Nguồn: Trannhuong.com
Quốc Toản
Có một cô giáo gọi điện hỏi tôi: Trong số các Hoa hậu Việt Nam kể từ Bùi Bích Phương (hoa hậu năm 1988) cho đến nay, anh thấy ai đẹp nhất?
Tôi hỏi: Để làm gì?. Em bảo: - Để em giảng cho học sinh về cái đẹp. Tôi đành ậm ừ nói là cho anh suy nghĩ và trả lời em sau. Bởi đánh giá cái đẹp hình thức thì dễ nhưng đánh giá cái đẹp nội tâm không dễ chút nào...
Và đó chính là lý do tôi viết bài này.
Tôi không biết ở nước ngoài người ta tổ chức các cuộc thi, bình chọn cho các sự kiện như thế nào, tiêu chí ra sao. Nhất là việc bình chọn về cái đẹp.
Nhưng tôi có thể khẳng định, ở Việt Nam việc bình chọn, chấm giải, tổ chức sự kiện...diễn ra thì hầu hết là “dính chưởng”, là scandal, là lình xình, kể cả người thi và người chấm gây bức xúc trong dư luận xã hội. Đó là chưa kể các hoa hậu, người đẹp Việt Nam làm hổ danh con cháu bà Trưng, bà Triệu.
Nhiều hoa hậu sau khi đăng quang đã làm xấu đi hình ảnh của người phụ nữ Việt. Chỉ xin đơn cử một vài trường hợp (chứ kể ra thì còn nhiều lắm) mà báo chí “Quốc doanh” đã đưa tin. Đằng sau ánh hào quang và vương miện, đằng sau sân khấu là một cuộc sống bình thường với vô vàn những yêu ghét, được mất, những dung nhan hàng đầu của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam cũng không thoát khỏi nỗi truân chuyên.
Hà Kiều Anh (hoa hậu 1992) là một trong những Hoa hậu Việt Nam đăng quang ở độ tuổi trẻ nhất, lúc đăng quang cô chỉ mới 16 tuổi. “Là người đẹp nên Hà Kiều Anh đã may mắn loạt vào mắt xanh của những đại gia có tiền, có địa vị xã hội và đại gia may mắn được người đẹp đem lòng yêu thương là Nguyễn Gia Thiều, một đại gia vô cùng có tiếng ở Sài Gòn. Nói về Nguyễn Gia Thiều thuở mặn nồng, Hà Kiều Anh không tiếc lời vàng ngọc khi nhận xét về tình yêu này: Anh định cư tại Pháp từ năm 11 tuổi, một mình phấn đấu tạo lập sự nghiệp ở xứ người. Anh ấy yêu mình bằng một tình yêu rộng lớn, yêu cả cái tốt lẫn cái xấu. Kiều Anh thích sau này sẽ sinh thật nhiều con và dạy chúng theo tính cách của anh ấy. Tới năm 2005, đại gia và người đẹp đã đăng kí kết hôn nhưng chưa kịp tiến hành tổ chức đám cưới thì Nguyễn Gia Thiều bị kết án 20 năm tù giam vì tội buôn lậu và trốn thuế. Hà Kiều Anh cũng bao phen rơi nước mắt khổ sở khi bị mời hầu tòa vì tội danh của Nguyễn Gia Thiều. Hình ảnh cô tới lui các phiên tòa, nước mắt ngắn dài khóc cho số phận của mình và chồng ngập tràn trên các trang báo đồng nghĩa với việc hình ảnh của cô mất bớt vẻ trong sáng trong mắt công chúng. Hứa sẽ đợi chồng về, nhưng sau 5 năm Nguyễn Gia Thiều ngồi bóc lịch thì Hoa hậu Hà Kiều Anh cũng làm đơn li dị và lấy chồng mới, hiện đã có một bé trai bụ bẫm. Cô cũng lặng lẽ sống và làm tròn nghĩa vụ của một người vợ và hầu như không còn tham gia bất cứ một sự kiện giải trí nào.”
Nguyễn Thu Thủy (HH 1994) “cô được biết tới là một phụ nữ thông minh, có tài kinh doanh và sở hữu sắc đẹp “bất chấp thời gian”. Vốn là hoa hậu không có scandal, thế nhưng tới năm 2010 trên cương vị là BGK cuộc thi HHVN, cô đã có một phát ngôn khá sốc khi khẳng định chắc như đinh đóng cột rằng “Bản thân cái đẹp đã là một tài năng…”
Câu nói này chẳng khác nào cô chỉ tôn vinh và đề cao cái đẹp ngoại hình quá mức mà quên đi các giá trị khác của đạo đức, tinh thần và trí tuệ. Báo giới tốn không ít giấy mực, người dân bức xúc với quan điểm về cái đẹp của một người đang nắm trong tay quyền “chọn mặt gửi vàng” ai sẽ là người đại diện cho phụ nữ Việt Nam. Không ít người cho rằng Hoa hậu Nguyễn Thu Thủy đã quá thông minh khi sử dụng “chiêu bài” này để tạo scandal nhằm hâm nóng tên tuổi dường như đã “nguội lạnh” của mình.
Trước khi đăng quang, Phan Thu Ngân (HH 2000) “...là con một gia đình lao động nghèo, sống bằng nghề bán bánh canh ngoài chợ. Cô gặp Mai Thanh Hải (con trai nguyên Thứ trưởng thương mại Mai Văn Dâu), và trở thành phu nhân của chàng công tử này. Một ngày, sự thật phũ phàng đến với cô khi bố chồng, chồng bị bắt vào tù vì tội tham nhũng và làm giả giấy tờ tài liệu. Đến lúc này bộ mặt thật của chồng hoa hậu mới được báo chí phanh phui: Mai Thanh Hải là đại gia ăn chơi khét tiếng, nghiện hàng trắng.”
Nguyễn Thị Huyền (HH 2004) “Chưa kể, chuyện Huyền “cạo trọc đầu” để đóng phim (?). Bẵng đi một thời gian, sau khi bỏ dở việc học hành tại Anh để đi lấy chồng, Nguyễn Thị Huyền trở về Việt Nam và tham gia làm MC cho phần thi phụ “Người đẹp áo tắm”, trong khuôn khổ cuộc thi Hoa hậu Trái đất. Không ai nghi ngờ gì về khả năng tiếng Anh của cô hoa hậu đã từng du học và làm việc tại Anh hơn 4 năm, cho tới khi chương trình này kết thúc. Cách nói ấp úng thiếu chuyên nghiệp, không gãy gọn, phát âm sai, pha trộn tiếng Anh và tiếng Việt của Huyền đã khiến không ít người thất vọng, dẫn tới những nghi ngờ về chất lượng học tập 4 năm tại Anh của cô.”
Trở về VN cùng chồng và con gái, hạnh phúc ngập tràn và tự hào về gia đình bé nhỏ. 6 tháng sau, tin đồn Huyền bị chồng bỏ lan truyền. Không đính chính, không phủ nhận, cô chỉ lấp lửng: “Tôi lo cuộc sống của người thân bị ảnh hưởng nên sẽ không trả lời. Thế nhưng với phát biểu của một ca sĩ nổi tiếng vốn là bạn rất thân của cô, có lẽ mọi người cũng không cần cô phải giải thích thêm nữa.”
Xin kể một vài trường hợp về các hoa hậu Việt như vậy để bạn đọc có thể cảm thông và tha thứ cho những lỗi lầm, những nỗi buồn của họ. Trong số đó, có người đang “phục hồi danh dự” bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Tôi không có ý làm xấu hình ảnh người phụ nữ Việt Nam. Bởi người phụ nữ Việt Nam, rất nhiều người không đi thi hoa hậu nhưng họ đẹp trong mắt của hàng triệu triệu trái tim Việt Nam.
Vậy là tôi không mất thời gian để bình chọn “Người đẹp trong mắt tôi” 6 tháng đầu năm 2011. Tôi chưa dám bình chọn cả năm vì lý do...chưa hết năm, và như thể sẽ “chặt chẽ hơn”.
Người mà tôi bình chọn ở đây là một cô gái không đi thi bất cứ ở một cuộc thi nào. Dĩ nhiên là cô gái ấy chưa bao giờ để người ta xăm soi 3 số đo, không thi ứng xử theo tiêu chí của Ban Tổ chức giải. Nghĩa là cô gái ấy không phải đi lại uốn éo trên sân khấu với các loại trang phục. Không phải cao giọng hoặc thậm chí học thuộc lòng, có cô nói “nhạt như nước ốc” về hiểu biết xã hội như các cuộc thi hoa hậu.
Tôi chọn theo tiêu chí của cụ Hồ: “Phụ nữ Việt Nam, anh hùng bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Và, đã là bình chọn thì cũng phải chọn cái đẹp hình thức nữa. Nhưng hình thức chỉ là sự lựa chọn thứ hai.
Vậy là tôi đã chọn Trịnh Kim Tiến.
Anh mong em Trịnh Kim Tiến (lẽ ra phải gọi là chú cháu) đừng quá khiêm tốn mà “xin rút”. Em là một biểu tượng đẹp về lòng yêu nước “Gác hận thù, vì nghĩa lớn”. Xứng danh con cháu Bà Trưng, Bà Triệu.
Những người yêu nước Việt. Những người xuống đường biểu tình chống bọn bá quyền Trung Quốc gây hấn, cướp bóc, xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam, xin cho ý kiến nhận xét.
Viết xong bài này, tôi gọi điện cho cô giáo và bảo: Anh chọn Hoa hậu Trịnh Kim Tiến. Phía đầu dây bên kia ấp úng: - Em không biết Hoa hậu Trịnh Kim Tiến là ai? thi bao giờ vậy anh?
- Vậy là em rất lười đọc...thì em cứ chịu khó lên mạng, đọc sẽ biết.
Tôi tắt máy và nghĩ về em Tiến. Nghĩ đến bức ảnh mà anh chàng “Tây” nhìn em như bị...hút hồn!
Tôi hỏi: Để làm gì?. Em bảo: - Để em giảng cho học sinh về cái đẹp. Tôi đành ậm ừ nói là cho anh suy nghĩ và trả lời em sau. Bởi đánh giá cái đẹp hình thức thì dễ nhưng đánh giá cái đẹp nội tâm không dễ chút nào...
Và đó chính là lý do tôi viết bài này.
Tôi không biết ở nước ngoài người ta tổ chức các cuộc thi, bình chọn cho các sự kiện như thế nào, tiêu chí ra sao. Nhất là việc bình chọn về cái đẹp.
Nhưng tôi có thể khẳng định, ở Việt Nam việc bình chọn, chấm giải, tổ chức sự kiện...diễn ra thì hầu hết là “dính chưởng”, là scandal, là lình xình, kể cả người thi và người chấm gây bức xúc trong dư luận xã hội. Đó là chưa kể các hoa hậu, người đẹp Việt Nam làm hổ danh con cháu bà Trưng, bà Triệu.
Nhiều hoa hậu sau khi đăng quang đã làm xấu đi hình ảnh của người phụ nữ Việt. Chỉ xin đơn cử một vài trường hợp (chứ kể ra thì còn nhiều lắm) mà báo chí “Quốc doanh” đã đưa tin. Đằng sau ánh hào quang và vương miện, đằng sau sân khấu là một cuộc sống bình thường với vô vàn những yêu ghét, được mất, những dung nhan hàng đầu của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam cũng không thoát khỏi nỗi truân chuyên.
Hà Kiều Anh (hoa hậu 1992) là một trong những Hoa hậu Việt Nam đăng quang ở độ tuổi trẻ nhất, lúc đăng quang cô chỉ mới 16 tuổi. “Là người đẹp nên Hà Kiều Anh đã may mắn loạt vào mắt xanh của những đại gia có tiền, có địa vị xã hội và đại gia may mắn được người đẹp đem lòng yêu thương là Nguyễn Gia Thiều, một đại gia vô cùng có tiếng ở Sài Gòn. Nói về Nguyễn Gia Thiều thuở mặn nồng, Hà Kiều Anh không tiếc lời vàng ngọc khi nhận xét về tình yêu này: Anh định cư tại Pháp từ năm 11 tuổi, một mình phấn đấu tạo lập sự nghiệp ở xứ người. Anh ấy yêu mình bằng một tình yêu rộng lớn, yêu cả cái tốt lẫn cái xấu. Kiều Anh thích sau này sẽ sinh thật nhiều con và dạy chúng theo tính cách của anh ấy. Tới năm 2005, đại gia và người đẹp đã đăng kí kết hôn nhưng chưa kịp tiến hành tổ chức đám cưới thì Nguyễn Gia Thiều bị kết án 20 năm tù giam vì tội buôn lậu và trốn thuế. Hà Kiều Anh cũng bao phen rơi nước mắt khổ sở khi bị mời hầu tòa vì tội danh của Nguyễn Gia Thiều. Hình ảnh cô tới lui các phiên tòa, nước mắt ngắn dài khóc cho số phận của mình và chồng ngập tràn trên các trang báo đồng nghĩa với việc hình ảnh của cô mất bớt vẻ trong sáng trong mắt công chúng. Hứa sẽ đợi chồng về, nhưng sau 5 năm Nguyễn Gia Thiều ngồi bóc lịch thì Hoa hậu Hà Kiều Anh cũng làm đơn li dị và lấy chồng mới, hiện đã có một bé trai bụ bẫm. Cô cũng lặng lẽ sống và làm tròn nghĩa vụ của một người vợ và hầu như không còn tham gia bất cứ một sự kiện giải trí nào.”
Nguyễn Thu Thủy (HH 1994) “cô được biết tới là một phụ nữ thông minh, có tài kinh doanh và sở hữu sắc đẹp “bất chấp thời gian”. Vốn là hoa hậu không có scandal, thế nhưng tới năm 2010 trên cương vị là BGK cuộc thi HHVN, cô đã có một phát ngôn khá sốc khi khẳng định chắc như đinh đóng cột rằng “Bản thân cái đẹp đã là một tài năng…”
Câu nói này chẳng khác nào cô chỉ tôn vinh và đề cao cái đẹp ngoại hình quá mức mà quên đi các giá trị khác của đạo đức, tinh thần và trí tuệ. Báo giới tốn không ít giấy mực, người dân bức xúc với quan điểm về cái đẹp của một người đang nắm trong tay quyền “chọn mặt gửi vàng” ai sẽ là người đại diện cho phụ nữ Việt Nam. Không ít người cho rằng Hoa hậu Nguyễn Thu Thủy đã quá thông minh khi sử dụng “chiêu bài” này để tạo scandal nhằm hâm nóng tên tuổi dường như đã “nguội lạnh” của mình.
Trước khi đăng quang, Phan Thu Ngân (HH 2000) “...là con một gia đình lao động nghèo, sống bằng nghề bán bánh canh ngoài chợ. Cô gặp Mai Thanh Hải (con trai nguyên Thứ trưởng thương mại Mai Văn Dâu), và trở thành phu nhân của chàng công tử này. Một ngày, sự thật phũ phàng đến với cô khi bố chồng, chồng bị bắt vào tù vì tội tham nhũng và làm giả giấy tờ tài liệu. Đến lúc này bộ mặt thật của chồng hoa hậu mới được báo chí phanh phui: Mai Thanh Hải là đại gia ăn chơi khét tiếng, nghiện hàng trắng.”
Nguyễn Thị Huyền (HH 2004) “Chưa kể, chuyện Huyền “cạo trọc đầu” để đóng phim (?). Bẵng đi một thời gian, sau khi bỏ dở việc học hành tại Anh để đi lấy chồng, Nguyễn Thị Huyền trở về Việt Nam và tham gia làm MC cho phần thi phụ “Người đẹp áo tắm”, trong khuôn khổ cuộc thi Hoa hậu Trái đất. Không ai nghi ngờ gì về khả năng tiếng Anh của cô hoa hậu đã từng du học và làm việc tại Anh hơn 4 năm, cho tới khi chương trình này kết thúc. Cách nói ấp úng thiếu chuyên nghiệp, không gãy gọn, phát âm sai, pha trộn tiếng Anh và tiếng Việt của Huyền đã khiến không ít người thất vọng, dẫn tới những nghi ngờ về chất lượng học tập 4 năm tại Anh của cô.”
Trở về VN cùng chồng và con gái, hạnh phúc ngập tràn và tự hào về gia đình bé nhỏ. 6 tháng sau, tin đồn Huyền bị chồng bỏ lan truyền. Không đính chính, không phủ nhận, cô chỉ lấp lửng: “Tôi lo cuộc sống của người thân bị ảnh hưởng nên sẽ không trả lời. Thế nhưng với phát biểu của một ca sĩ nổi tiếng vốn là bạn rất thân của cô, có lẽ mọi người cũng không cần cô phải giải thích thêm nữa.”
Xin kể một vài trường hợp về các hoa hậu Việt như vậy để bạn đọc có thể cảm thông và tha thứ cho những lỗi lầm, những nỗi buồn của họ. Trong số đó, có người đang “phục hồi danh dự” bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Tôi không có ý làm xấu hình ảnh người phụ nữ Việt Nam. Bởi người phụ nữ Việt Nam, rất nhiều người không đi thi hoa hậu nhưng họ đẹp trong mắt của hàng triệu triệu trái tim Việt Nam.
Vậy là tôi không mất thời gian để bình chọn “Người đẹp trong mắt tôi” 6 tháng đầu năm 2011. Tôi chưa dám bình chọn cả năm vì lý do...chưa hết năm, và như thể sẽ “chặt chẽ hơn”.
Người mà tôi bình chọn ở đây là một cô gái không đi thi bất cứ ở một cuộc thi nào. Dĩ nhiên là cô gái ấy chưa bao giờ để người ta xăm soi 3 số đo, không thi ứng xử theo tiêu chí của Ban Tổ chức giải. Nghĩa là cô gái ấy không phải đi lại uốn éo trên sân khấu với các loại trang phục. Không phải cao giọng hoặc thậm chí học thuộc lòng, có cô nói “nhạt như nước ốc” về hiểu biết xã hội như các cuộc thi hoa hậu.
Tôi chọn theo tiêu chí của cụ Hồ: “Phụ nữ Việt Nam, anh hùng bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Và, đã là bình chọn thì cũng phải chọn cái đẹp hình thức nữa. Nhưng hình thức chỉ là sự lựa chọn thứ hai.
Vậy là tôi đã chọn Trịnh Kim Tiến.
Anh mong em Trịnh Kim Tiến (lẽ ra phải gọi là chú cháu) đừng quá khiêm tốn mà “xin rút”. Em là một biểu tượng đẹp về lòng yêu nước “Gác hận thù, vì nghĩa lớn”. Xứng danh con cháu Bà Trưng, Bà Triệu.
Những người yêu nước Việt. Những người xuống đường biểu tình chống bọn bá quyền Trung Quốc gây hấn, cướp bóc, xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam, xin cho ý kiến nhận xét.
Viết xong bài này, tôi gọi điện cho cô giáo và bảo: Anh chọn Hoa hậu Trịnh Kim Tiến. Phía đầu dây bên kia ấp úng: - Em không biết Hoa hậu Trịnh Kim Tiến là ai? thi bao giờ vậy anh?
- Vậy là em rất lười đọc...thì em cứ chịu khó lên mạng, đọc sẽ biết.
Tôi tắt máy và nghĩ về em Tiến. Nghĩ đến bức ảnh mà anh chàng “Tây” nhìn em như bị...hút hồn!
-------------------------------------------------
Theo link của bạn đọc, chủ Blog lấy bài viết sau đây từ bandoclambao
Những đứa trẻ không có ngày mai
Quan trọng không phải là những thứ bạn nhận được mà là những gì bạn đã cho đi.”
Theo link của bạn đọc, chủ Blog lấy bài viết sau đây từ bandoclambao
Những đứa trẻ không có ngày mai
Posted on Tháng Bảy 27, 2011 by bandoclambao
Những đứa trẻ không có ngày mai
Chỉ khi bạn thật sự mong muốn ai đó được hạnh phúc, thậm chí hạnh phúc đó không phải dành cho bạn, bạn mới hiểu rằng bạn đã yêu người đó thật sự mất rồi…
Và tôi đang nghĩ về chúng, những đứa trẻ ko có ngày mai …
Sau khi ba mất, cuôc đời tôi ghi sang một trang khác, bước chân tôi tiến đến một nơi xa lạ, một con đường mà tôi không và chưa bao giờ nghĩ đến…
Và một lần nữa, điều kì diệu lại đến, nó tô lên cuộc sống của tôi là những cảm giác kì lạ đến vô chừng…
Tôi chưa hề nghĩ rằng tôi – một con bé nghịch ngơm, nhí nhảnh, chỉ biết la cà, đùa giỡn giờ lại trở thành một điều gì đó. Hình tượng người con gái xuống đường thể hiện lòng yêu nước, thật lòng là có choáng ngợp trong ánh hào quang, pha vào đó là chút gì đó áp lực, chút nặng nề, và một chút sợ hãi…
Với tà áo dài, cùng những “bước chân Việt”, tôi xuống đường với trái tim chân thành chỉ vì 1 điều “ TỔ QUỐC tôi yêu “… thật cảm động, cũng muôn phần tự hào khi thấy được hình ảnh của chính mình sao lại đẹp đến vậy. Cái đẹp ko phải vì mình đẹp, cái đẹp mà tôi khó có thể diễn tả thành lời, nó ko giống những tấm ảnh tôi vẫn thường hay đi chụp choẹt cùng bạn bè…
Có người nói, có lẽ tôi chỉ vì ham vui, thích “ khoe đẹp” nên tôi xuống đường… Tôi buồn… rất buồn. Nhưng ko sao, tôi ko quan tâm, tôi biết trái tim mình đang đập theo nhịp nào, tôi hiểu việc tôi đang làm có ý nghĩa ra sao, tôi chỉ cần biết vậy thôi, nghĩ đến điều đó thôi. Nếu để ý, nếu nghĩ đến lời người khác nhiều quá có lẽ tôi sẽ ko chịu được mất.
“Quan trọng không phải là những thứ bạn mang theo bên mình, mà là những gì bạn đã đóng góp.
Quan trọng không phải là những thứ bạn nhận được mà là những gì bạn đã cho đi.”
Rồi có người nói tôi là phản động, bất mãn chính quyền nên mới “gây rối trật tự công cộng”, đêm nằm cứ nghĩ về điều này mà tôi tủm tỉm cười, chưa bao giờ nghĩ mình được gắn cái mác ấy vào người đâu. Ba mất rồi, tôi còn cả một gia đình đang chờ tôi gánh vác, cứ nghĩ đến giả sử có cái cảnh mà tôi đi tù vì tội “phản động”, mẹ tôi, bà tôi, em tôi đứng bơ vơ mà nhìn theo bước chân tôi khi bị đưa đi thì mắt tôi đã bắt đầu có thể rưng rưng. Tôi sinh ra trên đất nước này, mảnh đất này nuôi tôi lớn khôn, ấy thế mà tôi lại đem bán nó, đem bán cả linh hồn của mình. Thôi thì mới 22 tuổi đã được gắn tặng cho “danh hiệu” đó cũng là 1 điều hiếm có, cũng ko có gì đáng phải nghĩ ngợi, vì những điều khiến mình bật cười khi muốn khóc.
“Lý trí có thể mách bảo điều ta phải tránh, còn con tim sẽ chỉ cho ta biết điều phải làm”.
Từ khi ba mất, tôi ko thể nói hết lời cảm ơn đến mọi người, những sự chia sẻ quan tâm ấy, đối với tôi đã trở thành nguồn động lực quá lớn, giúp tôi vượt qua những đau thương mất mát kia để mà tiến bước như ngày hôm nay. Không gì có thể thay thế tình con người, điều này luôn là một bí mật với những con người ko có trái tim… suỵt…
Sau khi cùng mọi người tuần hành xong, đã có rất nhiều cuộc điện thoại sẻ chia, tâm sự cùng tôi, làm cho tôi muốn khóc… tại sự yếu đuôi của người con gái hay tại cái tình cảm kia khiến trái tim tôi không khỏi rung lên vì xúc cảm!
Và trong đó, có những tấm lòng Việt nơi phương xa, quê người, họ chỉ có thể dõi theo về đất nước, quê hương bởi những trang mạng, các blog cá nhân qua những lời họ nói, tôi cảm nhận thấy sự buồn bã họ nhìn về quê hương mà thương xót trong câm lặng, đâu phải ai cũng muốn ra đi, đâu phải ai cũng muốn rời xa nơi chôn rau cắt rốn – quê mẹ thương yêu, đâu phải ai cứ ở nước ngoài cũng là bán nước, phải không? Riêng tôi cho là vậy.
Họ hỏi tôi, họ có thể giúp gì cho cuộc tuần hành của chúng tôi? Thật sự họ muốn làm một điều gì đó cho đất nước, có người họ hỏi tôi rằng, có thể nhờ tôi mua 100 cái áo với biểu tượng chống Trung Quốc để gửi tặng mọi người có được không? Hay là họ có thể làm điều gì đó để giúp đỡ mọi người tuần hành. Không! Tôi đã trả lời họ vậy. Không phải vì tôi coi thường tấm lòng của họ, tôi thực sự cảm kích họ…Vì những người xuống đường tuần hành ai cũng là người khá giả mà vì đây là 1 cuộc tuần hành trong sáng, chúng tôi không muốn để những người không có trái tim đem nó ra bôi nhọ, chụp mũ những tấm lòng yêu nước, chúng tôi chỉ muốn thể hiện lòng yêu nước của mình một cách đơn thuần nhất, dù có vất vả, có mệt mỏi, nhưng niềm hạnh phúc sẽ tồn tại mãi mãi trong hàng triệu trái tim.
Không những vậy có những người họ còn quan tâm, muốn chia sẻ với hoàn cảnh của gia đình tôi, họ khiến tôi xúc động vô cùng, mặc dù gia đình tôi ko khá giả, và tiền thì ai cũng cần và ai cũng thiếu nhưng hiện tại cũng không thể được vì tôi đã tham gia tuần hành. Đã là một thanh niên, sinh viên xuống đường yêu nước thì tôi không thể nhận được. Không biết cách nghĩ của tôi như vậy liệu có đúng không? Có quá nâng cao mình? hay quá đặt nặng vấn đề chăng? Nhưng thật sự là tôi thấy sợ, sợ cá nhân mình sẽ làm ảnh hưởng đến những người khác.
Trong lần tình cờ tôi biết đến một hoàn cảnh đáng thương khác của gia đình chị Nguyễn Thị Liễu ở Chương Mỹ, Hà Tây. Chị là công nhân nhà máy xây dựng đặc biệt Giai Đức, một công ty do người Trung Quốc làm chủ, chị đi làm với mức lương 1,3 triệu đồng/ tháng, bữa cơm của gia đình chị ngon nhất cũng chỉ là cá kho với trứng. Một tay người phụ nữ đáng thương ấy phải gồng gánh cả một đại gia đình, chồng chị bị chất độc màu da cam, không được bình thường và hoàn toàn không có khả năng lao động, mẹ già đã 80 tuổi, 2 đứa nhỏ con chị cộng lại cũng chỉ tròn 10 tuổi (1 đứa 6 tuổi và 1 đứa 4 tuổi), cái tuổi còn chưa biết đánh vần, lại thêm cô e gái chồng cũng bị chất độc màu da cam. Vậy mà, chỉ vì chị cùng 1 số các công nhân khác của nhà máy đình công để mong tăng 1 bữa ăn trưa thêm 5 000 đồng nữa (đang là 10 nghìn tăng lên 15 nghìn thôi) mà chị phải chết, còn 1 số người khác bị thương. Sau khi giết chị, người ta nói đó là tai nạn khi lưu hành giao thông. Công ty Giai Đức đổ hết trách nhiệm cho nhân viên bảo vệ Lê Tuấn Minh, kẻ đã lao cả xe tải vào đoàn người đang đứng trong cổng công ty. Đến nay, Lê Tuấn Minh có lẽ cũng chỉ đi tù vì vi phạm an toàn giao thông, còn số phận của gia đình chị sẽ đi về đâu? Hai đứa nhỏ dại biết sống ra sao… “mồ côi khổ lắm ai ơi”, đau thương mất mát biết bao giờ nguôi, tương lai, cuộc đời của chúng sẽ đi về đâu, ngày mai của các em? Ngày mai của các e còn có hay không?
