Nguồn: tamnhinnet
Tàu hải giám Trung Quốc tăng cường hoạt động ở Biển Đông |
Với nhan đề “Trung Quốc không thể dùng tiền mua láng giềng, bạn bè”, “Thời báo Eo biển” đăng bài của học giả Michael Richardson cho rằng dùng kinh tế buôn bán để duy trì quan hệ láng giềng bạn bè là quan trọng, nhưng chỉ là một vế. Vấn đề an ninh chủ quyền là một vế quan trọng khác trong quan hệ quốc tế hiện nay.
Phát biểu tại Diễn đàn Khu vực ASEAN về vấn đề “tự do đi lại ở Biển Đông và ở vùng biển khác” tổ chức tháng 7/2011, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì chỉ đơn thuần nhắc tới vấn kinh tế. Ông nói: Kinh tế Châu Á đóng góp tới 50% tăng trưởng cho kinh tế thế giới, trong đó Trung Quốc cống hiến tới 26%. Ông nhấn mạnh thời gian 5 năm tới, dự tính kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc tới 10.000 tỷ USD, trong đó phần lớn từ các nước trong khu vực này. Rõ ràng, Trung Quốc muốn dùng miếng mồi kinh tế để gây ảnh hưởng và củng cố quan hệ chiến lược với các nước láng giềng. Trong tình hình kinh tế Mỹ và EU đang bị sa lầy vào nợ công thì miếng mồi này quả cũng rất hấp dẫn. Các nhà kinh tế thế giới cũng cho rằng cùng với việc chuyển đổi loại hình kinh tế dựa vào xuất khẩu sang cân bằng giữa xuất và nhập của Trung Quốc, các nước ASEAN cũng được hưởng lợi vì kim ngạch nhập khẩu từ ASEAN của Trung Quốc sẽ tăng lên. Nhưng phải thấy rằng cùng với thực lực kinh tế thì thực lực quân sự cũng tăng lên của Trung Quốc đã trở thành mối lo ngại chung của các nước trong khu vực.
Tác giả bài báo Michael Richardson nhận xét có thể Trung Quốc không nhận thấy hoặc cố ý làm ngơ về mâu thuẫn giữa kinh tế với quân sự trong quan hệ với các nước ASEAN. Một mặt, các nước ASEAN hoan nghênh và đón nhận hợp tác kinh tế buôn bán với Trung Quốc, nhưng thực lực quân sự tăng lên hiện đang lấn tới ở Biển Đông của Trung Quốc làm các nước lo ngại và xa lánh. Lãnh đạo và quan chức Trung Quốc luôn thúc giục các nước ASEAN tăng cường hợp tác kinh tế buôn bán, đừng nhắc tới vấn đề chủ quyền giữa lúc Trung Quốc nói 80% diện tích Biển Đông thuộc về Trung Quốc. Có như vậy, hai bên mới tránh xảy ra xung đột và chôn vùi tương lai kinh tế xán lạn mà Trung Quốc đưa ra.
Theo tác giả Michael Richardson, đây chính là mâu thuẫn mà các học giả Mỹ thời gian qua đã cảnh báo. Học giả người Mỹ gốc Hoa Bùi Mẫn Hân cho rằng một quốc gia tham lam lãnh thổ chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra nỗi lo ngại đáng sợ trong quan hệ quốc tế, nhất là đối với một nước đang trỗi dậy về kinh tế và quân sự nhưng ẩn chứa nhiều nhân tố không xác định thì lại càng đáng sợ hơn.
Trong chừng mực nhất định, một số nước như Myanmar, Campuchia, Lào, Thái Lan thuận theo Trung Quốc vì lợi ích kinh tế và không có vấn đề Biển Đông với Trung Quốc. Các nước khác còn lại đều có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ Biển Đông với Trung Quốc. Những nước này luôn cảnh giác, đề phòng.
Tác giả Michael Richardson cho rằng xét về kinh tế, các nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc chưa bao giờ gắn bó với Trung Quốc về mục tiêu chiến lược và không tin tưởng Trung Quốc. Xét cả hai yếu tố kinh tế và chủ quyền, Trung Quốc không thể đơn thuần dùng tiền mua được tình bạn và láng giềng thân thiện của các nước này.
Phát biểu tại Diễn đàn Khu vực ASEAN về vấn đề “tự do đi lại ở Biển Đông và ở vùng biển khác” tổ chức tháng 7/2011, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì chỉ đơn thuần nhắc tới vấn kinh tế. Ông nói: Kinh tế Châu Á đóng góp tới 50% tăng trưởng cho kinh tế thế giới, trong đó Trung Quốc cống hiến tới 26%. Ông nhấn mạnh thời gian 5 năm tới, dự tính kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc tới 10.000 tỷ USD, trong đó phần lớn từ các nước trong khu vực này. Rõ ràng, Trung Quốc muốn dùng miếng mồi kinh tế để gây ảnh hưởng và củng cố quan hệ chiến lược với các nước láng giềng. Trong tình hình kinh tế Mỹ và EU đang bị sa lầy vào nợ công thì miếng mồi này quả cũng rất hấp dẫn. Các nhà kinh tế thế giới cũng cho rằng cùng với việc chuyển đổi loại hình kinh tế dựa vào xuất khẩu sang cân bằng giữa xuất và nhập của Trung Quốc, các nước ASEAN cũng được hưởng lợi vì kim ngạch nhập khẩu từ ASEAN của Trung Quốc sẽ tăng lên. Nhưng phải thấy rằng cùng với thực lực kinh tế thì thực lực quân sự cũng tăng lên của Trung Quốc đã trở thành mối lo ngại chung của các nước trong khu vực.
Tác giả bài báo Michael Richardson nhận xét có thể Trung Quốc không nhận thấy hoặc cố ý làm ngơ về mâu thuẫn giữa kinh tế với quân sự trong quan hệ với các nước ASEAN. Một mặt, các nước ASEAN hoan nghênh và đón nhận hợp tác kinh tế buôn bán với Trung Quốc, nhưng thực lực quân sự tăng lên hiện đang lấn tới ở Biển Đông của Trung Quốc làm các nước lo ngại và xa lánh. Lãnh đạo và quan chức Trung Quốc luôn thúc giục các nước ASEAN tăng cường hợp tác kinh tế buôn bán, đừng nhắc tới vấn đề chủ quyền giữa lúc Trung Quốc nói 80% diện tích Biển Đông thuộc về Trung Quốc. Có như vậy, hai bên mới tránh xảy ra xung đột và chôn vùi tương lai kinh tế xán lạn mà Trung Quốc đưa ra.
Theo tác giả Michael Richardson, đây chính là mâu thuẫn mà các học giả Mỹ thời gian qua đã cảnh báo. Học giả người Mỹ gốc Hoa Bùi Mẫn Hân cho rằng một quốc gia tham lam lãnh thổ chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra nỗi lo ngại đáng sợ trong quan hệ quốc tế, nhất là đối với một nước đang trỗi dậy về kinh tế và quân sự nhưng ẩn chứa nhiều nhân tố không xác định thì lại càng đáng sợ hơn.
Trong chừng mực nhất định, một số nước như Myanmar, Campuchia, Lào, Thái Lan thuận theo Trung Quốc vì lợi ích kinh tế và không có vấn đề Biển Đông với Trung Quốc. Các nước khác còn lại đều có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ Biển Đông với Trung Quốc. Những nước này luôn cảnh giác, đề phòng.
Tác giả Michael Richardson cho rằng xét về kinh tế, các nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc chưa bao giờ gắn bó với Trung Quốc về mục tiêu chiến lược và không tin tưởng Trung Quốc. Xét cả hai yếu tố kinh tế và chủ quyền, Trung Quốc không thể đơn thuần dùng tiền mua được tình bạn và láng giềng thân thiện của các nước này.
Kiều Tỉnh
Tin đã đăng
- Tham vấn Chính phủ về chính sách kinh tế vĩ mô (20/8/2011)
- Cuộc chiến Libya bước vào giai đoạn "một mất, một còn"? (20/8/2011)
- Thiết lập lại trật tự thị trường lãi suất (20/8/2011)
- Vĩnh Phúc: Lại chuyện "Bòn nơi khố rách... " (20/8/2011)
- Toàn cảnh tỷ giá cuối năm (20/8/2011)
- Nghệ An: “Nóng” trước giờ bóng lăn quyết định "ngôi vương" (20/8/2011)
- Thêm 7 cán bộ quản lý thị trường bị xem xét kỷ luật (20/8/2011)
- Khánh thành nhà máy chế biến tinh quặng sắt Vị Xuyên (20/8/2011)
- Phải đánh sập mỏ vàng Khe Moòng Coòng (20/8/2011)
- Thời kỳ lương thực giá rẻ đã lui vào dĩ vãng (19/8/2011)
------------------
*****
Đúng là dùng tiền không thể mua được bạn bè và láng giềng nhưng dùng thật nhiều tiền thì sẽ mua và sai khiến được rất nhiều người, nhất là những người ở cương vị lãnh đạo chủ chốt, từ cấp địa phương đến cấp nhà nước.
Trả lờiXóaNhà cầm quyền China đâu cần bạn bè và cũng chẳng cần láng giềng. Họ chỉ cần thỏa mãn được tư tưởng đại Hán bành trướng của mình mà thôi.
Hoan toan nhat tri nhu Ban Phu Hoa va thuc te da dung nhu nhan xet cua Ban.
Trả lờiXóaTriết lý của ông trùm Năm Cam: "Nếu dùng tiền mà không mua được, thì phải dùng thật nhiều tiền ..."
Trả lờiXóaChẳng qua Năm Cam cũng làm công việc thống kê, đúc kết lại mà thôi.
Đó là hiểm họa thật sự cho những dân tộc có chế độ độc Đảng. Không thể cưỡng lại sự quyến rũ ...
Đồng tiền có sức mạnh “vô hình” nhưng sự tàn phá của nó là “hữu hình”.
Trả lờiXóaỞ công ty tôi, TQ mua hội đồng quản trị, đậc biệt là chủ tịch HĐQT vf ê kip, từ đó mà điều hành công ty.
Trả lờiXóaChí Đức thông báo : blogger Nguyễn Xuân Diện,chị Minh Hằng đã được ngồi chơi xơi nước trong đồn công an huyện Từ Liêm.
Trả lờiXóahttp://danlambaovn.blogspot.com/2011/08/tuong-thuat-bieu-tinh-lan-11-ngay-hoi.html
Bác nghĩ gì khi đọc cái nầy:
Trả lờiXóahttp://hanoimoi.com.vn/newsdetail/Chinh-tri/521011/ha-noi-sang-218-giai-tan-mot-nhom-nguoi-co-tinh-vi-pham-quy-dinh-tu-tap-ho-het-tai-khu-vuc-ho-guom.htm
Tôi và các bạn thông cảm, hôm nay bác Quý bận việc, không quan tâm được BT ở HN. Hơn nữa ngoài kia đã có Thông báo cấm BT rồi mà.
Trả lờiXóaNhầm to.
Trả lờiXóaTrung Quốc nó không thể dùng tiền mua được nước láng giềng,nhưng nó đã dùng tiền để hối lộ được lãnh đạo của nước láng giềng.
Mà đã hối lộ được lãnh đạo nước láng giềng,thì trước sau nó cũng mua được nước láng giềng đó.