Nguồn: phapluatxahoivn
Càng nhân nhượng, Trung Quốc càng lấn tới
(PL&XH)-Theo nhà báo Mỹ David Brown, việc Việt Nam tham gia các cuộc “đàm phán song phương” với Trung Quốc, “có vẻ như là một bước lùi” sau hàng tháng nhấn mạnh rằng mọi cuộc thương thuyết nên được tiến hành trong khuôn khổ Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Ngày 28/6 vừa qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã kêu gọi Việt Nam thực hiện đầy đủ thỏa thuận trong vấn đề Biển Đông mà hai bên vừa đạt được. Theo giới quan sát, tuyên bố này mang ý nghĩa là một hành động gây sức ép của Bắc Kinh sau khi Việt Nam tỏ dấu hiệu hòa hoãn.
Theo đại diện Trung Quốc, cả hai nước đều “phản đối những thế lực bên ngoài can dự vào tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam cũng như cam kết sẽ tích cực định hướng công luận và ngăn ngừa những lời bình luận hoặc hành động làm tổn hại tới tình hữu nghị, sự tin cậy giữa nhân dân hai nước”.
Đối với giới quan sát, lời kêu gọi của Bắc Kinh là một hành động gây sức ép mới, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã có những dấu hiệu được coi là nhún nhường, cho dù đã liên tiếp bị Trung Quốc bức bách ngay tại vùng biển vốn thuộc vùng đặc quyền kinh tế của mình trong thời gian gần đây.
Một trong những điểm mà Trung Quốc muốn Việt Nam thực hiện là đẩy mạnh các cuộc đàm phán song phương với họ để giải quyết tranh chấp, một điều mà bộ máy tuyên truyền của Bắc Kinh trong những ngày qua không ngừng nêu bật khi cực lực chỉ trích ý định của Mỹ muốn can dự vào vấn đề Biển Đông.
Trung Quốc đang thể hiện sự ngang ngược bằng cả hành động trên Biển Đông
và trong các tuyên bố ngoại giao
và trong các tuyên bố ngoại giao
Theo nhà báo Mỹ David Brown, nguyên là một nhà ngoại giao, việc Việt Nam tham gia các cuộc “đàm phán song phương” với Trung Quốc, “có vẻ như là một bước lùi” sau hàng tháng nhấn mạnh rằng mọi cuộc thương thuyết nên được tiến hành trong khuôn khổ Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Một điểm khác mà Bắc Kinh muốn Việt Nam thực hiện là ngăn cản các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, vốn không tốt cho hình ảnh của Bắc Kinh trên trường quốc tế.
Câu hỏi mà giới quan sát đặt ra là áp lực của Trung Quốc lúc này liệu có hữu hiệu hay không, khi mà trong thời gian gần đây, Bắc Kinh đã nhiều lần tuyên bố thiện chí, nhưng ngay sau đó lại có những hành động hù dọa. Ví dụ gần đây nhất là vụ tàu Viking II bị tàu cá Trung Quốc sách nhiễu, chỉ vài ngày sau phát biểu có vẻ hữu hảo của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt tại cuộc Đối thoại An ninh Shangri La ở Singapore hồi đầu tháng 6.
Tham vọng của Bắc Kinh trước sau như một. Ngày 28/6, Tân Hoa Xã đã lại rêu rao một cách trắng trợn rằng Bắc Kinh có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo ở Biển Đông. Rõ ràng, Trung Quốc đang cho thấy bản chất ngang ngược và xảo quyệt qua cách hành xử “mềm nắn rắn buông” trong vấn đề Biển Đông. Nhiều chuyên gia đã nhận định rằng, trong vấn đề chủ quyền Biển Đông, càng nhân nhượng thì Trung Quốc càng lấn tới!
Thảo Hương
------------------
*****
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét