++ Hãy đến với nhau bằng tấm lòng trung thực!++

Thứ Hai, 13 tháng 6, 2011

Gây hấn trên Biển Đông: Một canh bạc chính trị của Tập Cận Bình...

Nguồn: Blog Phạm Viết Đào

Phúc Lộc Thọ.
Nhân dân Việt Nam đã sẵn sàng!

Phần 1: Đất nước Trung Hoa từng được dẫn dắt bởi những ngọn cờ, học thuyết chính trị nào ?

Hành động gây hấn có tính toán, được lập trình sẵn của Trung Quốc trong những tháng, năm gần đây cho thấy Trung Quốc đang chuẩn bị bước qua một giai đoạn triển khai một học thuyết địa chính trị mới…
 
Còn nhớ khi Mao Trạch Đông lên chấp chính, Mao đã giương ngọn cờ Gió đông thổi bạt gió tây; một học thuyết địa chính trị sặc mùi phong thủy để tập hợp lực lượng, để khuyếch đại tinh thần Đại Hán, để lôi kéo Trung Quốc lao vào một cuộc trường chinh hướng tới mục đích: đẩy lùi ảnh hưởng của phương Tây trên mảnh đất Trung Hoa vĩ đại của ông ta; chia sẻ lại châu Á; châu Á phải thuộc về châu Á. Phương Đông với cả một kỷ nguyên bị người châu Âu cai trị phải trở lại là của người châu Á; Mà châu Á thì Trung Quốc là trung tâm…
 
Học thuyết này bắt đầu từ địa hạt quân sự mà Mao Trạch Đông là một tài năng lớn, bằng chiến thuật lấy nông thôn bao vây thành thị cuối cùng ông đã dồn cho quân đội Tưởng Giới Thạch phải chạy bán sống, bán chết ra Đài Loan… Từ kinh nghiệm thực tiễn này, bằng sức mạnh của bạo lực số đông, bằng ý chí quyết tâm liều chết của anh nông dân, cuối cùng Mao Trạch Đông đã phát triển lên thành học thuyết Gió Đông thổi bạt gió Tây. 
 
Gió Đông, Phương Đông và tên của ông cũng là Mao Trạch Đông đã cho thấy sự hợm mình tới mức nào của ông vua xuất thân từ nông dân này khi khởi xướng nên học thuyết…Sự hợm mình của Mao Trạch Đông còn thể hiện trong một bài từ nổi tiếng, trong đó ông coi những ông vua nổi tiếng của Trung Quốc như Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ đế không là cái đinh so với ông ta…
 
Mặc dù đất nước Trung Hoa nghèo khổ nhưng khi lên nắm quyền, Mao Trạch Đông đã ngắm nghía cái ghế siêu cường cho đất nước của ông ta…
 
Đến Đặng Tiểu Bình thì khiêm tốn hơn, mục địch siêu cường của ông được ẩn dấu sau cái mục tiêu 4 hiện đại và với lời tuyên ngôn bất hủ: Mèo trắng mèo đen không quan trọng, miễn là bắt được chuột…
 
Học thuyết “ Méo trắng, mèo đen… “ của Đặng ra đời trong hoàn cảnh đất nước Trung Hoa đang chồng chất lưng gánh nặng: đó là di sản tệ hại về chính trị, kinh tế xã hội do tham vọng đốt cháy giai đoạn, bá chủ phương Đông của Mao…
Học thuyết thực dụng của Đặng đã tạo tiền đề giải phóng sức sản xuất, sức lao động, biến đất nước, dân tộc Trung Hoa cổ hủ vì bị các tín điều, giáo điều cả phong kiến lẫn nông dân dày vò, giam lỏng…Học thuyết này của Đặng đã giúp cho Trung Quốc trở thành một đại công xưởng của thế giới…
 
Kinh tế, quan hệ ngoại giao Trung Quốc đã đạt được những bước tiến đáng kể mặc dù chính Đặng, để củng cố cái ghế của mình đã gây nên vụ thảm sát Thiên An Môn và cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung…Do sức sống nội sinh vĩ đại của nhân dân Trung Quốc nên cái “vòng kim cô” cấm vận của phương tây sau vụ Thiên An Môn không thể trói gô được nền kinh tế Trung Quốc…
 
Đến Giang Trạch Dân thì ông này đã thúc đẩy thêm một bước trong việc vứt học thuyết Mác Lê Nin vào sọt rác để thay thế nó bằng học thuyết “3 đại diện” tại đất nước Trung Hoa. Với học thuyết 3 đại diện, Giang Trách Dan đã hóa giải, xóa bỏ hoàn toàn một trong những xương sống, sự phát kiến của học thuyết Mác: Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển xã hội; sự phân chia giai cấp trong xã hội là đặc điểm quan trọng dẫn tới đấu tranh giai cấp- do đấu tranh giai cấp mà tạo nên động lực phát triển, thúc đẩy, hoàn thiện hóa xã hội…
 
Học thuyết này dựa vào học thuyết đấu tranh sinh tồn của Darwin trong tự nhiên; tự nhiên phát triển, giữ được thế cân bằng động là do có cuộc đấu tranh sinh tồn trong nội bộ các loài…Do có cá lớn nuốt cá bé nên các loại phải tự hoàn thiện mình lên, kẻ ốm yếu sẽ bị tự nhiên loại bỏ…
 
Học thuyết đấu tranh giai cấp là động lực phát triển xã hội là mầm mống sinh ra loại “phái Mác ác” và “ phái Mác hiền hòa”; Phái Mác ác đã nấy sinh tại một số nước xã hội chủ nghĩa, còn Mác hiền thể hiện tại các phong trào cộng sản ở các nước tư bản phát triển như Nhật, như Pháp, Tây Âu…
 
Việt Nam Trung Quốc đã có thời, có giai đoạn đi theo chủ nghĩa Mác ác, thần thánh và tuyệt đối hóa đấu tranh giai cấp; muốn phát triển xã hội, muốn có cơm no áo ấm thì phải kêu gọi mọi người hăng hái và tham gia đấu tranh giai cấp để tạo động lực phát triển…Người viết bài này vẫn còn nhớ một bài hát cùng với giai điệu của bài hát này được dạy cho thiếu nhi và cả người lớn hát thời cải cách ruộng đất; lời bài hát như sau: “Nhờ ơn có Đảng gióng tay phát động; Nhà nông chúng ta gắng sức thi đua: Đêm thì đấu tranh, ngày lo sản xuất…Mừng thắng lợi này toàn dân ấm no…”
 
Có thể nói đây là bài hát thấm nhuần trào lưu tư tưởng Mác ác, người nông dân không chỉ phải thi đua sản xuất trong các hợp tác xã vào ban ngày, một thứ trại tập trung trá hình mà đêm về còn phải thi đua đấu tranh, phải tìm cho ra đối tượng, mục tiêu đấu tranh…nếu không có đấu tranh giai cấp thì không thể có ấm no, hạnh phúc được…
 
Với học thuyết 3 đại diện, nhà nước cộng sản Trung Quốc đã cho sổ lồng giai cấp tư bản mại bản mới của Trung Quốc, báo chí bắt đầu sử dụng tới thuật ngữ “ tư bản đỏ “ là một đặc điểm phát triển kinh tế xã hội Trung Quốc dưới thời Giang Trạch Dân…
 
Sự phát triển trong đói khát nhiều mặt của tầng lớp tư bản đỏ Trung Quốc dưới thời Giang Trạch Dân đã làm cho đất nước Trung Hoa rùng rùng chuyển động, thay da đổi thịt…Từ năm 1990 cho tới năm 2000, đất nước Trung Hoa đã có sự thay da đổi thịt trông thấy. Còn nhớ năm 1992, người viết bài này có dịp ghé thăm Bắc Kinh một tuần, thấy thủ đô Bắc Kinh còn tràn ngập xe đạp, công chức, quan chức Trung Quốc từ vụ phó trở xuống đều đi làm bằng xe đạp hoặc autôbus... Thế nhưng 10 năm sau, trở lại Bắc Kinh thấy một thành phố Bắc Kinh hoàn toàn toàn thay đổi…
 
Chính sự phát triển phi mã ấy cũng đã làm bộc lộ những sự bất cập không chỉ trong kinh tế mà cả trong xã hội của đất nước Trung Hoa. Nhanh chóng phát hiện ra nguy cơ, cả sự hụt hẫng và thậm chí những mầm mống gây đổ vỡ bên trong, Hồ Cẩm Đào lên chấp chính đã lập tức đề ra học thuyết: Xây dựng một đất nước Trung Quốc phát triển hài hòa để đối phó với nguy cơ này…
 
Đây là học thuyết mang màu sắc phòng thủ, thụ động, hàn vá hơn là học thuyết mang tính khai phá, tiến công như học thuyết của Đặng Tiểu Bình, như Giang Trạch Dân…
 
Chính dưới triều đại Hồ Cẩm Đào cầm cương, những mâu thuẫn nội tại của cái mô hình phát triển kinh tế-xã hội Trung Quốc mới bộc lộ những mặt trái, mặt khiếm khuyết dẫn tới nguy cơ đe dọa làm tan rã, phân tâm cái đất nước, xã hội Trung Hoa trên 1,3 tỷ dân này…

( Còn nữa…)

------------------
*****


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm Blog này