Nguồn: Bauxite Việt Nam
05/07/2011
Báo Úc tiếp tục đưa tin về vụ in tiền polymer của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, với chi tiết mới nói người môi giới Lương Ngọc Anh là Đại tá ngành an ninh. |
Tờ The Age tiếp tục loạt bài về cáo buộc tham nhũng liên quan các quan chức cao cấp ngành ngân hàng, trong đó có cựu Thống đốc Lê Đức Thúy, với bài mới ra hôm thứ Hai 4/7/2011 dưới tựa đề 'Bê bối hối lộ vươn ra tới một Đại tá tình báo'.
Trong bài báo, hai phóng viên Nick McKenzie và Richard Baker nói ông Lương Ngọc Anh, Tổng Giám đốc công ty TNHH Phát triển Công nghệ CFTD vốn đóng vai trò trung gian trong việc công ty Securency in tiền polymer cho Việt Nam, là nhân viên tình báo, cấp bậc đại tá.
Trước đó, The Age đã cáo giác ông Lương Ngọc Anh là người của cơ quan an ninh Việt Nam, nhưng chưa rõ cấp bậc.
Nay các phóng viên cho hay quan chức thương mại Australia đã tiếp xúc với ông tổng cộng 18 lần trước khi giới thiệu ông cho công ty Securency, chuyên cung cấp giấy và dịch vụ in tiền polymer.
Vụ cáo buộc công ty này, trực thuộc Ngân hàng dự trữ Úc (RBA), hối lộ quan chức ngân hàng các nước trong đó có Việt Nam vẫn đang được điều tra và các quan chức nói đây là vụ điều tra hối lộ lớn nhất nước từ trước tới nay.
Báo The Age cũng tiết lộ rằng cảnh sát liên bang đã điều tra một đại diện thương mại của Úc, hiện còn đương chức ở châu Á, trong vụ này.
Hai hôm trước, ngày 2/7, cũng tờ The Age đã nêu đích danh tên của cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Đức Thúy trong một danh sách ba quan chức nước ngoài mà Securency đã 'mua chuộc' được bằng 'tiền hoa hồng'.
Tờ báo có trụ sở tại Melbourne đưa ra chi tiết về vị quan chức Việt Nam: "Cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Đức Thúy, một trong những quan chức giàu quyền lực nhất của đất nước và là người mà Securency bị cáo buộc đã hối lộ vào năm 2003 bằng việc trả các học phí cho con trai ông này du học tại Đại học Durham, Anh".
Vai trò chủ chốt
The Age nói 'vị Đại tá' Lương Ngọc Anh hiện vẫn chưa bị chính quyền Việt Nam thẩm vấn. Tờ báo này còn nhận xét rằng nhà chức trách Việt Nam vẫn "từ chối hỗ trợ phía Úc trong cuộc điều tra toàn cầu".
Các cựu quan chức thương mại và ngoại giao Australia đã xác nhận một cách riêng tư rằng nhân vật môi giới của Securency Lương Ngọc Anh là Đại tá ngành an ninh và điều này đã được Đại sứ quán Úc ở Hà Nội biết từ khi cơ quan đại diện thương mại Austrade giới thiệu ông ta và công ty CFTD của ông làm trung gian vào năm 2002.
The Age
Báo này viết: "Các cựu quan chức thương mại và ngoại giao Australia đã xác nhận một cách riêng tư rằng nhân vật môi giới của Securency Lương Ngọc Anh là Đại tá ngành an ninh và điều này đã được Đại sứ quán Úc ở Hà Nội biết từ khi cơ quan đại diện thương mại Austrade giới thiệu ông ta và công ty CFTD của ông làm trung gian vào năm 2002".
Theo luật Úc, việc công ty nước này thuê quan chức nước ngoài làm môi giới có trả tiền bị coi là trái phép. Thêm vào đó, Securency còn bị cáo buộc đã chuyển cho 'Đại tá Lương Ngọc Anh' tới 20 triệu đôla Úc, đa số đó là để hối lộ.
Đổi lại, ông Anh đã giúp Securency thắng hợp đồng khổng lồ in tiền polymer cho Việt Nam.
