++ Hãy đến với nhau bằng tấm lòng trung thực!++

Thứ Hai, 4 tháng 7, 2011

Tư liệu phương Tây xác nhận Hoàng Sa, Trường Sa của VN

Nguồn: baodatviet.vn
Cập nhật lúc :6:02 AM, 04/07/2011
 
(ĐVO) Tư liệu phương Tây còn lưu lại đến nay cho thấy, chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam đã được xác định từ thế kỷ XV đến XIX.
>> Nhà Nguyễn 'chăm sóc' Hoàng Sa
>> 'Hành xử nhân đạo' của cha ông khi quân giặc đại bại
>> 'Địch mạnh hơn ta': Lùi một... tiến ba bước!
>> 'Đòn ngoại giao' của cha ông khiến ngoại bang nể sợ

1. Từ rất lâu đời (muộn nhất vào thế kỷ XV), các nhà hàng hải phương Tây đã xác định vùng quần đảo Hoàng Sa trên biển Đông thuộc quyền quản lý của các chúa Nguyễn xứ Đàng Trong.

Các nhà hàng hải Bồ Đào Nha là những người đầu tiên của châu Âu có những mô tả về quần đảo Hoàng Sa từ thế kỷ thứ XIV. Nhiều nhật ký hải trình của các nhà thám hiểm Bồ Đào Nha thời đó đã nói về một dải đá ngầm Pulo Pracela (các bãi ngầm san hô) rất nguy hiểm, bao quát cả vùng Hoàng Sa và Trường Sa ngày nay, tương tự với những hiểu biết của các nhà địa lý Việt Nam cùng thời. Các cuộc khảo sát biển Đông của các nhà hàng hải phương Tây sau đó, nhất là của người Hà Lan và Pháp, ngày càng xác định rõ Pracela hay Paracels (Hoàng Sa) là một quần đảo thuộc về nước An Nam (tên gọi Việt Nam thời Pháp thuộc).

Bản đồ bán đảo Đông Dương của anh em nhà hàng hải Hà Lan Van-Langren (1595) ghi nhận ngoài khơi Việt Nam có một vùng quần đảo với nhiều bãi cát nông chạy dài xuống hướng tây nam, gọi tên là Paracels cùng với rất nhiều chi tiết địa hình của miền Trung Việt Nam ngày nay. Chẳng hạn, đối diện với quần đảo Paracels trên đất liền có bờ biển ghi là Costa da Pracels (bờ Pracels), ở ngoài biển còn có Pulo Canton (Cù Lao Ré) thuộc địa phận Quảng Ngãi.

Tương đồng, thư tịch cổ Việt Nam cũng ghi nhận người Bồ Đào Nha và Hà Lan đã từng nhiều lần tiếp xúc với các chúa Nguyễn xứ Đàng Trong để buôn bán. Nhiều thuyền buôn của phương Tây gặp nạn ở Hoàng Sa đều cập vào bờ biển Việt Nam để xin giúp đỡ và cũng nhiều lần họ được các chúa Nguyễn cử người ra cứu hộ, cấp cho tiền bạc, lương thực và thuyền để trở về nguyên quán, như: vụ đắm tàu Grootenbroeck của Hà Lan năm 1634 trong vùng đảo Hoàng Sa. Viên thuyền trưởng đã tìm đến Hội An và Thuận Hoá để cầu cứu các chúa Nguyễn…

2. Từ thế kỷ thứ XVI, nước Đại Việt cùng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được Phương Tây trích dẫn trên hầu hết các bản đồ thế giới hoặc khu vực Đông Á.

Riêng Alexandre de Rhodes 1650, Công ty Đông Ấn La Haye năm 1658 và Taberd năm 1838 đã vẽ riêng bản đồ Việt Nam.

Trong số hàng trăm bản đồ do Phương Tây thực hiện, hầu hết đều ghi rõ đất nước Việt Nam với các hải đảo Hoàng Sa và Trường Sa, được gọi tên chung là Paracel hay Pracel. Bờ biển Prasel là ở Trung Bộ Việt Nam, chứ không hề ghi ở Nam Trung Hoa hay Phi Luật Tân, Indonesia hoặc Mã Lai. Như vậy, thật hiển nhiên, khắp thế giới đều công nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

3. Nhật ký trên tàu Amphitrite (năm 1701) xác nhận Paracels là một quần đảo thuộc về nước An Nam:

"Paracels là một quần đảo thuộc về Vương quốc An Nam. Đó là một bãi đá ngầm thật khủng khiếp có đến hàng trăm dặm, rất nhiều lần đã xảy ra các nạn đắm tàu ở đó”.

4. Cuốn Le mémoire sur la Cochinchine của Jean Baptiste Chaigneau (1769-1825) viết vào những năm cuối đời Gia Long (hoàn tất năm 1820) khẳng định năm 1816, vua Gia Long đã xác lập chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Paracels:

“Xứ Cochinchine, mà Quốc-Vương ngày nay đã xưng đế-hiệu, gồm có xứ Đàng Trong, Bắc Hà (Tonquin)… vài đảo gần bờ biển, có dân cư, và quần đảo Paracels, gồm có nhiều đảo và mỏm đá thiếu dân. Vào năm 1816 vị Hoàng-đế đương kim đã tiếp nhận quần đảo này”.

5. Cuốn Univers, histoire et description de tous les peuples, de leurs religions, moeurs et coutumes của giám mục Taberd, xuất bản năm 1833, khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa dưới triều vua Gia Long:

“Chúng tôi không đi vào việc kê khai những hòn đảo chính yếu của xứ Cochinchine. Chúng tôi chỉ xin lưu ý rằng từ hơn 34 năm nay, quần đảo Paracels mà người Việt gọi là Cát Vàng (Hoàng Sa), gồm rất nhiều hòn đảo chằng chịt với nhau, lởm chởm những đá nhô lên giữa những bãi cát, làm cho những kẻ đi biển rất e ngại – đã được chiếm cứ bởi người Việt xứ Đàng Trong.

Chúng tôi không rõ họ có thiết lập một cơ sở nào tại đó không, nhưng có điều chúng tôi biết chắc là Hoàng đế Gia Long đã chủ tâm thêm cái đóa hoa kỳ lạ đó vào vương miện của Ngài, vì vậy mà Ngài xét thấy đúng lúc phải thân chinh vượt biển để tiếp thâu quần đảo Hoàng Sa và chính là vào năm 1816, Ngài đã long trọng treo tại đó lá cờ của xứ Đàng Trong”.

Ngoài ra, An Nam Đại Quốc Họa Đồ của giám mục Taberd xuất bản năm 1838, cũng khẳng định Cát Vàng (Hoàng Sa) là Paracels và nằm trong vùng biển của Việt Nam. Tiếp đến, The Journal of the Asiatic Society of Bengal, Vol. VI đã đăng bài của giám mục Taberd xác nhận vua Gia Long chính thức giữ chủ quyền quần đảo Paracels.
6. The Journal of the Geographycal Society of London (năm 1849) do tiến sĩ GutzLaff (1801-1851), Hội viên Hội Địa lý Hoàng gia Anh quốc, ghi nhận chính quyền An Nam đã lập ra những trưng thuyền và một trại quân nhỏ để thu thuế ở Paracels (tức Cát Vàng)...
Cuốn Bách Khoa Địa Lý Hiện Đại (Geografia moderna universale) của G.R. Pagnozzi xuất bản năm 1823 dành nhiều trang nói về vương quốc An Nam có đề cập đến Paracels (Hoàng Sa). Sách Địa Lý Tóm Tắt (Compendio di Geografia) của nhà địa lý lừng danh người Ý là Adriano Balbi, xuất bản năm 1850, nêu rõ vương quốc An Nam có quần đảo Paracels, nhóm đảo Pirati và nhóm đảo Poulo Condor (tức Hoàng Sa, Hải Tặc và Côn Đảo)...
7. Hoàng Sa và Trường Sa tại Hội nghị San Francisco
Ngày 7/9/1951, tại Hội nghị San Francisco (Mỹ), Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu của Chính phủ Quốc gia Việt Nam long trọng tuyên bố trước sự chứng kiến của 51 nước tham dự rằng, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ lâu đời của Việt Nam.

"Việt Nam rất hứng khởi ký nhận trước nhất cho công cuộc tạo dựng hòa bình này. Và cũng vì vậy cần phải thành thật tranh thủ tất cả mọi cơ hội để dập tắt tất cả những mầm móng tranh chấp sau này, chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, ông Trần Văn Hữu nói.
Lời xác nhận chủ quyền đó của phái đoàn Việt Nam được ghi vào văn kiện của Hội nghị San Francisco (1951) với đa số tán thành và không hề có bất kỳ một phản ứng chống đối hay một yêu sách nào của tất cả các quốc gia tham dự. Sự kiện này minh chứng cho sự xác lập chủ quyền từ rất sớm về pháp lý cũng như về sự chiếm hữu thực tế một cách hòa bình, lâu dài và liên tục đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của người Việt Nam.

8. Hoàng Sa và Trường Sa tại Hội nghị Geneve
Hội nghị Geneve năm 1954 bàn về việc chấm dứt chiến tranh Đông Dương với sự tham gia của những quốc gia không có mặt tại Hội nghị San Francisco đã tiếp tục tuyên bố cam kết tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
 
Các tin đã đăng:
>> Chuyện đời của những ‘người đàn bà đẹp’ vang bóng một thời
>> Vua Gia Long ‘toát mồ hôi’ với chốn hậu cung
>> Vẻ đẹp 'khó đỡ' của những 'bông hồng lai Việt'
>> ‘Thủ lĩnh' Facebook Việt âm mưu giết người từ 5 tháng trước?
>> Vĩnh biệt bà Thứ phi chân chính
>> 'Sốt' mạng chuyện cụ bà bị lừa và 'quyền năng' đồng tiền
Vĩnh Khang

------------------
*****


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm Blog này