++ Hãy đến với nhau bằng tấm lòng trung thực!++

Thứ Năm, 16 tháng 6, 2011

Đã có một "thị trường báo chí"

Nguồn: Blog Quê Choa

Quê Choa Blog - Thị trường báo chí hàng trăm năm nay đã rất sôi động ở tất cả các nước. Ở nước ta, 20 năm đổi mới, báo chí đã có sự phát triển đa dạng phong phú cả về số lượng và chất lượng.  Có thể nói ở nước ta đã hình thành một thị trường báo chí!. Nói thị trường báo chí là nói là nói chuyện “lấy báo nuôi báo”, khác xa khái niệmthương mại hóa báo chí màcác cơ quan quản lý báo chí hay dùng để phê phán những tờ báo lá cải chuyên đưa tin giật gân, thất thiệt.

Theo số liệu của Hội Nhà Báo Việt Nam thì cả nước ta hiện có trên 800 ấn phẩm báo, chí. Trong đó có  gần 200 tờ báo ngày và báo tuần; 63 tờ báo trung ương, 97 tờ báo địa phương, chưa kể hàng trăm bản tin ngành, bản tin doanh nghiệp, tin huyện. Đó là nói báo viết, báo in giấy mà ông Thái Doãn Hợp một thời gọi là “lề phải”. 

Còn cả nước ra hiện nay có hàng ngàn trang Website, blog, trong đó có những trang mạng nổi tiếng không thua gì các tờ báo lớn như: basam1.wordpress.com, quechoa.info; nguyentrongtao.org; trannhuong.com; boxitvn.info basam.info ; lethieunhon.com; phongdiep.net.v.v

Nhà nước ta cấm ra báo tư nhân, nhưng những trang mạng cá nhân lại là những tờ báo tư nhân được hàng triệu người tìm đọc. Việc hình thành một thị trường báo chí đã tạo ra sự cạnh tranh  lành mạnh, làm cho tất cả các tờ báo được nhà nước “bao cấp toàn diện” phải luôn luôn coi lại cách làm báo của mình, vì ngày càng ít người tìm đọc.
Đã có rất nhiều tờ báo không những hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị mà nhờ báo hấp hẫn, bán chạy nên không những đã tự lo được nguồn kinh phí để xuất bản báo, trả lương cho bộ máy cán bộ, phóng viên rất cao, mà còn xây trụ sở rất khang trang, trang bị hiện đại, có tiền để đưa phóng viên đi  nước ngoài làm phóng sự điều tra hay thông tin trực tiếp về Word Cup 2010 chẳng hạn , rồi thành lập quỹ vì người nghèo, tài trợ cho bóng đá trẻ U21, U 10, U15 trong nước.v.v.. 


Có thể kể tên một số “báo giàu” hiện nay như :Thanh niên, Tuổi trẻ, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Sài Gòn tiếp thị ,
 Người Lao động, Tiền phong, v.v…Nhiều báo khác  tuy không giàu nhưng đã tự trang trải chi phí, không còn dựa vào ngân sách các Bộ, ngành bao cấp.
Một câu hỏi đặt ra đối với  cơ quan quản lý báo chí và những người làm báo là: Tại sao những tờ báo trên vừa thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền cách mạng của Đảng, lại vừa đỡ được gánh nặng bao cấp mỗi năm hàng trăm tỉ đồng cho nhà nước?. Câu trả lời thật đơn giản: Báo bán chạy vì báo đúng,báo hay, báo thông tin kịp thời, báo phù hợp tâm tư của đông đảo người đọc trong cuộc sống thường ngày. 
 
Nói cách khác các báo trên đã biết cạnh tranh thắng lợi, biết làm cho tờ báo mình luôn luôn được đọc giả cả nước đón đọc từng số. Tức là báo đó đã biết canh tranh tr
ên thị trường báo chí!. Như thế có nên để tồn tại  loại báo sống bằng ngân sách nhà nước nữa hay không?.
Chúng ta không nên “kỵ” với hai chữ thị trườngÔng Trương Đình Tuyển đã dẫn phái đoàn Việt Nam tới 14 phiên đàm phán WTO, khi kết nạp Việt Nam rồi, mà tổ chức này vẫn không công nhận nước ta có nền kinh tế thị trường, mà phải 12 năm sau, tức 2018 mới được. 


Th
ông tin như thế để hiểu rằng, tạo ra được một thị trường báo chí là một bước phát triển của cuộc sống xã hội trên con đường văn minh. Đất nước ta từ chỗ đói gạo phải ăn bo bo, trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới cũng nhờ chúng ta đã biết khai thác, vận dụng cơ chế thị trường.


Bắt được nhịp sống của đất nước, nhiều tờ báo đã cải tiến khổ báo, thay đổi măng-sét, đi
ều chỉnh chuyên mục nội dung, cải tiến cách trình bày nên ngày càng ăn ý người đọc, thu hút được đọc giả hơn. Nhiều tờ báo nhờ biết cập nhật, thông tin rất sớm các vấn đề nóng hổi bức xúc trong đời sống thực tế hàng ngày của đất nước như: Vấn đề Biển Đông, chống tham nhũng, vấn đề bo-xít Tây Nguyên; bán rừng phòng hộ cho nước ngoài, quy hoạch treo, quan “ăn đất” của dân.v.v.., có những bài viết tâm huyết nêu được những vấn đề  xã hội  đáng suy nghĩ, bàn luận nghiêm túc, nên thu hút được từng lớp độc giả trí thức, nên luôn  được độc giả tìm mua, đón đọc.


Nhiều tờ báo đã trở thành tờ nhật báo được độc giả tiêu thụ với số lượng 
trăm ngàn, có khi vài trăm ngàn bản một kỳ. Các báo in thêm trang màu, đưa thêm nhiều chuyên mục thị trường, bóng đá – thể thao, giá cả, thời trang theo mùa, ẩm thực, tin phim, tin sách, thông tin du lịch... cũng là để  thu hút thêm nhiều đối tượng độc giả. Các báo mở thêm trang tin nhanh trong ngày, đường dây điện thoại nóng, trang chủ trương chính sách, diễn đàn nhân dân… là để phục vụ nhanh nhất nhu cầu của đông đảo độc giả, quan tâm đến vấn đề kinh tế xã hội của đất nước hàng ngày.
Do cạnh tranh thị trường các báo phải cập nhật tin tức hàng ngày, trực suốt đêm, sẵn sàng thay đổi tin bài ngay vài phút trước khi in, để cung cấp cho bạn đọc những tin tức nóng nhất, mới nhất sớm hơn báo bạn. Các tòa soạn báo  phải tuyển phóng viên giỏi, phải trang bị các phương tiện hiện đại cho phóng viên, biên tập viên để làm báo nhanh và đẹp nhất. Nhiều báo đã áp dụng nhiều hình thức phát hành riêng, không qua hệ thống phát hành báo chí của bưu điện, để đưa báo đến tay người đọc ngay trong buổi sáng ra báo.


Tất cả những sự nhạy bén đa dạng đó ở góc độ kinh tế chính là sự nhạy bén thị trường báo chí. Có rất nhiều tờ báo được lợi thế bao cấp  của ngân sách nhà nước, nhưng vì thiếu sự nhạy bén thị trường, nên báo ra  không có người đọc, không chen ch
ân vào được các sạp báo trên hè phố ở các đô thị (nhất là các đô thị phía Nam)...
Tôi đã cố gắng trình bày để bạn đọc hình dung rằng ở nước ta đã có một thị trường báo chí đang hình thành và ngày càng phát triển. Báo chí hấp dẫn, nhiều người đọc mới đưa được tư tưởng chủ trương của Đảng đến nhân dân. Báo không đến được với  người dân tức là báo không có tác dụng. Tức là hiệu quả  chính trị xã hội của báo chưa cao. 


Nói đến thị trường báo chí phải nói đến cạnh tranh lành mạnh. Hiện nay có hàng trăm tờ báo của các Bộ, ngành, địa phương được bao cấp từ A đến Z. Tất cả các vụ nham nhũng, tiêu cực ở địa phương b
áo không dám  đấu tranh. Báo chỉ in ra ngàn bản để phát không cho các cơ quan, Chi bộ, lão thành cách mạng. Nhiều tờ báo in ra mà không cần người đọc, không cần biết bán chạy hay không, không thức đêm, dậy sớm, vẫn sống khỏe..?. Đó là điều không thể chấp nhận được.
Báo chí phải phục vụ sự nghiệp cách mạng, phục vụ đông đảo nhân dân, nhưng Nhà báo cũng là người lao động, không sống dựa vào lao động người khác, không được sống bằng tiền thuế của dân, mà phải làm ra sản phẩm báo chí chất lượng cao vừa đúng, vừa có ích, vừa hấp dẫn lại vừa có lãi. Đó là mục tiêu của một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh  mà các cơ quan báo chí phải  là người làm gương đầu tiên.
Ngô Minh (Tác giả gửi cho Quê choa)

------------------
*****


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm Blog này