Nguồn: Vietnamnet.vn
Cập nhật lúc 08/06/2011 11:07:22 PM (GMT+7)
Tối 8-6, thủ tướng chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã có phát biểu và tuyên bố: “Tiếp tục khẳng định chủ quyền không thể tranh cải của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”. Đồng thời, thủ tướng khẳng định: “Nhân dân Việt Nam, đất nước Việt Nam có đủ ý chí quyết tâm và sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc để giữ gìn, bảo vệ các vùng biển và hải đảo của mình”.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại thành phố Nha Trang tối 08.6.2011 và được truyền hình trực tiếp. Ảnh: Trúc Nam Sơn |
Đó là phát biểu của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi mit-tinh quốc gia bế mạc Tuần lễ Biển và hải đảo Việt Nam năm 2011 cùng các hoạt động hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới (8.6), diễn ra tại thành phố biển Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa tối 8.6.2011.
Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam được tổ chức tại thành phố biển Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa – một thành phố du lịch xinh đẹp và danh tiếng. Thành phố năng động, có nhiều tiềm năng phát triển của tỉnh Khánh Hòa và Nam Trung bộ của nước ta. Tôi đánh giá cao việc Bộ Tài nguyên và môi trường – UBND tỉnh Khánh Hòa và TW Đoàn TNCS HCM và các bộ ngành, đoàn thể đã phối hợp tổ chức sự kiện quan trọng này. Đây chính là dịp để một lần nữa chúng ta khẳng định ý chí quyết tâm bảo vệ các vùng biển, hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc, hưởng ứng các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, gìn giữ môi trường biển vì sự phát triển bền vững của hành tinh chúng ta.
Nhân sự kiện trọng đại này chúng ta cần tiếp tục khẳng định và tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ quan trọng sau đây:
Tiếp tục khẳng định mạnh mẽ và thể hiện ý chí quyết tâm cao nhất của toàn đảng, toàn dân, toàn quân ta trong việc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển và hải đảo của Tổ quốc. Từ bao đời nay, tiếp nối liên tục qua rất nhiều thế hệ, ông cha ta đã đổ biết bao công sức và cả máu xương để giữ gìn, bảo vệ các vùng biển và hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Ngày nay chúng ta cần vận dụng sáng tạo những bài học của lịch sử, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, nêu cao chính nghĩa, lẽ phải, phát huy nội lực, đi đôi với tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo và các hoạt động kinh tế biển. Tiếp tục khẳng định chủ quyền không thể tranh cải của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Khẳng định chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam đối với các vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hiệp quốc.
Nhân dân Việt Nam, đất nước Việt Nam có đủ ý chí quyết tâm và sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc để giữ gìn, bảo vệ các vùng biển và hải đảo của mình.
Chúng ta kiên trì chủ trương giải quyết các tranh chấp ở biển Đông bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hiệp quốc, đồng thời phản đối mạnh mẽ và kiên quyết đấu tranh với các hoạt động vi phạm chủ quyền và lợi ích chính đáng trên biển của chúng ta.
Trong khi kiên trì đàm phán, trong khi kiên trì phấn đấu tìm kiếm một giải pháp cơ bản và lâu dài, Việt Nam yêu cầu các bên liên quan kiềm chế, không có các hoạt động làm phức tạp thêm tình hình ở biển Đông, tuân thủ cam kết giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982 và năm nguyên tắc chung sống hòa bình, tăng cường các nỗ lực, xây dựng lòng tin, hợp tác đa phương về an toàn biển, nghiên cứu khoa học, chống tội phạm, cùng nhau nghiêm chỉnh thực hiện tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) ký năm 2002 giữa một bên là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và một bên là Trung Quốc; hướng tới xây dựng bộ qui tắc ứng xử (COC), để biển Đông thực sự là vùng biển hòa bình, ổn định, hữu nghị và phát triển vì lợi ích tất cả các nước trong khu vực; vì an ninh chung của khu vực và trên toàn thế giới.
Giữ vững chủ quyền lãnh thổ, giữ vững ổn định ở biển Đông là những vấn đề mang tính toàn cục. Việc xử lý các vấn đề nảy sinh ở biển Đông cần đặt trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước và trong chính sách đối ngoại hòa bình, độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế; không để các thế lực phản động tìm cách lợi dụng, công kích chống phá sự lãnh đạo của đảng và nhà nước, xuyên tạc, chia rẽ quan hệ quốc tế giữa nước ta và các nước liên quan.”
Hoàn thiện cơ chế chính sách và luật pháp về biển đảo
Liên quan đến phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường biển, đảo Việt Nam, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu ra thêm các nhiệm vụ phải thực hiện tốt. Trong đó, có nhiệm vụ: “Tiếp tục hoàn thiện hệ thống, cơ chế chính sách và luật pháp về lĩnh vực biển, đảo, quản lý tài nguyên và môi trường biển, hình thành cơ sở pháp lý đồng bộ và tổ chức thực hiện có hiệu quả để quản lý chặt chẽ, giữ gìn và khai thác có hiệu quả các nguồn lợi từ biển, đảo cho sự nghiệp phát triển của đất nước, vì lợi ích của nhân dân.”
Đồng thời, cần phải:“Có chính sách thích hợp để hình thành các doanh nghiệp mạnh đồng thời huy động các thành phần kinh tế trong nước và nguồn lực quốc tế để khai thác hiệu quả các tiềm năng về biển và hải đảo, đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách nhà nước; tăng nhanh tỷ trọng của kinh tế biển vào tăng trưởng của cả nền kinh tế. Tăng cường và thực thi có hiệu quả các biện pháp đồng bộ để bảo vệ ngư dân, các lực lượng làm kinh tế và các hoạt động hợp pháp trong các vùng biển, đảo của của Tổ quốc”.
Thủ tướng nói: “Trong phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế biển nói riêng phải gắn với với bảo vệ môi trường, phải lấy phòng ngừa ô nhiễm làm phương châm hành động. Phải loại bỏ tư tưởng chạy theo lợi ích trước mắt mà coi nhẹ việc bảo vệ và tái tạo môi trường. Phải huy động tối đa và đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư cho bảo vệ môi trường, đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên biển và hải đảo”.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam sẽ: “Tiếp tục mở rộng và tăng cường hợp tác hữu nghị với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới cũng như với các tổ chức quốc tế trong các vấn đề có liên quan đến biển, đảo, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, lợi ích quốc gia và pháp luật quốc tế, bảo đảo an ninh và an toàn hàng hải quốc tế; cùng nhau xây dựng khu vực hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.” |
Trúc Nam Sơn ghi
------------------
*****
Bác Quý ơi, thật tuyệt vời! Trong chuyến thăm Huyện đảo Cô Tô ngày 7.6.2011, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã tuyên bố:
Trả lờiXóa“Nhân dân Việt Nam luôn mong muốn đời đời sống hòa bình với các nước láng giềng. Vì đại cục và vì cuộc sống bình yên của nhân dân, Việt Nam sẽ làm mọi cách để giữ vững hòa bình và tình hữu nghị. Tuy nhiên, nếu cần thì mọi người dân Việt Nam cũng sẵn sàng như bao thế hệ cha ông từ mấy ngàn đời nay hy sinh xương máu để bảo vệ từng tấc đất biển đảo của Tổ quốc!”. Trích nguồn: vtv.vn/Article/Get/Chu-tich-nuoc-tham-huyen-dao-Co-To--a1c00519cb.html
Ko phải 15 vị vua, ai cũng có thể nói được một tuyên ngôn nhân nghĩa mà khảng khái như thế. Xúc động, xin được đặt tuyên ngôn này vào bảng vàng Lịch sử Việt Nam:
1). Nam quốc Sơn hà của Lê Hoàn và Lý Thường Kiệt;
2). Hội nghị Diên Hồng “Sát thát!” thời Trần và 2 câu nói bất hủ của Trần Thủ Độ và Trần Hưng Đạo;
3). Bình Ngô Đại cáo của Lê Lợi và Nguyễn Trãi;
4). “Kẻ nào làm mất một tấc đất của Tổ tiên cho giặc, kẻ đó phải tội chu di!” Lời Lê Thánh Tông;
5). Tuyên ngôn độc lập 2.9.1945 và Lời Hồ Chủ tịch với bộ đội “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước!”
6). Tại Huyện đảo Bạch Long Vĩ ngày 30.4.2010 “Chúng ta không tham một tấc đất của ai nhưng một tấc đất của Tổ quốc cũng không nhân nhượng!” và nay 7.6.2011 là tuyên bố của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết tại Huyện đảo Cô Tô như trên,
thật tuyệt vời!
P/S: a-Theo Thiền sư Lê Mạnh Thát thì Hoàng đế Lê Hoàn cũng đã viết một tuyên ngôn có nội dung như bài Nam quốc Sơn hà mà Lý Thường Kiệt cùng dân quân Đại Việt đã ngân vang trên Sông Như Nguyệt; b- Tôi viết nt là theo trí nhớ, bác chỉnh sửa lại nhé.Thưa bác Nguyễn Hữu Quý, nên chăng chúng ta làm hẳn thành một entry, nhờ sự giúp đỡ, bổ sung, chỉnh lý của các đọc giả (các còm sĩ) con cháu Lạc Hồng thành một Bảng vàng Lời của Lãnh tụ nt cho muôn đời sau? Chúc bác, gia đình và doanh nghiệp mạnh khỏe, an lành, có công ăn viêc làm và bình yên. Thân ái, HBN
P/S: c-Tôi định còm ở bài Chủ tịch Nguyễn Minh Triết nhưng bỗng thấy bác post bài này (?) nên tôi xin bác đăng ở đây, cũng là thêm một ý nữa thỉnh bác và bà con, bởi ngoài lời nói còn phải có tấm lòng, ngoài tấm lòng còn phải có hành động, và nhất là hành động phải có hiệu quả. Muốn thế Lãnh tụ phải được Lòng dân! HBN
Le lói trong tôi một chút tin mừng
Trả lờiXóaThủ tướng nhớ về tinh thần dân tộc
Sau hai tuần (còn hơn là im nốt)
Từ ngày quân Tàu vào quậy ở biển ta.
Thanh niên quèn.
Cảm ơn bác Hoàng Bình Nguyên, bác có ý kiến rất hay.
Trả lờiXóaTừ hôm viết bài "Kính cáo", chủ Blog định xin phép đọc giả để đóng hộp comment, nhưng suy nghĩ rất nhiều, vì sợ thiếu đi những thiện ý đẹp như thế này của đọc giả; vì vậy mong rằng, các bác còm nội dung vừa phải; vì chủ Blog đang trong hoàn cảnh "nhạy cảm".
Trí nhớ của bác cũng giống em, còn chi tiết hơn thì phải tra lại sách, hoặc google mới chính xác từng lời nói.
Chủ Blog xem bài diễn văn của Thủ tướng như là một lời tuyên bố, rất mừng.Tuy nhiên, phải biến thành hành động thông qua các quyết sách ngay từ bây giờ thì mới tin tưởng được.