Nguyễn Hữu Quý
không dám nhìn thẳng vào sự thật thì hậu quả sẽ không lường hết được
Ngày 26/6/2011, TTXVN đưa tin “Thông tin báo chí chung Việt Nam và Trung Quốc”, ở một góc nhìn các nhân, xin có đôi lời bình luận như sau:
1. Đây là chuyến đi âm thầm, không được báo chí đưa tin của Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn; điều này không phản ảnh tâm thế ngoại giao giữa hai quốc gia có quan hệ bình đẳng.
Chuyến đi của một vị Thứ trưởng ngoại giao để “chuyển ý kiến của lãnh đạo Việt Nam” [tức là chuyển ý kiến của cấp trên], nhưng kết quả lại được ra thông tin báo chí chung giữa hai Nhà nước. Vậy thì đây có phải là một văn bản phù hợp về thể thức ngoại giao?
Nhận định về việc này, trong bản tin sáng 27/6, Nhật báo Ba Sàm viết:
Có điều, nếu thực sự có một bản “chung” đó thì ắt tối thiểu phải có toàn văn bằng 2 thứ tiếng Việt, Hoa. Vậy sao không thấy TTXVN đăng toàn văn (chuyện tày đình đâu phải tiếng nó viết vậy, rồi dịch vòng vo, chữ tác đánh chữ tộ được)? Và rất nhiều dấu hỏi khác nữa chắc sẽ nảy sinh thêm trong mấy ngày tới.
Và như để khẳng định rằng, đây không phải là một “Thông tin báo chí chung”, Nhật báo Ba Sàm đưa ra dẫn chứng:
Và đây là bản tiếng Anh của tờ báo đảng CSTQ Nhân dân Nhật báo, chỉ viện dẫn thông tin từ Tân hoa xã, nhưng cũng không nói gì tới “thông tin báo chí chung”: China, Vietnam to ease tensions through talks.
Tóm lại, việc chọn hình thức văn bản dưới dạng “Thông tin báo chí chung” như của TTXVN, vừa không phản ảnh đúng thực chất của vấn đề, đồng thời TTXVN vừa làm khó cho Việt Nam trong việc xử lý các vấn đề tiếp theo sẽ rất phức tạp trong tranh chấp Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Qua đây, phía Trung Quốc sẽ nhìn nhận vấn đề rằng, Việt Nam đang rất sợ Trung Quốc (?!).
2. Đặc biệt, người đọc Việt Nam rất ngỡ ngàng với đoạn nhận định tình trong nội dung trong bản “Thông tin báo chí chung”, đó là nội dung:
Hai bên cho rằng, quan hệ Việt-Trung phát triển lành mạnh, ổn định, đáp ứng nguyện vọng chung và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước Việt-Trung, có lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực.
Rõ ràng, đây là một nhận định không đúng với tình hình thực tiễn đã diễn ra trong thời gian qua trong quan hệ giữa hai nước; đặc biệt là những vấn đề trên Biển Đông và những phát biểu rất ngạo mạn từ phía Trung Quốc.
Cùng với nhận định trên đây, trong bản tin sáng 27/6, Nhật báo Ba Sàm đặt câu hỏi:
[…] khi mà chính phía TQ chủ động liên tiếp gây hấn, vu vạ, cho tới việc ngay trong những ngày hai bên trao đổi để đưa ra bản “thông tin chung” đầy những lời lẽ hữu nghị như chưa có gì xảy ra, thì phía TQ liên tiếp có những động thái ngạo ngược, từ bài viết trên tờ Hoàn cầu Thời báo của đảng CSTQ cho tới tuyên bố đe dọa cho VN “một bài học” của một viên tướng làm ta nhớ tới hành động xâm lược dã man của “bè lũ bành trướng bá quyền Bắc Kinh” năm 1979.
Theo chủ quan tôi nhận định rằng, đây chính là một văn bản do Trung Quốc soạn sẵn, trong khi Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn chỉ việc đặt bút ký vào mà thôi.
Thiển nghĩ, khi các học giả quốc tế nếu đọc văn bản này, đặc biệt là đoạn nói trên, họ sẽ rất coi thường Lãnh đạo Việt Nam. Mình đã không tôn trọng mình, thì đừng mong điều đó ở người khác dành cho mình, đơn giản chỉ là như thế.
3. Trong quan hệ Việt-Trung từ mấy mươi năm qua, Việt Nam luôn luôn bị Trung Quốc lừa phỉnh bằng hai từ “hữu nghị”; và lần này cũng không là ngoại lệ đối với việc giải quyết các vấn đề trên Biển Đông qua nội dung sau:
Hai bên khẳng định, cần tích cực thực hiện nhận thức chung của lãnh đạo hai nước, giải quyết hòa bình các bất đồng trên biển giữa hai nước thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị; áp dụng biện pháp có hiệu quả, cùng nhau duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông;
Một vấn đề nữa trong nội dung trên là ở ý thứ hai:
áp dụng biện pháp có hiệu quả, cùng nhau duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông;
Rõ ràng là, theo nội dung trên, ta đều hiểu rằng, để “duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông”, thì Việt Nam buộc phải nhượng bộ Trung Quốc.
Trước sự việc này, thiết nghĩ Việt Nam cần thể hiện một tinh thần mà như GS.TS Hồ Trọng Ngũ đã phát biểu trong một bài viết, đang được báo Vietnamnet làm tựa “Phát ngôn trong ngày”, như sau:
Giáo sư, Tiến sĩ Hồ Trọng Ngũ:
1. Đây là chuyến đi âm thầm, không được báo chí đưa tin của Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn; điều này không phản ảnh tâm thế ngoại giao giữa hai quốc gia có quan hệ bình đẳng.
Chuyến đi của một vị Thứ trưởng ngoại giao để “chuyển ý kiến của lãnh đạo Việt Nam” [tức là chuyển ý kiến của cấp trên], nhưng kết quả lại được ra thông tin báo chí chung giữa hai Nhà nước. Vậy thì đây có phải là một văn bản phù hợp về thể thức ngoại giao?
Nhận định về việc này, trong bản tin sáng 27/6, Nhật báo Ba Sàm viết:
Có điều, nếu thực sự có một bản “chung” đó thì ắt tối thiểu phải có toàn văn bằng 2 thứ tiếng Việt, Hoa. Vậy sao không thấy TTXVN đăng toàn văn (chuyện tày đình đâu phải tiếng nó viết vậy, rồi dịch vòng vo, chữ tác đánh chữ tộ được)? Và rất nhiều dấu hỏi khác nữa chắc sẽ nảy sinh thêm trong mấy ngày tới.
Và như để khẳng định rằng, đây không phải là một “Thông tin báo chí chung”, Nhật báo Ba Sàm đưa ra dẫn chứng:
Và đây là bản tiếng Anh của tờ báo đảng CSTQ Nhân dân Nhật báo, chỉ viện dẫn thông tin từ Tân hoa xã, nhưng cũng không nói gì tới “thông tin báo chí chung”: China, Vietnam to ease tensions through talks.
Tóm lại, việc chọn hình thức văn bản dưới dạng “Thông tin báo chí chung” như của TTXVN, vừa không phản ảnh đúng thực chất của vấn đề, đồng thời TTXVN vừa làm khó cho Việt Nam trong việc xử lý các vấn đề tiếp theo sẽ rất phức tạp trong tranh chấp Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Qua đây, phía Trung Quốc sẽ nhìn nhận vấn đề rằng, Việt Nam đang rất sợ Trung Quốc (?!).
2. Đặc biệt, người đọc Việt Nam rất ngỡ ngàng với đoạn nhận định tình trong nội dung trong bản “Thông tin báo chí chung”, đó là nội dung:
Hai bên cho rằng, quan hệ Việt-Trung phát triển lành mạnh, ổn định, đáp ứng nguyện vọng chung và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước Việt-Trung, có lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực.
Rõ ràng, đây là một nhận định không đúng với tình hình thực tiễn đã diễn ra trong thời gian qua trong quan hệ giữa hai nước; đặc biệt là những vấn đề trên Biển Đông và những phát biểu rất ngạo mạn từ phía Trung Quốc.
Cùng với nhận định trên đây, trong bản tin sáng 27/6, Nhật báo Ba Sàm đặt câu hỏi:
[…] khi mà chính phía TQ chủ động liên tiếp gây hấn, vu vạ, cho tới việc ngay trong những ngày hai bên trao đổi để đưa ra bản “thông tin chung” đầy những lời lẽ hữu nghị như chưa có gì xảy ra, thì phía TQ liên tiếp có những động thái ngạo ngược, từ bài viết trên tờ Hoàn cầu Thời báo của đảng CSTQ cho tới tuyên bố đe dọa cho VN “một bài học” của một viên tướng làm ta nhớ tới hành động xâm lược dã man của “bè lũ bành trướng bá quyền Bắc Kinh” năm 1979.
Theo chủ quan tôi nhận định rằng, đây chính là một văn bản do Trung Quốc soạn sẵn, trong khi Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn chỉ việc đặt bút ký vào mà thôi.
Thiển nghĩ, khi các học giả quốc tế nếu đọc văn bản này, đặc biệt là đoạn nói trên, họ sẽ rất coi thường Lãnh đạo Việt Nam. Mình đã không tôn trọng mình, thì đừng mong điều đó ở người khác dành cho mình, đơn giản chỉ là như thế.
3. Trong quan hệ Việt-Trung từ mấy mươi năm qua, Việt Nam luôn luôn bị Trung Quốc lừa phỉnh bằng hai từ “hữu nghị”; và lần này cũng không là ngoại lệ đối với việc giải quyết các vấn đề trên Biển Đông qua nội dung sau:
Hai bên khẳng định, cần tích cực thực hiện nhận thức chung của lãnh đạo hai nước, giải quyết hòa bình các bất đồng trên biển giữa hai nước thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị; áp dụng biện pháp có hiệu quả, cùng nhau duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông;
Một vấn đề nữa trong nội dung trên là ở ý thứ hai:
áp dụng biện pháp có hiệu quả, cùng nhau duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông;
Rõ ràng là, theo nội dung trên, ta đều hiểu rằng, để “duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông”, thì Việt Nam buộc phải nhượng bộ Trung Quốc.
Trước sự việc này, thiết nghĩ Việt Nam cần thể hiện một tinh thần mà như GS.TS Hồ Trọng Ngũ đã phát biểu trong một bài viết, đang được báo Vietnamnet làm tựa “Phát ngôn trong ngày”, như sau:
Giáo sư, Tiến sĩ Hồ Trọng Ngũ:
“Các sự việc xảy ra vừa rồi nằm trong chuỗi các hành vi được tính toán sẵn và Trung Quốc muốn xúi bẩy Việt Nam trả đũa để lấy cớ thực hiện các can thiệp quân sự thô bạo hơn. Chúng ta đã kiềm chế và kiên trì giải pháp hòa bình để không mắc mưu Trung Quốc. Nhưng kiềm chế không phải là khoanh tay cho Trung Quốc muốn làm gì thì làm”.
4. Một lần nữa ta lại thấy “tình hữu nghị” được Trung Quốc ưa dùng qua đoạn viết của “Thông tin báo chí chung”, như sau:
[…] tăng cường định hướng đúng đắn dư luận, tránh lời nói và hành động làm tổn hại đến tình hữu nghị và lòng tin của nhân dân hai nước;
Việc Trung Quốc buộc cả một “nền báo chí cách mạng Việt Nam” phải câm lặng trong những năm qua là một thắng lợi vô cùng to lớn của Trung Quốc; và một thất bại vô cùng cay đắng của Việt Nam.
Việc TTXVN dùng từ “tụ tập” thay cho khái niệm “biểu tình” để thanh minh trước dư luận (thực chất là để thanh minh với Trung Quốc); các trang mạng đã có nhiều bình luận về việc này; rõ ràng, đây là việc làm không thể chấp nhận được.
Việc “tránh lời nói và hành động làm tổn hại đến tình hữu nghị…” như đã nêu trên, chứng tỏ Trung Quốc yêu cầu Việt Nam không cho phép các cuộc biểu tình chống Trung Quốc gây hấn như đã diễn ra vừa qua.
Một khi lòng yêu nước của nhân dân không được phát huy đúng lúc trước họa xâm lăng, thì hậu quả đến với đất nước sẽ không lường hết được.
27.6.2011
4. Một lần nữa ta lại thấy “tình hữu nghị” được Trung Quốc ưa dùng qua đoạn viết của “Thông tin báo chí chung”, như sau:
[…] tăng cường định hướng đúng đắn dư luận, tránh lời nói và hành động làm tổn hại đến tình hữu nghị và lòng tin của nhân dân hai nước;
Việc Trung Quốc buộc cả một “nền báo chí cách mạng Việt Nam” phải câm lặng trong những năm qua là một thắng lợi vô cùng to lớn của Trung Quốc; và một thất bại vô cùng cay đắng của Việt Nam.
Việc TTXVN dùng từ “tụ tập” thay cho khái niệm “biểu tình” để thanh minh trước dư luận (thực chất là để thanh minh với Trung Quốc); các trang mạng đã có nhiều bình luận về việc này; rõ ràng, đây là việc làm không thể chấp nhận được.
Việc “tránh lời nói và hành động làm tổn hại đến tình hữu nghị…” như đã nêu trên, chứng tỏ Trung Quốc yêu cầu Việt Nam không cho phép các cuộc biểu tình chống Trung Quốc gây hấn như đã diễn ra vừa qua.
Một khi lòng yêu nước của nhân dân không được phát huy đúng lúc trước họa xâm lăng, thì hậu quả đến với đất nước sẽ không lường hết được.
27.6.2011
------------------
*****
Đọc xong thì chỉ có thể nói gọn bằng một chữ : BUỒN
Trả lờiXóaDam chop bu da bi Tau khua cay Sinh Tu Phu roi,khong ton 1 vien dan,1 giot mau,Tau khua da dat duoc muc dich.
Trả lờiXóa1.Hãy xem Trung Quốc đã biến Đảng Cộng sản Căm-Pu-Chia thành một Đảng gì? Căm-Pu-Chia xây dựng chủ nghĩa xã hội thế nào duới thời Tổng bí thư Pon Pot?
Trả lờiXóa2. Hãy đọc bài của đồng chí Lê Duẩn và Đại tướng Võ Nguyên Giáp về bọn phản động, bành trướng Trung Quốc.
3. Hãy xem Lãnh đạo Trung Quốc từ khi nắm được quyền lãnh đạo đất nước, họ đã:
+ Tiến hành đại nhảy vọt.
+ Toàn dân làm gang thép.
+ Toàn dân diệt chim sẻ.
+ Đại cách mạng văn hóa, làm hàng chục triệu người chết.
+ Phê phán Lâm Bưu, Khổng tử.
+ Giết chết những nhà Lãnh đạo thân cận với Mao Trạch Đông: Lưu Thiếu Kỳ, Lâm Bưu, Bành Đức Hoài,... trong đó 3 lần tống tù chính Đặng Tiểu BÌnh.
+Gây nên các cuộc chiến tranh biên giới với hầu hết các nước láng giềng.
+ Ký thông cáo chung Thượng hải với Mỹ, hy sinh quyền lợi của dân tộc Việt nam.
+ Đàn áp sinh viên tại Thiên An môn giết chế hàng ngàn người.
+ Hãy nìn những gì mà Trung quốc ứng xử với Việt nam và các nước láng giềng trong thời gian qua, từ đó:
- Nhân dân Việt nam luôn đề cao cảng giác trước mọi lời nói và hành động của Trung Quốc, không nghe những gì Trung Quốc nói, hãy nhìn những gì Trung quốc làm và sắp làm để ứng phó.
- Hửng ứng lời Tuyên bố 25-6 của trí thức và nhân sỹ Việt nam trước hiện tình đất nước hiện nay.
- Kêu gọi Lãnh đạo Việt nam hãy vì lợi ích dân tộc làm trọng, không đặt lợi ích của hai Đảng lên trên lợi ích dân tộc để hành xử công việc.