Trong bài báo mới ra, The Age không nhắc tới chi tiết mà cũng chính báo này cáo giác trước đó, rằng ông Lương Ngọc Anh "có quan hệ thân cận với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ hồi ông Dũng còn giữ chức Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và quan hệ làm ăn với Securency bắt đầu".
Ông Lương Ngọc Anh từng được báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam ca tụng như một tấm gương doanh nhân thành đạt.
Ông bị cáo buộc đã sử dụng một phần trong số tiền môi giới để trả học phí cho con trai của ông Lê Đức Thúy.
Các chi tiết mới được The Age tung ra là: vào tháng 11/1999, 'Đại tá Lương Ngọc Anh' được mời tới Australia tham dự hội thảo của Austrade về thị trường Việt Nam.
Tháng 8/2008, ông đã là đại biểu của một ủy ban hợp tác Kinh tế - Thương mại Việt - Úc, nhiều lần tham dự họp hành chiêu đãi với sứ quán nước này.
Tài liệu nội bộ Austrade từ 1998 trở đi còn nói ông Anh có "quan hệ gia đình ở một số bộ ngành quan trọng". Cha ông được cho là có quan hệ rộng và bố vợ ông là quan chức công an cao cấp.
Vụ cáo buộc liên quan tiền polymer vẫn đang được điều tra
Các cơ quan công quyền Việt Nam hiện chưa có phản ứng gì trước các thông tin đưa ra ở trên.
Vụ tai tiếng hối lộcủa công ty Securency với các quan chức Việt Nam và nước ngoài trong các thương vụ hoa hồng in tiền polymer giai đoạn từ 1999 tới 2005 đã bị tờ The Age phát giác từ tháng 5/2009.
Các phát giác gây tác động lớn tại Úc và đã kéo các cơ quan điều tra, an ninh và tư pháp của nước này vào cuộc.
Báo The Age cho biết phóng sự điều tra của báo đã được cảnh sát sử dụng cho cuộc điều tra liên quốc gia. Chính quyền Indonesia và Malaysia miễn cưỡng hợp tác với cuộc điều tra, trong khi Việt Nam thì từ chối.
Ông Lê Đức Thúy làm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong 8 năm, từ năm 1999. Người tiền nhiệm của ông là đương kim Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng.
Sau khi ông Thúy thôi chức Thống đốc, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục bổ nhiệm ông, từ tháng 3/2008 tới tháng 5/2011 làm Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia.
Nguồn: bbc.co.uk
Vụ hối lộ in tiền polymer - 6 người bị bắt giữ
Rạng sáng 1-7, cảnh sát liên bang Australia đã mở cuộc đột kích vào nhiều ngôi nhà ở Melbourne (bang Victoria), bắt giữ 6 cựu Giám đốc cao cấp của 2 công ty Securency International và NPA, với tội danh hối lộ liên quan đến các hợp đồng in tiền polymer ở Việt Nam, Malaysia và Indonesia. Đây là 2 công ty chuyên in tiền polymer cho hơn 30 quốc gia, cũng là công ty con của Ngân hàng Trung ương Australia (RBA).
Điều tra quốc tế
Việc bắt giữ là động thái bắt người đầu tiên liên quan đến vụ bê bối hối lộ in tiền polymer đã kéo dài hơn 1 thập niên qua. Cảnh sát ở Australia, châu Á và châu Âu đang tiến hành những điều tra hình sự liên quan đến vụ hối lộ được cho đã bắt đầu từ năm 1999.
Một lực lượng quốc tế do Cảnh sát Liên bang Australia đứng đầu cho biết điều tra để truy tìm đường đi của 25 triệu USD tình nghi đã được 2 công ty con của RBA đưa hối lộ cho các nước châu Á và châu Phi, bắt đầu từ năm 1999.
|
Cựu Giám đốc Tài chính SI Mitchell Anderson rời tòa ở Melbourne. |
Tại Australia, các công ty bị buộc tội là Securency International Pty Ltd. (SI) - một liên doanh 50-50 giữa RBA với Innovia Films, và Note Printing Australia Ltd. (NPA) - một công ty hoàn toàn thuộc sở hữu của RBA.
Những người bị Cảnh sát Liên bang Australia bắt giữ và buộc tội có cựu Giám đốc Điều hành, Giám đốc Tài chính và nhân viên kinh doanh của SI hoặc NPA, với cáo buộc đưa những khoản hoa hồng trái phép trị giá hàng triệu USD cho các quan chức nước ngoài, để giành được các hợp đồng in tiền polymer trong giai đoạn 1999-2005.
Cụ thể, đó là các ông Myles Curtis, 55 tuổi, cựu CEO SI; John Leckenby, 66 tuổi, cựu CEO NPA; Mitchell John Anderson, 50 tuổi; Peter Sinclair Hutchinson, 61 tuổi; Barry Thosmas Brady, 62 tuổi và Rognvald Leslie Marchant, 64 tuổi. Những người này bị cáo buộc đưa hối lộ ở 3 nước châu Á, trong đó có Việt Nam, trong giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2005.
Ông Curtis đối mặt 3 cáo buộc hối lộ liên quan đến các thương vụ ở Việt Nam, Indonesia và Malaysia. Ông Leckenby bị 2 cáo buộc trong việc đưa hối lộ ở Indonesia và Malaysia. Cựu Giám đốc Tài chính SI, ông Mitchell Anderson bị 2 cáo buộc đưa hối lộ. Những người còn lại bị cáo buộc 1 tội danh. Nếu bị kết tội, các công ty sẽ bị phạt tối đa khoảng 350.000 USD cho mỗi tội danh, trong khi mỗi cá nhân có thể bị phạt tù tối đa 10 năm và phải nộp phạt 1,2 triệu USD (1,1 triệu AUD), theo thông cáo của Cảnh sát Liên bang Australia.
Người đứng đầu Cảnh sát Liên bang Australia Chris McDevitt cảnh báo sẽ bắt thêm nhiều người nữa. Còn nhiều người bị cho là tòng phạm nhưng chưa bị buộc tội, gồm Giám đốc Kinh doanh NPA Christian Boillot, Giám đốc Marketing toàn cầu SI Hugh Brown và những người môi giới ở châu Á như Radius Christanto và Abdul Kayum.
Bắt cả Phó Thống đốc
Tại Malaysia, Ủy ban Chống tham nhũng (ACC) buộc tội cựu Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương, ông Mohamad Daud Dol Moin đã nhận 100.000 ringgit (33.000 USD) tiền hối lộ từ SI vào khoảng cuối năm 2004, đầu năm 2005, thông qua người trung gian là doanh nhân Abdul Kayum Syed Ahmad, để giúp NPA thắng hợp đồng in tiền polymer trị giá 30 triệu USD. Nếu bị kết tội, mỗi người có thể bị ngồi tù đến 20 năm.
Trong vụ việc ở Indonesia, nơi SI và NPA thắng một hợp đồng năm 1999 về việc in 500 triệu tờ 100.000 rupiah bằng chất liệu polymer, người trung gian được cho là doanh nhân Radius Christanto, được trả khoảng 4,9 triệu USD. Giám đốc tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Indonesia là ông Herman Joseph Susmanto bị cho có liên quan trực tiếp đến vụ tham nhũng này.
Việt Nam - thương vụ lớn nhất
Liên quan đến Việt Nam, tờ The Age cho biết cảnh sát Liên bang Australia buộc tội 6 cựu quan chức kể trên đã đưa hối lộ cho cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ông Lê Đức Thúy vào năm 2003 bằng cách đài thọ cho việc ăn học của con ông tại Đại học Durham ở Anh.
Hãng tin Bloomberg cũng cho biết cảnh sát Liên bang Australia sẽ đưa cáo buộc cho rằng một quan chức cấp cao Việt Nam nhận hối lộ dưới dạng học bổng đại học để đổi lại hợp đồng in tiền cho SI.
Theo nhận định của tờ The Age, hợp đồng in tiền với Việt Nam là thương vụ lớn nhất cho đến nay của SI với nước ngoài. Đó là hợp đồng kéo dài 5 năm, hòng thay thế toàn bộ tiền giấy của Việt Nam bằng tiền polymer.
Thông cáo từ Cảnh sát Liên bang Australia cho biết các vụ hối lộ của SI và NPA tại Indonesia và Việt Nam có giá trị khoảng 10 triệu USD, chiếm tới 1/2 tổng số tiền đưa hối lộ ở cả châu Á và châu Phi. Điều tra của cảnh sát cho rằng thương vụ này có liên quan chặt chẽ đến một doanh nhân Việt Nam là ông Lương Ngọc Anh và công ty của ông này: Công ty TNHH Phát triển Công nghệ CFTD. Cơ quan Thương mại Australia (Austrade) cho rằng SI đã thuê ông Ngọc Anh vào năm 2002.
Theo tin từ Bloomberg, ông Phạm Anh Tuấn, Phó Chánh văn phòng của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống tham nhũng, nói qua điện thoại rằng Việt Nam sẽ xem xét vụ việc “nghiêm túc và khách quan”.
Thông điệp rõ ràng
“Việc bắt giữ những người với tội danh hối lộ có liên quan đến các hợp đồng in tiền polymer ở các nước Việt Nam, Malaysia và Indonesia nhằm gửi đi một thông điệp rất rõ ràng cho các công ty ở Australia rằng Cảnh sát Liên bang sẽ tích cực truy đuổi và thực thi những điều luật chống tham nhũng ở nước ngoài” - ông McDevitt nói trong một cuộc họp báo ở Melbourne hôm 1-7.
Ông McDevitt cũng nói Chính phủ Australia hồi tháng 2-2010 đã tăng tiền phạt đối với các công ty liên quan tới việc đưa hối lộ ở nước ngoài lên tới tối đa 12 triệu USD, hoặc 33% tổng doanh thu của công ty, hay gấp 3 lần số tiền đưa hối lộ.
Lợi nhuận trước thuế của RBA trong SI năm 2009 - 2010 đạt 9,5 triệu AUD. Trong khi lợi nhuận sau thuế của NPA trong cùng kỳ là 4,3 triệu AUD.
V.C.
Nguồn: saigondautu.com.vn
- Nhân sĩ trí thức Việt Nam gửi kiến nghị yêu cầu Bộ...
- Im lặng là gì?
- Ở Sài Gòn nhớ Hà Nội
- Cái gì quý hơn?
- Đọc lại Hịch tướng sĩ
- 'Lãnh đạo Trung Quốc hành xử tiểu nhân với VN'
- 'Đã đến lúc nói thẳng với Trung Quốc'
- Vai trò của trí thức trong các cuộc biểu tình chốn...
- Vụ tiền polymer liên quan tình báo Việt Nam?
- Uẩn khúc vụ bắt ban giám đốc Jetstar Pacific
- Nhà báo quốc tế định hướng cảm nhận về Trung Quốc
------------------
*****
Tờ Age đưa tin không đúng sự thật nha. TTXVN chưa đưa ra tuyên bố nào, chứng tỏ việc đó là không có. Các cán bộ của VN từ thấp đến cao đều có một quy trình tuyển chọn nghiêm ngặt và đều được cấp ủy duyệt. Ông Lê Đức Thúy và ông Lương Ngọc Anh là cán bộ cao cấp thuộc diện Bộ Chính trị quản lý nên là những cán bộ có lập trường tư tưởng vững vàng, đừng hòng dùng tiền mà mua chuộc được... Đó là do các thế lực thù địch tuyên truyền nói xấu chế độ nha...
Trả lờiXóaỐi giờ ôi, thật nhục nhã và xấu hổ thay cho Đảng việc đó lại là sự thật, được phanh phui trước toàn thế giới. Việc ông Huỳnh Ngọc Sỹ, rồi đến vụ ông Lê Đức Thúy liệu các nhà đầu tư Quốc tế có còn lòng tin để làm ăn với Việt nam nữa không? Và điều quan nhất là nhân dân có còn kiên nhẫn để tin vào các ngài nữa không? Vụ Vinashin không có tiền trả nợ nữa mà Bộ Chính trị nói là không đến mức bị kỷ luật là thế nào? Hỡi ôi, chúng tôi biết tin vào ai đây?...