Nguồn: thanhnien.com.vn
27/06/2011 0:19
Lời tòa soạn: Ngày 23.6, Báo Thanh Niên phát động chương trình “Đồng hành với ngư dân trẻ ra khơi”, trong đó có dự định hằng năm tổ chức cuộc thi “Cha tôi là ngư dân” nhằm khơi gợi lòng tự hào của những học sinh là con của ngư dân đang ngày đêm bám biển, góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Ngay sau đó, Thanh Niên nhận được lá thư này từ ông Andre Menras (Hồ Cương Quyết), người có 2 quốc tịch Việt - Pháp. Ông Andre Menras vừa thực hiện bộ phim rất xúc động về ngư dân tại Bình Châu và Lý Sơn, các nhân vật trong phim là những bà vợ góa và những đứa trẻ mồ côi cha (là những ngư dân mất tại vùng biển Hoàng Sa của Tổ quốc). Một trong số những đứa trẻ này đã viết thư kể hoàn cảnh mình cho ông Andre Menras.
Được sự đồng ý của ông, Thanh Niên xin trích đăng lại nội dung lá thư đầy cảm xúc của em Lê Thị Thanh Thanh - học sinh lớp 10B1, trường THPT Lý Sơn (ngụ tại khu dân cư số 1, thôn Đông, An Vĩnh, Lý Sơn, Quảng Ngãi), khi biết cha mình là thuyền trưởng Lê Minh Tân bị mất tích trên vùng biển Hoàng Sa vào tháng 12.2010.
Lý Sơn ngày 19.4.2011
Chào các cô chú, anh chị kính mến!
Chắc có lẽ mọi người đang nhộn nhịp với cuộc sống, công việc của mình đúng không ạ? Em mong mọi người sẽ bỏ chút thời gian quý báu của mình để đọc những dòng suy nghĩ, tâm tư của em trong lá thư này. Và em mong sau khi đọc xong, mọi người sẽ hiểu, đồng cảm và giúp đỡ em. Để em và anh trai gạt đi nỗi đau và nước mắt, sự thiếu thốn lúc này, để đứng lên và tiếp tục thực hiện ước mơ của mình.
hNgày 15.11 âm lịch, cha em là Lê Minh Tân cùng chiếc tàu cá QNg 66192Ts tiếp tục ra đi hành nghề trên quần đảo (Hoàng Sa). Thế là nơi xa xôi hẻo lánh ấy, lại thấp thoáng những con người Lý Sơn và lá cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc Việt Nam. Trước khi cha đi, em đã lặng lẽ bỏ vào túi cha một chú chim hạc tuy không đẹp nhưng mong cha sẽ bình yên trở về. Chờ đợi mỏi mòn hơn 4 tháng, niềm hy vọng trong em bắt đầu vỡ tan và em bắt đầu phải chấp nhận một thực tế, một sự thật quá phũ phàng, đau đớn. Đó là cha em sẽ không trở về nữa rồi. Tim em bắt đầu cảm thấy đau... nó như có ai đó đâm vào. Rất đau, đau đến nỗi em phải ngã gục, không đứng lên được nữa. Vì em quá sốc khi chấp nhận điều này... Lúc còn sống, cha là người cho em niềm tin, nghị lực sống, để vượt qua khó khăn, vượt qua chính mình để tiếp tục thực hiện ước mơ.
Em Lê Thị Thanh Thanh với nỗi đau mất cha - Ảnh: Lê Hưng |
Lý Sơn ngày 19.4.2011
Chào các cô chú, anh chị kính mến!
Chắc có lẽ mọi người đang nhộn nhịp với cuộc sống, công việc của mình đúng không ạ? Em mong mọi người sẽ bỏ chút thời gian quý báu của mình để đọc những dòng suy nghĩ, tâm tư của em trong lá thư này. Và em mong sau khi đọc xong, mọi người sẽ hiểu, đồng cảm và giúp đỡ em. Để em và anh trai gạt đi nỗi đau và nước mắt, sự thiếu thốn lúc này, để đứng lên và tiếp tục thực hiện ước mơ của mình.
Báo Thanh Niên trích một ngày lương cho chương trình “Đồng hành với ngư dân trẻ ra khơi” Để góp phần tích cực hỗ trợ những ngư dân trẻ đang gặp khó khăn, BBT Báo Thanh Niên quyết định trích một ngày lương của CB, PV và CNV Báo Thanh Niên để đưa vào chương trình “Đồng hành với ngư dân trẻ ra khơi” do báo khởi xướng. BBT Báo Thanh Niên cũng tiếp tục kêu gọi bạn đọc gần xa cùng chung tay góp sức để chương trình có thể hỗ trợ, giúp đỡ cho nhiều ngư dân trẻ an tâm bám biển, qua đó khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. |
Nhưng giờ cha em đã mất. Nhiều lúc ngồi một mình, em lại lặng lẽ gấp những con hạc giấy, những chiếc thuyền, viết lên những điều mình mong ước. Những giọt nước mắt lại rơi cay nồng hai khóe mi, em không hiểu sao mình vẫn khóc. Chắc bởi vì quá cô đơn, quá đau hay quá nhớ cha nữa. Tim đau xiết lại, nước mắt lại tuôn rơi khi em nhìn về phía biển, nhìn về những thứ đang mặc cảm với mình, vì nó đã cướp đi người thân yêu nhất. Cha em ra đi mang theo tất cả những gì quý giá nhất của em. Đó là tình thương yêu, tài sản, tinh thần... Chiếc tàu trị giá 400 triệu nay đã mất, đã chôn vùi nơi Hoàng Sa, thân xác cha giờ đây đang tan rã với biển cả. Suốt cuộc đời cha sống với biển, với Hoàng Sa. Cứ mỗi lần cha đi từ Hoàng Sa về, tâm hồn em lại đau đáu, muốn nghe cha kể chuyện, lại tiếp xúc với địa lý. Em giờ đã biết Hoàng Sa, nơi có nhiều đảo nổi. Cha em đã mất nhưng niềm tự hào về cha, em vẫn mãi không quên. Từ khi cha mất, gia đình em trở nên rất khó khăn. Anh trai em là Lê Nhật Vương, là sinh viên Đại học Quy Nhơn. Vì anh trai còn học nên không thể giúp đỡ trực tiếp về vấn đề tài chính cho gia đình. Nhà chỉ còn em và mẹ. Ngoài việc học ở trường và học võ em lại phụ giúp mẹ. Có khi trưa không được ăn cơm để đi học, tối 8 giờ mới nấu cơm. Mẹ và em không bao giờ để mất một công việc nào trong ngày. Thay nhau đi làm thuê, làm mướn để kiếm tiền mưu sinh. Đôi khi em phải đi học trễ, xin về sớm để phụ giúp công việc với mẹ. Em là một lớp phó học tập, một bí thư chi đoàn, nên em phải cố gắng để đi học đều đặn. Cứ mỗi lần ngồi lặng lẽ một mình, em lại khóc, khóc vì nhà thiếu nợ quá nhiều, vì mẹ đã tiều tụy, khóc vì mình không nhìn thấy nụ cười của cha. Khi cha còn sống, em hay cùng cha đi giữ phà ở cảng biển, cùng cha ngồi câu cá trên mũi tàu. Cha hay kể chuyện về Hoàng Sa lắm. Kể về phong cảnh, vẻ đẹp của Hoàng Sa và những người hy sinh tại nơi ấy. Cha còn nói: “Con à, mình là dân biển đảo, bất kỳ ở đâu hễ là của Việt Nam thì cứ đến. Vì thế cha sẽ đi Hoàng Sa lần nữa”. Ôi cha ơi! Cha ơi! Con yêu cha nhiều lắm. Giá như cha còn thì hay biết mấy. Con sẽ mạnh dạn mà nói rằng: “Tuy con là con gái, nhưng con cũng là dân biển, cũng là người Việt Nam, con sẽ làm việc gì đó, dù nhỏ nhoi không ai biết đến, nhưng con sẽ cố gắng học, học thật giỏi, để một ngày nào đó con được đến Hoàng Sa và được nói câu: “Hoàng Sa là của Việt Nam, Hoàng Sa ta đã đến rồi đây”.
Cha em mất nhưng cũng là niềm tự hào của em, của người dân Lý Sơn. Cha là niềm vinh dự, tấm gương sáng để em noi theo. Dù cha em đã mất nhưng em sẽ cố gắng học để mai sau có thể lại thấp thoáng người dân Lý Sơn, người Việt Nam và vẫn còn đâu đó lá cờ của Tổ quốc thân yêu và khẳng định Hoàng Sa là của Việt Nam.
Gia đình em đang gặp khó khăn rất nhiều về tài chính, tinh thần. Em mong mọi người sẽ giúp đỡ để gia đình em vượt qua nỗi đau này, và em, anh trai em lại có điều kiện để thực hiện ước mơ của mình.
Em xin cám ơn!
Kính thư!
Lê Thị Thanh Thanh (học sinh lớp 10B1 trường THPT Lý Sơn)
Cha em mất nhưng cũng là niềm tự hào của em, của người dân Lý Sơn. Cha là niềm vinh dự, tấm gương sáng để em noi theo. Dù cha em đã mất nhưng em sẽ cố gắng học để mai sau có thể lại thấp thoáng người dân Lý Sơn, người Việt Nam và vẫn còn đâu đó lá cờ của Tổ quốc thân yêu và khẳng định Hoàng Sa là của Việt Nam.
Gia đình em đang gặp khó khăn rất nhiều về tài chính, tinh thần. Em mong mọi người sẽ giúp đỡ để gia đình em vượt qua nỗi đau này, và em, anh trai em lại có điều kiện để thực hiện ước mơ của mình.
Em xin cám ơn!
Kính thư!
Lê Thị Thanh Thanh (học sinh lớp 10B1 trường THPT Lý Sơn)
------------------
*****
Đau lòng quá!
Trả lờiXóa