Nguồn: Blog Phạm Viết Đào
DẦU HIỆU VỀ MỘT CUỘC CHIẾN TRANH TRUNG QUỐC-MỸ TRÊN BIỂN ĐÔNG
Tác giả: Mihai Baniţă
(Bài đăng ngày 29/6/2011)
(Bài đăng ngày 29/6/2011)
Mỗi khi một miền đất xuất hiện va chạm về quyền lợi chính trị và kinh tế giữa các siêu cường thì thường xảy ra xung đột. Khởi đầu đó là các va chạm nhẹ dần sang xung đột vũ trang; Biển Đông đang là miền đất miền đất chịu sự tranh gianh giữa 2 siêu cường đó là Trung Quốc và Mỹ…
Biển Đông là một một vùng biển thuộc Thái Bình Dương, một vùng biển quan trọng của khu vực Đông Nam Á; Biển Đông nối liền eo biển Malacca và Sangapo với Đài Loan. Đây là vùng biển có mật độ giao thương hàng hải rất đông đúc. Vùng Biển Đông là nơi có cư dân đông đúc, một vùng biển nhiều cá và nhiên liệu; theo tính toán lượng dầu ở khu vực này có từ khoảng 7,7 tỷ thùng tới 28 tỷ thùng…
Đây là vùng biển mà rất nhiều quốc gia có lãnh hải như: Trung Quốc ( kể cả Macau và Hong Kong ) Đài Loan, Philippines, Indonezia, Sangapo và Việt Nam-các quốc gia này đều quan tâm tới vùng lãnh hải và đều là chủ nhân của các hòn đảo nằm rải rác trên biển…
Việc Trung Quốc những năm gần đây đang tăng cường lực lượng hải quân đã làm nóng vùng biển này, kích thích sự chạy đua vũ trang và có khả năng dẫn tới xung đột theo như nhận định của một viện thăm dò dư luận của Australia…
Con đường hàng hải của khu vực châu Á-Ấn Độ-Thái Bình Dương đang ngày càng trở nên nhộn nhịp là một trong những nguyên nhân kích thích sự va chạm về mặt quyền lợi để đẩy tới xung đột. Lực lượng hải quân, không quân được tăng cường tỷ lệ thuận theo sự gia tăng về tiềm lực kinh tế và chiến lược kinh tế của các quốc gia trong khu vực. Sự thay đổi về chính sách và sự tăng cường chạy đua vũ trang, tăng cường lực lực lượng hải quân trở thành nhân tố gây mất ổn định để kéo các quốc gia trong khu vực vào chiến tranh đó là Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản…Đó là ý kiến được đưa ra trong một báo cáo của các chuyên gia
Rory Medcalf, Raoul...
Rory Medcalf, Raoul...
Trung Quốc tăng cường tiềm lực quân sự và đã trở thành kẻ đầu têu cho các quốc gia khác lao theo…
Trung Quốc đang gia tăng lực lượng hải quân sau một thời gian củng cố tăng cường lực lượng trên bộ nhằm bảo vệ lãnh thổ…
Sau khi đã thiết kế và sản xuất ra máy bay J-20, loại máy bay tàng hình mà nước duy nhất sản xuất được đó là Mỹ; cùng với việc hạ thủy tàu sân bay đã chứng minh tham vọng sen đầm của Trung Quốc…Hải quân Trung Quốc hiện đang có 70 chiến hạm, 60 tàu ngầm và 65 tàu trang bị tên lửa…
Tất cả lực lượng hải quân này có nhiệm vụ bảo vệ, canh chừng và đối phó với lực lượng hải quân Mỹ và Nhật trong vùng biến Trung Quốc và Đài Loan…Chính phủ Trung Quốc đã công khai tuyên bố: mối quan tâm chủ yếu của Trung Quốc, trở thành sợi chỉ đỏ đó là luôn sẵn sàng sử dụng vũ lực để đáp trả mạnh mẽ các hành động gây hấn của phía Mỹ hoặc bất cứ thế lực nào khác.
