++ Hãy đến với nhau bằng tấm lòng trung thực!++

Thứ Ba, 16 tháng 8, 2011

Lao động Trung Quốc trái phép ở Việt Nam : Một vấn đề quốc phòng

Nguồn: Bauxite Việt Nam

16/08/2011


Lao động Trung Quốc trái phép ở Việt Nam : Một vấn đề quốc phòng


clip_image001
Rất nhiều lao động Trung Quốc tại công trường bauxite Tân Rai (Lâm Đồng). Ảnh tư liệu  Reuters
Trong tháng 8/2011, báo chí Việt Nam liên tục cảnh báo về tình trạng bất bình thường liên quan đến lao động Trung Quốc tại Việt Nam, vừa rất đông, vừa có mặt khắp nơi, từ mũi Cà Mau cho đến vùng đồi núi Tây Nguyên hay ở các công trường phía Bắc. Theo nhiều nhà quan sát, điều này không đơn thuần là một vấn đề kinh tế, mà còn là một vấn đề an ninh, quốc phòng.

Một bài báo đăng trên trang web của tờ Sài Gòn Giải phóng đề ngày 15/8/2011, đã tổng kết khá đầy đủ vấn đề đang gây quan ngại: đó là các «sơ hở quản lý lao động nước ngoài» dẫn đến tình trạng được tờ báo gọi là «tràn ngập lao động không phép».


Trong lời tòa soạn, tờ báo - cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh - đã đặt ra một câu hỏi đang được rất nhiều người nêu lên. Đó là có cần thiết phải nhập khẩu lao động để làm những công việc mà người trong nước có thể đảm đương, trong bối cảnh người Việt Nam cũng đang thiếu việc làm hay không.

Phần dẫn nhập của bài báo chỉ đề cập một cách tổng quát đến những người «lao động nước ngoài không phép», nhưng toàn bộ phần phóng sự sau đó thì đều tập trung nói về thành phần lao động người Trung Quốc, mà theo ghi nhận của các phóng viên, chủ yếu được thuê làm các công việc phổ thông.

Công trình nhà máy đạm Ninh Bình : Cả ngàn lao động Trung Quốc, vài chục người Việt Nam

Báo Sài Gòn Giải phóng nêu bật ví dụ tại công trình xây dựng Nhà máy đạm Ninh Bình, chỉ cách Hà Nội khoảng 90 cây số, do một nhà thầu Trung Quốc thi công. Tại đây, có cả ngàn lao động Trung Quốc làm việc, so với vài chục công nhân Việt Nam. Về công việc, thì đó chỉ là lao động giản đơn, nhưng công nhân Trung Quốc thì được trả công cao gấp bội so với công nhân Việt Nam.

Vấn đề được chính Sở Thương binh Xã hội tỉnh Ninh Bình thừa nhận là trong số gần 2000 lao đọng Trung Quốc làm việc cho dự án đó, có đến gần 1500 người không được cấp phép. Thế mà họ vẫn được công khai làm việc, thâm chí còn được ở trong những khu tập thể riêng biệt, trong lúc công nhân Việt Nam thì phải tự lo.

Trường hợp tại Ninh Bình hoàn toàn không phải là cá biệt. Báo Tuổi Trẻ thành phố Hồ Chí Minh ngày 12/8 vừa qua đã tiết lộ là tại công trường nhà máy điện ở Quảng Nam, lao động Trung Quốc cũng tràn ngập, tập trung đông nhất ở hai công trình thủy điện Sông Bung 4 (gần 300 người) và nhiệt điện Nông Sơn (gần 200 người).

Chính tờ Tuổi Trẻ trước đó đã phát hiện tình trạng tương tự tại Cà Mau, vùng cực Nam của Việt Nam, với sự kiện có hơn một ngàn công nhân Trung Quốc làm việc cho dự án một nhà máy phân hóa học nhưng lại không có giấy phép.

Hai phần ba lao động Trung Quốc tại Nhân Cơ (Lâm Đồng) không giấy phép

Ngay cả trên vùng Tây Nguyên, nơi các nhà thầu Trung Quốc đang xây dựng các công trình bauxite ở Nhân Cơ và Tân Rai, vấn đề lao động Trung Quốc hiện diện đông đảo và làm chui cũng tồn tại. Tờ Vietnamnet hôm 12/8 đã nêu bật tình trạng gần hai phần ba trong số hơn 300 người Trung Quốc làm việc tại khu bauxite Nhân Cơ chẳng hạn không có giấy phép lao động.

Các tiết lộ liên tiếp của báo chí đã buộc giới lãnh đạo Việt Nam phải lên tiếng. Ngày 11/8 vừa qua, phát biểu tại một cuộc họp với cử tri ở thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã phải lên tiếng chỉ trích sai sót của các cơ quan chức năng đã để xảy ra tình trạng này.

Vấn đề lao động Trung Quốc trái phép tại Việt Nam dĩ nhiên đã làm dấy lên nhiều mối lo ngại về mọi mặt. Báo chí Việt Nam đã nêu bật tác hại về phương diện kinh tế đối với Việt Nam vì lẽ trong bối cảnh công ăn việc làm trong nước không đủ cho mọi người, nguồn lao động nhập cư này tất nhiên đã gia tăng sức ép trên thị trường lao động.

Tuy nhiên, có một mối lo ngại lớn hơn nhưng ít được nhắc tới. Đó là vấn đề an ninh quốc phòng có thể nảy sinh khi một số lượng không nhỏ người Trung Quốc mà chính quyền Việt Nam không quản lý được lại có thể tỏa rộng ra trên toàn quốc, thậm chí tại những nơi được coi là trọng yếu về mặt an ninh quốc phòng như vùng Tây Nguyên hay khu vực biên giới.

Lao động Trung Quốc trái phép đặt ra vấn đề an ninh cho Việt Nam

Nhà báo Thanh Thảo tại Quảng Ngãi, một người theo dõi sát vấn đề này, đã không tránh khỏi quan ngại trước các hệ quả về phương diện an ninh bắt nguồn từ tình trạng Việt Nam đang bị lao động Trung Quốc tràn ngập. Nguyên nhân dẫn đến tình hình này lại là việc đã giành cho nhà thầu Trung Quốc quá nhiều công trình xây dựng.


Nhà báo Thanh Thảo tại Quảng Ngãi
15/08/2011
by Trọng Nghĩa
Nghe (10:06)




Nhà thầu Trung Quốc được cấp quá nhiều phép trong thời gian qua, với những gói thầu rải rác khắp nơi tại Việt Nam, trong đó có các địa bàn hết sức xung yếu về mặt an ninh, quân sự...

Hệ quả là các nhà thầu Trung Quốc dùng lao động của họ, mà hầu hết đều không có phép, không hiểu họ sang bằng đường nào, đi du lịch hay thế nào đó rồi thành người lao động tại Việt Nam.

Vấn đề là không ai biết thực sự họ là thành phần lao động như thế nào, báo chí thì nói là họ thuộc diện ít chuyên môn, ít học, nhưng không biết được thực chất họ là như thế nào ? Họ là dân sự thật, hay chỉ khoác áo dân sự?

Thành ra phải hết sức cẩn trọng với lao động nước ngoài, nhất là lao động Trung Quốc, với số đông như vậy, lại rải ra trên toàn cõi Việt Nam như thế...

Các địa phương quản lý người Việt Nam thì chặt chẽ, nhưng đối với lao động Trung Quốc thì lại lỏng lẻo

- Chính quyền các địa phương thì quản lý người Việt Nam rất chặt chẽ... phải có hộ khẩu, đi đâu thì phải có tạm trú, tạm vắng… cư trú phải báo cho thôn, xóm, xã…

Ngược lại, đối với lao động nước ngoài, đặc biệt là lao động Trung Quốc thì quản lý rất lỏng lẻo, dưới đổ lên trên, trên đổ xuống dưới, không ai chịu trách nhiệm gì cả!

Tôi không hiểu là đằng sau nó có vấn đề gì không, có một thỏa thuận ngầm, có một sự nương nhẹ, một sự nhượng bộ nào đó đối với phía Trung Quốc ?

Nhà thầu Trung Quốc trúng rất nhiều gói thầu, nhưng có rất nhiều gói họ không thực hiện, hoặc thực hiện rất kém, nhưng họ vẫn tiếp tục trúng thêm rất nhiều gói thầu, và hầu hết đều đưa lao động của họ vào. Lẽ ra Nhà nước phải biết ngay từ đầu..., nhưng không hiểu vì sao mà quản lý lại lỏng lẻo đáng ngại, để xảy ra tình trạng như hiện nay.

Cần phải có biện pháp trục xuất những lao động trái phép

Bộ Lao động và cơ quan chức năng phải kiểm soát lại, nếu không có giấy phép thì phải trục xuất về nước, nhưng cần phải có thời hạn rõ ràng là từ lúc nói cho đến lúc làm là bao nhiêu ngày. Không giấy phép bị trục xuất là chuyện bình thường, đối với với nước nào cũng vậy.

Quan điểm cho rằng phải thuê lao động Trung Quốc là vì người Việt Nam không đúng vì người lao động Việt Nam ngày nay thất nghiệp rất nhiều.

T.N.
Nguồn: Viet.rfi.fr

------------------
*****



7 nhận xét:

  1. Việc để cho lao động China không phép tại VN phải có người chịu trách nhiệm. Làm luật sai thì QH phải chịu trách nhiệm; quản lí lỏng lẻo thì chính quyền sở tại phải chịu trách nhiệm chứ không thể để tình trạng an ninh quốc gia như thế được.

    Trả lờiXóa
  2. Ba con hay lo cho toi minh.Viec nay cung da co Dang va Nha nuoc lo roi.Con viec quan ly lao dong Viet nam chat la dung,lo cho viec lam la tot roi anh phai chap hanh nghiem tuc,vi anh la chu nha, con nguoi TQ ho la Ban phai nhuong nhin chu.

    Trả lờiXóa
  3. Đây là "lỗi hệ thống", không phải hiện tượng cá biệt đâu bà con ơi! Này nhé: ai thuê đất rừng đầu nguồn: Trung Quốc, ai khai thác boxit tại Tây Nguyên: Trung Quốc, ai trúng thầu gần 90% các gói thầu EPC các công trình dự án trọng điểm quốc gia: Trung Quốc, ai bắt bớ đánh đập hay cướp bóc ngư dân ta trên Biển Đông: Trung Quốc, ai xuất siêu hơn 10 tỉ USD vào nền kinh tế có GDP 100 tỉ USD: Trung Quốc... Đấy là cả một "quá trình" do một "hệ thống" tạo ra chứ không phải là chuyện cá biệt gì, nên bà con quần chúng cứ yên tâm mà lo toan cho cuộc sống hằng ngày đi, mọi việc đã có đảng và nhà nước lo!

    Trả lờiXóa
  4. nam 1979 trung quoc xua quan danh viet nam nhung khong chiem duoc mot tac dat bien gioi nao phai rut quan ve nuoc. bay gio no chi can bo ra vai tram ti mua may thang tro ly nho, the la may thang tro ly nho tham muu deu cho lanh dao, la lanh dao dong y cho no thue dat o doc dai bien gioi 50 nam. 50 muoi nam nua no sinh soi thanh lang trung quoc o day roi co tay ma doi duoc.

    Trả lờiXóa
  5. Hiên tại chả ông bà, ban ngành, cấp nào trả lời được, dù là áng chừng dân TQ lao động trái phép là bi nhiêu. Tôi nghĩ không dưới 4 số 0 và chắc chắn nó đi vào, mần ăn đường hoàng ở VN, chứ không mắt la mày lét. Kiểu này không làm nội công uýnh nhau thì cũng rủ rê mấy em về cùng theo kiểu giã cào thì VN lại khan hiếm phụ nẽo trầm trọng, đấng lam nhi vi-en còn nước mò ốc, nuôi con Tu hú chứ chẳng chơi!

    Trả lờiXóa
  6. Cựu chiến binh vnlúc 18:19 16 tháng 8, 2011

    Công trường có kỷ luật khi thời chiến trao vũ khí vào tay nó sẽ là binh đoàn mạnh .Nếu nó có mưu đồ huấn luyện trước thì sẽ là binh đoàn tiên phong tại chỗ thiện chiến .Vũ khí thì chắc chắn nó dấu sẵn trong kho bí mật trong công trường của nó từ trước .Quan lại địa phương Việt nam đần độn ,chỉ cần Tàu cho chút quà là bỏ sót tất cả.

    Trả lờiXóa
  7. Ở Bộ LĐTBXH có đ/c HÒA ĐẠI NHÂN và nhiều đ/c đại nhân khác. Bí hiểm lắm. Cái gì cũng có cái giá của nó cả ???
    Các vấn đề Lao động Ngoài nước ( xuất khẩu LĐ). Lao động China trái phép ( và cả cái gọi là Lao động China "hợp pháp") tai Viêt nam, rồi hàng ngàn các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn Lao động vượt biên từ Chi na sang Việt nam được Bộ LĐTBXH hợp pháp hóa....
    Các cơ quan trách nhiêm ( và phải khách quan và trung thực...)vào cuộc thử coi.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm Blog này