++ Hãy đến với nhau bằng tấm lòng trung thực!++

Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2011

Bạn đọc Viết: Tìm hiểu khái niệm Đảng là gì? Bí thư hay thư ký?

Lý Son

Trước hết bàn về chữ “Đảng” 

 

Châu Âu phát minh ra “đảng” (part) trước tiên. Đầu thế kỷ 20 “đảng” lan mạnh sang châu Á, cùng với những thành tựu văn minh khác (Thực ra Trung Quốc, Việt Nam đã có khái niệm “đảng” từ lâu, với nghĩa “làng xóm, chòm xóm, họ hàng, phe phái, a dua” chưa mang tính chính trị). 

 

Thời hiện đại, tổ chức Đảng (party) ở hầu khắp các nước tiến bộ hoạt động theo nguyên lý phổ biến như chúng ta đã biết. Từ điển Cambridge Dictionaries Onlines ghi rõ “An organization of people with particular political beliefs which competes in elections to try to win positions in local or national government”. Tạm dịch: “Đảng là một tổ chức nhân dân có lý tưởng chính trị đặc biệt phải đua tranh trong bầu cử, cố gắng giành lấy vị trí trong chính quyền địa phương hoặc quốc gia”. 

 

Thế nhưng ở một số nước, bởi vì chỉ có một đảng, nên Đảng khỏi cần cố gắng đua tranh, nghiễm nhiên giữ địa vị chính quyền mọi cấp. 

 

Châu Á hay châu Âu đều giống nhau ở chỗ Đảng có nghĩa “dân chủ”, biểu quyết, người đầu đảng không thể tự quyết mà phải thực hiện theo ý kiến đa số. 

 

“Thư ký” hay “bí thư” ? 

 

Phương Tây định nghiã “thư ký” là “A secretary: someone who works in an office, writing letters, making telephone calls and arranging meetings for a person or for an organization…:” (Cambridge Dictionary online) 

 

Dịch: Thư ký là người làm việc ở văn phòng, cơ quan, viết văn bản, trực điện thoại và sắp xếp cuộc họp, gặp gỡ cho một người hay một tổ chức”. 

 

Người đứng đầu Đảng mọi cấp (từ trung ương đến chi bộ) được gọi là thư ký (secretary), với nghĩa một đảng viên đặc biệt được bầu chọn làm công tác tổ chức, sắp xếp, giữ giấy tờ… Danh vị đó nói rõ tính dân chủ của tổ chức đảng, công việc không do một cá nhân quyết định, “thư ký’ không có nghiã là sếp (chief). 

 

Trung Quốc gọi người thư ký (書記 shu jì) là người giữ số sách giấy tờ, làm văn phòng, trợ lực cho một người khác, hay một tổ chức- rất chính xác. Trung Quốc và Việt Nam gọi chức quan giữ các giấy tờ bí mật là “bí thư” 祕書 (Thiều Chửu từ điển). Bí thư là người giữ các giấy tờ bí mật (Từ điển H-V Đào Duy Anh). 

 

Xem như trên thì thấy “bí thư Đảng” dùng để gọi chức danh người đứng đầu Đảng hoặc các cấp của đảng là dùng sai chỗ. 

 

Phải dùng “thư ký Đảng” mới đúng. 

 

Người cộng sản Trung Quốc và Việt Nam đã dùng “bí thư” một cách “lạ hóa” độc đáo nhằm tự phân biệt đề cao đảng mình với đảng khác. Họ vẫn gọi người đứng đầu trong mọi đảng khác là “Thư ký” theo nguyên nghĩa (secretary/ shu jì), như

ông Nguyễn Xiển Tổng thư ký Đảng xã hội Việt Nam (1944-1988), ông Nghiêm Xuân Yêm Tổng thư ký Đảng dân chủ Việt Nam (1944-1988 giải thể). Lạ nhất là hai đảng này năm 1988 rủ nhau cùng giải thể cho vui! 

 

“Bí thư” có vẻ oai vệ hơn “thư ký”. Nó mờ mờ ảo ảo trong nhận thức của đảng viên. 

 

Mặt khác, họ đã giữ cho “bí thư” quyền lực của thủ trưởng với nghĩa “tập trung dân chủ” (?), điều này trái với nguyên tắc dân chủ của một đảng chính trị. Hình như “đảng” được coi là một hệ thống chính quyền, không còn giữ nguyên nghĩa nữa. 

 

Khái niệm Đảng bây giờ cũng vẫn mờ mờ ảo ảo trong nhận thức của đảng viên. 

 

03.7.2011

LS.


------------------
*****


3 nhận xét:

  1. té ra là đảng đi thụt lùi.mà đi thụt lùi có ngày ngã trơn mắt

    Trả lờiXóa
  2. "Chủ tịch" đơn giản dễ hiểu là người ngồi điều hành cái chiếu nhậu,anh ta mời mọi người ăn uống.Từ "chủ tịch" xuất xứ từ đó.Gọi là chủ tịch,bí thư,thư kí,đảng trưởng...có qua trọng gì,chỉ là CHỨC DANH do con người đặt ra,Khác chi cái "ghe" và "thuyền"?
    "Đảng-part" là một tốp người,hoặc rất nhiều người có cùng sở thích,mục đích,tự nguyện gắn kết với nhau,thường xuyên "TỤ TẬP" để bàn cách thực hiện mục đích hoặc sở thích của họ.Ví dụ :Đảng Xanh,đảng Thịt chó,đảng Trấn lột,đảng Tự do,đảng Cần lao nhân vị......Các hội,ban liên lạc nó cũng là các ĐẢNG cả,chẳng qua không gọi là ĐẢNG mà thôi.
    Không ai ngây ngô như thế này cả:" Khái niệm Đảng bây giờ cũng vẫn mờ mờ ảo ảo trong nhận thức của đảng viên. "(!)

    Trả lờiXóa
  3. Phát hiện lý thú

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm Blog này