Nguồn: Blog giangnamlangtu
Phùng Hoài Ngọc
Tôi nhớ truyện ngắn ”Bà lão I zecghin” của nhà văn Maxim Gorky. Truyện nói về bà lão Izecghin đem nốt phần đời còn lại đi dọc đất nước Nga, làm thuê làm mướn tìm niềm vui và kể chuyện tình yêu cho thanh niên nam nữ đồng hành với bà. Đặc biệt câu chuyện Đan Kô bà kể cho nhà văn trẻ Gorky đã trở thành nổi tiếng và quen thuộc khắp thế giới thế kỷ 20…
Xin tóm lược: một bộ tộc đói khát trên con đường tìm kiếm con đường sống nhiều ngày qua mà vẫn thất vọng. Anh thanh niên Đan Kô tình nguyện dẫn đầu đoàn người đói rách đi xuyên rừng và đầm lầy, hi vọng hướng tới một nơi đất đai trù phú tràn đầy ánh sáng… Trời đã tối, chưa thấy lối ra, rắn rết thú dữ đang rình rập, đám đông sốt ruột và hoảng sợ, chửi rủa Đan Kô dẫn họ vào đường chết… Đan Kô liền xé toang lồng ngực, chàng giơ trái tim chói lòa ánh sáng lên cao như ngọn đuộc soi đường, dẫn mọi người vững bước xuyên qua màn đêm và rừng rậm tiến lên… Khi ánh mặt trời rạng đông bừng chiếu ở trước mặt, đoàn người mệt mỏi đã đặt chân lên bình nguyên rộng lớn, Đan Kô kiệt sức ngã gục xuống.
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ chính là một trái tim Đan Kô của Việt Nam đầu thế kỷ 21.
Tôi nghĩ đến rừng rậm, đầm lầy và thú dữ ở Việt Nam.
Tôi nghĩ đến những người bất mãn trong lòng nhưng chỉ biết im lặng. Tôi nghĩ đến những giáo sư trí thức ngành Văn đã từng giảng rất hay văn chương của Macxim Gorky cũng im lặng. Tôi nghĩ đến những người từng đi học Văn ở nước Nga, Liên Xô quê hương của chàng Đan Kô… Những người ấy vì lẽ gì mà không thể noi gương Đan Kô?
Họ chỉ hơn đám người lam lũ nóng nảy của bộ lạc kia là không chửi rủa chàng Đan Kô…
Nhưng họ thà dừng lại chịu chết trong rừng rậm chứ không vững bước theo chàng đi tới nữa.
Đáng thương thay!
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ chính là một trái tim Đan Kô của Việt Nam đầu thế kỷ 21.
Tôi nghĩ đến rừng rậm, đầm lầy và thú dữ ở Việt Nam.
Tôi nghĩ đến những người bất mãn trong lòng nhưng chỉ biết im lặng. Tôi nghĩ đến những giáo sư trí thức ngành Văn đã từng giảng rất hay văn chương của Macxim Gorky cũng im lặng. Tôi nghĩ đến những người từng đi học Văn ở nước Nga, Liên Xô quê hương của chàng Đan Kô… Những người ấy vì lẽ gì mà không thể noi gương Đan Kô?
Họ chỉ hơn đám người lam lũ nóng nảy của bộ lạc kia là không chửi rủa chàng Đan Kô…
Nhưng họ thà dừng lại chịu chết trong rừng rậm chứ không vững bước theo chàng đi tới nữa.
Đáng thương thay!
------------------
*****
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét