++ Hãy đến với nhau bằng tấm lòng trung thực!++

Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2011

Sơ đồ hiện trạng tranh chấp giữa các nước ở Biển Đông

Nguồn: Blog tranhuong09

(Tham khảo)
Bản đồ khu vực tranh chấp biển Đông - Trung quốc- Brunei- Malaysia- Philippines và Việt Nam. Source US -DOD map
Bản đồ khu vực tranh chấp biển Đông - Trung quốc- Brunei- Malaysia- Philippines và Việt Nam. Source US -DOD map




Asia Maps — Perry-Castañeda Map Collection
(Các điểm đóng quân của các nước ở quần đảo Trường Sa)


Nguồn: Le Monde Diplomatique


Nguồn: Le Monde Diplomatique



Wikipedia:

Biển Đông

Tuyên bố lãnh hải


Biển Đông, các khu vực và tài nguyên tranh chấp giữa các nước.
Có rất nhiều tranh cãi về lãnh hải trên vùng Biển Đông và các nguồn tài nguyên của nó. Bởi Luật biển năm 1982 của Liên hiệp quốc cho phép các nước có vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) mở rộng 200 dặm biển (370.6 km) từ lãnh hải của họ, tất cả các nước quanh vùng biển có thể đưa ra tuyên bố chủ quyền với những phần rộng lớn của nó. Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đã tuyên bố chủ quyền hầu như toàn bộ vùng biển. Những báo cáo gần đây cho thấy CHND Trung Hoa đang phát triển một nhóm tàu sân bay để bảo vệ những đường vận chuyển nhiên liệu ở Biển Đông. Những vùng có nguy cơ tranh chấp gồm:
  • Indonesia và CHND Trung Hoa về vùng biển Đông Bắc đảo Natuna.
  • Philippines và CHND Trung Hoa về những khu khai thác khí gas MalampayaCamago.
  • Philippines và CHND Trung Hoa về bãi cát ngầm Scarborough.
  • Việt Nam và CHND Trung Hoa về vùng biển phía tây Quần đảo Trường Sa. Một số hay toàn bộ quần đảo Trường Sa đang bị tranh chấp bởi Việt Nam, CHND Trung Hoa, Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan), Philippines, và một số nước khác.
  • Quần đảo Hoàng Sa đang dưới sự quản lý và tuyên bố chủ quyền của Việt Nam, CHND Trung Hoa quản lý 6 đảo từ năm 1974 đến nay.
  • Malaysia, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam về những vùng ở Vịnh Thái Lan.
  • Singapore và Malaysia dọc theo Eo biển Johore và Eo biển Singapore.
Cả Trung Hoa và Việt Nam đều theo đuổi các tuyên bố chủ quyền một cách mạnh mẽ. Quần đảo Hoàng Sa đã bị Trung Quốc chiếm được 6 đảo năm 1974 và 18 binh sĩ đã thiệt mạng. Quần đảo Trường Sa là nơi đã xảy ra xung đột hải quân, hơn bảy mươi lính thủy Việt Nam đã bị giết hại ở phía nam bãi đá ngầm Chigua1988. Các nước tranh chấp thường xuyên thông báo về các vụ va chạm giữa các tàu hải quân. tháng 3,
ASEAN nói chung, và Trung Quốc nói riêng luôn muốn đảm bảo rằng những tranh chấp bên trong Biển Đông sẽ không leo thang trở thành xung đột quân sự. Vì vậy, các cơ cấu phát triển chung (Joint Development Authorities) đã được lập ra tại các vùng tranh chấp chồng lấn để cùng phát triển vùng và phân chia quyền lợi công bằng tuy nhiên không giải quyết vấn đề chủ quyền của vùng đó. Điều này đã trở thành sự thực, đặc biệt là ở Vịnh Thái Lan. Tuy nhiên, gần đây Trung Quốc đã tuyên bố sẽ không ngại dùng vũ lực để lấy quần đảo Trường Sa.

Những tuyên bố lãnh thổ chồng lần ở Pulau Pedra Branca hay Pulau Batu Putih của cả Singapore và Malaysia đã được đưa ra Tòa án quốc tế. Tòa án phán quyết theo chiều hướng có lợi cho Singapore.


Hoàng Sa

Các đảo tranh chấp
Quần đảo Hoàng Sa
Quần đảo Hoàng Sa.
Quần đảo Hoàng Sa.
Địa lý
Vị trí Biển Đông
Tọa độ 16°30′B 112°00′Đ / 16.5, 112
Tổng số đảo 16
Các đảo chính Đảo Hòn Đá, Đảo Cây, Đảo Phú Lâm
Đường bờ biển 518 kilômét (322 mi)
Điểm cao nhất Chưa được đặt tên ở đảo Hòn đá
14 mét (46 ft)
Quốc gia quản lý
 Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Tỉnh Hải Nam
Tranh chấp giữa
 Việt Nam
thành phố Đà Nẵng
 Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Tỉnh Hải Nam
 Trung Hoa Dân Quốc
thành phố Cao Hùng
Dân cư
Dân số quân đội, chưa có người định cư lâu dài (vào năm 2008)

 

Quần đảo Trường Sa


Biển Đông với các khu vực và tài nguyên tranh chấp giữa các nước.
Các đảo tranh chấp
Quần đảo Trường Sa
Tên khác: xem phía dưới
Địa lý
Vị trí Biển Đông
Tọa độ 8°38′B 111°55′Đ / 8.633, 111.917Tọa độ: 8°38′B 111°55′Đ / 8.633, 111.917 (Trường Sa)
Tổng số đảo khoảng 130 đảo và bãi ngầm
Các đảo chính Ba Bình
Nam Yết
Song Tử Tây
Đảo Sinh Tồn
Trường Sa Lớn
Đá Hoa Lau
Thị Tứ
Đảo Dừa
Diện tích ít hơn 5km vuông
Đường bờ biển 926 kilômét (575 mi)
Điểm cao nhất vị trí chưa được đặt tên Song Tử Tây
4 mét (13 ft)
Quốc gia quản lý
 [[|]]
Tranh chấp giữa
 Việt Nam
Tỉnh Khánh Hòa
 Malaysia
Tiểu bang Sabah
 Philippines
Tỉnh đảo Palawan
 Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Tỉnh Hải Nam
 Trung Hoa Dân Quốc
Thành phố Cao Hùng
 Brunei
EEZ Louisa Reef
Dân cư
Dân số Chưa có số liệu về số người đã định cư tại các đảo


Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển

(trích)



Các vùng biển theo luật biển quốc tế.Năm 1967, vấn đề về các tuyên bố khác nhau về lãnh hải đã được nêu ra tại Liên hợp quốc. Năm 1973, Hội nghị Liên hợp quốc lần thứ 3 về Luật biển (Third United Nations Conference on the Law of the Sea) được tổ chức tại New York. Để cố gắng giảm khả năng các nhóm quốc gia thống trị đàm phán, hội nghị dùng một quy trình đồng thuận thay cho bỏ phiếu lấy đa số. Với hơn 160 nước tham gia, hội nghị kéo dài đến năm 1982. Kết quả là một công ước có hiệu lực từ ngày 16 tháng 11 năm 1994, một năm sau khi Guyana - nước thứ 60 ký công ước.
Nội dung công ước có một loạt điều khoản. Những điều khoản quan trọng nhất quy định về việc thiết lập các giới hạn, giao thông đường biển, trạng thái biển đảo, và các chế độ quá cảnh, các vùng đặc quyền kinh tế, quyền tài phán thềm lục địa, khai khoáng lòng biển sâu, chính sách khai thác, bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học, và dàn xếp các tranh chấp.
Công ước đặt ra giới hạn cho nhiều khu vực, tính từ một đường cơ sở (baseline) được định nghĩa kỹ càng. (Thông thường, một đường biển cơ sở chạy theo đường bờ biển khi thủy triều xuống, nhưng khi đường bờ biển bị thụt sâu, có đảo ven bờ, hoặc đường bờ biển rất không ổn định, có thể sử dụng các đường thẳng làm đường cơ sở). Có các khu vực dưới đây:

Nội thủy
Bao phủ tất cả vùng biển và đường thủy ở bên trong đường cơ sở (phía đất liền). Tại đây, quốc gia ven biển được tự do áp đặt luật, kiểm soát việc sử dụng, và sử dụng mọi tài nguyên. Các tàu thuyền nước ngoài không có quyền đi lại tự do trong các vùng nội thủy.
Lãnh hải
Vùng nằm ngoài đường cơ sở có chiều ngang 12 hải lý. Tại đây, quốc gia ven biển được quyền tự do đặt luật, kiểm soát việc sử dụng, và sử dụng mọi tài nguyên. Các tàu thuyền nước ngoài được quyền "qua lại không gây hại" mà không cần xin phép nước chủ. Đánh cá, làm ô nhiễm, dùng vũ khí, và do thám không được xếp vào dạng "không gây hại". Nước chủ cũng có thể tạm thời cấm việc "qua lại không gây hại" này tại một số vùng trong lãnh hải của mình khi cần bảo vệ an ninh.
Vùng nước quần đảo
Công ước đưa ra định nghĩa về các quốc gia quần đảo trong phần IV, cũng như định nghĩa về việc các quốc gia này có thể vẽ đường biên giới lãnh thổ của mình như thế nào. Đường cơ sở được vẽ giữa các điểm ngoài cùng nhất của các đảo ở ngoài cùng nhất, đảm bảo rằng các điểm này phải đủ gần nhau một cách thích đáng. Mọi vùng nước bên trong đường cơ sở này sẽ là vùng nước quần đảo và được coi như là một phần của lãnh hải quốc gia đó.
Vùng tiếp giáp lãnh hải
Bên ngoài giới hạn 12 hải lý của lãnh hải là một vành đai có bề rộng 12 hải lý, đó là vùng tiếp giáp lãnh hải. Tại đây, nước chủ có thể vẫn thực thi luật pháp của mình đối với các hoạt động như buôn lậu hoặc nhập cư bất hợp pháp.
Vùng đặc quyền kinh tế
Rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trong vùng này, quốc gia ven biển được hưởng độc quyền trong việc khai thác đối với tất cả các tài nguyên thiên nhiên. Khái niệm vùng đặc quyền kinh tế được đưa ra để ngừng các cuộc xung đột về quyền đánh cá, tuy rằng khai thác dầu mỏ cũng đã trở nên một vấn đề quan trọng. Trong vùng đặc quyền kinh tế, nước ngoài có quyền tự do đi lại bằng đường thủy và đường không, tuân theo sự kiểm soát của quốc gia ven biển. Nước ngoài cũng có thể đặt các đường ống ngầm và cáp ngầm.
Thềm lục địa
Được định nghĩa là vành đai mở rộng của lãnh thổ đất cho tới mép lục địa (continental margin), hoặc 200 hải lý tính từ đường cơ sở, chọn lấy giá trị lớn hơn. Thềm lục địa của một quốc gia có thể kéo ra ngoài 200 hải lý cho đến mép tự nhiên của lục địa, nhưng không được vượt quá 350 hải lý, không được vượt ra ngoài đường đẳng sâu 2500m một khoảng cách quá 100 hải lý. Tại đây, nước chủ có độc quyền khai thác khoáng sản và các nguyên liệu không phải sinh vật sống.
Bên cạnh các điều khoản định nghĩa các ranh giới trên biển, công ước còn thiết lập các nghĩa vụ tổng quát cho việc bảo vệ môi trường biển và bảo vệ quyền tự do nghiên cứu khoa học trên biển. Công ước cũng tạo ra một cơ chế pháp lý mới cho việc kiểm soát khai thác tài nguyên khoáng sản tại các lòng biển sâu nằm ngoài thẩm quyền quốc gia, được thực hiện qua Ủy ban đáy biển quốc tế (International Seabed Authority).
Các nước không có biển được quyền có đường ra biển mà không bị đánh thuế giao thông bởi các nước trên tuyến đường nối với biển đó.

[sửa] Ký và phê chuẩn


   đã phê chuẩn
   đã kí nhưng chưa phê chuẩn
   chưa kí
Bắt đầu kí - 10 tháng 12 năm 1982.
Đi vào hiệu lực - 16 tháng 11 năm 1994.


[sửa] Thông tin thêm

Ngày 20 tháng 9 năm 2007, một tòa án trọng tài thành lập dưới Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển đã ra phán quyết về một tranh chấp biên giới trên biển từ lâu giữa GuyanaSuriname[3].

------------------
*****


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm Blog này