Nguồn: Blog Phạm Viết Đào
-Vị trí địa chính trị của VN sẽ ra sao nếu biển Đông bị Khựa "bóp" và dòng sông Mekong bị đập thủy điện của Khựa chặn lại. Và sẽ ra sao nếu tuyến đường sắt nối liền Lào, Campuchia và Việt Nam hình thành ( Nghe nói TQ viện trợ cho dự án này ). Khi đó hàng hóa của Khựa sẽ tràn vào VN và lính của Khựa cũng dễ dàng ào ào vào nước ta chỉ trong vài tiếng...
-...Tập đoàn đầu tư Lehman brothers cũng chia ra đ/c lãnh đạo, quản lý là một ( Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc-CEO) và chủ là tay khác (cổ đông khắp thế giới). Vì vậy, tay CEO thì bỏ túi 484 triệu Mỹ Kim bao gồm tiền lương và thưởng kể từ năm 2000 còn chủ (cổ đông) thì mất trắng tay khi tập đoàn này bị sụp đổ...
-...Tập đoàn đầu tư Lehman brothers cũng chia ra đ/c lãnh đạo, quản lý là một ( Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc-CEO) và chủ là tay khác (cổ đông khắp thế giới). Vì vậy, tay CEO thì bỏ túi 484 triệu Mỹ Kim bao gồm tiền lương và thưởng kể từ năm 2000 còn chủ (cổ đông) thì mất trắng tay khi tập đoàn này bị sụp đổ...
Hớp một ngụm cà phê, sau đó ổng tiếp lời: “Sau này tớ cũng làm theo cách này. Khi quy mô công ty đạt đến trình độ toàn cầu, tớ sẽ bán hết cổ phần để bỏ túi và xin đi làm thuê tại chính công ty tớ với các quyền “lãnh đạo” và “quản lý”. Như vậy tiền tớ thì tớ cứ bỏ túi, còn tay "làm chủ" có chết thì cũng không sao. Khi đó tớ chỉ nghỉ hưu để hưởng phước thôi”...
Tuân Nguyễn.
(Chú thích ảnh của Phamvietdao.net:
"Cái che tay" mang thông điệp định hướng đường lối ngoại giao... của BT Bộ Ngoại giao Việt Nam khi hội đàm với BT Bộ Ngoại giao Trung Quốc về vấn đề Biển Đông ngày 21/7/2011 tại Bali- Indonezia...) (Ảnh: Thủy Chung-Vietnamnet)
Kính thưa các bác, em hiện đang sinh sống tại nước ngoài. Thành thật mà nói, em cũng có dịp đi nhiều nước trên thế giới và cũng biết nhiều văn hóa, kinh tế của các khu vực khác nhau. Nhìn chung, cũng có thể xem em thuộc tầng lớp trí thức. Tuy nhiên, sau khi đọc các bài báo nói về cơ chế “ĐẢNG LÃNH ĐẠO, NHÀ NƯỚC QUẢN LÝ, NHÂN DÂN LÀM CHỦ”, em thật sự không hiểu khái niệm này như thế nào. Nó vừa mơ hồ, khó hiểu và rất mâu thuẫn. Em cũng cố công dùng Google để tìm kiếm xem các nước trên thế giới có ai biết về khái niệm cao siêu này hay không, nhưng tìm đỏ con mắt bên trái, nhức con mắt bên phải cũng không tìm ra được thông tin nào nói về cơ chế mới của Thế kỷ 21 này (chỉ có thuyết “ba đại diện” của ông bạn vàng trên google thôi bác ạ). Thôi thì em phải dùng tất cả công lực và kiến thức của mình ra để suy ngẫm về cơ chế. Thôi thì xin mạn phép được trình bày với bác Đào và bà con nghe ý kiến của em như thế này nhé:
Bắt đầu với công ty em làm nhé, công ty của em là một công ty có quy mô khu vực, chỉ cung cấp hàng hóa ở cộng đồng Châu Âu. Ông chủ của công ty em là người Thụy Điển, có đôi lần em nói chuyện với ổng. Em hỏi ổng có bao giờ ai “làm chủ” mà không được “lãnh đạo” không?. Ổng chửi em: “Nonsense” (tạm dịch ra là “Vô lý”) và ổng nói tiếp “Mày làm chủ mà không có quyền lãnh đạo thì mày làm chủ để làm gì?”. Thế là em ngẩn tò te. Tuy nhiên, ông lại nói tiếp “Tuy vậy” (làm em mừng thầm vì nghĩ nhiều khi ổng chưa đạt tới đẳng cấp nên suy nghĩ thiển cận, chưa biết được hàm ý cao siêu của cơ chế này), ổng tiếp lời “ cũng có tay theo cách này, tập đoàn đầu tư Lehman brothers cũng chia ra đ/c lãnh đạo, quản lý là một (hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc) và chủ là tay khác (cổ đông khắp thế giới). Vì vậy, tay CEO thì bỏ túi 484 triệu Mỹ Kim bao gồm tiền lương và thưởng kể từ năm 2000 còn chủ (cổ đông) thì mất trắng tay khi tập đoàn này bị sụp đổ”. Hớp một ngụm cà phê, sau đó ổng tiếp lời: “Sau này tớ cũng làm theo cách này. Khi quy mô công ty đạt đến trình độ toàn cầu, tớ sẽ bán hết cổ phần để bỏ túi và xin đi làm thuê tại chính công ty tớ với các quyền “lãnh đạo” và “quản lý”. Như vậy tiền tớ thì tớ cứ bỏ túi, còn tay "làm chủ" có chết thì cũng không sao. Khi đó tớ chỉ nghỉ hưu để hưởng phước thôi”. Em nghe đến đây xong tâm thần “bấn loạn” và nghĩ thầm “Chắc tay này chỉ học tối đa đến trung học chưa đạt đến trình độ giáo sư, tiến sỹ nên chưa hiểu được ý nghĩa cao xa của thuật ngữ “Nội làm lãnh đạo, Bố quản lý còn Con làm chủ”.
Thế là em lại quyết định dùng google để tiếp tục con đường tìm kiếm tri thức. Hy vọng mình sẽ mở mang được thêm kiến thức mới. Nhưng rốt cuộc, không tìm được thông tin gì mới. Thế là em quyết định vào website : www.nguyentandung.org để tìm hiểu thông tin về đất nước. Thế nhưng chỉ toàn tin ông này tiếp bà nọ, sếp to này bổ nhiệm sếp nhỏ hơn mà chẳng thấy thông tin gì về an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, ý kiến cửa tri, bức xúc của người dân đâu cả. May thay em tìm được tin : “Để trả lời thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là ai?” (http://nguyentandung.org/da-chieu/de-tra-loi-nguyen-tan-dung-la-ai.html). Em vui mừng khôn xiết, vì em cũng muốn tìm hiểu nguyên nhân tại sao mà Ban tham mưu về kinh tế của chính phủ tiền nhiệm bị giải tán. Thế nhưng chỉ có thông tin ca ngợi bác Thủ Tướng nhà mình đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Em nghĩ cũng đúng, Vinashin là doanh nghiệp nhà nước lớn giải quyết việc làm cho hơn 57.000 nhân viên với lợi nhuận hằng năm khoảng 1 -2%. Bơm vốn cho tập đoàn này thì dễ quản lý hơn bơm vốn cho khối tư nhân với hàng trăm ngàn doanh nghiệp. Mặc dù cũng biết rằng cùng số vốn vài tỷ USD mà cho vay khối tư nhân thì giải quyết hàng triệu lao động và lợi nhuận thì hơn 10%/năm là cái chắc. Tuy nhiên, em nghĩ lại, tư nhân có phải là con ruột đâu mà phải cho nó vay. Cho con đẻ vay tốt hơn, vì dù sao nó có làm sao thì cũng là con đẻ mình. Còn thằng tư nhân có làm tốt thì mình cũng có béo thêm tí nào đâu?. Em nghĩ cũng chí lí. Thế là em quyết định vào mục comment để khen bác Dũng một câu. Như lạ thật, có rất nhiều comment khen bác ngút trời. Nhưng có điều lạ là comment của em gửi đi thì website không cho phép. Máy báo là “forbidden”. Em nghĩ: “quái, vậy ra làm răng mà có quá trời comment vậy?”. Chẳng lẽ mèo khen mèo dài đuôi. Em không tin chuyện này và cực lực lên án hành động này (nếu có).
Thế là em quyết định tiếp tục con đường tầm sư học đạo của mình. Em vào thử trang web vietnamnet bàn về ý tưởng Việt Nam sẽ có ngành ô tô xịn: http://vef.vn/2011-07-21-viet-nam-co-nganh-oto-xin-y-tuong-lang-man- . Đọc xong em lại giật mình, tại sao các bác nhà mình tính toán cao siêu vậy? Trung Quốc nhờ may mặc, da giày và các ngành hàng thâm dụng lao động để biến họ trở thành cường quốc với dự trữ ngoại hối hơn 3.000 tỷ Mỹ Kim (một con số khủng khiếp). Nhưng có điều là họ không bao giờ khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên tại TQ mà chủ yếu là khai thác tài nguyên thô từ Châu Phi, Úc và VN để sản xuất. Cho nên bây giờ họ có tiền rồi thì bắt đầu chuyển sang nền kinh tế tập trung vào các ngành thâm dụng công nghệ và chất xám, chưa kể là còn tính toán mua các tập đoàn nước ngoài để bành trướng sức mạnh kinh tế. Đến đây em nghĩ: “kể cũng lạ, các thuật ngữ lợi thế so sánh ai cũng biết mà sao ở nước ta có một số người chưa biết nhỉ”. Lợi thế so sánh của mình là gì “con cá, con tôm, da giày, may mặc, cao su, nông sản, lúa gạo”. Chưa làm được việc nhỏ thì sao làm được việc lớn. Nói đâu xa, TQ to khỏe vậy cũng chưa sản xuất được xe đẳng cấp thế giới, Hàn Quốc thì các xe KIA các bác cũng biết chất lượng và kiểu dáng ra sao rồi. Chẳng lẽ Việt Nam sản xuất ra để bán tại TPHCM và HN hay xuất khẩu. Em nghĩ nếu Việt Nam có một thương hiệu xe hơi thì cũng chỉ vài năm là dẹp tiệm, vì người Việt chỉ chuộng Mercedes, Toyota, Audi. Nếu có làm gia công cho các hãng nước ngoài thì họ cũng chẳng thèm, mua phụ tùng Thái Lan rẽ hơn (vì sản xuất lâu đời rồi nên giảm khấu hao từ đó tiết kiệm được chi phí).
Nghĩ đến đây, em giật mình lần nữa. Tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cơ bản đến năm 2020 sẽ hoàn thành nhưng chắc viễn cảnh này xa vời quá. Vì theo thiển ý của em, công nghệ thế giới đã tiến đến một mức độ thượng thừa rồi. Cho nên, khi mình học hỏi các thành tựu của các nước tiên tiến nội công cũng đã lên được mức thượng thừa rồi. Lúc đó thì nghiên cứu chuyên sâu gì thì nghiên cứu (như cách của “Nước Lạ” đang làm là ăn cắp công nghệ, kể ra cũng hay phết. Ai chửi mặc ai, mình ăn cắp thì có là "mèo trắng hay mèo đen gì cũng được, miễn là bắt được chuột") và tất nhiên lúc nào cũng phải có các trung tâm nghiên cứu và ứng dụng công nghệ với đội ngũ trí thức. Nói đến đây, em lại buồn, vì không biết VN đang đi theo con đường nào nữa, học hỏi công nghệ cũng không mà tự nghiên cứu cũng không. Em cũng có tiếp xúc với các bác Việt Kiều khác, đều là các tay có trình độ. Họ nói đội ngũ trí thức và khoa học gia VN ở nước ngoài rất nhiều, nhưng chả có ma nào gọi hoặc mời họ về nước làm việc hoặc nghiên cứu cách tiếp cận công nghệ nước ngoài. Em nghĩ khác: VN cũng đã chuẩn bị thành lập Viện toán học cao cấp rồi còn gì. Nhưng em nghĩ nếu “cãi lý” lại các bác Việt Kiều nhiều khi sẽ bị mắng là: “ Thế chú mày muốn Việt Nam làm toán giỏi hay có khoa học kỹ thuật tiên tiến và nền kinh tế phát triển”.
Đến đây, em lại giật mình lần nữa. Em lại nghiên cứu tiếp và phát hiện ra là tăng trưởng kinh tế của Việt Nam (cụ thể là tăng trưởng GDP) chủ yếu dựa vào đầu tư của chính phủ từ nguồn vay ODA nước ngoài và khai thác tài nguyên thô (khoáng sản, dầu hỏa…) và ưu đãi thuế để các em nước ngoài vào đầu tư tại VN. Cách này là tăng trưởng không bền vững vì sao: Vì khi hết tài nguyên hoặc nước ngoài không cho vay hoặc cho vay với giá cao ngút trời thì lấy đâu ra hiệu quả để tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm.
Ôi nghĩ đến đây em lại chạnh lòng vì tìm được mười điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam (theo thứ tự từ thấp đến cao):
1/ Lạm phát cao (em nghĩ là do đầu tư công kém hiệu quả);
2/ Tiền Đồng mất giá (em lại nghĩ là do nền kinh tế ì ạch nên mọi người đều thích để tờ dollar trong ví);
3/ Thâm hụt thương mại;
4/ Bội chi ngân sách;
5/ Tăng trưởng GDP không bền vững (như trình bày ở trên);
6/ Cơ sở hạ tầng và an ninh năng lượng ở trình độ thứ 10 từ dưới đếm lên;
7/ Bẫy chính phủ (trích dẫn từ bài của Tiến Sĩ Nguyên Quang A cho BBC Việt Ngữ, khi con ông, cháu cha,thậm chí “mua quan bán chức”, trong bộ máy công quyền thì không thể có những người tài giỏi tham gia vào chính quyền và như thế, chất lượng chính sách sẽ tồi, làm cho kinh tế kém phát triển, hoặc phát triển méo mó, toàn bộ nền kinh tế hoạt động không có hiệu quả. Mà khi không có hiệu quả, đát nước khó có đủ nguồn lực để trả công cho công chức một cách đàng hoàng để họ làm việc. Đây là một cái vòng luẩn quẩn).
8/ Cơ chế hành pháp và lập pháp (nước ngoài thì tòa án và ngân hàng nhà nước tách rời khỏi chính phủ, ông chính phủ làm sai thì ông tòa án tuýt còi. Còn VN thì ông TT là vua (ủy viên BCT) còn ông tòa án là quan khâm sai (chỉ có Ủy Viên BCH Trung Ương thôi). Do đó quan làm gì dám cải vua. Vua có làm sai thì quan cũng cười trừ);
9/ Vị trí địa chính trị của VN (VN sẽ ra sao nếu biển Đông bị Khựa "bóp" và dòng sông Mekong bị đập thủy điện của Khựa chặn lại. Và sẽ ra sao nếu tuyến đường sắt nối liền Lào, Campuchia và ViệtNam hình thành (Nghe nói TQ viện trợ cho dự án này ). Khi đó hàng hóa của Khựa sẽ tràn vào VN và lính của Khựa cũng dễ dàng ào ào vào nước ta chỉ trong vài tiếng).
Còn điểm yếu thức 10 cũng chính là nguyên nhân dẫn đến 9 điểm cốt lõi trên. Em không nói ra, nhưng hy vọng các bác có thể hiểu được. Nhưng mà em cứ lại hy vọng “lợi ích của dân tộc sẽ cao hơn lợi ích nhóm”. Ai nói em hâm em chịu, em tin thì em vẫn cứ tin…
------------------
*****
Tất cả là ĐẢNG! Đừng có mà mơ hão nhé!
Trả lờiXóa