Ôi! Những đứa trẻ không có ngày mai.
Vòng tay ai ôm lấy đôi vai, ai ru em trong những đêm đông lạnh buốt, tê tái lòng cho sự đớn đau…
Hãy dành tấm lòng của mọi người đến với các đứa trẻ đáng thương. Xin hãy cứu lấy cuộc đời 2 đứa nhỏ, đem lại cho các em hơi ấm của tình người, bảo vệ tâm hồn non nớt của trẻ thơ.
Mọi người có thể liên hệ trực tiếp đến gia đình chị:
Nguyễn Văn Tám – thôn Tiên Tiến, xã Tân Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội
Số điện thoại: 01668699199
Hoặc có thể đợi sau khi chúng tôi nhận được sự ủng hộ của 1 số người quen, sẽ tổ chức 1 buổi đến thăm gia đình chị Liễu và sẽ lập 1 sổ tiết kiệm đứng tên người nhà chị. Sau đó mọi sự ủng hộ mọi người có thể trực tiếp chuyển vào tài khoản đó.
Cầu mong lũ trẻ sẽ tìm được sự thanh thản và yên bình trong một thế giới có nhiều điều mà chúng không thể hiểu được nó.
Trịnh Kim Tiến
------------------
*****
Gửi chút sẻ chia ...
Trả lờiXóaNói và nghĩ về ĐẸP là ... quyền lợi và nghĩa vụ. Tôi suy nghĩ:
Cái đẹp di truyền trong những bào thai,
Đẹp - Là sự hài hòa từ bản chất.
Cho nên đọc tư liệu thì vẫn thấy thích, mà nghe những điều buồn về những người đẹp thì hình như có gì ... bất nhẫn? Tôi không nghĩ đẹp được nhận ra do so sánh mà phần nhiều do cảm thụ. Tôi hoàn toàn đồng ý Trịnh Kim Tiến là một Em Gái Đẹp; Nhưng sự cảm nhận này cần ở một tầm cao hơn...
Dù sao, vẫn cảm ơn Tác giả và Trang chủ.
Trân trọng.
Toi thay hoan toan xung dang.
Trả lờiXóaRất đúng và rất hay
Trả lờiXóacảm ơn tác giả em Tiến hòan tòan đạt giải !
Trả lờiXóaBa phần tư phần đầu bài viết là để tác giả dẫn chuyện cho cái chính quan trọng nhất ở phần cuối: Cái Đẹp có ý nghĩa nhất bây giờ chính là tình yêu và trách nhiệm với Đất nước, mấy cái chi tiết bên trên của các hoa hậu là chuyện thường tình như chuyện các sao xảy ra ở ta đầy rẫy trên các lá cải lề phải.
Trả lờiXóahttp://bandoclambao.wordpress.com/2011/07/27/nh%E1%BB%AFng-d%E1%BB%A9a-tr%E1%BA%BB-khong-co-ngay-mai/
Trả lờiXóaHình ảnh của cháu Kim Tiến trong cuộc biểu tình ngày 24.7 vừa qua là một hình ảnh đẹp tuyệt vời, vừa dịu dàng vừa cương quyết, đại diện cho phụ nữ Việt Nam, không những về sắc mà về cả tâm hồn của mình. Tất cả các hoa hậu Việt Nam từ trước đến giờ không thể sánh được. Hình ảnh này là hình ảnh đẹp nhất của năm 2011.
Trả lờiXóaCólẽ không một ai phản đối sự bình chọn về cái đẹp cuẩ tác giả ,nhưng khi đọc bài viết của Kim Tiến thì lại càng cảm phục em hơn vì cái đẹp của tâm hồn em .Nghĩ mà buồn cho các Hoa hậu Việt nam khi trả lời phỏng vấn thì ngô nghê,sau khi thi lắm Scandan...
Trả lờiXóa