++ Hãy đến với nhau bằng tấm lòng trung thực!++

Thứ Tư, 27 tháng 7, 2011

Bí mật quân sự: 1979, vì sao Không quân Việt Nam không tham chiến?

Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979

Chiến tranh biên giới Việt-Trung.png
.
Thời gian 17 tháng 218 tháng 3 năm 1979
Địa điểm Toàn tuyến biên giới phía bắc của Việt Nam.
Kết quả Trung Quốc rút quân. Cả hai phía tuyên bố chiến thắng.
Về phía Trung Quốc: 
"Hơn 700 máy bay chiến đấu và máy bay ném bom - 1/5 lực lượng không quân Trung Quốc - đã được đưa đến các sân bay gần biên giới." Theo: Wikipedia
 
"Nhiều lần, quân tiền phương kêu gọi không quân hỗ trợ, nhưng Bộ tổng tham mưu Trung Quốc không chịu mà lại yêu cầu hãy dựa vào pháo binh." (Xiaoming Zhang)

Việc TQ không sử dụng Hải quân và Không quân tham chiến, nằm trong ý đồ chiến lược là giới hạn thời gian và không gian cuộc chiến. 
 
1/ Cuộc chiến diễn ra trên bộ, nên TQ không cần thiết sử dụng Hải quân. Mặt khác né chạm trán với HQ Liên Xô ở Biển Đông.
 
2/ TQ không đưa Không quân tham chiến, vì phải cân nhắc khi đối đầu với lực lượng Phòng không - Không quân VN. Nhất là đối với Phòng không VN, lúc bấy giờ được đánh giá là mạnh, được tổ chức tốt, giàu kinh nghiệm tác chiến.

Còn Việt Nam đang sở hữu các loại máy bay XHCN cộng với máy bay chiến lợi phẩm từ Mỹ, trong đó có máy bay tấn công mặt đất A-37 và trực thăng UH-1H hiện đại, linh hoạt, chuyên đánh phá và yểm trợ bộ binh; có thể mang tên lửa chống tăng. Nếu VN đưa máy bay vào tham chiến: Không thể thay đổi chặn bước tiến công của TQ, nhưng chắc chắn sẽ gây thiệt hại không nhỏ cho xe tăng và bộ binh TQ, giảm thương vong cho ta.

Như đã nói trên: Ý đồ chiến lược của TQ và cả VN đều không muốn cuộc chiến leo thang toàn diện. Tuy nhiên điều khó hiểu là VN có khả năng vượt trội và phạm vi chiến đấu có hạn trên lãnh thổ của mình. Tại sao VN không cho Không quân tham chiến là điều chưa được giải mã hoàn toàn, liệu có một cam kết ngầm gì về việc này giữa lãnh đạo hai nước lúc bấy giờ?

Tham khảo lý do:
 
VÌ SAO KHÔNG QUÂN TRUNG QUỐC KHÔNG THAM CHIẾN TRONG CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI 1979

"...Bắc Kinh cũng tính đến khả năng tham chiến của không quân. Không quân của QGPND sẽ cam kết dùng 18 trung đoàn và 6 phi đội tăng phái để chuẩn bị hỗ trợ cho các chiến dịch mặt đất. Để tránh leo thang xung đột, Quân ủy Trung ương ra lệnh không lực chỉ trợ chiến bên trong lãnh thổ Trung Quốc, trong khi đó lại ra lệnh các đơn vị không quân sẵn sàng yểm hộ cho các chiến dịch dưới đất “nếu cần”, mặc dầu không đưa ra định nghĩa chính thức tình hình thế nào và bao giờ được coi là “cần”. Mệnh lệnh đã quy định rằng bất cứ chiến dịch nào bên ngoài không phận Trung Quốc đều phải được phép của Quân ủy Trung ương. Dựa trên những nguyên tắc này, một chiến lược yêu cầu các đơn vị không quân sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ vùng trời và yểm trợ cho mặt đất. Khi chiến dịch dưới đất bắt đầu, cùng lúc không quân được lệnh xuất kích với tần suất cao trên không phận biên giới nhằm ngăn chặn không quân Việt Nam tham chiến. Nhân viên kiểm soát và điều hành hàng không cũng như các nhóm chỉ huy tác chiến đã được cử đến sở chỉ huy tiền phương của hai quân khu ở Quảng Châu và Côn Minh, các chỉ huy của các đơn vị không quân và một vài đơn vị phục vụ mặt đất cũng sẽ tham gia vào nhiệm vụ tấn công chính...
 
