Nguồn: Hoangsa.org
Mặc dù bác Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói: "Ta và Trung Quốc cần hòa bình, hữu nghị, hợp tác, đoàn kết để hai dân tộc cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội". nhưng bài học năm 1979 đâu có thừa, nên copy về đây để người Việt ta cùng cảnh giác
Trung - Việt thủ và công như thế nào ?
Chào mọi người.Đây là bài đâu tiên của tui nhưng tui đã biết đến và theo dõi diễn đàn HSO lâu lắm rồi (Không nhớ bao lâu nữa), trước đây diễn đàn rất hấp dẫn, t thường xuyên vào cập nhật thông tin , nhưng dạo gần đây- theo ý kiến chủ quan của t thì diễn đàn ngày càng đi xuống, nội dung không mới mẻ, spam thì quá nhiều . Trên là một vài nhận xét chủ quan mang tính xây dựng thôi, đừng chém.Và t cũng muốn gửi đến các AE một chủ đề để ta cùng bạn luận xem thế nào : T nghĩ các bác ở đây chắc ai cũng biết và đã đọc cái kế hoạch “Tiến công Việt Nam theo kế hoạch A:đánh một trận, thiên hạ sẽ ổn định” Ở đây t không muốn nói về việc liệu kế hoạch này có khả thi hay không hay liệu nó có được tiến hành trên thực tế hay không, mà t muốn giả sử nếu Việt Nam ta bị tấn công theo kế hoạch đó thì ta sẽ đối phó như thế nào. Bố trí lực lượng , kế hoạch tác chiến qua các giai đoạn (cả ngoại giao và quân sự).Các bác có thể đưa ra các giả đinh về phản ứng của địch trước cách đối phó của ta và lại đưa ra cách đối phó ngược lại. Cũng có thể từ đây ta nói về khả năng của khựa , liệu nó có khả năng tiến hành một cuộc chiến quy mô tập đoàn quân, dài ngày và phối hợp tác chiến giữa các quân binh chủng như vậy hay không? Tui lấy ví dụ: ở giai đoạn đầu của cuộc chiến địch sẽ dùng tên lửa hành trình, tên lửa chiến thuật tầm ngắn hay dùng không quân để không kích tiêu diệt những mục tiêu được xem là quan trọng đầu não của ta, chúng sẽ tiến hành chiến tranh điện tử phá hoại hệ thống thông tin, liên lạc quân sự. Lúc này ta đối phó như thế nào ? Và khi đó phản ứng quốc tế ra sao ?AE đóng góp nhé (no spam) Đây là cái kế hoạch tào lao của dân mạng khựa:
http://www.viet-studies.info/kinhte/...anhVietNam.htm
--------------------------------------------
Đăng trên một số blog (nay đã xóa) bên Trung Quốc. Bản dịch này được tìm thấy trên vài blog Việt Nam. Cần kiểm chứng độ chính xác (Lưu ý: Chữ "ta" trong bài là của dân Tàu nói với nhau)
“Tiến công Việt Nam theo kế hoạch A: đánh một trận, thiên hạ sẽ ổn định”
Điều nghiên chiến lược
Từ trước đến nay Việt Nam và Đông Nam Á đều thuộc phạm vi thế lực truyền thống của Trung Quốc. Trong phần lớn thời gian của lịch sử, Trung Quốc và Việt Nam là láng giềng hữu hảo. Nhưng từ sau thập kỷ 70 của thế kỷ trước, do thực lực của nước ta suy yếu nên đã dần dần mất đi quyền kiểm soát đối với khu vực này. Việt Nam nhân cơ hội này đã xâm chiếm lãnh thổ của nước ta, đưa tới hai nước thù địch, giao chiến với nhau.
Hiện nay, Việt Nam là mối đe dọa chủ yếu nhất đối với an ninh lãnh thổ Trung Quốc, là trở ngại lớn nhất đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Nhìn từ góc độ khác cho thấy Việt Nam cũng là đầu mối và trung tâm chiến lược của toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Muốn kiểm soát lại Đông Nam Á cần chinh phục Việt Nam. Chinh phục Việt Nam là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất để Trung Quốc mở rộng về phía Nam.
Việt Nam là nước có thực lực quân sự mạnh nhất ở Đông Nam Á, lại có kinh nghiệm chiến tranh phong phú, đặc biệt là kinh nghiệm tác chiến với các nước lớn quân sự. Cho nên nhìn từ góc độ nào thì Việt Nam đều là “khúc xương khó nhằn”. Dựa theo câu nói của Mao Chủ tịch thì về chiến lược chúng ta cần coi thường địch, nhưng về chiến thuật phải coi trọng đối thủ. Cho nên hành động quân sự đối với Việt Nam cần phải có một kế hoạch tác chiến tỷ mỉ khoa học.
Địa hình Việt Nam rất đặc thù, ví von một cách thông tục thì Việt Nam giống như một con rắn nước kỳ quái nằm ở cực Đông của bán đảo Trung Nam. Hướng Bắc-Nam thì dài, hướng Đông - Tây thì hẹp. Chiều dài Bắc-Nam khoảng 1600km, chỗ hẹp nhất hướng Đông-Tây chỉ có 50km. Địa thế Việt Nam phía Tây cao, phía Đông thấp, địa hình ba phần tư là núi và cao nguyên.
Phía Bắc Việt Nam nhiều dãy núi liên tiếp nhau bị ngăn cách bởi những khe núi vực sâu, cao 300-1500m so với mặt nước biển. Phía Nam là cao nguyên và đồi núi, cao 500-1500m so với mặt nước biển. Trên núi sông suối nước chảy xiết, mùa mưa nước lũ tràn lan, rừng rậm nhiệt đới bao phủ 40% diện tích toàn lãnh thổ. Cho nên phần lớn các khu vực ở Việt Nam không thích hợp với tác chiến cơ động với quy mô lớn.
Theo bài học thất bại của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam và kinh nghiệm thành công của chúng ta trong cuộc chiến tranh phản kích tự vệ, việc sử dụng lực lượng sơn cước và máy bay trực thăng vũ trang là biện pháp tốt nhất tiến hành chiến tranh sơn địa và chiến tranh rừng núi. Chỉ cần đột phá được tuyến phòng ngự ở vùng núi phía Bắc Việt Nam, một khi tiến vào đồng bằng sông Hồng thì lực lượng thiết giáp sẽ lại phát huy uy lực lớn.
Còn việc đưa lực lượng thiết giáp theo cách tiến công cũ như trong cuộc chiến tranh phản kích tự vệ đã chứng minh không thành công. Như vậy chỉ có thể mở một chiến trường mới, tập kết nhanh chóng và hiệu quả với quy mô lớn lực lượng thiết giáp. Việc thực hiện đòn đột kích mang tính hủy diệt đối với khu vực trung tâm của địch là điều then chốt để giành chiến thắng trên mặt đất.
Làm thế nào chế phục được Việt Nam "con rắn kỳ quái này?" Điều chủ yếu quyết định bởi việc làm thế nào nhanh chóng chặt đứt đầu rắn. Tục ngữ Trung Quốc có câu “đánh rắn đánh phải đánh vào đốt thứ 7, vị trí đốt thứ 7 là chỗ hiểm của rắn”.
Chúng ta chú ý thấy rằng khu vực ven biển miền Trung Việt Nam có một địa phương gọi là Thanh Hoá. Khu vực này là mũi cực Nam của đồng bằng sông Hồng, là cửa đi ra biển của sông Mã. Từ Thanh Hoá hướng về phía Nam và Đông Tây, địa hình đột nhiên thu hẹp lại giống như cổ con rắn, chia cắt Việt Nam thành 2 phần Nam-Bắc hoàn toàn khác nhau.
Toàn bộ tuyến đường sắt và đường bộ huyết mạch chủ yếu nối liền hai miền Bắc - Nam đều đi qua Thanh Hoá --- mảnh đất nhỏ hẹp này. Vị trí địa lý của Thanh Hoá rất giống tuyến đường độc đạo chiến lược Cẩm Châu của nước ta. Cho nên, Thanh Hoá chính là yết hầu khống chế đầu rắn phía Bắc của Việt Nam. Bóp nghẹt yết hầu này, cũng có nghĩa là bóp nghẹt đốt thứ 7 của con rắn.
