++ Hãy đến với nhau bằng tấm lòng trung thực!++

Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2011

Asia Times nhắc đến công hàm 1958, Việt Nam nói gì?

Nguồn: Blog Anh Vũ
Tờ Asia Times ngày 24/6 vừa qua có cho đăng bài viết về tình hình biển Đông với cái tựa tiếng Anh là "China runs gauntlet in South China Sea" (tạm dịch là Trung Quốc bị chỉ trích ở biển Đông). Có thể tìm thấy bài viết ấy ở đây..

Một bài viết không có gì đáng cho ta chú ý (vì luận điểm cũ kỹ, thông tin không mới), ngoại trừ đoạn có liên quan đến công hàm 1958 của cố TT PVĐ dưới đây:

Vietnam (and some other Southeast Asian countries) began to gradually colonize some islands and explore oil and gas in waters that Hanoi had previously recognized as China's sovereign territories. For instance, the People's Republic of China (PRC) issued a declaration on September 4, 1958, defining its territorial waters which encompassed the Nansha (Spratly) and Xisha (Paracel) Islands.

North Vietnam's then prime minister Pham Van Dong sent a diplomatic note to Chinese premier Zhou Enlai stating, "The Government of the Democratic Republic of Vietnam respects this decision and will give instructions to its State bodies to respect the 12-mile [19-kilometer] width of the territorial waters of China in all their relations in the maritime field with the PRC [People's Republic of China]." The diplomatic note was written on September 14 and was publicized on Vietnam's Nhan Dan newspaper on September 22, 1958.

Đáng chú ý hơn, để củng cố cho luận điệu của mình, các tác giả của bài viết còn nêu dẫn chứng về bức công hàm này trên trang "wikimedia" (thực ra là viết sai chính tả, phải là wikipedia mới đúng). Có thể tìm thấy một bản chụp của bức công hàm đó tại đây.

Nói thêm về các tác giả của bài viết. Chỉ cần nhìn tên tác giả thì ta cũng đủ thấy đây là những người Trung Quốc hoặc gốc Trung Quốc. Đặc biệt, trong hai người thì tác giả chính hiện đang là giảng viên tại ĐH Phúc Đán. Cho nên quan điểm của tác giả thể hiện quan điểm chính thống của TQ cũng là dễ hiểu thôi.

Như vậy, công hàm của cố TT Phạm Văn Đồng là một trong những lập luận chính của phía TQ. Nhưng Việt Nam dường như lại cố tình lờ đi chi tiết này trong các lập luận của mình. Tôi nghĩ, nếu cứ giữ thái độ như thế thì thế giới sẽ nghi ngờ mình có gì mờ ám ở đây, và sẽ nghiêng về phía ủng hộ Trung Quốc - trừ những quốc gia vốn đã có thiện cảm với VN và luôn ủng hộ VN, cho dù mọi việc có là gì đi nữa.

Công hàm của cố TT PVĐ cho đến nay không còn là điều gì bí mật đối với người dân trong nước nữa. Có muốn bí mật cũng không được, khi chính phía TQ đã sử dụng nó để làm lập luận chính chống lại VN. Vì vậy, thái độ đúng đắn nhất - và theo tôi là sẽ đem lại hiệu quả cao nhất - là lên tiếng chính thức về công hàm này. Người dân VN, với lòng yêu nước và sự trưởng thành của mình sẽ hiểu về lý do tại sao lúc ấy chúng ta lại có công hàm như vậy. Nó là một sản phẩm của lịch sử, của thời chiến tranh lạnh với thế giới 2 cực, và cũng là của sự ấu trĩ về tình hình thế giới của giới lãnh đạo VN ở miền Bắc vào lúc ấy.

Nếu có ai bất bình và phẫn nộ thì chắc cũng chỉ một lúc rồi cũng sẽ chấp nhận vì việc gì đã xảy ra thì đã xảy ra rồi. Vấn đề là thái độ hiện nay của chúng ta để giải quyết những hậu quả của công hàm ấy. Một phát biểu chính thức của đại diện cao nhất của nhà nước ta là rất cần thiết vào lúc này.

Để củng cố niềm tin của người dân, một điều rất cần trong những lúc như thế này. Vì nếu không thì sẽ rơi vào tình trạng mà blogger Thanh Chung đã viết trên entry mới nhất của mình: "Mất dân trước khi mất nước!"
----
Nhân tiện, tôi tìm thấy trang này của TQ, một diễn đàn trao đổi về Trường Sa và Hoàng Sa của VN nhưng họ xem là của họ, và trao đổi bằng tiếng Anh. Nó ở đây. Chúng ta cần hiểu xem họ nói gì để còn biết đường và có thể chủ động trong cuộc chiến thông tin sắp đến.

Ngoài ra, có một độc giả blog này có gửi cho tôi một comment rất hay, xin các bạn xem trong phần comment. Đó chính là đóng góp của dân Việt cho nhà nước trong tình hình hiện nay. Rất mong được nhà nước lắng nghe!


1 nhận xét:


Nặc danh nói...
Theo tôi vấn đề này rất đơn giản và dễ làm nếu nhà nước Việt Nam "dám" làm. Chỉ việc đem hiến pháp Việt Nam (HPVN) ra làm nền tảng (tôi không biết HPVN năm 1992 có khoản về đất đai bờ cõi VN hay không ?) và nhà nước chỉ việc dựa trên điều khoản về đất đai của HPVN và tuyên bố chính thức hủy bỏ (annul) lá thư (công hàm) của ông Phạm Văn Đồng. Chỉ cần tuyên bố là lá thư này đi ngược với HPVN và lá thư đó vô hiệu lực. Sau đó yêu cầu quốc hội VN biểu quyết. Như vậy cả thế giới sẽ thấy chính quyền Trung Quốc không thể căn cứ vào lá thư (công hàm) này từ nay trở đi nữa. (Nguyễn Duy Vinh, giáo sư già về hưu)
---------------------------------------
Bài đọc thêm:
Nguồn: tienphong.vn

Thông tin tuyên truyền về Trường Sa, Hoàng Sa:
Bên chứng cứ mạnh đang nói ít, bên yếu đang nói rất nhiều

TP - Bằng chứng pháp lý và lịch sử của Việt Nam về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa rất vững, nhưng công tác tuyên truyền của ta chưa thực sự có hệ thống và phát huy hết hiệu quả. Trong khi đó, bằng chứng của Trung Quốc cực yếu, nhưng họ đang có chiến thuật cứ nói ào ào, nói có hệ thống trong và ngoài nước để gây tác động vào nhận thức.
Bản đồ Trung Quốc thường có một góc in riêng bản đồ “đường lưỡi bò”
Bản đồ Trung Quốc thường có một góc in riêng bản đồ “đường lưỡi bò”.
Ông Lê Văn Nghiêm, Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và truyền thông (ảnh) trao đổi với Tiền Phong về sự mất cân bằng lớn giữa thông tin tuyên truyền của Việt Nam và Trung Quốc về vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa.
Xin ông cho biết hiện trạng thông tin của hai bên về vấn đề này?

Yêu sách và luận điểm của Trung Quốc (TQ) về vấn đề Biển Đông thiếu căn cứ pháp lý và lịch sử, nhưng họ cứ nói và tuyên truyền liên tục và kết quả là có nhiều người nghe và thậm chí có nhiều người tin. Trong hai năm trở lại đây, trên báo chính thống của TQ như tờ Hoàn cầu (ấn phẩm tiếng Anh là Global Times của Nhân Dân Nhật báo), các ấn phẩm của Tân Hoa xã, và đặc biệt là các tờ báo mạng của Trung Quốc phản ánh thường xuyên lập trường và yêu sách của họ về Biển Đông mà thể hiện tập trung ở bản đồ “đường lưỡi bò”, theo đó TQ chiếm tới 80% Biển Đông. 

TQ cũng có nhiều “nghiên cứu” về vấn đề này, với hàng trăm luận án tiến sỹ và thạc sĩ về Biển Đông, hầu hết thực hiện ở nước ngoài, bằng các thứ tiếng nước ngoài, rồi được xuất bản, phổ biến, kể cả trên mạng internet. Tại các cuộc hội thảo gần đây, các học giả TQ đều tìm cách bảo vệ lập trường và yêu sách của họ. Và cách đây hai năm, họ đã công khai đưa ra Liên Hợp Quốc bản đồ “đường lưỡi bò”.
Trong vấn đề Biển Đông, lập trường của Việt Nam là rõ ràng kiên định và nhất quán, thường xuyên được khẳng định lại, đó là Việt Nam có đầy đủ bằng chứng pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. 

Nhưng trên thực tế, mặc dù đã có quan điểm và đường lối chỉ đạo rõ ràng nhưng trong khâu thực hiện, chúng ta chưa tổ chức tốt việc đưa ra các bằng chứng và lập luận một cách đầy đủ, có hệ thống và liên tục để người dân trong nước cũng như người Việt Nam ở nước ngoài biết. Chúng ta cũng chưa giới thiệu nhiều bằng các thứ tiếng nước ngoài để cộng đồng quốc tế được biết. Đó là hạn chế trong công tác thông tin đối ngoại của chúng ta. 

Vậy theo ông, chúng ta cần làm gì để khắc phục điểm yếu đó?

Bằng chứng lịch sử của TQ rất yếu, nhưng họ nói rất nhiều, thậm chí họ không ngại nói những điều không có căn cứ. Chẳng hạn, lúc đầu họ nói Trung Quốc đã quản lý Hoàng Sa - Trường Sa hàng trăm năm, có lúc họ lại nói Trung Quốc quản lý Hoàng Sa - Trường Sa từ thế kỷ 15-16, rồi gần đây họ lại nói TQ đã quản lý Hoàng Sa - Trường Sa từ cách đây 2.000 năm! 

Họ cứ nói như thế mà không có căn cứ gì cả. Trong khi đó, Việt Nam có bằng chứng lịch sử và đã đưa ra nhiều bằng chứng thuyết phục, nhưng chúng ta chưa thông tin một cách thường xuyên, đầy đủ, rộng rãi và có hệ thống để người Việt Nam ở trong và ngoài nước và cộng đồng quốc tế biết. 

Chúng ta cần tập hợp đầy đủ các tư liệu một cách hệ thống và phổ biến bằng nhiều hình thức, nhất là qua các phương tiện thông tin đại chúng, bằng tiếng Việt và các thứ tiếng nước ngoài, phổ biến trên mạng internet. 

Chúng ta cũng cần tổ chức nghiên cứu để bác bỏ những yêu sách phi lý của Trung Quốc. Chúng ta đã có nhiều nhà nghiên cứu và đã có các công trình nghiêu cứu về Biển Đông nhưng cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu về vấn đề này.

Để làm tốt công tác thông tin đối ngoại về vấn đề Biển Đông, theo ông cần phải nhanh chóng xúc tiến những công việc gì?

Việc này cần có sự tham gia của các bộ ngành, địa phương và các phương tiện thông tin đại chúng. Về mặt cung cấp thông tin, Ủy ban biên giới quốc gia đã có trang thông tin điện tử http://www.biengioilanhtho.gov.vn, phổ biến và cung cấp thông tin chính xác cho công chúng và báo chí trong và ngoài nước. Nhưng hiện nay, mới có nội dung thông tin bằng tiếng Việt và lượng thông tin vẫn còn ít, chưa cập nhật thường xuyên, liên tục; còn thiếu nhiều thông tin, tư liệu cần thiết cũng như các công trình nghiên cứu liên quan Biển Đông. Được biết, sắp tới trang thông tin này sẽ có thêm bản tiếng Anh để phổ biến rộng rãi tới cộng đồng quốc tế. 

Chúng ta cũng cần đưa các nội dung về chủ quyền biên giới và lãnh thổ, biển đảo vào trong sách giáo khoa các cấp ở phổ thông và đại học. Cần in và phổ biến rộng rãi các bản đồ mới về đường biên giới trên bộ và các vùng biển đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. Các trường đại học, các cơ sở nghiên cứu cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học về Biển Đông, chú trọng vào các đề tài khẳng định vững chắc chủ quyền của chúng ta. 

Một việc quan trọng là cần phổ biến Công ước quốc tế về luật biển rộng rãi tới mọi người dân. Bởi thực tế, những nội dung rất cơ bản, rất sơ đẳng như khái niệm lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế vẫn bị hiểu nhầm. Không chỉ người dân, các nhà báo mà cả nhiều cán bộ cũng chưa hiểu rõ và đầy đủ.

Điều vô cùng khó khăn là làm cho người dân Trung Quốc hiểu đúng vấn đề. Có thể nói số đông người TQ hiện nay chỉ được biết đến vấn đề tranh chấp Biển Đông thông qua hệ thống thông tin tuyên truyền của Trung Quốc, phản ánh lập trường, quan điểm và yêu sách phi lý của Trung Quốc. Chúng ta đã biết, họ công nhiên nói rằng các sự kiện vừa qua (tàu hải giám TQ cắt cáp của tàu Bình Minh 02 của Việt Nam, tàu cá Trung Quốc cắt cáp của tàu Viking 2 trong vùng biển đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam) là do phía Việt Nam gây ra, trong vùng biển của TQ! Người ta cứ nghe báo chí TQ hằng ngày nói về điều này, và không ít người tin vào điều họ nói. 

Trước tình hình như vậy, nhiệm vụ công tác thông tin đối ngoại của chúng ta vô cùng khó khăn, nặng nề. Nhưng nếu quyết tâm, có các biện pháp mạnh mẽ thích hợp, có sự phối hợp tốt, phát huy sức mạnh của cả dân tộc, biết tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, công tác thông tin đối ngoại của chúng ta sẽ mang lại hiệu quả thiết thực.

Xin cảm ơn ông.
Lan Anh
---------------------------------------
Nếu nói về người Việt đã làm chủ Biển Đông từ cách đây hơn 2000 năm, thì đây:


Indonesia gìn giữ văn bản nguồn gốc người Việt cổ

10/09/2009 | 17:49:00
 EMAIL  PRINT CỠ CHỮ A A A
 

Cơ quan lưu trữ và thư viện của tỉnh Tây Sumatra, Indonesia, đang lưu giữ 40 trong số 150 văn bản cổ đại đã được đăng ký trong cả nước.


Trong đó có những cuốn sách nói về các bài thuốc cổ truyền và thuật bói toán của người Minangkabau, một trong những tộc người chiếm đa số tại đảo Sumatra và có nguồn gốc từ người Việt.


Cơ quan trên cho biết đã cử người tới nhiều địa phương trong tỉnh Tây Sumatra để thu thập và "cứu" những văn bản cổ quí hiếm khỏi thất lạc hay mục nát theo thời gian, sau đó sẽ "số hóa" các văn bản tìm được để nghiên cứu.


Các nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam và Indonesia cho rằng người Minangkabau có nguồn gốc từ người Việt và hiện chiếm tới 80% trong tổng số 4,5 triệu dân của tỉnh Tây Sumatra.


Theo các nhà sử học, mùa Xuân năm 43, một số tướng lĩnh của Hai Bà Trưng cùng những người không chịu khuất phục giặc phương Bắc, đã chạy về phương Nam và cuối năm đó họ tiếp tục lên thuyền ra biển.


Những đợt gió mùa Đông Bắc đã đẩy thuyền của họ dạt vào Eo biển Malacca. Tiếp đó, họ định cư tại khu vực phía Tây đảo Sumatra và trở thành dân tộc Minangkabau ngày nay.


Dân tộc này hiện còn duy trì chế độ mẫu hệ, trong gia đình, phụ nữ nắm quyền kinh tế. Trong mỗi dòng họ của người Minangkabau, người phụ nữ giữ quyền thừa kế được gọi là Turun Cicik, những người em gái trong hàng thừa kế thứ hai gọi là Turun Nyi. Những âm này, sau giai đoạn dài của lịch sử, đọc lên vẫn thấy hơi giống âm gợi hai tên Trưng Trắc, Trưng Nhị.


Người Minangkabau có tục lệ mời khách ăn trầu và những ngôi nhà truyền thống của họ đều có mái cong như hình chiếc sừng trâu, gợi hình ảnh những mái đình, chùa ở Việt Nam. Người Minangkabau còn nổi tiếng buôn bán giỏi và nấu ăn ngon./.

(TTXVN/Vietnam+)
-----------------------------------------------
Sau đây là hình ảnh con cháu bà Trưng lánh nạn bây giờ đang ở Indonesia

Nhà sừng trâu của người Minangkabau

 


Ở xứ sở vạn đảo Indonesia, mỗi hòn đảo là một câu chuyện, một bộ tộc kỳ thú, hấp dẫn từ đời sống văn hoá, ẩm thực, và đặc biệt trong kiến trúc nhà ở. Người Minangkabau ở phía Tây đảo Sumatra sống trong những ngôi nhà độc đáo, có mái là hình sừng trâu cong nhọn vút lên nền trời xanh.


Nhà lớn (Rumah Gadang) của người Minangkabau
 
Là vùng đất nông nghiệp, con trâu đã trở nên quen thuộc, gần gũi với đời sống người Minangkabau từ ngàn đời. Người Minangkabau sống theo chế độ mẫu hệ, người phụ nữ chiếm vai trò quan trọng trong từng gia đình, cộng đồng, và là chủ sở hữu đất đai, nhà ở…
Ngôi nhà lớn của người Minangkabau có lối kiến trúc rất độc đáo, với những mái cong ấn tượng. Thật thú vị, khi tìm hiểu ra xuất xứ của lối kiến trúc ấy lại gắn liền với một tích truyện lịch sử của cộng đồng người Minangkabau.
Tên gọi của người Minangkabau bắt nguồn từ một sự tranh chấp về đất đai giữa người Minangkabau ngày xưa và vị lãnh chúa một bộ tộc láng giềng ở Java. Để tránh xảy ra chiến tranh, người địa phương đề nghị mỗi bên chọn ra một con trâu và tổ chức chọi trâu, trâu bên nào thắng thì bộ tộc đó sẽ là người sở hữu vùng đất tranh chấp. Vị lãnh chúa nọ chọn trong bộ tộc mình con trâu lớn nhất, khoẻ nhất, dữ tợn nhất để đưa ra cuộc thi tài. Người Minangkabau đưa ra con nghé con khát sữa, đầu có cặp sừng mới nhú được mài bén ngót như lưỡi dao. Khi cả hai bên thả trâu ra, con trâu đực không thèm chú ý đến nghé con, vì đang lo mải nhìn quanh tìm đối thủ xứng tầm. Nhưng khi nghé con chạy đến thúc đầu mình vào phần bụng dưới của con trâu đực để tìm bầu sữa, cặp sừng bén đã đâm lủng bụng và giết chết con trâu hung hãn. Người bản địa thắng cuộc, và giải quyết được tranh chấp về đất đai. Cũng từ đó, họ đặt tên cho bộ tộc mình là “trâu thắng trận” (Minangkabau). Và như để nhắc nhớ con cháu đời sau về tên gọi của bộ tộc mình, người Minangkabau mượn hình ảnh cặp sừng trâu để đưa vào kiến trúc nhà ở. Mái nhà cong vút đối xứng có chóp nhọn đều hai bên của người Minangkabau chính là hình ảnh của cặp sừng trâu thắng trận ngày xưa.


Hình dáng tổng thể kiến trúc của Rumah Gadang ấn tượng ngoài bộ mái sừng trâu, còn một nét độc đáo khác thể hiện giá trị văn hoá đặc sắc trong xây dựng là những chi tiết trang trí được thể hiện tinh xảo bằng lối chạm khắc, phối màu sặc sỡ phủ kín quanh nhà từ chân cột lên đến nóc mái.

Với người Minangkabau, ngôi nhà Rumah Gadang vừa là nơi cư trú, gặp gỡ hội họp trong gia đình, và cả những hoạt động mang tính nghi thức cộng đồng. Ngôi nhà của người Minangkabau thể hiện tính cầu kỳ, tỉ mỉ trong xây dựng, mái nhà là những lớp xếp từ hàng ngàn sợi chỉ được lấy từ thân cây sago – một loại cây thuộc họ cọ, dừa, phần vách được lợp phên tre và gỗ. Do sống ở vùng đồng bằng lúa nước, nên ngôi nhà người Minangkabau thiết kế theo kiểu giống nhà sàn, phần sàn nhà cách mặt đất độ gần hai thước. Nội thất trong nhà được chia làm ba phần thông thoáng nhau không có vách ngăn cách, gian chính ngay giữa nhà là gian tiếp khách, còn lại là khu giường ngủ và bếp.

Cửa chính nằm giữa trục ngang của ngôi nhà, cái chóp mái được uốn cong đối xứng theo cửa chính. Những cánh cửa sổ cũng được phân bố đều theo trục đối xứng với cửa chính, và được trang trí bằng những nét chạm khắc chi tiết, được phủ những gam màu mạnh như đỏ, đen, vàng, nâu, trắng, lấy từ những loại cây cỏ và đất đá trong tự nhiên.


Trong mỗi ngôi làng của người Minangkabau ở đảo Sumatra có nhiều nhà lớn nhưng ngôi nhà nào lớn nhất, điêu khắc đẹp nhất, thường là nhà của trưởng làng – một phụ nữ – ngôi nhà vừa thể hiện quyền lực và sự giàu có, và đó cũng được xem là nơi công cộng của làng. Ngôi nhà này sẽ được truyền đời từ mẹ, sang con gái, và cứ thế nối tiếp đời nọ đến đời kia. Tuy nhiên, những ngôi nhà nhỏ hơn cũng có những nét tương đồng về hình dáng, điêu khắc, đem lại cho cộng đồng người Minangkabau một đặc trưng riêng, dễ nhận dạng trong lối kiến trúc nhà ở.

Và với khách phương xa, hình ảnh những ngôi nhà mái cong độc đáo cùng những chi tiết điêu khắc phong phú, sự phối hợp màu sắc tuy sặc sỡ nhưng rất hài hoà trong tổng thể từ những chạm trổ quanh ngôi nhà, tạo nên một kiến trúc nhà ở đầy tính nghệ thuật cao. Đem lại một đặc trưng thú vị, hấp dẫn khách lạ ngay từ cái nhìn đầu tiên khi diện kiến những ngôi nhà của người Minangkabau.
  

Đường cong nếp mái cùng vô vàn chi tiết điêu khắc đem lại một không gian sống thú vị của người Minangkabau /
Cửa sổ liền kề tạo không gian thông thoáng cho ngôi nhà
  

Phần cửa chính của ngôi nhà người Minangkabau / Vách nhà kết hợp từ phên tre và gỗ chạm 

 
Nguyễn Đình
 
------------------
*****


3 nhận xét:

  1. Việc này thiết nghĩ không khó nếu như chính quyền chịu vất 16 chữ vàng zỏm và 4 chữ tốt làm vào sọt rác rồi đưa vụ việc ra toà quốc tế nhờ cộng đồng quốc tế phân xử.
    Lại nói về công hàm năm 58 của Bắc Việt;lúc ấy từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam - tức là bao gồm cả quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa - đang thuộc quyền quản lý của nước Việt Nam Cộng Hoà và được nhiều nước trên thế giới nhất là các nước phương Tây thừa nhận. Như vậy lão Đồng dù có ký cái văn bản ấy đi nữa thì cũng vô giá trị vì anh cống nạp cái không có trong tay anh thì nó có giá trị gì?

    Trả lờiXóa
  2. Một văn kiện bán nước nên "há miệng mắc quai". Thật ra Phạm Văn Đồng cũng chỉ là kẻ thừa hành mệnh lệnh của người khác, cũng giống như vụ cải cách ruông đất thì Trường Chinh bị đem ra làm vật tế thần cho kẻ khác. Chắc có lẽ chúng ta dễ dàng biết ai là kẻ ra lệnh.

    Trả lờiXóa
  3. Tôi có một mảnh đất trên cung trăng Chiều rộng 1450 dặm; chiều dài 199,9 hải lý. Tôi đang bị bệnh "Nghĩ không gia" cần bán gấp (để chữa bịnh) với giá "Không dám bán chủ quyền đất nước". Ai có nhu cầu mua xin gọi điện cho tôi theo số điện thoại +084.1958.1958.1958.1958

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm Blog này