Trong quá trình chuyển đổi QGPND thành một lực lượng hiện đại vào những năm 1980, có rất ít những nỗ lực được thực hiện nhằm sửa chữa thiếu sót về tư duy quân sự, đó là thái độ luôn luôn coi nhẹ vai trò của của không quân. Kết quả là, nếu có điều gì còn chưa trung thực trong việc rút kinh nghiệm của QGPND thì đó chính là bài học về ưu thế trên không hoặc yểm trợ không quân. Tài liệu của QGPND vẫn cho rằng việc hạn chế khả năng của lực lượng không quân Trung Quốc là lý do chính khiến không quân Việt Nam không tham gia vào xung đột. Nguyên soái Diệp Kiếm Anh (Ye Jianying) thậm chí còn nhận xét một cách lố bịch rằng hoạt động giả vờ của không quân Trung Quốc trong cuộc chiến chống lại Việt Nam là một “đòn nghi binh khéo léo trong tác chiến không quân”. Nhận xét đó rõ ràng cho thấy vẫn còn sai lầm trong giới lãnh đạo Trung Quốc khi họ tiếp tục đánh giá chưa cao vai trò quan trọng của không quân trong chiến tranh hiện đại..."



 
Năm 1979,trong chiến tranh biên giới,không quân Trung Quốc được lệnh tập kết tại biên giới Vân Nam-Trung Quốc, nhưng không tham chiến.

Nói theo lý do chính trị là Trung Quốc muốn chứng tỏ việc không muốn chiến tranh lan rộng. Nhưng nếu xét trên khía cạnh kỹ thuật ,lý do thực sự là sức chiến đấu của không quân Trung Quốc thời điểm này là rất kém, 1 biên đội không quân Việt Nam cũng có thể làm cho Trung Quốc phải đau đầu.

Vào thời gian đó,trình độ bay và tố chất phi công đều thua kém so với Việt Nam.Không có tư liệu minh chứng cụ thể, nhưng từ một số sách vở và báo cáo, ta có thể phân tích ra được nguyên nhân.

Trong 1 báo cáo gửi quân ủy trung ương của tướng tư lệnh không quân Trương Đình Phát,có ghi:"ngày 27 tháng 12 năm 1977, Tôi-Trương Đình Phát xin báo cáo với phó chủ tích Đặng Tiểu Bình,ủy viên quân ủy trung ương về số vụ tai nạn và trục trặc kỷ thuật trong huấn luyện bay thời kỳ nửa năm 1977..."

"....từ năm 1968 đến 1971,trong vòng 4 năm,công tác tuyển chọn phi công được hơn vạn người, nhưng đã hạ thấp tiêu chuẩn đầu vào, sau khi đưa vào huấn luyện ,nhiều nơi đã tự ý giảm số lượng giáo trình và thời gian thực tập, do thiếu trang thiết bị."

"2 năm 1968và 1969, phi công qua huấn luyện chỉ được học 1 tuần kiến thức cơ bản là đã được lên máy bay thực tập, bay huấn luyện sơ cấp và bay máy bay chiến đấu được nửa năm là đã được đưa vào biên chế không quân."

"Vì thời gian bay ít,phải giảm số lượng giáo trình,đơn giản các hạng mục.Các hạng mục bay trình độ cao càng ngày càng ít,rất ít tiến hành bay phồi hợp và các mục phức tạp khác,dẩn đến việc trình độ bay của phi công rất thấp."

"Nói đến chất lượng bay,nguyên nhân của các sự cố khi bay bao gồm nhiều vấn đề:chất lượng máy bay xuống thấp,có máy bay rơi mất cả linh kiện khi bay,có chiếc thì động cơ ngưng hoạt động khi bay,súng pháo trên máy bay bất ngờ nổ,....thậm chí còn có sự kiện cánh quạt của trực thăng bị văng ra khi khởi động"

Từ những đoạn trích trên có thể thấy,tình trạng an toàn bay của phi công là rất đáng lo ngại.Những số liệu chứng thực trình độ bay,bảo trì trang bị, trạng thái phi công của không quân đáng báo động.Qua 2 năm chỉnh đốn sau đó,bắt đầu từ năm 1979,tình trạng này mới được giảm.

So sánh với không quân Việt Nam cùng thời điểm,vừa bước ra khỏi cuộc nội chiến ,không quân Việt Nam có được rất nhiều kinh nghiệm không chiến, họ đã từng bắn rơi hơn 220 máy bay các loại của Mỹ.

Phi công của các đơn vị chủ lực đều đã từng tham gia thực chiến,hiển nhiên tố chất con người cao hơn chúng ta. Mặc dù rất nhiều người từng học tại Trung Quốc,nhưng thời điểm đó "trò đã hơn thấy".

Chính vì thấy được ưu thế của Việt Nam,không quân Trung Quốc không dám xem thường. Lúc đó,đơn vị chủ lực của không quân Việt Nam có chưa đến 60 chiếc MIG-21 và hơn 20 chiếc F-5. Để đối phó với lực lượng này,Trung Quốc quyết định điều 20 đoàn máy bay tiêm kích, 6 đoàn máy bay ném bom,máy bay cường kích, tổng cộng hơn 700 chiếc.

Để duy trì ưu thế tuyệt đối trên không, không quân Trung Quốc quyết định áp chế về số lượng.

Trung Quốc đưa 2 đại đội máy bay tiêm kích f-6 vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu, duy trì số lượng máy bay và tên lửa luôn hơn Việt Nam ít nhất 2 lần.

Nhưng duy trì ưu thế số lượng cũng mang đến nhiều rắc rối, Vì Việt Nam và Trung Quốc đa phần sử dụng các loại máy bay giống hệt nhau(mig-21,mig-19), nên dẫn đến việc ta và địch đều biết rõ về nhau.

1 tài liệu của không quân Mỹ đã từng tổng kết về huấn luyện không chiến của không quân Việt Nam: [Từ góc độ của phi công Bắc Việt mà nói, tính áp chế về số lượng của không quân Mỹ có ý nghĩa chiến trường trên không là "môi trường đa mục tiêu"(target rich enviroment), còn từ góc độ của phi công Mỹ là "môi trường khuyết mục tiêu"(target poor enviroment)].

Điều này nghĩa là vấn đề biết rõ về nhau đối với không quân chiếm ưu thế tuyệt đối như Mỹ vẫn rất quan trọng.

Trong năm 1979,Trung Quốc cũng gặp vấn đề tương tự, tình hình thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Không quân Mỹ ít ra trong phạm vi mục thị sẽ không thể xem nhầm ta và địch.

Nhưng phi công Trung Quốc ngay cả trong phạm vi mục thị cũng phải tiến hành xác nhận máy bay, theo sau đó sẽ là cả 1 cuộc hỗn chiến.Vì thế ,trước khi tham chiến , không quân Trung Quốc đã phải cấp tốc sửa chửa phù hiệu và màu sơn mới.

Tiến hành nhiều công tác khắc phục như vậy,nhưng không có nghĩa không quân Trung Quốc sẽ nắm chắc phần thắng trên không.

1 vấn đề nửa là không quân Trung Quốc lúc ấy vẫn còn tiến hành tác chiến diễn tập trên sa bàn, nhưng chưa nắm rõ được địa hình của chiến trường, đến khi thực chiến sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Để giải quyết vấn đề này, trên cơ sở hệ thống rada sẵn có, bộ chỉ huy quyết định bố trị rada dẩn đường ở gần biên giới 2 nước, nhưng lúc này hệ thống rada lại phải nằm dưới tầm bắn của pháo binh Việt Nam.

