Nguồn: SGTT.VN
Đường sắt cao tốc Trung Quốc có an toàn?
SGTT.VN - Vụ tai nạn đường sắt cao tốc tại Trung Quốc tối 23.7 khiến 35 người chết, 210 người bị thương làm nhiều người lo ngại về tính an toàn của hệ thống vận chuyển cao tốc này.
Tai nạn đường sắt cao tốc tại Trung Quốc tối 23.7 làm dấy lên câu hỏi về tính an toàn của hệ thống này. Ảnh: AP |
Sự việc nghiêm trọng đến nỗi ngày 24.7, bộ đường sắt Trung Quốc phải xin lỗi nhân dân, và 58 chuyến tàu phải ngừng chạy trong ngày.
Lần đầu tiên Trung Quốc đưa vào sử dụng đường sắt cao tốc để vận chuyển hành khách cách đây 4 năm. Đến nay nước này đã có 8.300km đường sắt cao tốc. Nhưng sau tai nạn tàu cao tốc xảy ra tối 23.7 đã dấy lên lo ngại có dấu hiệu tham nhũng và việc hoàn thành công trình vội vã để kịp tiến độ phát triển mà không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn an toàn.
Kiểm toán nhà nước cho biết các công ty xây dựng và những cá nhân liên quan đã làm thất thoát 187 triệu NDT từ dự án đường sắt cao tốc Bắc Kinh - Thượng Hải trị giá 33 tỉ USD. Ngay sau khi mới khai trương (ngày 30.6.2011), vào chiều tối 10.7 một chuyến tàu đã xảy ra sự cố cúp điện do giông bão, khiến các chuyến tàu đi Thượng Hải bị tê liệt trong vòng 90 phút.
Nỗ lực cứu hộ các nạn nhân bị kẹt trong các toa tàu rơi từ trên cầu xuống đất. Tại nạn làm 35 người chết, 210 người bị thương. Ảnh: NDTV |
Tháng 2 năm nay, chính quyền Bắc Kinh đã cách chức bộ trưởng Đường sắt Lưu Chí Quân vì cáo buộc tham nhũng hơn 800 triệu NDT tiền hối lộ từ các dự án về mở rộng tuyến đường sắt cao tốc. Nhiều người dân còn phàn nàn về giá vé tàu ngày càng cao so với số đông dân chúng thu nhập còn thấp.
Những công ty nước ngoài tham gia vào dự án đường sắt của Trung Quốc cũng cáo buộc các công ty Trung Quốc đã ăn cắp một số công nghệ của họ hoặc buộc họ phải chuyển giao bí quyết. Trung Quốc phủ nhận cáo buộc này. Kỹ sư trưởng He Huawu thuộc Bộ đường sắt phát biểu vào tháng 7 năm ngoái rằng các dự án tàu cao tốc của Trung Quốc có dựa trên công nghệ nước ngoài, nhưng đã được cải tiến để làm tăng tốc độ. Tuy nhiên, chính phủ đã giảm tốc độ tối đa của những chuyến tàu cao tốc tuyến Bắc Kinh – Thượng Hải xuống còn 300km/giờ so với 380km/giờ ban đầu để bảo đảm cuộc hành trình diễn ra an toàn và giá cả phải chăng.
Ngày nay, tàu lửa cao tốc là sự lựa chọn phổ biến khi phải đi lại xa của người dân Trung Quốc, so với đi máy bay vẫn còn là xa xỉ. Năm 2010, Trung Quốc chứng kiến kỉ lục 1,68 tỉ lượt hành khách sử dụng tàu lửa cao tốc so với 248 triệu lượt hành khách đi máy bay. Thấy được nhu cầu này, những năm gần đây, chính phủ tăng cường đầu tư phát triển đường sắt cao tốc. Năm ngoái, chi tiêu công cho những công trình này vượt quá 700 tỉ Nhân dân tệ (109 tỉ USD) và Trung Quốc hiện có tuyến đường sắt dài 91.000km, bằng một nửa tổng chiều dài đường sắt của thế giới.
Tuy nhiên, nhà phân tích cao cấp Ren Xianfang thuộc tổ chức IHS Global Insight chi nhánh Bắc Kinh nhận định rằng tốc độ phát triển của Trung Quốc ngày nay được xem là một "hiện tượng", nhưng "không bền vững". "Tai nạn đường sắt ngày 23.7 này có thể là một trở ngại cho sự phát triển của đường sắt cao tốc", bà nói.
Một số vụ tai nạn đường sắt của Trung Quốc gần đây: Tháng 6.2009, xảy ra một vụ va chạm tàu tại tỉnh Hồ Nam, tại ga Sâm Châu. Hai đoàn tàu chở khách đã đâm nhau làm ít nhất 3 người thiệt mạng và 63 người bị thương. Tháng 4.2008, vụ tai nạn đường sắt nghiêm trọng tại thành phố Truy Bác ở tỉnh Sơn Đông, khi một đoàn tàu trật bánh và bị một tàu khác đâm phải. Tổng số người chết là 72 và 416 người bị thương. Đây được xem là vụ tai nạn khốc liệt nhất trong lịch sử đường sắt Trung Quốc kể từ vụ tai nạn ở tỉnh Hồ Nam năm 1997. Ngày 10.7.2011, giông bão gây mất điện tuyến đường cao tốc Bắc Kinh - Thượng Hải, làm tê liệt các chuyến tàu đi Thượng Hải trong vòng 90 phút. Tối 23.7.2011, hai đoàn tàu cao tốc của Trung Quốc đâm vào nhau trên một cầu cạn tại địa phận tỉnh Triết Giang khiến 35 người chết. |
NAM LIÊN (theo AFP, Wikipedia, VOA)
----------------------------------------------------
----------------------------------------------------
Bài và hình ảnh trên báo Tiền Phong
Tai nạn tàu cao tốc thảm khốc ở Trung Quốc
TPO – Theo Tân Hoa Xã, tính đến sáng nay (24-7), số người thiệt mạng trong vụ tai nạn tàu cao tốc thảm khốc tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc xảy ra vào tối qua đã lên đến 35 người. Ngoài ra còn có 210 người khác bị thương.
Hiện trường vụ tai nạn tàu cao tốc thảm khốc tại Chiết Giang, Trung Quốc. |
Vụ tai nạn thảm khốc xảy ra vào lúc 20h27’ tối qua 23-7 (tức 19h27’ giờ Hà Nội) tại đoạn đường sắt Shuangyu ở thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang.
Nguyên nhân được xác định do tàu cao tốc D3115 đang đi từ thủ phủ Hàng Châu tới thành phố Ôn Châu thì bị sét đánh, mất điện phải dừng đột ngột trên đường ray Shuangyu. Đoàn tàu D301 chạy hướng Bắc Kinh - Phúc Châu khi tới đây đã đâm vào phía sau tàu D3115. Hậu quả, 4 toa của tàu D301 bị văng khỏi cầu cạn, trong khi đó hai toa của tàu D3115 cũng bị trật khỏi đường ray.
Vụ tai nạn xảy ra vào lúc 20h27’ tối qua 23-7 . |
Các nạn nhân nhanh chóng được đưa đi cấp cứu. |
Tài xế tàu D301, Pan Yiheng đã bị thiệt mạng ngay tại chỗ vì cố gắng hết sức kéo thắng khẩn cấp để tránh bị đâm vào tàu D3115 nhưng bất thành. Pan Yiheng bị thắng tay đâm vào lồng ngực.
Hai đoàn tàu này thuộc hai công ty đường sắt khác nhau quản lý và cùng thuộc thế hệ “D” của Trung Quốc. Cùng thời điểm xảy ra vụ tai nạn trên, một đoàn tàu cao tốc khác số hiệu D3212 chạy từ Hạ Môn tới Hàng Châu cũng bị sét đánh phải dừng lại. Rất may không có hành khách nào bị thương.
Công tác cứu trợ, khắc phục hậu quả đang được tiến hành khẩn trương. |
Tại một bệnh viện ở Ôn Châu, một hành khách 40 tuổi nói với Tân Hoa Xã, ông ở cùng khoảng 60 người trong toa thứ 16 của tàu D3115. “Chúng tôi đã bị kẹt trong toa khoảng hơn 1 giờ trước khi có 5 người phá được cửa sổ và bò ra ngoài” - hành khách này kể lại.
Năm hành khách này cũng đã cố gắng kéo một cụ già và một phụ nữ ra khỏi toa tàu, tuy nhiên cụ già nọ đã qua đời nửa giờ sau đó.
Một hành khách họ Châu nằm điều trị tại bệnh viện ở thành phố Văn Châu cũng cho biết: Bà cùng gia đình gồm 4 người lớn và 2 trẻ em cùng ngồi trên toa số 11 của tàu D3115. “Vào khoảng 8h tối, đoàn tàu đã phải dừng ở ga Vĩnh Gia tới 25 phút thay vì 1 phút như kế hoạch. Sau khi tàu chuyển bánh, chúng tôi nghe thấy một tiếng động lớn như một trận động đất. Ngay lập tức tôi ôm đứa con 5 tuổi vào lòng” - bà nói. May mắn thay, cả gia đình bà đều được an toàn. Bà Châu chỉ bị vết bầm tím ở tay, và con của bà chỉ bị thương nhẹ trên đầu.
Công tác cứu trợ khẩn cấp được ưu tiên hàng đầu. |
“Đoàn tàu đột nhiên rung chuyển dữ dội, hành lý văng tứ tung. Hành khách gào khóc cầu cứu nhưng không có nhân viên đường sắt nào tới hỗ trợ”, Tân Hoa Xã dẫn lời một người sống sót là Liu Hongtao kể lại.
Tính đến 9h30’ sáng nay, 35 người được xác nhận đã bị thiệt mạng trong vụ tai nạn thảm khốc trên. Trong đó có hai hành khách là người nước ngoài.
Ít nhất đã có 35 người bị thiệt mạng, 210 người khác bị thương trong vụ tai nạn thảm khốc này. |
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã lệnh huy động mọi nỗ lực để giải cứu các hành khách và coi đây là ưu tiên hàng đầu.
Đến 10h sáng nay, tổng cộng 23 xe lửa từ Hàng Châu đã phải ngừng hoạt động. Có khoảng 30 đoàn tàu cao tốc đi qua Hàng Châu đến Ôn Châu mỗi ngày.
Tuấn Nguyễn
Theo Xinhua
Theo Xinhua
------------------
*****
Bác cứ lo xa, Chủ tịch quốc hội Sinh Hùng bảo cứ yên tâm rồi mà. Với quyết tâm chính trị và chỉ số IQ, tôi ủng hộ Nguyễn Sinh Hùng.
Trả lờiXóaNhờ chuyển tới anrophi. Chủ tịch quốc hội chả có vẹo gì. Lòng dân chả có vẹo gì nốt. Chỉ có Ý ĐẢNG thôi.
Trả lờiXóaHÁ MIỆNG MẮC QUAI....với Chi na chăng?
Trả lờiXóaBác Sinh Hùng với Cương vi là Chủ tịch QH thì bác có quyền "lệnh" cho QH phải giơ tay thông qua lời bác: " Phải làm đường sắt cao tốc". Quốc hội mình phần nhiều có chỉ só IQ cao, Quyết tâm chính trị lớn mà bác. Cứ nhìn tỉ lệ phiếu bầu cho bác vào làm trong QH và làm chủ tịch QH thì biết.
Có phải đây là hậu quả của : "ngu dốt" và nhiệt tình...hốt... bạc?
Trả lờiXóa