Nguồn: Ba Sàm
Ba Sàm: Ối giời … Tiêu đời rồi em ơi?!
Trong bản điểm tin sáng 29/6, khi điểm lại bài này, Ba Sàm nói:
Nhưng lại không muốn có bình luận gì thêm, để dành cho độc giả, các nhà nghiên cứu, báo chí quốc doanh, và cho vài vị cựu lãnh đạo chế độ này còn chút tấm lòng yêu nước.
Quý-Blog bàn thêm:
- Trung Quốc đang tìm mọi cách để Việt Nam và Trung Quốc sớm đàm phán nhằm gạt Mỹ ra khỏi tranh chấp Biển Đông, trong khi thượng viện Mỹ vừa thông qua nghị quyết phản đối Trung Quốc ngày hôm qua 28/6.
- Việc ông này nói: "Cả hai nước đều phản đối những thế lực bên ngoài can dự vào tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam", nghe ra có vẻ xuyên tạc và đánh lừa dư luận. Coi chừng Việt Nam sẽ mắc bẫy và không có cơ hội sửa sai.
- Phải chăng Trung Quốc đang gấp gáp bằng mọi cách đẩy Mỹ ra khỏi tranh chấp Biển Đông và chuẩn bị cho việc đặt giàn khoan khủng bố CNOOC 981?
Tình hình xem ra có vẻ rất phức tạp với ông bạn vàng rất lắt léo này.
Chiều lòng Trung Quốc lúc này sẽ là sai lầm lớn; đừng tưởng sau "Thông tin chung báo chí Việt Nam - Trung Quốc" thì tình hình Biển Đông sẽ tránh được xung đột; nếu Việt Nam kiên định lập trường, thì rất có thể trong tháng 7 tới, Trung Quốc sẽ gây sự (?!).
Bàn thêm của Phamvietdao.net về bản tin này: Đọc bản tin tiếng Anh dưới đây có nội dung hoàn toàn trái ngược với bản tin tiếng Việt được công bố trên Đài CRI cho thấy sự tráo trở của Trung Quốc trong lĩnh vực thông tin tệ hại tới mức nào !
Chiều lòng Trung Quốc lúc này sẽ là sai lầm lớn; đừng tưởng sau "Thông tin chung báo chí Việt Nam - Trung Quốc" thì tình hình Biển Đông sẽ tránh được xung đột; nếu Việt Nam kiên định lập trường, thì rất có thể trong tháng 7 tới, Trung Quốc sẽ gây sự (?!).
Bàn thêm của Phamvietdao.net về bản tin này: Đọc bản tin tiếng Anh dưới đây có nội dung hoàn toàn trái ngược với bản tin tiếng Việt được công bố trên Đài CRI cho thấy sự tráo trở của Trung Quốc trong lĩnh vực thông tin tệ hại tới mức nào !
Trung Quốc thúc giục sự đồng thuận với Việt Nam trên vấn đề Biển Hoa Nam
Xin Hua (Tân Hoa Xã)
English.news.cn 2011-06-28 22:42:37
Bắc Kinh, ngày 28-6 (Tân Hoa Xã) – Trung Quốc hôm nay thứ Ba đã kêu gọi Việt Nam hãy thực hiện đầy đủ một thỏa thuận song phương trên vấn đề Biển Hoa Nam [Biển Đông] vốn đã đạt được trong thời gian diễn ra chuyến viếng thăm của phái viên đặc biệt của Việt Nam Hồ Xuân Sơn vào tuần trước.
“Chúng tôi cùng với phía Việt Nam đã có những cuộc thảo luận tới cùng trên vấn đề Biển Hoa Nam trong thời gian diễn ra chuyến viếng thăm của phái viên đặc biệt, và hai bên đã thỏa thuận giải quyết những tranh chấp thông qua các cuộc hội đàm hữu nghị và tránh gây nên những động thái có thể làm trầm trọng thêm hay gây nên phức tạp cho vấn đề,” theo lời Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi tại một cuộc họp báo ngắn.
Cả hai nước đều phản đối những thế lực bên ngoài can dự vào tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam và nguyện sẽ tích cực hướng dẫn công luận và ngăn ngừa (guard against …) những lời bình luận hoặc hành động làm tổn hại tới tình hữu nghị và sự tin cậy giữa nhân dân hai nước, ông Hồng Lỗi nói.
“Chúng tôi hy vọng phía Việt Nam cũng như chúng tôi sẽ thực hiện đầy đủ sự nhất trí và có được những nỗ lực gìn giữ hòa bình và ổn định trên Biển Hoa Nam,” ông Hồng Lỗi nhận xét.
Trong thời gian diễn ra chuyến viếng thăm mới kết thúc vừa qua của ông Hồ Xuân Sơn, cũng là Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam, ông đã gặp Ủy viên Hội đồng Nhà nước Đới Bỉnh Quốc và đã tiến hành các cuộc trao đổi với Thứ trưởng Ngoại giao Trương Chí Quân.
Hai bên đã thỏa thuận cùng đẩy nhanh các cuộc hội đàm về một hiệp định về những nguyên tắc cơ bản hướng tới giải quyết những tranh chấp trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam, đảm bảo hành động nỗ lực hơn để ký kết một thỏa thuận càng sớm càng tốt, theo như một bản thông cáo báo chí từ Bộ Ngoại giao về cuộc họp giữa ông Đới và ông Hồ Xuân Sơn.
Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố về chủ quyền không thể tranh cãi của mình tại các hòn đảo trên Biển Hoa Nam và những vùng biển xung quanh các hòn đảo này.
Những hồ sơ lịch sử của Trung Quốc đã cho thấy rằng năm 1958, chính phủ Trung Quốc đã khẳng định các hòn đảo trên Biển Hoa Nam như là bộ phận thuộc lãnh thổ quốc gia của Trung Quốc, và kế đó Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng đã bày tỏ sự tán đồng trong bức thư ngoại giao ngắn của mình gửi tới Thủ tướng khi đó là ông Chu Ân Lai.
Chưa từng có sự bất đồng nào từ bất cứ quốc gia nào đối với chủ quyền của Trung Quốc trên khu vực này cho tới những năm 1970, khi các nước bao gồm Việt Nam và Philippines tuyên bố chủ quyền từng phần ở đây.
Sau những cuộc đàm phán và tranh chấp kéo dài, ông Đặng Tiểu Bình đã khởi xướng đề xuất của mình về vấn đề đặt qua một bên những tranh chấp và đề nghị cùng nhau khai thác trong khu vực này.
Tháng 11 năm 2002, Trung Quốc và Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ASEAN gồm 10 nước đã thông qua một bản Tuyên bố về Cách ứng xử trên Biển Hoa Nam, để đặt ra một cơ sở chính trị cho sự hợp tác thương mại có thể trong tương lai giữa Trung Quốc và ASEAN cũng như hòa hình và ổn định lâu dài trong khu vực.
Tháng 3 năm 2005, ba công ty dầu khí Trung Quốc, Việt Nam và Philippines đã ký kết một bản thỏa thuận tay ba có tính bước ngoặt tại Manila nhằm cùng nhau khai thác các nguồn dầu và khí gas tại vùng Biển Hoa Nam đang tranh chấp.
Người dịch: Ba Sàm
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011
------------------
*****
Mắc mưu bọn Hán man rợ thì chỉ có mất nước! Lịch sử hơn 4000 năm của dân tộc ta không có chỗ cho sự sợ hãi bọn Hán man rợ!
Trả lờiXóaTàu sân bay của Tung của "Bảo dưỡng kỹ thuật" có thể là đòn gió để TC đánh đường bộ?
Trả lờiXóa