Thanh Hoá có địa thế thấp, đồng thời cũng là bình nguyên rộng bằng phẳng, rất thích hợp với việc tiến hành đổ bộ với quy mô lớn. Nếu vận dụng phương pháp đổ bộ, thì có thể nhanh chóng đưa nhiều lực lượng thiết giáp vào chiến trường. Như vậy xe tăng một khi đổ bộ lên bờ sẽ tránh gặp phải địa hình núi non, tận dụng ưu thế địa hình đồng bằng, nhanh chóng tiến về Hà Nội. Nếu việc tác chiến đổ bộ ở Thanh Hoá diễn ra thuận lợi, sẽ khiến cục diện toàn bộ chiến trường nẩy sinh thay đổi cơ bản, khiến việc quân ta nhanh chóng giải quyết vấn đề Việt Nam có thể trở thành khả năng. Điều kiện đổ bộ thuận lợi như vậy, vì sao quân Mỹ trước đây không lợi dụng. Điều này chủ yếu là do trong thời gian chiến tranh Việt Nam, Trung Quốc đã cảnh cáo Mỹ cấm vượt qua vĩ tuyến 17. Mỹ luôn nhớ đến thất bại trong chiến tranh Triều Tiên, cho nên lời cảnh cáo của Trung Quốc đã có tác dụng răn đe nhất định. Còn Thanh Hoá nằm ở gần vĩ tuyến 20. Đến ngay vĩ tuyến 17 quân Mỹ không dám vượt qua, thì việc đổ bộ lên Thanh Hoá càng không dám nghĩ đến.
Tổng hợp những xem xét trên, chế định ra kế hoạch tác chiến tiến công Việt Nam dưới đây:
1- Bố trí binh lực:
Việc tác chiến với Việt Nam quyết định đột kích theo 3 hướng, chiến pháp là “hướng tâm hợp vây” và thực hiện phương châm chiến lược Bắc trước Nam sau. Dựa vào phương châm chiến lược này chia lực lượng tiến công thành 3 tập đoàn chiến dịch Bắc, Đông và Nam.
Hướng Vân Nam: lấy tập đoàn quân 14 thuộc lục quân làm chủ lực đảm nhận nhiệm vụ tiến công của tập đoàn Bắc. Đồng thời để thích ứng với nhu cầu trong giai đoạn đầu khai chiến tiến hành tác chiến ở vùng núi, sẽ rút 1 lữ đoàn sơn cước và 1 đại đội vận tải đường không của tập đoàn quân 13 tăng cường cho tập đoàn quân 14. Hướng Vân Nam tổng cộng có khoảng 60 nghìn quân.
Hướng Quảng Tây: lấy tập đoàn quân 42 làm chính, đảm nhận nhiệm vụ tiến công của tập đoàn Đông; rút 1 lữ đoàn thiết giáp và 1 trung đoàn vận tải đường không của tập đoàn quân 41 tăng cường cho tập đoàn quân 42. Sư đoàn không quân số 2 thuộc lực lượng không quân phụ trách chi viện trên không cho tập đoàn Đông. Hướng Quảng Tây tổng cộng có 100 nghìn quân.
Hướng đổ bộ từ biển của tập đoàn Nam, tập đoàn quân số 1 của lục quân và 2 lữ đoàn thuỷ quân lục chiến đảm nhận nhiệm vụ tiến công chủ yếu. Sư đoàn cơ giới 127 thuộc tập đoàn quân 54 của lục quân là lực lượng thê đội 2, đảm nhận là mũi đột kích bằng xe tăng chủ yếu tiến công Hà Nội. Đồng thời chủ lực hạm đội Nam Hải và lực lượng không quân thuộc hải quân phụ trách chuyên chở quân đổ bộ và chi viện yểm trợ trên không ở khu vực tác chiến này. Sư đoàn không quân số 9 thuộc lực lượng không quân thì phụ trách kiểm soát không phận khu vực miền Trung Việt Nam. Tập đoàn Nam tổng cộng khoảng 150 nghìn quân, trong đó lực lượng đổ bộ khoảng 100 nghìn quân.
Tập đoàn quân 24 và quân đoàn lính dù số 15 thuộc quân khu Tế Nam là lực lượng dự bị.
Cho đến nay, tổng số binh lực tham chiến của quân ta khoảng 520 nghìn quân (không tính lực lượng tên lửa và không quân chiến lược), tác chiến tại tuyến 1 có 310 nghìn quân. Dự tính đưa 1200 xe tăng, 3000 xe thiết giáp, 3200 máy bay chiến đấu các loại vào tham gia tác chiến.
2 - Thực hiện tác chiến:
Dự kiến thời gian tác chiến là 31 ngày:
a - Giai đoạn tiến công chiến lược:
* Ngày đầu tiên của chiến tranh: lực lượng tên lửa của ta bắt đầu tiến hành tiến công đợt 1 bằng tên lửa đối với 300 mục tiêu chính trị quân sự quan trọng trên toàn bộ lãnh thổ của địch. Sẽ phóng vào lãnh thổ địch 500 tên lửa chiến thuật tầm ngắn, 100 tên lửa chiến thuật hành trình, hải quân sẽ phóng 200 tên lửa hành trình từ căn cứ trên đất liền và 100 tên lửa hành trình từ căn cứ trên biển. Lực lượng kỹ thuật điện từ tiến hành gây nhiễu điện từ mạnh đối với trung tâm chỉ huy, hệ thống thông tin và rađa của địch. Máy bay oanh tạc chiến lược tiến hành oanh tạc chiến lược có trọng điểm đối với các nhà máy phát điện và cơ sở công nghiệp cỡ lớn của địch.
* Ngày thứ hai: lực lượng không quân và lực lượng không quân thuộc hải quân xuất kích 1000 lượt máy bay tiến hành tiến công hoả lực chính xác đợt 2 đối với các mục tiêu quân sự quan trọng của địch và tiến hành đánh giá hiệu quả của cuộc tiến công bằng tên lửa đợt 1. Lực lượng tên lửa tiếp tục phóng 300 tên lửa chiến thuật về phía địch.
* Ngày thứ ba: lực lượng không quân và lực lượng không quân thuộc hải quân xuất kích 1500 lượt máy bay tiến hành không tập với quy mô lớn hơn các mục tiêu quân sự quan trọng của địch. Tiêu diệt triệt để lực lượng không quân và hải quân còn lại của quân đội Việt Nam. Hải quân tiếp tục phóng 100 tên lửa hành trình từ căn cứ trên đất liền, tiến hành phá huỷ các điểm đã xác định.
b - Giai đoạn tiến công chiến thuật:
* Ngày thứ tư: lực lượng không quân và lực lượng không quân thuộc hải quân xuất kích 1000 lượt máy bay tiến hành tiến công hoả lực lần thứ 3 đối với các mục tiêu quân sự chủ yếu của địch. Đồng thời các tập đoàn quân tiến công sử dụng Katusha tầm xa và pháo cỡ lớn tiến hành đột kích đối với các mục tiêu quan trọng của địch. Hạm đội Nam Hải hoàn thành nhiệm vụ phong toả toàn bộ khu vực biển vịnh Bắc Bộ và tuyến đường phía cực Nam của Nam Hải (biển Đông). Hạm đội Đông Hải thực hiện cảnh giới vòng ngoài, thực hiện vu hồi từ xa.
* Ngày thứ năm: lực lượng không quân và lực lượng không quân của hải quân xuất kích 500 lượt máy bay tiến hành oach tạc chính xác có trọng điểm đối với các mục tiêu quân sự quan trọng của địch. Đập tan khả năng phản kích của địch. Máy bay trực thăng tiến công của lục quân phối hợp với pháo binh mặt đất tiến hành đột kích các mục tiêu nằm sâu trong chiến tuyến của địch. Đồng thời các lực lượng tham gia tiến công tiến vào vị trí tập kết, 10 tàu đổ bộ cỡ lớn và 100 tàu đổ bộ cỡ vừa chuyên chở quân đổ bộ xuất phát từ các quân cảng. Lực lượng không quân của hải quân và lực lượng tàu ngầm chịu trách nhiệm bảo vệ việc đổ bộ cũng như không phận có liên quan.
c - Giai đoạn tác chiến trên mặt đất:
* Sáng sớm ngày thứ sáu: các lực lượng tiến công tiến hành chuẩn bị hoả lực trong 1 tiếng đồng hồ cuối cùng, sau đó từ 3 hướng Bắc, Đông và Nam nhanh chóng tiến vào bên trong lãnh thổ Việt Nam. Hướng tiến công của tập đoàn Bắc và tập đoàn Đông vẫn đi theo hướng mà trong cuộc chiến tranh phản kích tự vệ năm 1979 đã vận dụng. 2 lữ đoàn thuỷ quân lục chiến thuộc thê đội đổ bộ thứ nhất của tập đoàn Nam lần lượt mở hướng đổ bộ ở hai khu vực Tịnh Gia và Lặc Trường, sau đó hoà nhập vào nhau.
* Ngày thứ bảy và thứ tám: lực lượng đổ bộ củng cố trận địa trên các bãi đổ bộ. Chủ lực của tập đoàn quân số 1 tiếp tục đổ bộ lên bờ mở rộng khu vực đổ bộ. Đồng thời sử dụng binh lực của 1 trung đoàn nhanh chóng tiến về phía Nam, dựa vào địa hình có lợi, ngăn cản quân đội Việt Nam tiến về chi viện cho phía Bắc.
* Ngày thứ chín và thứ mười: chủ lực tập đoàn quân số 1 công chiếm Thanh Hoá, cắt đứt sự liên hệ giữa chủ lực quân Việt Nam ở phía Bắc với các lực lượng ở phía Nam, hoàn thành việc bao vây chiến lược đối với Hà Nội. Đồng thời sử dụng binh lực của 1 sư đoàn công chiếm Nghĩa Đàn và dựa vào địa hình và tuyến ven biển thực hiện phòng ngự đối với hướng Nam, ngăn cản quân đội Việt Nam chi viện cho phía Bắc.
* Ngày thứ mười một: tập đoàn Bắc và tập đoàn Đông lần lượt tiến công đột phá Yên Bái và Lạng Sơn, hình thành thế tiến công gọng kìm đối với Hà Nội. Sư đoàn cơ giới 127 của tập đoàn quân 54 của lục quân hoàn thành việc đổ bộ.
* Ngày thứ mười hai và mười ba: sư đoàn 127 tiến về Hà Nội, nhanh chóng công chiếm Ninh Bình. Như vậy 3 tập đoàn đột kích chiến dịch Bắc, Đông và Nam của ta sẽ lần lượt tiến vào khu vực dự định, hoàn thành việc bao vây Hà Nội.
* Ngày thứ mười bốn và mười lăm: các đơn vị đóng nguyên vị trí đợi lệnh, nghỉ ngơi chỉnh đốn đội ngũ, củng cố các khu vực đã chiếm. Lực lượng không quân và pháo tầm xa của ta tiến hành chuẩn bị tiến công hoả lực trước khi tổng tiến công. Đồng thời tập đoàn quân 24 tiếp tục đưa vào chiến trường Việt Nam .
* Ngày thứ mười sáu: bắt đầu tổng tiến công Hà Nội, dự kiến trong 3 ngày hoàn thành việc công chiếm Hà Nội.
* Ngày thứ mười chín, hai mươi: các lực lượng nghỉ ngơi 2 ngày.
* Ngày thứ hai mốt: chủ lực của tập đoàn quân 24 và tập đoàn quân số 1 bắt đầu tác chiến tiến đánh miền Nam Việt Nam
* Đến ngày thứ ba mươi mốt: công chiếm toàn bộ Việt Nam .
Mấy điểm thuyết minh về kế hoạch tác chiến này:
Thứ nhất, vì sao chỉ tiến hành 5 ngày không tập đã đưa lực lượng mặt đất vào?
Trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, trong tình hình có nhiều vũ khí chính xác và ưu thế hải quân tuyệt đối, nhưng Mỹ vẫn tiến hành chuẩn bị không tập kéo dài 1 tháng, sau đó mới đưa lực lượng mặt đất vào. Chúng ta sở dĩ nhanh chóng đưa lực lượng mặt đất vào, chủ yếu là do giữa Việt Nam và Irắc có sự khác biệt nhau.
Trước hết tính chất phức tạp của môi trường địa lý Việt Nam đã quyết định hiệu quả cao nhất của không tập chỉ trong giai đoạn bắt đầu chiến tranh, lợi dụng tính bất ngờ, gây sát thương lớn cho phía địch. Sau đó quân địch sẽ nhanh chóng điều chỉnh bố trí binh lực, lợi dụng địa hình nhiều núi và rừng tiến hành ẩn nấp có hiệu quả. Mà Việt Nam cả năm có độ ẩm rất cao, mây mù bao trùm, khiến việc trinh sát trên không của chúng ta rất khó khăn.
Cho nên nếu không dựa vào sự phối hợp chính xác của lực lượng mặt đất, hiệu qủa cuộc việc tiếp tục không tập sẽ không cao. Ngoài ra, Việt Nam không có lực lượng thiết giáp với quy mô lớn, chủ yếu lấy lực lượng bộ binh nhẹ và lực lượng sơn cước làm chính. Những lực lượng này khiến quân đội Việt Nam dễ phân tán và lẩn tránh. Như vậy chỉ có thể dựa vào lực lượng lục quân để tiến công theo địa điểm chỉ định.
Còn một điểm nữa là Mỹ luôn nhòm ngó vào Việt Nam. Chỉ cần chúng ta tiến hành chiến tranh với Việt Nam, Mỹ nhất định sẽ tìm cách ngăn cản. Chỉ cần nhanh chóng đưa lực lượng mặt đất vào, biến Việt Nam thành một chiến trường thực sự, hình thành cục diện hỗn chiến, thì mới có thể triệt để ngăn chặn Mỹ thọc tay vào.
Thứ hai, kế hoạch tác chiến này thực hiện 3 hướng đột kích, theo chiến pháp “hướng tâm hợp vây”
Trong đó tập đoàn đổ bộ hướng Nam là hướng chủ công và trọng điểm tiến công của quân đội ta. Vì vậy lực lượng thiết giáp mạnh nhất và tinh nhuệ nhất cần được tập trung sử dụng tại hướng này. Tập đoàn đột kích hướng Đông là hướng tiến công bổ trợ. Tập đoàn Bắc hướng thực hiện kiềm chế chiến lược.
Thứ ba, do cuộc chiến tranh đối với Việt Nam là cuộc chiến tranh chính quy lấy địa hình rừng núi làm chính, cho nên các cuộc tiến công của máy bay trực thăng sẽ phát huy tác dụng tương đối quan trọng.
Lực lượng không quân thuộc lục quân của quân đội ta hiện nay còn thiếu nghiêm trọng. Để thích ứng với nhu cầu tác chiến với Việt Nam trong tương lai, các quân đoàn cần tăng cường xây dựng lực lượng không quân, nên trên cơ sở các trung đoàn không quân thuộc các tập đoàn quân hiện nay, mở rộng biên chế thành các lữ đoàn. Nâng cao mạnh mẽ khả năng tiến công phòng thủ lập thể và khả năng điều hành trên chiến trường.
------------------
*****
đọc bài báo của bác Quý post thấy bọn tầu nó coi thường dân VN mình quá cứ như nó tiến vào chỗ ko người vậy? bà mẹ cái bọn tầu phù này cứ thử tiến hành 1 lần xem thế nào? cái bọn nhiều tiền nó mới sợ chết chứ dân ngu ku đen thì có gì để mà mất kể cả còn bát gạo cũng nấu nốt với chúng nó chứ sợ à
Trả lờiXóaTrong lịch sử của quân đội Tầu khựa thì toàn thua và chỉ có một trận hòa duy nhất trong cuộc chiến tranh gọi là " chống Mỹ, viện Triều", chưa hề có bất kỳ một trận thắng nào mà dám gân cổ cò lên đòi đánh Việt Nam, một dân tộc tuy nhỏ bé nhưng đã bao lần đánh tan tác các cuộc xâm lược của các đời tổ tiên nhà chúng nó. Lần này mà bọn nó thò qua Việt Nam thì sẽ lại có thêm một bài học nhớ đời.
Trả lờiXóaMuốn chửi bậy quá ông chủ blog ơi.
thống nhất với bác Hòa, lịch sử Tàu chưa từng thắng xâm lược; chính vì nhục nhã này mà họ lại đang xuyên tạc lịch sử để coi Thành Cát Tư Hãn là tổ tiên của họ; một mặt là muốn chiếm luôn Mông Cổ (sau khi đã cướp Nội Mông); nhưng Vạn lý Trường Thành là một di tích lịch sử phản bác lại sự trơ trẽn của Khựa.
Trả lờiXóaHọ cũng muốn có một trận thắng để một phần rửa nhục lịch sử, và có vẻ như VN là đích ngắm cho vấn đề này và những toan tính bá chủ Biển Đông nước ta...
@ Quý : Nếu nhà cầm quyền Tầu khựa vơ nhằng vơ nhịt để coi Thành Cát Tư Hãn là tổ tiên của chúng thì sẽ bị dân Mông Cổ và cả thế giới cười cho thối mũi. Mà thật ra thì cuối cùng cái " tổ tiên hờ" của chúng nó cũng đã bị Cha Ông chúng ta đánh cho tơi bời cơ mà.
Trả lờiXóaĐể cho trọn vẹn thì tôi thấy cần bổ xung thêm một điều mà tôi vừa còm bên anh BS vì đó là một vấn đề mà chúng ta không thể chủ quan được, nhất là trong giai đoạn này :
"Có những việc mà nhẽ ra phải làm từ lâu rồi nếu mọi việc đều minh bạch thế nhưng người ta cứ để cho nước đến cổ rồi mới cuống cuồng xử lý mà chắc gì đã giải quyết được. LIệu có cơ quan nhà nước nào. địa phương nào nắm được số lượng công nhân – quân nhân Tầu khựa là bao nhiêu không và có ai biết là trong hàng trăm nếu không nói là hàng ngàn container mà chúng nó đưa qua Việt Nam để gọi là thực hiện các dự án trong ngần ấy năm có những gì không??? Theo suy nghĩ của cá nhân tôi thì đó mới chính là những lực lượng ngầm nguy hiểm cho dân tộc Việt Nam trên mọi miền của đất nước, từ Bắc đến Nam, từ miền xuôi lên vùng núi nếu chiến tranh xẩy ra. Tổ tiên chúng ta tuy đã phải liên tục chấp nhận những cuộc chiến tranh bảo vệ quê hương trước hành động hung hăng của các triều đại phong kiến phương Bắc và bao giờ cũng giành phần thắng vẻ vang nhưng chưa bao giờ phải lo giải quyết hiểm họa nội ứng từ trong như hoàn cảnh bây giờ."
Em cũng vừa trả lời bác bên đó:
Trả lờiXóaTrong một biểu ngữ biểu tình ngày hôm qua 14/8, nói rằng đã có 1,3 triệu người Trung cộng đang thực hiện 90% công trình trọng điểm của nước ta.
Diện tích rừng mà họ đã thuê ở Biên giới phía bắc và các tỉnh miền Trung, trong khi họ không cho người bản địa vào làm là một vấn đề rất đáng lo ngại.
Trong bài viết Phấn đấu ký số 63 của nhạc sỹ Tô Hải, bác có đề cập đến việc Trung cộng phát sóng ở một số địa phương; vậy bản chất của vấn đề này là gì?
Tại khách sạn Fumura Đà Nẵng, mấy năm nay không có người Việt được bén mảng vào, liệu có cái gì trong đó; đây là điểm cốt yếu để Trung cộng đổ bộ bằng đường biển vào vị trí này…
Có rất nhiều vấn đề được đặt ra trong khi Trung cộng đã tập trung lực lượng ở Biên giới…
Cho tôi góp ý!
Trả lờiXóaTôi vừa đọc cuốn sách viết về 350 hoàng đế mà bọn Tung Của nhận là của mình thì có đến một nửa là các hoàng đế cuar các dân tộc khác. Chúng nhận bừa như vậy để làm gì nếu không với mục đích nêu cao sự Hán hóa đối với các dân tộc kia. Cụ thể như,các hoàng đế Mông Nguyên, các hoàng đế thời Ngũ Đại Thập Quốc, rồi Liêu, Kim, Hạ... nhận hết. Một sự xấu hổ! Nói thật ra, các dân tộc kia thất bại chỉ vì sự sai lầm chiến lược của chính họ. Còn chúng ta, nếu tính các cuộc xâm lược do sử sách ghi lại thì cũng đã gần 2200 năm. Chúng ta đã bị khuất phục chưa? Xin thưa là Chưa! Chiến thắng cuối cùng luôn thuộc về chúng ta. Hôm nay, chúng tiếp tục chuẩn bị chiến tranh ư? Sự thật vẫn thế thôi! Kiều Công Tiễn, Trần Ích Tắc, Trần Chung, Mạc Đăng Dung, Lê Chiêu Thống ... đời đời bị dân tộc Việt phỉ nhổ! Sau những người đó, có còn ai nữa không? Lịch sử dân tộc sẽ trả lời. Chiến tranh tiếp tục diễn ra ư? Tốt thôi! Nhiều vấn đề sẽ được giải quyết.
Ngày thứ mười chín, hai mươi: các lực lượng nghỉ ngơi 2 ngày.
Trả lờiXóangay 21 lam le mo cua ma o Go Dong Da
Chi Na đánh nhiều khi mà hay;
Trả lờiXóa- Ta sẽ dọn sạch rác rưởi mà lâu nay ta phải sống chung;
- China sẽ bị xé ra từng mảng, hết bành trướng;
- Thế gới sẽ thanh bình vì không còn Phát xít China
thằng Tàu này hình như đang viết truyện cho thiếu nhi thì phải. Mê lú thì có chừng mực thôi chứ. Cứ thò cái mặt đầy thịt mắt híp của chúng mày sang đây xem. Lại chả tiến quân về Gò Đống Đa rồi...tập kết ở lại vĩnh viễn với Sầm nghi Đống ấy chứ đùa à?
Trả lờiXóaBọn tàu xì này nó tưởng nước Việt Nam ta chốn ko người như sa mạc nhà nó hay sao ấy nhỉ.Tôi cũng có nổi lo như bác Phú Hòa vậy "ngoại công nội ứng" thì nguy to,đến mũi Cà Mau mà có trên 1000 tên tàu xì ở "lậu" thì...thật sự nước đến cổ rồi.
Trả lờiXóaGửi Ông Quý!
Trả lờiXóaÔng Quý ơi ông đăng mấy cái tin rác rưởi này làm gì. Đây là lũ ranh con đeo kính cận, khi viết tiếng mẹ đẻ còn phải tra từ tự sướng đấy thôi. Như năm 1979 cũng đã có kẻ định đánh tổng lực vào đến tận Hà nội.
Vào rồi thì ra thế nào?
CHƯA ĐÁNH ĐƯỢC NGƯỜI MẶT ĐỎ NHƯ SON
ĐÁNH ĐƯỢC NGƯỜI RỒI MẶT VÀNG NHƯ NGHỆ
Cũng may đời cho mấy anh lính Tàu chứ năm 1979 mà đánh tổng lực vào Hà nội, thì chắc gì bây giờ đã còn cái gọi là cộng hòa nhân dan trung hoa (tôi cố ý không viết hoa), và chắc chắn là không chỉ có một khu gò Đống đa mà sẽ có hàng chục thậm chí hàng trăm gò Đống đa mới.
Tôi không mong muốn chiến tranh xẩy ra vì bất cứ cuộc chiến tranh nào nhân dân cũng là người thất bại (ý thơ Nguyễn Duy). Xương máu chúng ta đổ xuống đã qua nhiều. Nhưng khi không còn con đường nào khác thì ta phải lựa chọn thôi
Cám ơn
đầu óc mày bị đên nặng rồi đi trị bệnh đi. thật tội nghiệp mày quá
Trả lờiXóa