Nguồn: Bauxite Việt Nam
25/06/2011
DÂN TỘC ĐANG HỒI SINH
(Thư gửi GS Nguyễn Huệ Chi và Ban điều hành trang BVN)
Thái Hữu Tình
Thưa Giáo sư Nguyễn Huệ Chi cùng Ban điều hành trang mạng Bô-xít Việt Nam.
Cách đây chưa lâu, những trí thức lo lắng cho Dân trí và Văn hóa của Dân tộc đều nhận thấy tình trạng vô cảm và mất gốc trong xã hội. Một Dân tộc đã đến độ vô cảm và mất gốc thì coi như một Dân tộc chết, chỉ còn chờ kẻ cướp nước xông vào khiêng đi hoặc kẻ bán nước ký giấy bán “cái roẹt” là xong. Và đúng là kẻ xâm lược đã không bỏ lỡ “thời cơ vàng” ấy của chúng. Chúng đang hung hãn như đi vào chỗ không người, xỉ nhục Tổ quốc chúng ta.
Nhưng trong họa đã có phúc. Từ khi đất nước “thu về một mối dưới sự lãnh đạo” , đã bao giờ người dân dám tự tiện xuống đường bộc lộ lòng yêu nưóc Việt Nam, một khi Đảng chưa bảo xuống đường? Cuộc thức tỉnh đã khơi nguồn từ 3 năm trước, cũng vì những hành động leo thang của Trung quốc lúc ấy, lặng đi một hồi, nay chính kẻ xâm lược lại đánh thức chúng ta.
1/ Để “cảm” cái “ơn” đã đánh thức Dân tộc Việt Nam, tôi đã có bài thơ “cảm ơn kẻ cướp Trường Sa” (viết ngày biểu tình sôi sục 10-12-2007). Nay chính là lúc tôi xin Giáo sư cho nhắc lại bài thơ này.
DÂN TỘC HỒI SINH
Sinh viên biểu tình phải đâu chuyện lạ
Nhưng nước mình khác nước người ta (!)
Nếu quả thực đã hồi sinh được hồn Dân tộc
Thì tôi thực tình, cảm ơn kẻ cướp Trường Sa
Kẻ quen lấy thịt đè người !
Vẫn còn đó thịt xương thối rữa :
Máu đỏ Bạch Đằng, xương trắng Đống Đa!
Nó cậy tài chuyên làm đồ giả
Mười sáu chữ vàng cũng đồ vàng mã [1]
Môi răng gì một giọng lái buôn.
“Toàn dân nghe chăng…” lời của quốc hồn
Thưa tiên tổ chúng con nghe rõ
Nhục vong quốc bao năm còn đó
Dẹp phân ly, đoàn kết giữ sơn hà !
Này anh Công an, đứng vào đây sát cánh
Nối vòng tay, ta giữ nước non ta !
Một sớm mùa đông nước non này ấm lại
Cám ơn mày, kẻ cướp Trường Sa !
10-12-2007
Thái Hữu Tình
------------------------------------------------
[1] Thứ vàng thoi làm bằng giấy để đốt cho người chết.
[2] Trích lời bài hát Hội nghị Diên Hồng của Lưu Hữu Phước.
Và chính từ sự xúc động thiêng liêng ấy, tôi thấy trang mạng Bauxit cần dõng dạc công bố điều chân lý nóng hổi trước mắt như sau :
NGĂN CẢN NHÂN DÂN BIỂU TÌNH ÔN HÒA CHỐNG XÂM LƯỢC LÀ HÀNH VI PHẢN QUỐC !
Người Công an Việt nam yêu nước một mặt có nhiệm vụ giữ an ninh cho các Sứ quán và Tổng lãnh sự nước ngoài, một mặt có nghĩa vụ và trách nhiệm bảo vệ an ninh cho các đoàn biểu tình của dân mình, không để cho những kẻ côn đồ tự tiện gây rối, tự tiện bắt người biểu tình như một Công an chính thức vậy! Tại sao đối với những kẻ giả danh Công an làm điều phản quốc, khủng bố dân, mà nhà nước ta lại làm ngơ cho chúng làm điều phạm pháp kéo dài như vậy ?
Ông Trương Tấn Sang nên có tiếng nói diệt bọn SÂU khủng bố này, nguy hiểm hơn các SÂU kinh tế, SÂU tham nhũng.
- Theo tôi, có thể viết thêm một khẩu hiệu cầm tay : Hoan nghênh tinh thần Cù Huy Hà Vũ chống xâm lược ! Khẩu hiệu này nên viết, chưa nên hô.
