++ Hãy đến với nhau bằng tấm lòng trung thực!++

Thứ Hai, 27 tháng 6, 2011

Báo chí Hồng Kông: Nếu khai chiến trên biển Đông, Hoa lục có thể sẽ thua Việt Nam


Bàn thêm: Vì không có "cửa" thắng Việt Nam, lại gặp Mỹ cứng rắn qua bài phát biểu của Jonh M.Cain hôm 20/6, cùng với việc bị các nhà khoa học phản đối kịch liệt tại Hội thảo về Biển Đông tổ chức tại Mỹ từ 20-21/6; Trung cộng buộc phải điều chỉnh chiến thuật.

Vì thế gợi ý để Việt Nam đưa ngay Hồ Xuân Sơn - Thứ trưởng Ngoại giao sang với lý do... "chuyển ý kiến của lãnh đạo"...

Sự khôn ngoan của Bắc Kinh là chỗ đó.

Trên thực tế, Trung cộng rất sợ cuộc chiến này được hiểu theo nhiều phương diện khác nhau.

Trong bài viết: Trung Cộng sẽ đặt giàn khoan “khủng bố” 981 tại vị trí nào trên Biển Đông? (phần kết); chủ Blog tôi đã tự tin nhận định rằng:

Cái thiếu của Việt Nam lúc này, có chăng là cơ số máy bay, đạn dược; nếu đảm bảo đủ yếu tố này, thì với vị trí chiến lược, chiến trường ở xa Trung Cộng… (khi chúng chưa kịp bố trí máy bay, tên lửa chiến lược K-300P Bastion… trên CNOOC 981) đảm bảo cho Việt Nam một chiến thắng dòn giã, vang dội.
------------------------
 
Một số tờ báo của Hồng Công gần đây như "Đại công báo", “Văn Hối”, “Đông phương” và nguyệt san “Phòng vệ Hán Hoà” dẫn lời các nhà quan sát quân sự Bắc Kinh cho rằng tuy từ đầu năm 2009 đến nay, các bước chuẩn bị đấu tranh quân sự của Hoa Lục trong vấn đề tranh chấp chủ quyền biển Đông (Hoa Lục gọi là biển Hoa Nam) vô cùng rầm rộ. Thế nhưng trong bối cảnh hiện nay, còn rất nhiều rào cản khiến Hoa Lục chưa thể áp dụng hành động quân sự thực tế trong tranh chấp chủ quyền biển Đông. Các chuyên gia quân sự Hoa Lục cũng cảnh báo nếu Bắc Kinh áp dụng hành động quân sự, cái giá phải trả sẽ rất đắt, thậm chí ảnh hưởng quốc tế tiêu cực của hành động này đối với Hoa Lục còn lớn hơn cả phát động một cuộc chiến tranh tại Eo biển Đài Loan. Dưới đây là tổng hợp nội dung cơ bản của các bài viết này.


1- Rào cản chính trị: Tại khu vực Biển Đông, hiện nay có ba nước tồn tại bất đồng lớn nhất với Hoa Lục về lãnh hải và hải đảo là Việt Nam, Philippin và Malaixia, trong đó Việt Nam là hàng đầu. Vì thế, khả năng bùng nổ xung đột quân sự tại khu vực biển Đông chỉ có thể là Hoa Lục tấn công quân sự chiếm các đảo, bãi mà Việt Nam đang kiểm soát tại quần đảo Trường Sa (Hoa Lục gọil à Nam Sa). Còn khả năng Hoa Lục và Malaixia nổ ra xung đột quân sự do tranh chấp đảo Layan Layan (đá Hoa Lau) trong tương lai gần, cơ bản bằng không. Thế nhưng, vấn đề quan trọng là Hoa Lục áp dụng hành động quân sự quy mô lớn với Việt Nam, thế tất sẽ thiêu huỷ hoàn toàn hình tượng quốc tế “hoà bình phát triển” mà Hoa Lục tạo dựng trong gần 20 năm qua. Hệ quả là sự cảnh giác của Ôxtrâylia, Mỹ, Nhật Bản và cả Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN) đối với Hoa Lục sẽ tăng cao. - Gần đây, hợp tác và trao đổi quân sự giữa Mỹ với ASEAN và Việt Nam đã có những bước tiến lớn, một khi Hoa Lục áp dụng hành động quân sự, dư luận và báo chí chính thức của Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và các nước phương Tây khác sẽ đứng về phía Việt Nam. Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản thậm chí còn cung cấp cho Việt Nam chi viện về tình báo và hậu cần quân sự cho Việt Nam . Bên cạnh đó, “Học thuyết quân sự mới” của Ôxtrâylia cho rằng biển Đông chính là “biên cương lợi ích” của Ôxtrâylia sẽ có cớ phát triển. - Một khi chiến tranh bùng nổ, sẽ thúc đẩy nhanh hơn sự thành lập chính thức của tập đoàn “NATO biển Đông”, bước đi Nam tiến của Lực lượng Tự vệ trên biển của Nhật Bản cũng sẽ trở thành hiện thực và tạo ra căn cứ hợp pháp để Mỹ can thiệp quân sự trực tiếp. Hơn thế, tại khu vực này, tồn tại “Hiệp ước đồng minh Mỹ - Xinhgapo - Ôxtrâylia” và từ sau năm 1995, Mỹ cùng với 6 nước ASEAN là Philippin, Thái Lan, Xinhgapo, Malaixia, Inđônêxia và Bruney tổ chức cuộc diễn tập quân sự hàng năm mang tên “Karat”, được mệnh danh là “Tập đoàn Karat” và trên thực tế đã trở thành quan hệ “chuẩn đồng minh”. - Quần đảo Trường Sa hiện nay, có một số đảo nằm sát bờ biển Malaixia, có một số đảo gần đường trung tuyến Việt Nam - Malaixia, cách Hoa Lục xa như vậy, nói là của Hoa Lục thật khó có sức thuyết phục. Do vậy, khi Hoa Lục áp dụng hành động quân sự, hình tượng quốc tế của các nước hữu quan, nhất là Việt Nam sẽ tốt hơn nhiều so với Hoa Lục, theo đó các nước lớn châu Âu, thậm chí cả Mỹ và Ấn Độ sẽ cùng đưa ra đề nghị cung cấp vũ khí cho Việt Nam, khiến cho nhân tố thiên thời và nhân hòa là bất lợi đối với Hoa Lục.


2- Rào cản về quân sự: Các nhà quan sát quân sự Bắc Kinh nêu rõ nhìn bề ngoài, so sánh sức mạnh quân sự giữa Hoa Lục với Việt Nam, phía Hoa Lục có vũ khí hiện đại mang tính áp đảo, nhất là ưu thế về số lượng và chất lượng tàu mặt nước, tàu ngầm cỡ lớn. Thế nhưng, phân tích sâu về học thuyết địa - quân sự, thực sự bùng nổ chiến tranh trên không và trên biển với Việt Nam, ưu thế sức mạnh quân sự không hẳn nghiêng về Hoa Lục. Bởi vì đặc điểm mới của chiến tranh kỹ thuật công nghệ cao với vũ khí tên lửa là không có khái niệm so sánh sức mạnh của nước mạnh, nước yếu. Theo đó, nước yếu có một số ít tên lửa hiện đại, trong chiến tranh trên biển và trên không, vẫn có thể dựa vào ưu thế thiên thời, địa lợi, nhân hòa v.v. - So sánh cụ thể hơn, về hải quân và không quân của Hoa Lục tham gia cuộc chiến tranh này thành phần chính sẽ là Hạm đội Nam Hải (Bộ Tư lệnh đặt tại Trạm Giang, Quảng Châu). Còn Việt Nam lực lượng không quân được trang máy bay chiến đấu “Su-30MKV” và “Su-27SK/UBK”. Hải quân Việt Nam được trang tàu trang bị phi đạn tốc độ cao “Molniya-12418” và tới đây có cả tàu ngầm “KILO-636”. Như vậy, xu thế so sánh sức mạnh tại biển Đông đang phát triển theo hướng bất lợi cho Hoa Lục.- Trong tương lai gần, khi Hải quân Việt Nam đưa tàu ngầm “KILO- 636” vào sử dụng, quyền kiểm soát cục bộ dưới nước có thể sẽ nghiêng về phía Hải quân Việt Nam. Ngoài ra, Hoa Lục phải tính đến nhân tố máy bay chiến đấu “Su-30MKV” của không quân Việt Nam có thể sẽ được trang bị hoả tiễn siêu âm không đối hạm “BRAHMOS” (của Ấn Độ) và “YAKHONT” (của Nga) với tầm bắn đạt 300km.- Về năng lực phòng không, Hoa Lục và Việt Nam đều được trang bị tên hỏa tiễn đối không “S-300PMU1”. Lực lượng phòng không của Việt Nam có 2 tiểu đoàn, còn con số này của Hoa Lục là 20. Thế nhưng, lực lượng này (của Hoa Lục) có căn cứ trên đất liền, do vậy vai trò có thể phát huy trong chiến tranh trên biển và không phận trên biển khá hạn chế.


3- Rào cản về địa lý: Toàn bộ 29 đảo, bãi mà Việt Nam kiểm soát hiện nay tại Trường Sa, cách đất liền từ 400 - 600 km. Tại khu vực này, Việt Nam có các căn cứ không quân tại vịnh Cam Ranh (Nha Trang), Đà Lạt (Lâm Đồng) và ở Thành phố Hồ Chí Minh, đa số không phận tại khu vực tranh chấp này đều nằm trong tầm tác chiến của máy bay tấn công “Su-22” của không quân Việt Nam, chưa kể đến máy bay chiến đấu “Su-30MKV” và “Su-27SK” với bán kính tác chiến lên đến 1.500 km. Từ đó cho thấy cả Hoa Lục và Việt Nam đều có đủ năng lực tấn công tầm xa đối với các căn cứ hải quân trung tâm của đối phương.  Việt Nam đã xây dựng sân bay tại đảo Trường Sa. Nếu so sánh, không quân Hoa Lục kể cả cất cánh từ sân bay tại đảo Hải Nam, khoảng cách đường thẳng đối với 29 đảo bãi Việt Nam đang kiểm soát đã lên đến từ 1.200 - 1.300 km, còn cất cánh từ khu vực quần đảo Hoàng Sa, khoảng cách đến Trường Sa cũng lên đến từ 900 - 1.000 km… Điều này buộc máy bay chiến đấu “J-10” và “J-8D” và cả “Su-30MKK” và “Su-27SK” của Không quân Hoa Lục đều cần được tiếp dầu trên không mới có thể tham chiến. Tuy vậy, thời gian tác chiến trên vùng trời biển Đông so với máy bay chiến đấu cùng loại của không quân Việt Nam cũng ngắn hơn khoảng 50%.- Khi chiến tranh bùng nổ, sân bay trên đảo Vĩnh Hưng (Hoàng Sa) và thậm chí cả sân bay trên đảo Hải Nam của không quân Hoa Lục nhiều khả năng trước tiên sẽ bị máy bay chiến đấu “Su-22” của không quân Việt Nam thực hiện tấn công phủ đầu. Căn cứ Toại Khê, Căn cứ Quế Lâm (Quảng Tây) của Sư đoàn không quân số 2 cũng nằm trong phạm vi bán kính tác chiến tấn công của máy bay chiến đấu “Su-30MKV” của Không quân Việt Nam. Ngoài ra, còn một yếu tố quan trọng khác là xung đột không chỉ hạn chế ở khu vực biển Đông, toàn bộ các mục tiêu chiến lược tại đảo Hải Nam, Hồng Kông, Côn Minh (Vân Nam) và Nam Ninh (Quảng Tây) đều nằm trong phạm vi bán kính tác chiến của máy bay chiến đấu “Su-30MKV” của Không quân Việt Nam. - Địa hình lãnh thổ của Việt Nam dài hẹp, máy bay “Su-27SK” và “J-10A” của Hoa Lục, sau khi tham chiến, trên đường bay trở về căn cứ tại đảo Hải Nam hay căn cứ Toại Khê, Quế Lâm (Quảng Tây), đều nằm trong tầm tác chiến của máy bay chiến đấu “MiG-21Bis” của Không quân Việt Nam cất cánh từ các căn cứ không quân miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Do vậy, MiG-21Bis của Việt Nam có thể cất cánh đánh chặn máy bay chiến đấu của Hoa Lục đã hết vũ khí và thiếu nhiên liệu vào bất cứ lúc nào.


4- Rào cản về chiến thuật: Máy bay chiến đấu “Su-22” của không quân Việt Nam có thể sẽ áp dụng chiến thuật không kích siêu thấp và có được sự yểm hộ hoả lực trong tấn công đảo, bãi. Vì thế, ngay cả khi Hoa Lục chiếm lĩnh được các đảo bãi Việt Nam đang kiểm soát hiện nay, bảo vệ lâu dài là vấn đề cực kỳ khó khăn. Ngoài ra, Không quân Việt Nam áp dụng chiến thuật không kích tầm siêu thấp, sẽ tránh được sự theo dõi của các loại radar trên tàu mặt nước của Hoa Lục và trực tiếp tấn công các tàu mặt nước cỡ lớn của hải quân Hoa Lục. Hải quân Việt Nam không có tàu mặt nước cỡ lớn, cho nên không ngại Hoa Lục áp dụng chiến thuật không kích tầm siêu thấp. Hơn thế, như vậy còn khiến cho tàu ngầm hiện đại của Hoa Lục không thể phát huy sức mạnh, chỉ có thể tấn công tàu vận tải của hải quân Việt Nam. Nhưng phán đoán từ loại tàu đổ bộ từ đất liền tiến ra đảo, bãi quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện nay, đa số là tàu vận tải cỡ nhỏ lớp từ 300 - 500 tấn trở xuống, hơn thế phần nhiều là được đóng bằng gỗ, cho nên điều động tàu ngầm hiện đại để tiêu diệt là không cần thiết

------------------
*****


4 nhận xét:

  1. Tôi thấy phân tích quân sự nhự vậy là chuẩn xác nhưng không cần thiết. Thử tính trong khoảng 2 tháng xảy ra chiến tranh, ta có thể phá hủy bao nhiêu tàu chở dầu, chở hàng của Trung cộng, liệu một nền kinh tế uống dầu như uống bia của Trung cộng có thể chịu nổi không, bọn chúng đã tích đủ dầu để đánh nhau chưa. Có khi sau 1 tháng phải xin hòa vội.
    Mình không muốn chiến tranh nhưng nếu bọn chúng gây chiến thì phải đánh cho chúng tơi tả, cho chúng mất hết biển đông, thậm chí là đảo Hải Nam, bắt chúng ký các hiệp ước xong xuôi rồi mới thôi.
    Xin trích lại câu nói của Churchill thủ tướng Anh gửi cho nước Mỹ khi thế chiến thứ 2 bùng nổ: " hãy cung cấp đủ vũ khí cho chúng tôi, mọi việc còn lại để chúng tôi lo". Vậy ai còn sợ Trung quốc hãy ngẫm nghĩ xem tôi nói có đúng không nhé. TRUNG CỘNG DỄ ĐÁNH LẮM

    Trả lờiXóa
  2. Thực ra VN rất có lợi thế nếu chiến tranh xẩy ra.Chắc chắn TQ sẽ thua cuộc nếu chúng khai chiến. Lãnh đạo VN ngu muội nên bị lễ thuộc Nó quá nhiều, giờ không giám cửa quậy. Càng lệ thuộc Nó VN càng suy vong. Tại sao VN không liên minh với 6 nước trong khối Asean nhỉ. Chắc đang xin phép Trung Cộng nhưng chưa được cấp trên duyệt thì phải.

    Trả lờiXóa
  3. nguyenngocbongsaigonlúc 09:51 28 tháng 6, 2011

    trung cộng hung hản trên lảnh hải và lảnh thổ vn hiên nay,là vì chúng đã mua chuột được bè đảng cường quyền cộng sản vn.
    nhưng với phản ứng của nhân dân vn bên trong lẫn bên ngoài nước,cùng với sự phản ứng mạnh từ các cường quốc dân chủ,tôi tin rằng trung cộng không dám gây chiến với vn,cho dù chúng rất muốn chiếm vn,và nếu trung cộng ngang ngược khai chiến với vn,thì chính trung cộng đã tự sớm đào mồ chôn sống bè đảng trung cộng bá quyền.vì sao?
    -sẽ là điều kiện tốt để cho dân tộc tây tạng,tân cương,nội mông,và các khu tự trị đứng lên giành lại độc lập của dân tộc họ đã bị trung cộng chiếm đoạt hơn 50 năm qua.
    -hàng hàng lớp lớp nhân dân trung hoa sẽ nỗi lện
    lật đổ chế độ cường quyền trung cộng,để thoát ra khỏi xiềng xích bất công vô đạo do trung cộng
    gây ra cho nhân dân trung hoa hơn 70 nam qua.
    -và nếu khai chiến với vn,hoa kỳ và đồng minh nato cùng các nước asian tuy không ưa chính thể cộng sản vn,nhưng vẫn đứng về phía vn,và họ sẽ có hành động thích ứng với trung cộng. để làm giảm tham vọng bá quyền của trung cộng trên biển đông.
    -con dường đễ dân tộc vn gìn giử và bảo vệ tổ quốc trước đại họa xâm lược của trung cộng là.
    1-chính thễ cường quyền cộng sản hiện nay,phải đứng về cùng dân tộc,từ bỏ tham vọng độc tài,thay đổi hệ thống chính trị,từ độc đảng sang đa dảng thì mai ra mới bảo vệ được tổ quốc vn không rơi vào tay trung cộng.
    2-nếu cường quyền cộng san vn làm được như vây,sẽ tránh cho dân tộc, không xảy ra đổ máu vì nội chiến giửa nhân dân và cường quyền cộng sản.đây là việc mà chính cướng quyền cộng sản củng biết,quyết định sáng suốt hay vô minh chính cường quyền cộng sản chọn lựa mà thôi,momg rằng họ chọn lấy con đường vì dân tộc và tổ quốc vn./.

    Trả lờiXóa
  4. Cái nguy hiểm nhất là 16 chữ vàng và quan hệ 4 tốt với TQ vẫn đang hiện hữu vẫn đang thực thi vẫn là đường lối chỉ đạo mọi hoạt động của nhà nước VN

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm Blog này