80 % lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc đi qua khu vực Ấn Độ dương, ở đó nằm trong tầm kiểm soát của hải quân Mỹ; nếu Mỹ phong tỏa con đường hàng hải này thì nền kinh tế Trung Quốc sẽ bị tê liệt…
Nhật Bản cũng đang tăng cường khả năng chiến đấu trên biển, Nhật Bản cũng đang gia tăng ngân sách quốc phòng. Lực lượng tàu ngầm của Nhật từ 18 chiếc tăng lên 24 chiếc. Hiện Nhật đang mua sắm thêm máy bay tàng hình F 35, sắm thêm máy bay trực thăng tấn công tàu ngầm…
Ấn Độ cũng đang gia tăng lực lượng hải quân trước sự chạy đua vũ trang của Trung Quốc; Điều đó đã gây nên căng thẳng giữa 2 nước. Vì vậy mà Mỹ luôn phải giữ lực lượng thường trực ở khu vực này…
Trung Quốc đã tăng cường hoạt động của lực lượng hải quân từ Biển Đông cho tới vùng biển phía nam Nhật Bản bằng việc xuất hiện ngày càng dày đặc các cuộc tập trận hải quân cùng với các cuộc tập trận của Mỹ và Hàn Quốc, Nhật Bản…
Ngày 8/3/2009 cách đảo Hải Nam 70 hải lý, 5 tàu chiến Trung Quốc cùng với 1 tàu do thám đã tiến hành bao vây chiếc tàu nghiên cứu đại dương của Mỹ SUA UNS Impeccable, Trung Quốc cho rằng chiếc tàu này hoạt động gián điệp. Tàu Trung Quốc đã phá hỏng một số thiết bị của tàu Mỹ.
Năm 2006 một tàu ngầm Trung Quốc thế hệ Song đã theo dõi tàu sân bay của Mỹ US Kitty Hawk và đã xuất hiện trước mũi chiếc tàu sân bay này.
Năm 2009 một tàu ngầm Trung Quốc đã va chạm với một tàu chữ thập đỏ của Mỹ, làm hỏng một số thiết bị…
Năm 2001 một máy bay của Mỹ đã bị va chạm với một máy bay chiến đấu J 8 của Trung Quốc gần đảo Hải Nam. Máy bay Trung Quốc đã bị rơi và phi công đã tử thương. Máy bay Mỹ đã phải hạ cánh khẩn cấp xuống đảo Hải Nam, phi công Mỹ đã bị bắt…
Tháng 4 năm 2010, không thông báo trước, Trung Quốc đã triển khai một loạt các cuộc tập trận chống tàu ngầm trong vùng biển quốc tế gần Okinawa của Nhật Bản. Một máy bay lên thẳng của Trung Quốc đã bay thấp khoảng 90 m trên một tàu chiến của Nhật Bản. Tháng 9 Nhật Bản đã đáp trả hành động khiêu khích bằng việc bắt giữ một tàu đánh cá Trung Quốc đã va chạm với một tàu tuần tra của Nhật Bản tại vùng biển Senka/Diaoyu…
Bên cạnh những tranh chấp về mặt ngoại giao, Trung Quốc đã dừng xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản. Trung Quốc cũng đã từ chối lên án Bắc Triều Tiên trong vụ bắn chìm tàu chiến của Hàn Quôc.
Bên cạnh đó, tàu chiến Trung Quốc cũng đã có các hành động khiêu khích Philippines và Việt Nam. Gần đây Trung Quốc đã đưa chiếc tàu chiến lớn nhất, tàu Haxiun 31 đi qua Biển Đông để đến Sangapo…
Tất cả các hoạt động trên Biển Đông của Trung Quốc đều có dấu hiệu dẫn tới một một cuộc chiến tranh trên biển…
Hiện nay cả Mỹ và Trung Quốc đều dè dặt đưa ra các thông tin và cả 2 nước cũng không thiết lập đường giây nóng.
Gần đây Ngoại trưởng Mỹ đã đề nghị Trung Quốc giải quyết tranh chấp trên biển bằng giải pháp thương lượng, hòa bình còn Trung Quốc thì yêu cầu Mỹ không can thiệp vào các tranh chấp trên Biển Đông.
Mỹ tuyên bố sẵn sàng bào vệ Philippines nếu nước này bị Trung Quốc tấn công…
Phạm Viết Đào dịch
( Nguồn: http://www.money.ro/semnele-razboiului-dintre-china-si-sua_1012216.html)
------------------
*****
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét