Nguồn: Blog Nguyễn Xuân Diện
NHÂN ĐỌC BÀI "SỰ KHÁC BIỆT LỚN LAO" CỦA TÁC GIẢ ĐÔNG A
Hoa Hòe
Đọc cái bài của Đông A tức khí quá nên HH làm ngay một mạch tới hơn 1 giờ sáng mới được 10 quả tạc đạn này, mong bác cho đăng thành bài vì không có chỗ để comment cho đúng
Mặc dù tác giả chưa viết xong bài và theo thói thường người ta không đi phê bình tranh khi nó còn là phác thảo, nhưng Hoa Hòe tôi nghĩ, ý tưởng căn bản của DA đã định hình trong các đoạn viết, và phần viết thêm nữa (nếu có) chỉ mạng tính liên kết hình thức, nên mạo muội có mấy lời phản ứng mời DA và chư vị ngụ lãm.
1. DA viết: “bởi vì tôi cho rằng dưới mỗi cái tên là một con người, mỗi tên là một người, tên khác thì người khác, nếu không thì chẳng hóa ra là cái tên hay chính con người chỉ là thứ phù phiếm, gọi cho nó có, không có giá trị tồn tại như một thực thể thực sự tồn tại.”
Mặc dù tác giả chưa viết xong bài và theo thói thường người ta không đi phê bình tranh khi nó còn là phác thảo, nhưng Hoa Hòe tôi nghĩ, ý tưởng căn bản của DA đã định hình trong các đoạn viết, và phần viết thêm nữa (nếu có) chỉ mạng tính liên kết hình thức, nên mạo muội có mấy lời phản ứng mời DA và chư vị ngụ lãm.
1. DA viết: “bởi vì tôi cho rằng dưới mỗi cái tên là một con người, mỗi tên là một người, tên khác thì người khác, nếu không thì chẳng hóa ra là cái tên hay chính con người chỉ là thứ phù phiếm, gọi cho nó có, không có giá trị tồn tại như một thực thể thực sự tồn tại.”
HH bình: Chắc chắn DA đã đọc câu thơ này của Shakespreare
What's in a name? that which we call a rose
By any other name would smell as sweet;
Cho dù ta có gọi hoa hồng bằng cái tên gì đi nữa nó vẫn tỏa hương hoa hồng. Có người ở nước ta sử dụng cả thảy hơn 70 tên. Nếu nói như DA thì người ấy có tới ngần ấy “con người” ư? Một cái tên là một “thực thể thực sự tồn tại” với tư cách một cái tên không phải một nhân cách. Dù là Đỗ Minh Tuấn hay Hoàng Khoa Quyền thì DA cũng phải đối xử như nhau: phản bác những gì Đỗ Minh Tuấn viết mà ông cho là sai và thừa nhận những gì ông cho là đúng trong bài phản bác của DMT. Tôi nghĩ mãi sao DA lại đi câu nệ mấy cái tên, hay bản thân DA bị rối loạn “đa nhân cách” (multiple personalities), bị nó ám ảnh nên nhìn đâu cũng thấy người giống mình.
2. DA viết: “Muốn thấy sự khác biệt lớn lao về cách nhìn biểu tình, không phải giữa tôi và bác Đỗ Minh Tuấn, mà chính sự khác biệt lớn lao giữa chính bác Đỗ Minh Tuấn và những người tham gia biểu tình, tôi xin được lấy chính ví dụ mà trong bài viết bác Đỗ Minh Tuấn nói tới: chàng thanh niên giơ biểu ngữ bất động…Tại sao chàng thanh niên đó ở nhà? Chính chàng trai đó đã giải thích "không làm gia tăng căng thẳng"… Sự khác biệt lớn lao về cách nhìn biểu tình đó nằm ở tri thức và lương tri của con người. Sự khác biệt lớn lao đó là nhân cách con người.
HH bình: Đúng như DA nói có sự khác biệt dễ thấy giữa hành vi của DMT và chàng thanh niên vào ngày chủ nhật thứ ba đó. Và hai hành vi xuất phát từ hai nhận thức khác nhau. Một của người già từng trải, một của người trẻ hồn nhiên. Người trẻ nhận thức “tình hình đã lắng dịu bớt” thì nghỉ biểu tình, người già nghĩ “phải tiếp tục để kẻ thù và bạn bè thấy biểu tình không phải là tụ tập ngẫu nhiên sớm nở tối tàn”. Đó là hai nhận thức khác nhau, nhưng đều hữu lý và không hề đối lập nhau bởi họ có một điểm chung là ý chí tự do. Họ tự do trong suy xét và thực hiện dự phóng của mình. Họ tự do lựa chọn hành vi bởi vì họ hơn ai hết khao khát được biểu thị cái phản ứng tự nhiên của lòng yêu nước theo cách mà họ mong muốn. Tôi không đi biểu tình, nhưng tôi cũng yêu nước và căm ghét bành trướng: tôi chống Tàu bằng cách không mua sản phẩm Tàu và kêu gọi những người quanh tôi làm như thế. DA cũng có thể thực hành yêu nước theo cách của riêng ông: không viết những bài gây tổn thương tới lòng yêu nước của đồng bào.
3. DA viết: “Biểu tình là một hoạt động chính trị. Đấy không phải là nơi để cộng mỗi thứ một tý: một tý chính trị, một tý nghệ thuật, một tý triết lý, một tý yêu nước, một tý dân tộc... Đó không phải là hòn non bộ, thu gom mỗi thứ một tý để trở thành một thế giới con con thưởng ngoạn trong bóng ô dù.”
HH bình: Đúng, biểu tình là một hoạt động chính trị, nhưng không có cái gì trên đời là chính trị đơn thuần. Biểu tình còn có ý nghĩa văn hóa: người biểu tình không phá phách, không xả rác bừa bãi, đó là văn hóa. Biểu tình là một hoạt động thể lực: người già thấy tự hào về sức khỏe còn theo kịp người trẻ; người trẻ thấy mình cũng dẽo dai, bền bỉ không phải “công tử bột” như ai đó hay gán cho mình. Biểu tình còn là một hành vi tâm lý: nó mang lại cảm giác thoải mái khi sự dồn nén, ức chế được giải tỏa, giải phóng. Làm lãnh đạo mà không nghiên cứu tâm lý đám đông, không tìm cách xả “stress” cho đám đông thì quả là “đoản trí”. Biểu tình là một hoạt động giao tiếp liên nhân (interpersonal communication) trong đó các cá nhân làm quen, kết bạn trong một môi trường và hoàn cảnh vô cùng đặc biệt, họ gắn bó với nhau bằng một thứ keo đặc biệt: lòng yêu nước được bộc lộ. Nhưng chắc chắn biểu tình không phải là cái món hổ lốn trong đầu DA mà thêm cái này một tí cái kia một tí.
Cho dù người ta hay nói “mọi so sánh đều khập khiểng, hãy xem ông DA so sánh mới nực cười làm sao: cái hòn non bộ là vật tĩnh mà biểu tình là một hoạt động; lấy cái tĩnh và so sánh với cái động thì chỉ có đầu óc “siêu hình” của DA mới kịp nghĩ ra.
HH bình: Đúng, biểu tình là một hoạt động chính trị, nhưng không có cái gì trên đời là chính trị đơn thuần. Biểu tình còn có ý nghĩa văn hóa: người biểu tình không phá phách, không xả rác bừa bãi, đó là văn hóa. Biểu tình là một hoạt động thể lực: người già thấy tự hào về sức khỏe còn theo kịp người trẻ; người trẻ thấy mình cũng dẽo dai, bền bỉ không phải “công tử bột” như ai đó hay gán cho mình. Biểu tình còn là một hành vi tâm lý: nó mang lại cảm giác thoải mái khi sự dồn nén, ức chế được giải tỏa, giải phóng. Làm lãnh đạo mà không nghiên cứu tâm lý đám đông, không tìm cách xả “stress” cho đám đông thì quả là “đoản trí”. Biểu tình là một hoạt động giao tiếp liên nhân (interpersonal communication) trong đó các cá nhân làm quen, kết bạn trong một môi trường và hoàn cảnh vô cùng đặc biệt, họ gắn bó với nhau bằng một thứ keo đặc biệt: lòng yêu nước được bộc lộ. Nhưng chắc chắn biểu tình không phải là cái món hổ lốn trong đầu DA mà thêm cái này một tí cái kia một tí.
Cho dù người ta hay nói “mọi so sánh đều khập khiểng, hãy xem ông DA so sánh mới nực cười làm sao: cái hòn non bộ là vật tĩnh mà biểu tình là một hoạt động; lấy cái tĩnh và so sánh với cái động thì chỉ có đầu óc “siêu hình” của DA mới kịp nghĩ ra.
Nếu ông DA không hiểu chính trị là nghệ thuật thì ông quả còn non kém về chính trị. Hippocrate gọi y học là nghệ thuật. Napoleon nổi tiếng một phần do nghệ thuật quân sự của ông. Khi chính trị gia thu hút được trái tim, khối óc của triệu người thì họ đang thực hành nghệ thuật chính trị.
4. DA viết: “Hoạt động chính trị - biểu tình - đấy, không phải là một thứ nghệ thuật, để có thể cho rằng thông điệp của nó tùy thuộc vào từng cá nhân tiếp nhận.Thông điệp của hành động biểu tình luôn được xác định một cách rõ ràng và nhất quán. Hãy xem chàng thanh niên giơ biểu ngữ bất động đã xác định thông điệp cho hành động của mình như thế nào.”
HH bình:
DA lại chơi trò đánh tráo khái niệm. Trong câu trên ông nói về “thông điệp được tiếp nhận” (received message), thì trong câu dưới ông nói tới thông điệp được phát đi” (sent message). Trong tín hiệu học (semiotics), ta có hai quá trình mã hoá (encode) và giải mã (decode). Thông điệp được mã hóa và thông điệp được giải mã khác nhau là chuyện bình thường. Nó phụ thuộc vào hiểu biết và nhận thức của người giải mã. Một chàng trai nhìn chằm chằm vào mặt cô gái vì cô ta có vết nhọ nồi trên má, nhưng cô gái thấy thế cứ tưởng là mình đẹp. Suy ra, cho dù biểu tình là một hoạt động chính trị hay nghệ thuật đi nữa thì chắc chắn thông điệp mà người biểu tình gửi gắm cũng sẽ được “nhào nặn” khác nhau bởi các đối tượng và nhóm lợi ích khác nhau. Nhà cầm quyền TQ chắc chắc nhìn nhận biểu tình khác Chính phủ Việt Nam, và người dân nhìn nhận khác chính phủ. Tuy nhiên, có một điều bất di bất dịch: dù là người dân hay chính phủ, dù TQ hay VN, dù kẻ thù hay bạn bè, khi thấy người dân Việt Nam biểu tình như vừa qua tất cả đều hiểu: VN không chấp nhận bị xâm lược. Cùng là người Việt Nam yêu nước nhưng người có tâm lý hướng ngoại thích thú với biểu tình hơn người có tâm lý hướng nội như tôi đây, chẳng hạn. Ông DA có lẽ cũng thích suy lý, phân tích thiệt hơn như tôi. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta lại căm ghét và phản đối biểu tình. Đừng nhìn biểu tình như cuộc nhậu, bởi vì cái men say của lòng ái quốc làm cho người ta sáng suốt, còn cái men rượu khiến người ta mụ mị, yếu hèn cả tinh thần lẫn thể xác. (Quang cảnh này phổ biến trên toàn cõi Việt Nam hiện nay – Nhậu)
5. DA viết: “Biểu tình khác với nghệ thuật chính ở chỗ thông điệp của nó là xác định nhất quán. Không xác định được thông điệp thì đừng nói tới biểu tình.”
HH bình: Thông điệp nghệ thuật bao giờ cũng cũng đa tầng nghĩa, nhưng điều đó không có nghĩa là một mớ nghĩa hỗn độn. Thông điệp nghệ thuật bao giờ cũng nhất quán, thông qua đó người ta mới phân tích được tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm. Trước DA tôi chưa hề nghe ai nói nghệ thuật chuyển tải những thông điệp không nhất quán cả. Hy vọng là ông dùng chữ “nhất quán” tiếng Việt cũng như consistent, consistency trong tiếng Anh (Tôi phải nói thế vì thấy ông này hay chơi trò chữ nghĩa để hù dọa người ít chữ như tôi). Thông điệp biểu tình là nhất quán, duy chỉ có điều cách giải mã của ông DA là không nhất quán. Ban đầu ông thấy thế này, sau đó ông (hay biết đâu ai đó xúi ông phải) thấy thế kia. Khổ thân ông! Ông áp đặt cái lô-gic của ông vào cuộc sống thực làm gi? Sao không tư duy ngược lại
6. Không biết trí tuệ đã chạm tới sự khốn cùng hay chưa mà ông lại để lửng với lời hứa hẹn: [ sẽ có 1 đoạn ở đây]
Vì quá bế tắc trong mạch tư duy tối như hũ nút, DA quay qua vay mượn M. Kundera trong “Những Di Chúc Bị Phản Bội, bằng trích dẫn này: “Một hôm một ý nghĩ ghê người chợt đến với tôi: hay là những sự phẫn nộ ấy không phải do một thứ tự do nội tại, một sự dũng cảm, mà là do ý muốn làm vui lòng cái tòa án kia, trong bóng tối, nó đã đang chuẩn bị các phiên xử đại hình của nó?".
HH bình: DA tỏ ra nhiều nọc độc, như bác Diện đã có lần nói khi trích dẫn và in đậm phần này. Cái tòa án trong bóng tối mà ông đưa ra định ám chỉ điều chi? Ông muốn hạ thấp những người biểu tình ư? Ông dám chụp mũ những người biểu tình sao?
7. DA viết: “Sự phẫn nộ đối với Trung Quốc của những người tham gia biểu tình vì được bật đèn xanh, như họ hồ khởi kháo nhau trước ngày biểu tình, có phải do một thứ tự do nội tại?... Sự phẫn nộ của họ là thuộc về những người bật công tắc đèn. Họ chỉ biểu lộ sự phẫn nộ đấy theo tín hiệu điều khiển xanh hay đỏ.”
HH bình: Đến đây, người ta thấy DA hiện nguyên hình một kẻ vỹ cuồng, coi quần chúng chỉ là một đám đông bát nháo, rơm rác. Sự phẫn nộ của mọi người Việt Nam trước hành động gây hấn của TQ là tự nhiên, tất yếu và có thật: bác bơm xe trước nhà tôi, chị bán phở đầu ngõ chưởi Tàu nhiều và “dữ” hơn tôi. Chị mắng cô em út đi lấy bánh phở về muộn: “Mày đi lấy bánh bị bọn Tàu nó cắt cáp sao bây giờ với về hả?” Sự phẫn nộ đó hiển hiện tận hang cùng ngõ hẽm và không cần ai bật đèn xanh cả. Chỉ có biểu hiện nó đồng thời, công khai, tập thể trên đường phố mới cần được bật đèn xanh. Vì sao? Vì cơ chế dân chủ chưa hoàn thiện, vì những lăng kính hẹp hòi, ích kỷ kiểu DA, vì cái tư duy bao cấp bao nhiêu năm đã ăn sâu vào tiềm thức của hơn một thế hệ, vì cái cơ chế xin cho đã làm hèn đi ngay cả những người thường vỗ ngực tự xưng ta đây là trí thức. Lỗi không phải ở người biểu tình, không phải ở những người khinh khỉnh nhìn biểu tình, không phải ở những người lo sợ đối phó với biểu tình. Lỗi là cái nếp nghĩ cổ lỗ đã ăn sâu thâm căn cố đế vào não trạng của rất nhiều người cả trong nhân dân lẫn trong chính giới. Thay đổi nó cần có thời gian và cần nhiều thực hành, trong đó thực hành sexy lòng yêu nước chỉ là một phần.
8. DA viết: “Theo một ý nghĩa nhất định, họ vừa đáng khinh, vừa đáng tội nghiệp hơn cả những người thay đổi quan điểm nhân danh sự hòa giải với tinh thần thời đại.”
HH bình: Tôi không hiểu DA đứng ở đâu, lấy tư cách gì để khinh khi những người tham gia biểu tình. Những giáo sư đáng kính, những người cựu tù, những văn nghệ sĩ tên tuổi, những thanh niên hăm hở, nhiệt huyết ấy lại là những người đáng khinh ư, đáng tội nghiệp ư? Thế DA kính trọng những ai ở đất nước này? DA có phải là người Việt Nam không? Ông có đáng đi xách dép cho Hồ Cương Quyết không? Đừng để mọi người đánh mất kiên nhẫn với ông! Đã đến lúc nhân dân nói lời phẫn nộ với ông rồi đấy. Ông cứ chờ đó mà xem!
Về “những người thay đổi quan điểm nhân danh sự hòa giải với tinh thần thời đại”, tôi không biết có phải ông định liên hệ với bài báo gần đây trên ĐĐK hay không, nên chưa dám bình.
9. DA viết: “Ở đây phải thấy rằng trường hợp của họ cũng không giống trường hợp các cuộc biểu tình có tổ chức, khi những người tham gia biểu tình đồng chí hướng với những người tổ chức.”
HH bình: DA lại dùng trò xảo biện ở đây để lừa phỉnh người đọc. Cái khác biệt quan trọng không phải có tổ chức hay không tổ chức mà là tham gia tự nguyện hay bắt buộc, thưa ông DA kính mến. Dù một cuộc BT có đến vạn người tham gia nhưng những người tham gia hoặc để lấy tiền, hoặc vì ép buộc thì quả là khác xa về chất với một cuộc biểu tình tự phát chỉ dăm chục người bị thôi thúc bởi tấm lòng yêu nước thương nòi.
10. Tới đây không còn gì để bình nữa vì ông DA lại bế tắc và thế là ông đành viết:
(Chưa viết xong, tạm mào đầu như vậy, sẽ viết tiếp).
Để kết thúc, tôi khuyên ông đừng chìm trong mê lộ tư duy đó nữa, hãy bước ra cõi sáng sẽ thấy trời rộng thênh thang, không âm mưu, không trí trá, không xảo ngôn, không ngụy biện. Ông cứ vô tư đi, nghĩ gì viết nấy, thì cảm hứng sẽ dạt dào, ý tứ cứ thế mà tuôn ra đầu ngọn bút à quên, bàn phím.
Có mấy lời cùng ông và xin nói rõ với ông tôi vốn người thấp học, chủ yếu là tự học và tự đọc, nếu có chỗ nào về học thuật còn non kém xin ông chỉ giáo cho. Nhưng tôi viết bài này xuất phát từ lòng mình, ít nhiều cũng có phẫn nộ trước thái độ của ông với người biểu tình, mặc dù, như tôi đã nói, tôi vốn là người hướng nội, và có thể tôi không thích biểu tình, (nhưng tôi sẵn sàng ra trận khi Tổ Quốc cần vì một cuộc chiến chính nghĩa), nhưng tôi ủng hộ hành động của họ, còn ông, nếu không thích biểu tình cứ lo việc của ông hãy để người biểu tình lo việc của họ. Còn nếu ông thực sự quan tâm đến đất nước hãy hiến kế cho chính quyền để có phương thức quản lý hữu hiệu biểu tình thay vì mạt sát nó.
*Bài do Hoa Hòe tiên sinh gửi bằng comments.
Xin đa tạ tiên sinh!
------------------
*****
Cám ơn Hoa Hoè tiên sinh đã có bài phản biện sắc xảo này!
Trả lờiXóaTrong phản biện của HH có rất nhiều câu hay. Và tôi phục nhất câu nhận xét này:
"Lỗi không phải ở người biểu tình, không phải ở những người khinh khỉnh nhìn biểu tình, không phải ở những người lo sợ đối phó với biểu tình. Lỗi là cái nếp nghĩ cổ lỗ đã ăn sâu thâm căn cố đế vào não trạng của rất nhiều người cả trong nhân dân lẫn trong chính giới." (phản biện câu 7)
Xin dẫn chứng luôn cho nó vuông. Ở cái nơi tôi đang lạch cạnh (gõ phím) này, vừa trúng qủa đậm với những ký kết với phái đoàn của ông Ôn Gia Bảo, trị giá các hợp đồng công nghệ cao tới khoảng 15 tỷ USD. Nhưng bất kể ai (dù cá nhân hay tổ chức hội đoàn) nếu muốn gương biểu ngữ và hô to phản đối cái đất nước mà Ôn thủ tướng đang lãnh đạo (như vụ cắt cáp hay vụ tàu Ngư Chính đang tiến vào Trường Sa chẳng hạn) chỉ cần gửi đơn cho cơ quan chức năng (Sở Cảnh sát) đề nghị, sau 3 ngày là sẽ có giấy phép liền. Đúng hẹn, lực lượng cảnh sát sẽ cho người tới tận nơi (địa điểm đăng ký biểu tình) giữ an ninh (cả về giao thông và an toàn) cho những người tham gia biểu tình cũng như tất cả những ai có liên quan. Bởi vì ở đất nước người ta, quyền con người và quyền tự do ngôn luận được thượng tôn. Kể cả các phát ngôn đó chống lại chính cái đất nước (hay đối tác quan trọng) mà những người cảnh sát đó đang phụng sự. Sinh hoạt đó liệu có đáng để xứ của các triết gia như ông Đông A học hỏi không? Ngu gì mà không chịu học!
Liệu những cuộc biểu tình ở trước cơ quan ngoại giao của TQ có làm Ôn thủ tướng phật ý mà dừng các hợp đồng kinh tế. Hoặc cho đám Hồng Lỗi, Khương Du hay Mã Hiểu thiên nhắc nhở (như đã từng nhắc nhở VN ta) là cần "định hướng dư luận" để không làm hại đến "tình hữu nghị giữa hai nhà nước" không? Không đời nào!
Vậy tại sao quan hệ giữa ta và TQ lại cứ phải tự trói nhau trong những thứ "định hướng" quái gở đó? Có những anh cơ bắp (thiên lôi) chỉ đâu đánh đấy đã đành. Nhưng những người đọc cả bồ sách (nhiều chữ) như Đông A chả nhẽ cũng u mê lẩn thẩn như thế sao? Có phải đó là một trong những lý do khiến xứ ta cứ lụn bại vì những kẻ quân sư quạt giấy (như Đông A) chăng???
Mình vừa sang Dong a blog chửi cho nó một trận, thằng ngụy học vấn. cả đất nước đang sôi sục trước mối họa xâm lăng mà chỉ những thằng quá ngu không nhận ra.Nó lại còn đặt điều này nọ, định muốn kéo lệch hướng dư luận đây. Nó có biết đi biểu tình là khó khăn lắm không, phải vượt qua nhiều định kiến, mấy ai làm được đâu. Mình từ Hải phòng lên đi biểu tình lần đầu mà còn thấy run run, mất tự tin chẳng dám hô hào gì cả, chỉ dám lẽo đẽo theo sau đoàn. Nó ngồi nhà pha cà phê và bắt đầu lập luận logic như vĩ nhân, không cần khảo sát thực tế. Đúng là thằng mạt hạng. mà đông a là thằng nào ấy nhỉ sao không dám công khai tên tuổi cho mọi người biết. Hình như nó mắng người nào đó là dấu tên cơ mà
Trả lờiXóa