quyết nạn thất nghiệp? Bụi mù quanh năm che phủ Bắc Kinh, đây cũng là một trong những thành phố ô nhiễm nhất, nhì thế giới. Vào mùa đông, dân chúng sống trong những căn nhà ổ chuột, lụp xụp ở ngoại ô vẫn còn dùng than đá để sưởi ấm, trong không khí đầy mùi than đá nồng nặc. Khi rửa mặt, soi gương thấy màng mũi dính đầy bụi than. Chưa kể những cơn bão cát từ sa mạc Gobi thổi về làm tối tăm trời đất. Đại họa sa mạc hóa đang tiến dần đến ngưỡng cửa Bắc Kinh.

THƯỢNG HẢI: Đầu tàu kinh tế của Hoa Lục, một New York của Tàu ở bờ dọc bờ biển phía Đông, cũng trong cơn sốt xây dựng công kỹ nghệ hiện đại và hàng trăm nhà máy điện chạy bằng…than đá. Dân chúng Thượng Hải không còn không khí sạch để thở, không còn nước sạch để uống, mọi sự sống đang chấm dứt trên sông Dương Tử vì phải hứng chịu hàng năm ước tính khoảng 25 tỷ tấn hóa chất, rác độc từ những xưởng công kỹ nghệ dọc theo sông Dương Tử.

Cả thành phố Thượng Hải chìm  trong bầu không khí màu vàng đục do các nhà máy chạy bằng than đá thải khói ra bao trùm thành phố. Theo báo cáo mới đây cho biết, tình trạng thiếu hụt năng lượng đang lan rộng và tác động tiêu cực đến xã hội Hoa Lục. Trong khoảng thời gian từ đây đến tháng 9, sẽ có ít nhất 10 tỉnh thành của Hoa Lục phải trải qua cảnh cạn kiệt năng lượng. Riêng Thượng Hải sẽ có tới 24.000 doanh nghiệp được thông báo về nguy cơ thiếu điện trầm trọng và 70% nhu cầu năng lượng của Trung Cộng vẫn là THAN ĐÁ. Trong khi đó, giá than đá nhập cảng lại không ngừng tăng giá. Trung Cộng hiện tiêu thụ đến 46 % năng lượng than đá trên thế giới, trong khi giá cả tăng gắp đôi trong vòng 5 năm qua. Chính sự tăng giá của nguồn than đá nhập cảng là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng lạm phát cao ngất ngưỡng của Trung Cộng làm gia tăng tốc độ lạm phát ở mức 6,7 % hồi tháng 7 và có thể leo thang lên tới 7,2 % vào cuối năm 2011.

QUẢNG CHÂU: Thành phố Quảng Châu là nơi tổ chức Á Vận Hội lần thứ XVI bị bụi khói do các nhà máy sản xuất xi măng chạy bằng than đá thải ra, bao trùm cả thành phố Quảng Châu. Bầu không khí bụi bặm là một trong những mối lo ngại lớn nhất cho dân chúng.
 
TÌNH TRẠNG HẠN HÁN:

Hoa Lục đang trải qua một hạn hán khủng khiếp từ trước tới nay. Chánh quyền cho biết tình trạng khô hạn kéo dài nhiều tháng ở miền Trung và miền Đông là vụ hạn hán nghiêm trọng nhất kể từ hơn thế kỷ nay, khiến hàng triệu mẫu đất canh tác khô nức nẻ vì đã lâu không có giọt mưa nào, gây nên tình trạng thiếu nước cho hơn 1 triệu dân  của 13 thành phố lớn trong tỉnh Hồ Nam. Tân Hoa Xã cho biết sông hồ trong khu vực nầy bị cạn nước gây nên nạn thiếu nước ở hơn 150 thành phố và thị trấn tại các tỉnh khác. Có hơn 170.000 hecta đất canh tác tại tỉnh Hồ Nam bị thiếu nước, trong số nầy có hơn 100.000 hecta mùa màng không gặt hái được. Trong tháng 5 vừa qua, nhà chức trách cho biết tại tỉnh Hồ Bắc có gần 1.400 hồ  chứa nước ở đây không sử dụng được vì mực nước hồ xuống quá thấp.

Theo AFP, Trung Cộng đang quay cuồng trong cơn hạn hán (reeling from drought) đang hoành hành ác liệt ở khu tự trị Nội Mông và Hồi Ninh Hạ cùng các tỉnh Cam Túc, Quý Châu và Hồ Nam là do nhiệt độ nóng và không mưa kéo dài từ đầu tháng 7 đến nay. Theo báo cáo của Cơ quan Hạn hán của Trung Cộng cho biết: Tính đến ngày 31/7 năm nay, Trung Cộng có tổng cộng 422 triệu ha đất canh tác chịu ảnh hưởng nặng nề của hạn hán làm nông dân Hoa Bắc và 3.88 triệu gia súc lâm vào tình trạng thiếu nước uống trầm trọng và còn kéo dài chưa biết đến khi nào mới chấm dứt.
 
BĂNG TAN TRÊN ĐỈNH HIMALAYA:

Nhưng, tất cả chưa đáng sợ bằng thảm họa khi các băng hà trên đỉnh Himalaya tan hết thì cả tỷ người Trung Hoa sẽ lâm vào cảnh khốn đốn. Đó là một cái máy chém “guillotine” đang treo lơ lững trên đầu người dân Hoa Lục trong vài thập niên tới.
Trung Tâm International Centre for Intergrated Mountain Development (ICMOD) đã loan báo trong một buổi hội thảo về chủ đề toàn cầu vào tháng 6/2007: Trong vòng một thế kỷ qua, nhiệt độ bầu khí quyển đã tăng lên 0.74 độ C do sức ép quá lớn của hiện tượng nóng lên toàn cầu trong 3 thập niên qua. Nhiệt độ trung bình của vùng núi Himalaya đã tăng thêm tới 0.6 độ C, đó là những con số không thể bỏ qua.

Theo Surendra Shrestha – Giám đốc khu vực của cơ quan Environment Programme for Asia & the Pacific của LHQ – đưa ra nhận xét: “Nếu nhiệt độ trung bình của bầu khí quyển của trái đất cứ như đà tăng lên như hiện nay thì trong vòng 50 năm tới, khối băng hà và băng sơn vĩ đại trong vùng núi hiểm trở Himalaya sẽ tan hết, làm cho 1,3 tỷ con người từ Trung Hoa, Ấn Độ, Pakistan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam sẽ bị lâm nguy vì khối băng hà trên Himalaya là nguồn dự trữ và cung cấp nước cho 9 dòng sông lớn của Châu Á và bán đảo Ấn Độ…

Theo Andrea Schild – Giám đốc ICIMOD – cho biết: “Vì băng hà tan rã như thế sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng trên nhiều lãnh vực khác nhau. Đầu tiên là hệ sinh thái của vùng nầy sẽ biến đổi, các nhà máy thủy điện sẽ ngưng hoạt động, các nền công nghiệp và nông nghiệp sẽ lâm nguy và toàn vùng đất rộng lớn nầy sẽ trở nên nguy hiểm cho sự sống.

Một viễn tượng kinh hoàng nhất là hệ thống đập nước trên dòng sông Mekong sẽ ra sao khi Himalaya tan băng? Đó là hiện tượng tràn hồ và các hồ nước sẽ vỡ ra bất cứ vào lúc nào và làm ngập lụt vùng rộng lớn phía dưới hạ nguồn,” ông  nói tiếp. “Nếu một trận động đất xảy ra thì sao? Chỉ cần một trận động đất với cường độ nhỏ thôi, cũng khiến cho tất cả hồ chứa nước sụp đổ đồng loạt. Hiện tượng nầy sẽ giống như cơn sóng thần Tsunami, nó sẽ tàn phá sạch, quét sạch, giết sạch mọi sinh vật trên con đường đi của nó từ thượng nguồn đến hạ nguồn sông Mekong.”

Theo ông Om Bajrachatya, một nhà Thủy văn Học (Hydrologist) hàng đầu của chánh phủ Nepal, loan báo một tin không vui cho cả thế giới: “Khu vực băng hà KHUMBHU có ngọn núi Everest nổi tiếng đã giảm diện tích đều đặn hằng năm và lùi dần đến 30 thước kể từ 1978 tới 1995”...

( Còn nữa...) 

------------------
*****


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm Blog này