++ Hãy đến với nhau bằng tấm lòng trung thực!++

Thứ Ba, 14 tháng 6, 2011

Gây hấn trên Biển Đông: Một canh bạc chính trị của Tập Cận Bình... (phần kết)

VIỆT NAM KHÔNG DỄ DÀNG ĐỂ TRUNG QUỐC DÌM MÌNH XUỐNG BIỂN ĐÔNG !
Phúc Lộc Thọ.

Phần 2: HỌC THUYẾT “BÀN TAY SẮT” DO TẬP CẬN BÌNH CHỦ XƯỚNG PHẢI CHĂNG ĐANG ĐƯỢC ĐƯA RA THỂ NGHIỆM ?

Như đã phân tích ở phần đầu, khát vọng làm giàu, ý chí vươn lên để trở thành một siêu cường không chỉ trong lĩnh vực kinh tế đã nung nấu giai cấp “tư bản đỏ” Trung Quốc vừa được Giang Trách Dân cho “tháo cũi sổ lồng” đưa ra thi thố; khát vọng và ý chí này quả đã mang lại những đổi thay vĩ đại trên đất nước Trung Hoa rộng lớn… Điều nay có thể nhìn vào chỉ số tăng trưởng hàng năm của nền kinh tế Trung Quốc; Đưa nền kinh tế vươn lên đứng hàng thứ nhì thế giới về tổng thu nhập xã hội. Bộ mặt hào nhoáng của sự tăng trưởng kinh tế- xã hội có thể nhìn thấy qua sự phát triển ồ ạt của các thành phố, mặt tiền của mô hình “xây dựng chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc “…
 
Thế nhưng…
 
Sự phát triển kinh tế không chỉ dựa vào một mục tiêu nhất định nào đó; trong lịch sử phát triển kinh tế thế giới, không tồn tại một nền kinh tế của một quốc gia nào khi phát triển mà không nằm trong tầm kiểm soát của chính phủ…
 
Chính vì lẽ đó, Chính phủ Trung Quốc đã nhận thấy cần phải thay đổi giọng điệu, ngôn từ phát triển đối với kinh tế nước mình chứ không chỉ dựa vào tiêu chí duy nhất, cố đạt bằng được chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 10 %/năm…
 
Theo dõi biểu đồ phát triển kinh tế của 40 quốc gia kể từ sau thế chiến thứ hai, Barry Eichengreen, Donghyun Kwanho và Park Shin đã phát hiện ra rằng: Những quốc gia có tổng thu nhập bình quân trên đầu người vượt ngưỡng 16.740 USD/năm thường có tốc độ tăng trưởng kinh tế “từ từ “chứ không “nóng”- ý kiến này được nhật báo Le Figaro đưa.
 
Đó là quy tắc ứng xử bắt buộc của rất nhiều nền kinh tế. Ví dụ, nước Pháp và các nước láng giềng châu Âu của họ đã vượt ngưỡng này vào năm 1970, nước Pháp vào năm 1973 về thu nhập bình quân đầu người vượt ngưỡng 16.904 USD/năm. Hoa Kỳ đạt ngưỡng này vào năm 1968 khi mà nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng 2,5 %/năm.

Kịch bản về sự phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới luôn chỉ có một: Thời kỳ tái cấu trúc là thời kỳ có mức thu nhập tuyệt vời nhất, song đây là giai đoạn không bao giờ kéo dài bởi khi bước vào giai đoàn này, vì lý do phải đổi mới nền kinh tế và phải tìm những định hướng phát triển mới…
 
Khi nghiên cứu cấu trúc phát triển kinh tế của 40 quốc gia, thời kỳ chuyển đối là giai đoạn gặp vô cùng khó khăn. Hơn nữa, Trung Quốc lại là quốc gia có sự tập quyền cao về chính trị, dân số đông, trong khi đó thì lực lượng lao động công nghiệp chỉ chiếm có 20 % trên tổng số lao động của quốc gia này. Thêm vào đó, đồng tiền Trung Quốc trên thị trường thế giới vẫn đang là đồng tiền yếu…
 
Hiện nay, Trung Quốc còn xa vời để có thể đạt tới ngưỡng 16.740 USD/ bình quân đầu người năm; Hiện nay thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc mới đạt 19,7 % so với người Mỹ năm 2007. Nếu  duy trì được mức tăng trưởng 10 % /năm, Trung Quốc sẽ vươn được tới chỉ tiêu “định mệnh" 16.740 USD/người/năm vào năm 2014 ?

Xin nêu một ví dụ: nền kinh tế Hàn Quốc; đó là nền kinh tế đã có những bước nhảy vọt trong công nghiệp xuất khẩu vào đầu năm 90, đồng tiền đã tăng giá đạt đỉnh cao vào năm 1997, kết cục đã đẩy kinh tế Hàn Quốc vào cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 1997.

Trở lại nền kinh tế, các công trình nghiên cứu của các chuyên gia kinh tế đã có các cách nhìn cập nhật hàng năm về sự thay đổi có ý nghĩa đối với Trung Quốc: hiện đang đạt ở mức 6,1 tới 7 % trong thập kỷ này và sẽ đạt 6,2 % vào những năm 2021-2030. 
 
Theo Barry Eichengreen: “ Những ông chủ Trung Quốc cho rằng: nếu để kinh tế tăng trưởng chậm sẽ là một sự đe dọa, do đó họ đã lên kế hoạch cho một biểu đồ phát triển kinh tế Trung Quốc giai đoạn 2011-2015 là 7 %/năm…
 
Đây là dấu nhấn xuất phát từ các nhu cầu của nội tại của kinh tế Trung Quốc: ưu tiên cho phát triến kinh tế xuất khẩu. Với chiến lược phát triển này, Trung Quốc hy vọng sẽ duy trì được mức thu nhập bình quân đầu người đạt mức trùng bình của thế giới vào những thập niên tới…”
 
Với tiêu chí lấy lượng bù chất, lấy lượng để khỏa lấp những “ổ gà" nảy sinh trong lòng xã hội do quá trình tăng trưởng này sinh. Có ý kiến cho rằng: đó là một chiến lược, một chủ trương được "Thái tử Đảng" Tập Cận Bình đưa ra; ông đại diện cho tiếng nói, cho ý chí của tầng lớp “ tư bản đỏ “ vừa mới trỗi dậy tại Trung Quốc… (Đảng Cộng sản Trung Quốc bây giờ đâu có đại diện cho quyền lợi của giai cấp vô sản như cương lĩnh do Marx đặt ra)...
 
Tuy chưa ai thấy Tập Cận Bình công bố gì, nhưng qua việc ông trầy trật mới tiếp cận được cái ghế Phó Chủ tịch Quân ủy TW Trung Quốc; cái ghế “Thái Tử Đảng“ để đảm báo cho ông thay thế ông Hồ Cầm Đào, thay thế đường lối của xây dựng một đất nước Trung Hoa hài hòa của Hồ Cẩm Đào…
 
Đường lối xây dựng một xã hội Trung Quốc hài hòa của Hồ Cẩm Đào: vừa đi vừa xếp hàng, vừa chấn chỉnh chắc chắn sẽ bị phái “ tăng tốc, tăng tốc hơn nữ, táo bạo, tạo bạo hơn nữa…” cảm thấy bị cản trở… Cái sự tăng tốc này có thể mang lại những con số hào nhoáng về sự tăng trưởng nhưng thực tế đang gieo tai họa cho nền kinh tế, cho người dân Trung Quốc, cho xã hội Trung Quốc…
 
Chính do sự căng thẳng trong xã hội mà hồi cuối tháng năm vừa qua ông Hồ Cẩm Đào đã phải thừa nhận : « Trung Quốc đang lâm vào giai đoạn mâu thuẩn xã hội gay gắt, khiến cho việc quản lí xã hội trở nên khó khăn và phức tạp hơn » ( RFI )…
 
Và để đảm bảo cho vị trí độc tôn và chủ trương làm lấy được này buộc lòng người cầm đầu phải sử dụng đến sức mạnh của bộ máy chuyên chính đó là quân đội và cảnh sát; và từ đây học thuyết bàn tay sắt sẽ ra đời do xuất phát từ những bất ổn kinh tế-xã hội-chính trị gay gắt gây ra; do sự bất cập về mô hình tăng trưởng và quản trị xã hội… Tình hình phát triển kinh tế-xã hội-chính trị của Trung Quốc giống với nước Đức giai đoạn Hitler tiếp cận quyền lực…
 
Nếu kìm chế sự tăng trưởng bớt nóng, củng cố và hoàn thiện thể chế thì quả thật đây quả cũng là một bài toán không dễ tìm ra lối thoát. Bởi nền kinh tế Trung Quốc được điều hành, vận hành theo một mô hình quản trị đầy rẫy những cái mà chúng ta quen gọi là “ lỗi hệ thống “…Có nghĩa anh chỉnh, nắn sửa được chỗ này thì lại tòi ra sự bất hợp lý, cập kênh ở chỗ khác…Rõ ràng những nhà quản trị Trung Quốc không phải không nhận ra con đường rối ren, cái mớ bòng bong mà họ đang tìm cách gỡ giải. Do đó buộc họ phải đứng trước những sự lựa chọn khó khăn và họ không phải không biết trước rằng phía trước đều là vỏ dưa, vỏ dừa cả thôi. Đứng trước sự thúc bách: Đứng về phía các nhà tư bản đó vừa mới phất lên hay đứng về phía số đông dân chúng cần lao, đói khổ đang rên xiết; Các nhà quản trị Trung Quốc mang danh cộng sản ngày càng bị siết, cuốn vào sức hút của cái quỹ đạo do đồng tiền tư bản tạo nên trường lực…
 
Về nhân tướng học, chúng ta thấy rõ Tập Cận Bình có dáng dấp của một con người theo đường lối độc tài kiểu Stalin, ông có cái trán ngắn giống Stalin, có gương mặt của một người thích quyết đáp bằng bạo lực thay cho thuyết phục…
 
Để cúng cố vị trí và thăm dò khả năng  thành bại của đường lối này, việc gây sự với các nước láng giềng trên Biển Đông là một loại hành vi “ ném đá dò sông “, thử thời vận, thử phản ứng của tập đoàn tư bản đỏ Bắc Kinh… để xem tính hiệu quả của chính sách sức mạnh, sử dụng bàn tay sắt; Điều này cũng giống như người ta chích ngừa một ít kháng sinh vào tay trước khi tiêm vào cơ bắp…
 
Liệu đây là một giải pháp tình thế hay là một chiến lược phiêu lưu đầy rủi ro: 
 
Chiến lược phát triển lấy lượng bù chất; lấy tấn công để củng cố phòng thủ; lấy sức mạnh bạo lực thay cho thuyết phục bằng lý trí là một chiến lược đã từng làm cho Thừa tướng nhà Thục Hán Gia Cát Lương gục chết trên sa trường trong lần xuất binh cuối cùng…
 
Nếu quả thực xảy ra một cuộc chiến trên Biển Đông thì không ai nắm giữ được ưu thế tuyệt đối kể cả việc Trung Quốc, Mỹ đánh nhau với lực lượng hải quân Cămpuchia ?
 
Chiến trường trên biển là chiến trường không cho phép ai triển khai được hết uy thế tuyệt đối của mình; vả lại cuộc chiến trên biển thường lợi cho phía tấn công và ít lợi hơn cho phía phòng thủ. Cứ mặc định là Trung Quốc là sẽ thắng đi thì rồi Trung Quốc cũng lại rơi vào tình thế phòng thủ để chịu trận tấn công của đối phương…
 
Vua tôi nhà Trần đã 3 lần lùi rút ra khỏi Thăng Long để đánh vu hồi trở lại và chiến thắng một cách vẻ vang…
 
Do đó các đầu nóng Bắc Kinh được các tập đoàn tư bản đỏ mới trỗi dậy xỏ mũi, giật áo, dí súng vào tay không thể không cân nhắc điều này…
 
Đối sách của Việt Nam là tránh rơi vào cái bẫy khiêu khích của Trung Quốc, nhưng cái gì đến nó sẽ đến, không thế trốn chạy, né tránh… Theo người viết bài này thì đối sách của Việt Nam lúc này là phải sẵn sàng cho cả phương án xấu nhất, phương án quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, “lành làm gáo vỡ làm môi”… Việt Nam có thể sẽ chủ động xuống thang, tìm giải pháp thỏa hiệp vào thời điểm thích hợp, vì dẫu sao mình cũng lá nước nhỏ, nhưng là lúc khác chứ không phải lúc này…
 
Chúng ta có một lợi thế về mặt chính trị: Các cường quốc quân sự trên biển đều bắt đầu dè chừng với Trung Quốc do đó không dễ gì đồng thuận, làm ngơ cho Trung Quốc làm mưa làm gió trên Biển Đông. Đạp, dìm Việt Nam xuống biển sâu không sủi tăm lên được…Kể cả đối với Putin, người vẫn bị chính giới Nga cho là có những hành vi đi đêm với “mafia chính trị Bắc Kinh” cũng không dễ dàng đồng thuận…Không phải ngẫu nhiên mà Hồ Cẩm Đào bố trí sang Nga trước khi Putin sang Việt Nam…
 
Trong tình thế hiện nay, nếu Trung Quốc sử dụng bàn tay sắt, dùng bạo lực thì cũng không dễ gì “ được ăn cả “…Còn nếu rủi ro thì không chỉ sụp đổ nhỡn tiền một chiến lược và đe dọa chiếc ghế “ Thái tử Đảng “ của Tập Cận Bình…
 
Thế cờ trong bàn cớ chính trị thế giới hiện nay đang có lợi cho Việt Nam hơn là phía Trung Quốc; cho dù về tiềm lực quân sự Trung Quốc mạnh hơn Việt Nam ! Bởi nếu Việt Nam bị Trung Quốc đáng sập, bị Trung Quốc dìm xuống biển Đông thì cả vùng Đông nam Á và Biển Đông rơi vào tay Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ sẽ bị cô lập, chia cắt…Mỹ sẽ trở thành kẻ kính nhi viễn chi…
 
Vả lại lịch sử Việt Nam đã từng chứng mình: Việt Nam không dễ dàng để cho Trung Quốc dìm mình xuống Biển Đông !

P.L.T.

------------------
*****


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm Blog này