1 vấn đề khác là sự uy hiếp của bộ đội tên lửa Việt Nam, họ đã từng bắn rơi gần 300 máy bay của Mỹ, so sánh với hệ thống điện tử của máy bay Mỹ, không quân Trung Quốc càng tỏ ra yếu thế trước bộ độ tên lửa Việt Nam, khi không có được năng lực đột kích trên không như Mỹ.Mặc dù đã trang bị thêm hệ thống gây nhiễu điện tử của Liên Xô.

Tóm lại, năng lực của không quân Trung Quốc lúc ấy là rất yếu ,sự phiền phức khi đem quân đi đánh xứ người cao hơn nhiều lần so với tác dụng đạt được. Vì thế, "hoán cung đãi phát,tiền thanh thủ nhân"(tạm dịch là để cung lên giá, nói cảnh cáo trước) , nhưng thực chất là "hoán cung đãi phát,tâm chiếu bất tuyên" (nghĩa là để cung lên giá, lo lắng mà không dám nói).  
  
(Quansuvn.net dịch từ 1 trang của TQ)
------------------
*****


3 nhận xét:

  1. Mặc dù bài đăng với tít " 1979,vì sao không quân Việt Nam không tham chiến" nhưng đọc hết bài rồi mà vẫn không hiểu lý do vì sao không quân Việt Nam không tham chiến????

    Trả lờiXóa
  2. tranhung09 nói bậy!

    Mỹ đủ thời gian rút tất cả máy bay và trực thăng còn tốt ra khỏi VN, chỉ những chiếc hỏng hóc còn để lại, phụ tùng thay thế cũng được chuyển đi . Khi miền Bắc vô tiếp quản thì những người sửa được trực thăng mới đầu còn giữ lại, nhưng vì không có phụ tùng thay với chơi kiểu exchange parts giữa những trực thăng hư hỏng với nhau, còn thiếu thì LX cung cấp phụ tùng của trực thăng LX, tất nhiên là không khớp . Thế là họ bị gán tội "phá hoại" và xắp hàng vô trại cải tạo . Ông chú tớ là 1 người như vậy .

    Campuchea chỉ có lợi dụng được số súng do quân đội SGN bỏ lại, trực thăng Mỹ chỉ xài được 1 số đã được xửa theo kiểu chắp vá . Tới khi TQ đánh, đồ -nói là- để lại của Mỹ chả còn bao nhiêu nếu không nói là không còn gì . Phía đồ của XHCN thì không biết, nhưng nghĩ không có gì đáng kể vì nghe ông chú tớ kể chỉ làm việc với chuyên gia Tiệp và LX, và họ chê ỏng chê eo phi công/kỹ thuật viên miền Bắc . Tất nhiên ổng không thể bàn thêm vì thế ngàn cân treo sợi tóc lúc đó .

    Trả lờiXóa
  3. Ông nào viết bài "ngố" thế,cái người dọc cần biết thì " đếch " có. Thôi thì tôi nói cho nghe, khỏi viết nữa.
    1-Thực tế BCT, QUTW đã chỉ đạo cho lực lượng không quân chuẩn bị tác chiến ở mức cao nhất, Các phi đôi cũng vài ba lần xuất kích chờ lệnh, nhất là ngày 23/2 khi TQ chiếm TX Lạng sơn.
    2-Việc Liên xô cảnh báo đến TQ là một bước ngoặt trong thế trận của chiến tranh.Chính LX yêu cầu ta không cần thiết dùng không quân, nhưng lực lượng KQ tầm thấp ( Trực thăng )có thể sử dụng được.( VN- LX có ký hiệp định An ninh toàn diện vào thời điểm này )
    3- Kỹ năng tác chiến của KQ VN và thế trận bố trí lực lượng phòng khônglúc đó chính là mối lo ngại cho TQ.
    4- TQ sợ Thế giới lên án và cô lập TQ trên trường Quốc tế

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm Blog này