++ Hãy đến với nhau bằng tấm lòng trung thực!++

Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2011

Lạm bàn: Dự án giáo dục 70.000 tỷ đồng – dự án để tiêu tiền (?!).

Nguyễn Hữu Quý

Cảm nghĩ khi đọc bài 70.000 tỷ gói trong 30 trang là bản nháp... vội, đăng trên báo Vietnamnet.vn ngày 10/6/2011, và bài "Làm ngơ trước thực tế giáo dục" đăng trên báo tuoitre.vn ngày 10/6/2011 .

… Còn về con số đầu tư 70.000 tỷ đồng của đề án, ông Chuẩn cho hay, chi cho việc biên soạn chương trình - SGK dự kiến chỉ hơn 960 tỷ đồng (chưa đầy 1/70 tổng dự toán); số còn lại chi cho các công việc khác như: Xây dựng cơ sở vật chất trường học khoảng 35.000 tỷ đồng; mua sắm thiết bị, đồ dùng dạy học khoảng 30.000 tỷ đồng; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý hơn 390 tỷ đồng. Những con số này chỉ mới là ước tính trong bản dự thảo để xin ý kiến các bộ, ngành; sau đó còn tiếp tục tính toán chi tiết và xây dựng lộ trình đầu tư phù hợp.

Giáo dục Việt Nam chủ yếu vẫn là... kinh doanh sách?
Còn nhớ cách đây khoảng 20 năm, trong dư luận có bài vè:

Thứ nhất là loạn quốc ca
Thứ nhì loạn chữ, thứ ba loạn tiền
Bao giờ loạn gạo mới yên!

Liên quan đến ngành Giáo dục trong các loại “loạn” nói trên, chính là một thời ngành giáo dục có hẳn một đề tài, chắc là ở cấp Nhà nước, nào là thay đổi cách viết chữ hoa, chữ thường; nhưng vớ vẩn nhất trong số đó vẫn là thay đổi thứ tự chữ cái trong bảnh Alphabet; người ta định đổi từ chữ “a” đứng đầu sang chữ “i”…, và kết quả là… đốt tiền; thậm chí còn làm hư một vài thế hệ do đã viết kiểu chữ trông không giống ai, tạo thành cố tật đi suốt cuộc đời (?!).

Nói rằng đốt tiền, bởi đây là một đề tài khoa học, được cấp kinh phí… “nghiên cứu”; số tiền đã đốt là bao nhiêu thì không ai biết được, nhưng chắc chắn đó là cơ hội để đi “tham quan học hỏi kinh nghiệm” của những người nghĩ ra dự án; một hình thức tiêu tiền chùa trong hệ thống quản lý ở nước ta.

Giáo dục Việt Nam nặng về nhồi nhét và tuyên truyền; chính vì nặng về phương pháp theo kiểu làm theo, bất chước... cho nên tự bản thân nó sinh ra như cầu học thuộc. Vì vậy, ta hay nói, phương pháp dạy và học của Việt Nam thiên về “đọc – chép”, âu cũng là tất yếu.

Giáo dục phải lấy con người làm trọng tâm; một khi không xác định được đúng mục tiêu này, nặng về “thực hiện nhiệm vụ chính trị”, thì mọi thứ được gọi là: cải cách, đổi mới… đều trở nên vô nghĩa.

Sở dĩ người viết bài này viết về ngành giáo dục, một ngành rất xa lạ trong suy nghĩ hàng ngày, là bởi vì: vào năm 2010 trên trang Bauxite Việt Nam có một thời nói về vụ kiện liên quan đến trường Đại học Phan Chu Trinh, mà trong đó nhà văn Nguyên Ngọc làm Chủ tịch Hội đồng quản trị (vì nhà văn Nguyên Ngọc là người nổi tiếng nên tạo cho tôi nhớ lâu).

Nhớ nhất trong tôi liên quan đến loạt bài ngày đó là hai nội dung (chi tiết):

Thứ nhất: Ông Trần Văn Chính phát biểu một câu “Ở cái Bộ này thì thằng nào mà chả ăn”; và,

Thứ hai: Ông Trần Văn Chính đã đi tham quan hơn 200 trường đại học và cao đẳng ở nước ngoài.

Để viết bài này, dựa vào chi tiết thứ hai nêu trên, và qua công cụ google, người viết tìm được nội dung đó như sau:

Trong bài viết nhan đề “CHUYỆN GÌ ĐANG XẢY RA Ở ĐẠI HỌC PHAN CHÂU TRINH”, đăng trên Blog của nhà thơ Văn Công Hùng, ngày 06/4/2010 (Tuesday, 6th April 2010), nguyên văn đoạn đó là:

… Ông Trần Văn Chính, là nhà đầu tư, vừa là người thay mặt con gái ông là cô Trần Thu Lan trong Hội đồng Quản trị, vừa đảm nhiệm vai trò cố vấn cho Hội đồng quản trị vì theo ông nói, ông đã từng là Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức của Bộ GD&ĐT phụ trách các trường ngoài công lập, đã từng đi tham quan hơn 200 trường đại học và cao đẳng ở nước ngoài, sẽ đứng ra trực tiếp gặp Bộ xin phép cho trường thi tuyển.

Thử hỏi, “... đã từng đi tham quan hơn 200 trường đại học và cao đẳng” như đoạn nói trên, thì ông Trần Văn Chính đã có bao nhiêu chuyến đi “tham quan học hỏi kinh nghiệm”? trong khi, ngành giáo dục đi tham quan đâu có mỗi một ông Trần Văn Chính?

Sự việc làm ta lại nhớ đến, ông Nguyễn Văn Hiển, Bộ trưởng một thời, trước khi nghỉ hưu còn có kế hoạch… đi tham quan nước Anh, mà chi phí dự kiến hết 3000 bảng Anh, chắc là để… học hỏi kinh nghiệm... nghỉ hưu (?!).

Chuyện về Bộ Giáo dục, nếu mà nói thì có nói cả ngày chả hết.

Không có lẽ các nước Anh, Pháp, Mỹ và gần ta đây là Nhật Bản, không xứng đáng để ngành Giáo dục nước nhà học tập?.

Đang trong giai đoạn khủng hoảng do lạm phát tăng tới mức phi mã, nhưng xem ra căn bệnh “nghiện dự án” ở nước ta vẫn còn?

Để kết thúc, xin được mạn phép nói rằng; một khi ngành giáo dục không lấy “yếu tố con người”; tức là chưa tìm ra được chính xác đích đến của sản phẩm giáo dục; trong đó, lấy việc phát hiện, hướng dẫn và rèn luyện kỹ năng tư duy, sáng tạo phù hợp cho từng cấp học… làm trọng tâm cho chiến lược giáo dục, đào tạo, thì mọi dự án vẽ ra chỉ là để… tiêu tiền.

11.6.2011
------------------
*****

3 nhận xét:

  1. Quý ơi Quý ở đâu?Sao chị vào NGUYENHUUQUY nó hiện lên ảnh TẦN THỦY HOÀNG,vào chỗ khác có dòng "blog đã bị xóa".Thế là thế nào?

    Trả lờiXóa
  2. Em chào chị OANH OANH!
    Blog đó của em bị xóa lúc 5:45 sáng 05/6; đây là Blog mới của em.
    Em rất vui vì gặp lại chị. Lúc nào cũng chân thành.

    Trả lờiXóa
  3. Đến cậu bảo vệ khu phố còn cò chạy giấy tờ nữa là quan cấp bộ. Cấp cao phải chạy dự án nó mới xứng tầm.
    Ở Việt Nam nó thế!

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm Blog này