- Trước sự thực cuộc biểu tình ngày 19-6-2011 ở Sài gòn không tiến hành được như ở Hà nội, chúng ta nên phê phán sự xiết chặt An ninh ở Sài gòn quá đáng, và động viên tinh thần quyết tâm của bà con Sài gòn, chứ không nên ganh tỵ rằng nhà nước « yêu » dân Hà nội hơn nên bật đèn xanh, nghĩ như vậy là sa bẫy…
2/ Người biểu tình phải hướng vào mục tiêu đoàn kết chống xâm lược, không được làm gì chệch mục tiêu đó. Ngoài việc giương khẩu hiệu và hô khẩu hiệu cần có những BÀI HÁT thích hợp, để tăng khí thế kết đoàn, yêu nước, chống xâm lăng. Lực lượng đông đảo và có sinh lực nhất là các bạn thanh nhiên, sinh viên nam nữ. Tôi gợi ý một bài rất thích hợp với tinh thần đó : Bài HỌC SINH HÀNH KHÚC của Lê Thương. Những thanh niên cuối của « thế hệ vàng » ngày trước, khi cất lên lời ca hùng tráng :
Học sinh là người tổ quốc mong cho mai sau.
Học sinh xây đời niên thiếu trên bao công lao.
Lúc khắp quốc dân tranh đấu hy sinh cho nền độc lập.
Học sinh nề chi tuổi xanh trong lúc phấn đấu.
Đem hết can tràng của người Việt Nam tiến lên!
Học Sinh là mầm sống của ngày mai.
Nung đúc tâm hồn để nối chí lớn.
Theo các thanh niên sống vì giống nòi.
Liều thân vì nước, vì dân mà thôi…
là thấy tuổi thanh xuân của mình được chắp cánh, thấy tâm hồn được trong sạch, thấy nghĩa vụ phải đem bầu máu nóng giữ gìn và xây đắp non sông. Các bạn thanh niên sinh viên bây giờ đồng thanh hát hành khúc này nhất định cũng thấy lòng minh như vậy. Các bậc cao niên nghe hành khúc này sẽ được sống lại tuổi trẻ hào hùng đã qua,
Tôi xin chép lại toàn bộ lời ca và 1 file Âm thanh của bài HỌC SINH HÀNH KHÚC để các bạn sử dụng.
Kính nhờ các trang mạng chuyển tải.
Một ngày non nước hồi sinh, thấy mình trẻ lại.
Cảm ơn Giáo sư và trang mạng Bô-xít.
Kính thư
Thái Hữu Tình.
---------------------------------------------------
Phụ lục: Toàn bộ lời ca bài HỌC SINH HÀNH KHÚC của Lê Thương:
Học sinh hành khúc
Nhạc và lời: Lê Thương
Học sinh là người tổ quốc mong cho mai sau. Nhạc và lời: Lê Thương
Học sinh xây đời niên thiếu trên bao công lao.
Lúc khắp quốc dân tranh đấu hy sinh cho nền độc lập.
Học sinh nề chi tuổi xanh trong lúc phấn đấu.
Đem hết can tràng của người Việt Nam tiến lên!
Điệp khúc 1:
Học Sinh là mầm sống của ngày mai.
Nung đúc tâm hồn để nối chí lớn.
Theo các thanh niên sống vì giống nòi.
Liều thân vì nước, vì dân mà thôi.
Điệp khúc 2:
Học Sinh là người mới của Việt Nam.
Đã thoát ra một thời xưa tối ám.
Đem sức thanh tân chống mọi suy tàn
Học Sinh làm sáng đời dân Việt Nam.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
-----------------------------------------------------
- Chúng ta và Trung Quốc đều cần hoà bình
- Dân tộc đang hồi sinh
- 20 triệu áo, mũ, nón NO-U giúp ngư dân bám biển
- Thư của Luật sư Vũ Đức Khanh gửi Ngoại trưởng Hill...
- Đừng vô cảm và sợ hãi như thế!
- Biển Đông và nước cờ chiến lược của các bên
- Cơn đói quặng của Trung Hoa đã làm biến dạng thế g...
- Chính sách năng lượng Trung Quốc gây hại cho láng ...
- Mỹ ủng hộ Philippines khi căng thẳng trên biển Đôn...
- Nhà thầu Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam: Đối sách ch...
- Nội tình Trung Quốc bất ổn, biển Đông nổi sóng
- Nhà máy lọc dầu Dung Quất nghỉ bảo dưỡng: Mất 1 tr...
------------------
*****
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét